Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm trong việc đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo d...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong việc đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường hiện nay

.PDF
21
144
102

Mô tả:

Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Việt Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển đó chính là định hướng phát triển CNH, HĐH đất nước. Định hướng này đã và đang đặt ra một yêu cầu rất cao về nguồn nhân lực để phù hợp với sự phát triển chung cũng như đáp ứng khả năng tiếp cận và điều hành. CNH, HĐH có thành công và đem lại giá trị to lớn cho đất nước hay không lại là phần lớn nhờ vào nguồn nhân lực, một nguồn nhân lực có chất lượng cao thực chất. Vậy nguồn nhân lực này phải lấy từ đâu, ai là người tạo nên nguồn nhân lực này. Câu trả lời chắc chắn là từ ngành giáo dục. Giáo dục là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ đức, đủ tài, đủ sức để gánh vác trọng trách quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Giáo dục đóng góp vai trò trọng tâm, tất yếu và quyết định trong sự thành bại của một quốc gia đang phát triển. Với vai trò và trọng trách lớn lao như vậy đòi hỏi ngành giáo dục phải có những định hướng về mục tiêu để phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Đứng trước thách thức trên, cuộc sống chỉ dành cho dân tộc ta một lối đi, một câu trả lời: Phải xây dựng một nền giáo dục rèn luyện nên những con người Việt Nam kiên cường, giàu trí tuệ và giàu nghị lực sáng tạo mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước thời hội nhập ngày nay đòi hỏi. Chúng ta đã và đang từng bước cải cách nền giáo dục, có nghĩa là đang từng bước lựa chọn những hướng đi phù hợp nhất. Chúng ta đã có chủ trương đúng đắn song để thực hiện được chủ trương đó thì đòi hỏi chúng ta phải có những nhà quản lý xuất sắc, những nhà giáo tâm huyết và yêu nghề. Hiện nay đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào đã và đang được triển khai nhằm tạo nên những tác động tích cực vào tư duy, ý thức, khơi dậy tinh thần mới trong công tác giáo dục. Đối với mỗi nhà trường, để có được kết quả cao trong giáo dục đòi hỏi mổi CBQL, mỗi GV, nhân viên phải biết vận động, tự học và sáng tạo để chuyển đổi mình theo hướng tích cực. Điều quan trọng là chúng ta phải vận động như thế nào; đổi mới như thế nào và cần làm những gì mà thôi. Đối với bản thân sau 13 năm công tác trong ngành tôi cũng đã được chứng kiến những thay đổi, những đổi mới của ngành. Sau những chuyển biến đó là người làm công tác quản lý trong nhà trường tôi cũng đã có những áp dụng, những định hướng đổi mới trong công tác quản lý của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 1 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay dục tại đơn vị mình phụ trách. Kinh nghiệm chưa có nhiều song tôi cũng xin