Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở lớp 3 tuổi

.DOC
25
273
93

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Nhiệm vụ nghiên cứu IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu V. Các phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. 2. Phương pháp thực tiễn. 3. Phương pháp thống kê toán học. PHẦN II. NỘI DUNG I. Những nội dung chính liên quan đến đề tài II. Thực trạng của đề tài 1. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường. 2. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại lớp 3 tuổi C. III. Một số biện pháp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở lớp 3 tuổi C trường Mầm non Bình Thuận 1. Chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ 2. Thường xuyên khai thác các tư liệu hình ảnh, âm thanh, video trên internet để đưa vào bài dạy 3. Chọn bài giảng để ứng dụng CNTT phù hợp 4. Sử dụng các trò chơi rèn luyện tư duy cho trẻ 5. Áp dụng phù hợp các ứng dụng của công nghệ IV. Kết quả của việc thực hiện đề tài và bài học kinh nghiệm 1. Kết quả của đề tài 2. Bài học kinh nghiệm V. Khả năng ứng dụng của đề tài PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận II. Kiến nghị 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đất nước Việt Nam ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin đầy khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc nắm bắt và ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào ngành giáo dục và đào tạo là rất quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QĐ TTG, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho Ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Năm học 2013 - 2014, Phòng giáo dục và đào tạo Đại Từ đã triển khai nhiệm vụ năm học đến các cấp học là: tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục Dạy và Học trong các Nhà trường. * Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong giáo dục Mầm non: Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Phòng GD - ĐT Đại Từ về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Hiện nay các trường Mầm non đều được trang bị máy tính và nối mạng internet, mở trang Web thành viên. Tivi, đầu Video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, máy ảnh,…tạo điều kiện cho giáo viên Mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên Mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT. Đây là điều kiện thuận lợi cho các Nhà trường trong việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhưng cũng là những thách thức đối với đội ngũ cán bộ giáo viên đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên Mầm non hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của trẻ, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu truyền thống. Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động để trải nghiệm thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, được tạo mọi cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là cho trẻ được tiếp cận với môi trường đa phương tiện kết hợp hình ảnh video, camera, âm thanh, chữ cái…được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan. Kỹ thuật đồ họa cao có thể 2 mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng thiên nhiên, các hình ảnh sống động mà theo phương pháp truyền thống thì khó mà thực hiện được giúp tiết kiệm được thời gian cho giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên Mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ. Trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki: “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục Mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục Mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa cô giáo và trẻ. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2013 2014 là: "Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở lớp 3 tuổi C trường Mầm non Bình Thuận " II. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho cô và trẻ lớp 3 tuổi C, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy giúp trẻ hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện cho sự hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử. Góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, hình thành ở trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu lý luận, cơ sở thực tiễn về công tác Ứng dụng công nghệ thông tin. 3 2. Nội dung thực hiện Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ lớp 3 tuổi C của trường Mầm non Bình Thuận – Đại Từ. 3. Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục ở lớp 3 tuổi C của trường Mầm non Bình Thuận - Đại Từ. IV. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Một số kinh nghiệm, biện pháp trong thực hiện đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở lớp 3 tuổi C trường Mầm non Bình Thuận – Đại Từ. 2. Khách thể nghiên cứu Trẻ ở lớp 3 tuổi C trường Mầm non Bình Thuận – Đại Từ. V. Các phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. Tìm hiểu các thông tin mới nhất về lĩnh vực công nghệ thông tin qua các phương tiện thông tin và truyền thông và mọi người xung quanh. 2. Phương pháp thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp điều tra - Kiểm tra. - Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng nghiệp. 3. Phương pháp thống kê toán học. Và để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tôi còn sử dụng một số thủ pháp như: hệ thống, phân loại, phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát, tổng hợp. PHẦN II: NỘI DUNG I. Những nội dung chính liên quan đến đề tài Nếu trước đây, khi soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng cho các hoạt động tôi và các đồng nghiệp phải rất vất vả soạn bài viết tay rồi tìm kiếm những tranh ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng, mất nhiều thời gian để phóng tranh, vẽ tranh, làm các con vật, hoa lá,.. có đủ màu sắc hình dáng, số lượng để thực hiện hoạt động. Thì hiện nay với ứng dụng CNTT chúng tôi đã có thể soạn bài 4 với phần mềm soạn thảo văn bản Microsft Office Word và soạn giáo án điện tử với phần mềm Microsft Office Powerpoint, và sử dụng internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những phim, ảnh, bài hát về những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng và sống động, góp phần hình thành ở trẻ khả năng nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi Mầm non. Không những thế, năng lực và lòng yêu nghề của các giáo viên trường Mầm non Bình Thuận cũng không ngừng được trau dồi và phát triển. Góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ. Năm học 2013 - 2014, nhà trường đã phổ biến cho giáo viên toàn trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học trong đó có nội dung “ Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ” của Phòng GD – ĐT Đại Từ. Tập thể giáo viên trong nhà trường đã hưởng ứng rất tích cực. Nhà trường đã quản lý tốt trang Web, sử dụng tốt hộp thư của trường; các phần mềm: “Phổ cập giáo dục và chống mù chữ”, “Phần mềm thi đua – khen thưởng”, “Phần mềm kiểm định” ... được nhà trường sử dụng hiệu quả. Ban giám hiệu tổ chức cho giáo viên thi đua soạn và dạy giáo án điện tử ở tất cả các khối lớp. Mỗi tuần mỗi lớp có ít nhất 2 hoạt động giáo dục trẻ có ứng dụng CNTT. Giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử trên bảng tương tác được Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp trong toàn trường dự giờ và rút kinh nghiệm. Các hồ sơ sổ sách của giáo viên đều được khuyến khích tạo theo hướng mở ứng dụng công nghệ thông tin để tạo những sổ ghi chép có hình thức đẹp, khoa học hơn như: sổ họp, sổ theo dõi sức khỏe trẻ, sổ tài sản... Bên cạnh đó nhà trường cũng đã triển khai cho trẻ ở khối các lớp mẫu giáo làm quen với máy vi tính thông qua phần mềm phát triển trí tuệ Kidmas nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo 5 điều kiện thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Bình Thuận ngày càng được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc tạo ra giá trị uy tín của nhà trường và thực sự là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh vì trẻ đến trường được chăm sóc, giáo dục một cách khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại, xuất phát từ lòng đam mê nghề nghiệp của giáo viên với một mục tiêu duy nhất: “Tất cả vì học sinh thân yêu” và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” ... * Những chủ trương của Đảng về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị nêu rõ: + Ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước. + Phát triển nguồn nhân lực CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT trong đó có nội dung: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đă ̣t ra mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. Đến năm 2020, toàn bộ học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác được học ứng dụng CNTT. Trong những năm qua, Ngành GD&ĐT cũng đã có rất nhiều những văn bản hướng dẫn thực hiện ứng dụng CNTT: + Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012; + Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục; + Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012. Trong đó có đề cập đến vấn đề: Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail 6 của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn, trong đó tên-cơ-sởgiáo-dục có thể là moet, tên sở, tên phòng. + Công văn số 4987/BGDĐT-CNTT ngày 2/8/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 - 2013. Trong đó có nội dung: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục chỉ đạo ứng dụng CNTT trong học tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn cho người học biết tự khai thác và ứng dụng CNTT vào quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong tiết giảng. Giáo dục Mầm non nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là rất cần thiết. Việc đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy trong ngành Mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ Mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như power point, flash, Picasa, ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. VD: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem các website nói về chủ đề đang học...(điều này một giáo án thông thường không thể có) Tuy nhiên, soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô cần chuyển tải nữa. Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh loè loẹt, không cần thiết. Ngoài ra khi sọan thảo cũng cần lưu ý việc chọn cỡ chữ, màu chữ cho phù hợp. Cỡ chữ không nên to và màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ. II. Thực trạng của đề tài 1. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường Mầm non Bình Thuận 7 Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu tại lớp 3 tuổi C trường Mầm Non Bình Thuận, nhà trường có điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trường đạt chuẩn Quốc gia cấp I và đang trong giai đoạn phấn đấu đạt chuẩn cấp II, trường được trang bị nhiều thiết bị học liệu và đồ dùng đồ chơi phong phú. Bản thân thường xuyên học hỏi đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo, đồng thời có kế hoạch xây dựng các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin theo từng chủ đề phù hợp với khả năng nhận thức và sự hứng thú của trẻ. Năm học 2013 - 2014 trường Mầm non Bình Thuận trang bị 10 máy vi tính (03 máy dùng cho cán bộ quản lý và kế toán, 7 máy dùng cho cô nuôi và trẻ MG 3 - 5 Tuổi) trong đó các máy đều được nối mạng internet. Đặc biệt các máy tính trên lớp đều có phần mềm trò chơi Kidmas. Số giáo viên biết sử dụng máy tính: 26/26 đc Số giáo viên biết sử dụng internet: 24/26 đc Số giáo viên biết sử dụng bài giảng điện tử và trình chiếu: 24/26 đc Phần mềm được thực hiện trong trường: 06 (Nutrikids, PM dinh dưỡng, trò chơi Kirtsmas, Phổ cập giáo dục và chống mù chữ; Phần mềm thi đua khen thưởng; Phần mềm kiểm định) Số trẻ được tiếp cận với CNTT thông qua trò chơi Kidmas: 290/350 trẻ. Phần lớn giáo viên đã có thể tự xây dựng những bộ giáo án điện tử và các bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ có những ưu việt lớn so với cách giảng dạy truyền thống. Trẻ em hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giờ học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em. Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục Mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội mà trẻ không có điều kiện được bắt gặp trong thực tế hoặc không an toàn với trẻ, như: những cơn lốc, những núi lửa, các sa mạc, các vệ tinh ngoài trái đất, các cây hoa độc hại, các loài thú dữ,.. Giáo viên Mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,…Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim…sống động tự nhiên tác động 8 tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ Mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ. Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường Mầm non. Tuy nhiên kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong trường Mầm non là rất lớn. Nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của nhà trường còn nhiều hạn chế, dẫn đến những khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động giảng dạy. Số lượng máy tính trên nhóm trẻ còn ít, nhà trường chưa có phòng máy tính dành riêng cho hoạt động ứng dụng CNTT. Mặt khác, máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên Mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn. Kiến thức và kỹ năng về CNTT ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh không dám mạnh dạn khai thác. Mặt khác, với những giáo viên đã có tuổi thì khả năng tiếp thu kiến thức mới về công nghệ gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng, vì vậy vẫn chưa phát huy được hiệu quả tối đa của nó. Việc đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện, các kỹ năng xử lý các tình huống lỗi đơn giản như: diệt virut, cập nhật phần mềm mới, cài các ứng dụng còn chưa thuần thục. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện máy chiếu projecter, máy ảnh …còn thiếu chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng một cách bài bản chi tiết nên chưa được triển khai rộng và hiệu quả chưa cao. Số lượng trẻ chưa được tiếp cận với trò chơi Kidmas còn ít do trẻ còn bé, khả năng nhận thức còn chậm. Việc kết nối và sử dụng Internet, trang Web thành viên chưa được thực hiện triệt để, chưa sử dụng thường xuyên do thiếu kinh phí, công tác tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế nên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT và sử dụng trang Web có chiều sâu và hiệu quả. 9 2. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại lớp 3 tuổi C trường Mầm non Bình Thuận Lớp 3 tuổi C có tổng số trẻ là 34, trong đó: Nam là 19 trẻ; Nữ là 15 trẻ; Dân tộc là 04 trẻ. Đa số trẻ đã học lớp nhà trẻ, được rèn nhiều thói quen tốt về các hoạt động. Khi cho trẻ tham gia các tiết học có ứng dụng CNTT như: khám phá khoa học, toán, thơ, truyện, âm nhạc,.. tôi thấy trẻ rất hứng thú, với bản tính tò mò của trẻ con, trẻ rất thích khám phá những điều mới lạ, khi thấy các hình ảnh xuất hiện trên màn hình máy chiếu trẻ rất hứng thú và chăm chú vào hình ảnh, hình ảnh càng đẹp, càng hấp dẫn thì càng gây được hứng thú của trẻ. Với những hình ảnh đẹp khi hiệu ứng xuất hiện trẻ vô cùng thích thú, những trẻ hiếu động thì reo hò, có trẻ cười và chăm chú quan sát hình ảnh. Đặc biệt trong các tiết học Âm nhạc, trẻ có điều kiện được nghe nhiều bản nhạc khác nhau, chơi trò chơi âm nhạc với nhiều sự lựa chọn hình ảnh hấp dẫn, khiến trẻ vô cùng thích thú, giúp tiết học đạt kết quả cao trên trẻ. Hay với tiết thơ - truyện thay vì chỉ được nghe xem tranh minh họa như trước thì trong tiết thơ – truyện ứng dụng công nghệ trẻ có điều kiện nghe, quan sát các chuyển động của các nhân vật qua đó trẻ có cảm nhận chân thực về ý nghĩa, nội dung câu chuyện hơn. Nhưng do đặc điểm của trẻ Mẫu giáo bé dễ nhớ nhưng chóng quên, qua một số năm dạy lớp Mẫu giáo bé tôi thấy tuy các cháu đã tích cực tham gia hoạt động học tập xong chưa đạt hiệu quả nhận thức cao, do chưa có nhiều kỹ năng nghe, chú ý, quan sát, tư duy,.. một cách có chủ đích. Tôi tiến hành khảo sát để kiểm tra kỹ năng thực hiện của trẻ và đạt được kết quả: Bảng 1: Khảo sát đánh giá các kỹ năng của 34 trẻ lớp 3 tuổi C trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin Các kỹ năng Kết quả Đạt Tỷ lệ % Chưa đạt Tỷ lệ % kiểm tra Diễn đạt 17/34 50 17/34 50 Biểu cảm 15/34 44.1 19/34 55.9 Giao tiếp 19/35 55.8 15/34 44.1 Quan sát 22/34 64.7 12/34 35.3 Tư duy 16/3 41.7 18/34 52.9 Hứng thú 15/34 44.1 19/34 55.9 Từ bảng điều tra thực trạng trên, tôi nhận thấy khả năng tiếp cận công nghệ thông tin qua các hình thức của trẻ lớp tôi còn thấp. Chính vì vậy, tôi đã mạnh 10 dạn đưa ra một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trọng việc soạn giảng ở trường Mầm non. III. Một số biện pháp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở lớp 3 tuổi C trường Mầm non Bình Thuận 1. Chuẩn bị môi trường học tập cho trẻ: Việc áp dụng giáo án điện tử vào tiết dạy có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất lớn vào việc chuẩn bị môi trường học tập, các nguyên vật liệu, học liệu giúp trẻ học tốt hơn. Trước khi thực hiện một tiết dạy, cô giáo phải chuẩn bị đầy đủ, sắp xếp hợp lý đối với trẻ. Trước hết việc trang trí, sắp xếp lớp học theo chủ điểm là rất quan trọng, đặc biệt là các bài tập mở trong các góc hoạt động của trẻ, nó kích thích sự tò mò khám phá tích cực của trẻ. Các nguyên vật liệu, học liệu cần cho cô và trẻ trong tiết học đó, ví dụ: Các đồ vật dụng làm thí nghiệm: Chai, lọ nhựa, ca cốc, phễu, vải vụn, nước, sỏi đá, bột mầu…; các đồ dùng cho trẻ hoạt động nhóm: Tranh ảnh, keo dán, kéo, bìa giấy…; Các đồ dùng cho trẻ hoạt động cá nhân: thẻ chữ cái, thẻ số, con giống…Các phương tiện ứng dụng công nghệ thông tin như: Máy chiếu, màn hình, máy vi tính , đài, loa, đầu đĩa, tivi…cân chuẩn bị kết nối một cách kỹ càng và thuận tiện cho cô giáo vừa có thể điều khiển được mà vẫn có thể thực hiện được các hoạt động cùng với trẻ. Màn hình đặt vừa tầm nhìn của trẻ không cao quá, không thấp quá, không xa quá, không gần quá, đảm bảo để trẻ nhìn rõ mà không ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực của trẻ. 2. Thường xuyên khai thác các tư liệu hình ảnh, âm thanh, video trên internet để đưa vào bài dạy: Khi soạn bài nếu những đối tượng ở gần thì tôi có thể dùng máy ảnh, máy quay để quay phim, chụp ảnh, ghi âm những hình ảnh và âm thanh mình cần để đưa vào bài giảng. Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn. Thế giới công nghệ vô tận sẽ giúp người giáo viên dễ dàng tìm kiếm những tư liệu mình cần. Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung. 11 Trình duyệt Cốc cốc của Google giúp tìm kiếm nhanh và hiệu quả 3. Chọn bài giảng để ứng dụng CNTT phù hợp: Khi dự các tiết dạy ứng dụng CNTT của đồng nghiệp và rút kinh nghiệm từ tiết dạy của mình, tôi nhận ra một lỗi sai cơ bản: Không phải tiết dạy nào ứng dụng CNTT cũng mang lại hiệu quả, mà phải ứng dụng sao cho phù hợp với tùy loại tiết dạy, nên khi soạn giáo án điện tử tôi thường cân nhắc việc đưa công nghệ thông tin vào tiết dạy như thế nào? Nội dung nào?.. và cần lựa chọn 1 cách hợp lý tiết dạy đó dựa vào nội dung, mục đích, yêu cầu trong bài dạy. - Ví dụ 1: Xây dựng tiết phát triển ngôn ngữ - thơ: “Hoa kết trái” Trước khi soạn giáo án tôi xác định rõ nội dung kiến thức cần truyền đạt đến trẻ là gần gũi hay lạ lẫm, và yêu cầu mức độ tư duy của trẻ ở mức nào? Rồi mới xác định ứng dụng CNTT vào tổ chức hoạt động giảng dạy đó hay không? Với bài thơ: “Hoa kết trái” các loài hoa trong bài thơ thường không nở cùng một thời điểm, tôi không có điều kiện chuẩn bị các loài hoa đó cho trẻ quan sát trực quan cùng lúc nên tôi chọn biện pháp lấy ảnh soạn giáo án điện tử để tổ chức tiết dạy. 12 Tiết dạy phát triển ngôn ngữ - Thơ Khi soạn giáo án, tôi chọn những hiệu ứng cho các hình ảnh hiện ra rồi biến mất trên màn hình thật phù hợp, ảnh minh họa phía dưới thể hiện nội dung tôi đã sử dụng hiệu ứng (trong vòng đỏ) khi soạn giáo án thơ “Hoa kết trái”. Vào tiết dạy, tôi cho trẻ quan sát những hình ảnh đẹp về hoa, yêu cầu trẻ nói to tên, màu sắc, hình dáng đặc trưng của những bông hoa khi hình ảnh đó xuất hiện, trẻ rất hứng thú với những hình ảnh chuyển động hiện ra và biến mất (thay vì trước kia trẻ chỏ được nhìn tranh ảnh in hoặc vẽ trên giấy) điều này tạo hứng thú, giúp phát triển ngôn ngữ, thẩm mỹ và ghi nhớ cho trẻ. 13 Lựa chọn hiệu ứng phù hợp cho nội dung giáo án Khi đọc thơ, tôi cho trẻ đọc theo các slide, trước đó tôi chọn ảnh của những bông hoa có trong bài thơ để soạn giáo án phù hợp với các câu thơ trong nội dung bài, tương ứng với mỗi câu thơ là một bông hoa được nhắc đến, sau đó tôi sử dụng các hiệu ứng phù hợp, làm các hình ảnh hiện ra và biến mất theo từng nhịp của từng câu trong bài thơ. Tôi thường cho trẻ quan sát màn hình rồi đọc thơ chậm, yêu cầu trẻ đọc rõ các tiếng trong câu thơ. Cách này giúp trẻ vừa phát triển quan sát, vừa đọc thơ và ghi nhớ rất nhanh nội dung bài thơ. 14 Powerpoint soạn giáo án thơ: “Hoa kết trái” Ví dụ 2: Sử dụng âm thanh với truyện: “Bác gấu Đen và hai chú thỏ” Sau khi kể chuyện cho trẻ nghe bằng lời kể diễn cảm của cô giáo, ở nội dung tiếp theo của tiết dạy, tôi kể chuyện theo hình ảnh và âm thanh xuất hiện trên màn hình máy chiếu, khi kể, tôi hạn chế dùng lời nói và giọng điệu của cô để diễn đạt nội dung âm thanh. Tôi chỉ cần thực hiện thao tác click chuột vào slide có âm thanh nội dung truyện, trong đoạn truyện như hình ảnh trên, tôi sẽ kể “Rồi mưa bão nổi lên” – rồi click chuột vào slide, thay vì phải diễn đạt: “Mưa bão nổi, tiếng sấm sét ầm ầm, tiếng những cành cây gãy nghe răng rắc”. Nhờ vậy tôi vừa rút ngắn được lời kể của mình, vừa có thể giúp trẻ cảm nhận trực tiếp âm thanh và hình ảnh qua màn hình máy chiếu. Khi cho trẻ kể chuyện tôi lại yêu cầu trẻ kể đầy đủ lời của câu chuyện mà không quan sát hình ảnh nữa, đặc biệt là các đoạn hội thoại của các nhân vật, yêu cầu này giúp phát triển khả năng diễn đạt và ngôn ngữ cho trẻ rất hiệu quả. 15 Chèn âm thanh mưa bão vào truyện: “Bác gấu Đen và 2 chú thỏ” Tùy từng chuyện để đặt các hiệu ứng tự động hay hiệu ứng kích chuột, xuất hiện theo nhiều hình thức khác nhau giúp cho giáo viên linh hoạt trong việc lựa chon hình thức xuất hiện cho phù hợp với tiết dạy từ đó tạo ra sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào tiết học. - Ví dụ 3: Ứng dụng CNTT vào tiết toán: so sánh to hơn nhỏ hơn. Tôi sưu tầm tranh ảnh về một số loài quả ở trên trang: http://www.google.com – mục tìm kiếm hình ảnh. Sau khi tải về máy xong tôi bắt đầu copy ảnh vào thiết kế các slide để dạy trẻ phần đếm, xếp quả và so sánh, tôi yêu cầu trẻ đọc to và chính xác tên của đối tượng, cách này giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở phần xếp quả, tôi đặt các quả theo hiệu ứng xuất hiện kích chuột, khi quả nào xuất hiện, yêu cầu trẻ cũng xếp quả tương tự ở trong rổ ra, thao tác này thực hiện trên màn hình giúp trẻ dễ quan sát và hứng thú hơn rất nhiều so với khi quan sát cô thực hiện. 16 Giáo án tiết dạy Toán to – nhỏ - Ví dụ 4: Tiết KPKH trò chuyện về Quê hương – Đất nước – Bác Hồ Tìm kiếm hình ảnh về Bác Hồ một cách dễ dàng Tôi vào trang: http://www.google.com - Sưu tầm những hình ảnh về đất nước Việt Nam, về Bác Hồ, và các công việc của Bác lúc còn sống; tôi chụp các 17 hình ảnh đặc trưng về đời sống ở địa phương rồi đưa tất cả các hình ảnh vào các Slider làm hiệu ứng xuất hiện để cho trẻ quan sát và trò chuyện khi vào bài. Sau khi tải đủ các hình ảnh tôi bắt đầu thiết kế các Slider cho bài dạy: Cho trẻ quan sát tranh, tôi vào phần vào Slide show, lựa chọn Custom Animation, chọn Add effect, rồi chọn ngôi sao màu xanh: Entrance, từ đây, tôi chọn từ 1 đến nhiều hiệu ứng phù hợp với cách mình muốn truyền đạt nội dung kiến thức với trẻ, với bài dạy này tôi chọn hình ảnh hiện ra với hiệu ứng: Descend. Tôi chọn những hiệu ứng hiện ra và biến mất có phần trang nghiêm, không xoay, lật quá nhiều đối với giáo án này, khi cho trẻ quan sát hình ảnh và cùng trò chuyện tôi cũng sử dụng giọng diễn đạt thật tình cảm mà nghiêm túc, qua đó giúp trẻ cảm nhận được tình cảm quả Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, tình yêu to lớn của Bác với đất nước và dân tộc. Tôi cho trẻ xem các hình ảnh về địa phương rồi yêu cầu trẻ tự kể về quê hương mình qua các hình ảnh đó, khuyến khích trẻ tư duy và ghi nhớ. Vậy là cùng một lúc trẻ phải sử dụng nhiều kỹ năng ghi nhớ, diễn đạt, tư duy, sắp xếp các tri thức đã biết để kể cho cô giáo và các bạn theo một trình tự nhất định. Qua tiết dạy bằng phương pháp này tôi nhận thấy trẻ rất thích chăm chú nghe và theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện. (hay những đồ vật con vật) Nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được cốt truyện. Từ đó giáo viên có thể định hướng giáo dục trẻ theo nội dung chuyện, trẻ dễ tiếp thu hơn so với phương phấp dạy theo truyền thống giáo viên tự vẽ truyện để dạy trẻ (với giáo viên có khả năng vẽ thì hình ảnh trong tranh rõ nét thể hiện được nội dung câu truyện, còn với giáo viên không có năng khiếu thì hình ảnh trong tranh không rõ nét, không thể hiện được nội dung cốt truyện) các nhân vật trong chuyện tĩnh, mà các tiết dạy cứ lặp đi lặp lại như vậy trẻ rất là nhàm chán, vì vậy tiết học đạt kết quả không cao. Còn khi ứng dụng các công nghệ thông tin vào tiết học, giúp cho tất cả giáo viên dù có năng khiếu, hay không có năng khiếu thì việc tìm kiếm các hình ảnh trên mạng để ghép tranh thì rất là dễ, không tốn nhiều thời gian. Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp cho giáo viên sưu tầm tất cả các loại tranh ảnh một cách phong phú và không bị lệ thuộc, việc tìm kiếm các tư liệu rất nhanh tiết kiệm được thời gian và kinh phí. Các trò chơi sử dụng hình ảnh đẹp, có sự chuyển động, các âm thanh phát ra nhằm phát triển sự hứng thú của trẻ, phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ từ đó phát triển được ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Cũng như ở tiết toán, khám phá khoa học, nếu như không dạy trẻ trên các công nghệ thông tin thì giáo viên mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ 18 dùng của cô, của trẻ. Đồ dùng của cô rất nhiều cho nên đôi lúc sử dụng đồ dùng còn lúng túng. Còn đồ dùng của trẻ, những đồ dùng đó được lặp đi lặp lại từ tiết này qua tiết khác, vì vậy trẻ thấy trong khi học còn nhàm chán quá quên thuộc với những đồ dùng đó không gây được được hứng thú cho trẻ nên kết quả sau buổi học chưa khả quan. 4. Sử dụng các trò chơi rèn luyện tư duy cho trẻ: Trò chơi đầu tiên được nhắc đên là trò chơi “Kidmas”, tôi thường cho các cháu chơi theo từng nhóm để các trẻ có thể cùng nhau chơi cùng khám phá kiến thức và giao lưu với nhau. Là trò chơi phát triển trí tuệ phổ biến của Mầm non, Kidmas giúp trẻ phát triển nhận thức rất nhanh, nhưng đối với trẻ 3 tuổi vẫn còn một số khó khăn như: tay trẻ còn chưa linh hoạt, trẻ còn thiếu tập trung nên tôi chủ động giúp trẻ sử dụng máy tính, và chú ý không để trẻ quan sát máy tính ở khoảng cách quá gần, tôi cho trẻ chơi lặp lại nhiều lần 1 trò chơi, yêu cầu trẻ đọc và nói to, nói rõ tên các đối tượng trước khi so sánh, hay thực hiện thao tác trên máy tính với đối tượng đó. Ngoài những trẻ có khả năng nhận thức đã đạt yêu cầu, tùy theo từng trẻ mà tôi có những yêu cầu khác nhau khi cho trẻ chơi: Trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin cho từng nhóm trẻ + Với trẻ nhận thức chậm tôi cho trẻ gọi tên đối tượng, hỏi trẻ về ý định trẻ muốn thao tác với đối tượng, giúp trẻ đoán tiếp diễn biến của trò chơi. Hoặc yêu 19 cầu trẻ sắp xếp những đối tượng đơn giản với nhau. Khuyến khích động viên trẻ nhiều hơn so với các bạn. + Với trẻ có khả năng nhận thức tốt hơn, tôi có thể cho trẻ tự thao tác với máy tính, yêu cầu trẻ sắp xếp nhiều đối tượng hơn, các hình ảnh để trẻ quan sát và nhận biết sẽ xuất hiện và biến mất nhanh hơn, trẻ phải đưa ra câu trả lời và phải thực hiện thao tấc trong khoảng thời gian ngắn hơn so với các bạn. Một điều không thể thiếu là tôi thường xuyên giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng thiết bị sau khi chơi. Với trò chơi học tập: “Hình gì biến mất?” Sau khi chọn hình ảnh tôi cũng làm tương tự khi soạn giáo án, khi cho trẻ chơi tôi yêu cầu trẻ chọn xong hình nào, phải gọi tên hình đó. Tôi sử dụng nhiều hình ảnh để trẻ phải ghi nhớ và quan sát thật kỹ mới phát hiện được hình biến mất, tôi không quên lồng các tiếng như: “Bạn đúng rồi!”, “Bạn làm sai rồi!” để cho giờ học thêm sinh động. Slide trò chơi trên powerpoint hấp dẫn trẻ nhờ hình ảnh sinh động Khi trẻ hứng thú, các kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, ghi nhớ của trẻ cũng thể hiện rất tốt. 5. Áp dụng phù hợp các ứng dụng của công nghệ Khi thực hiện đề tài này, để dễ hiểu cho người đọc tôi cũng sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft office 2003, đây vốn là hệ điều hành phổ biến nhất thời gian qua, nhưng đến thời điểm ngày 08/04/2014, nhà điều hành đã ngừng cung cấp hỗ trợ sở dụng phần mềm nên về lâu dài tôi cần cài phần mềm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan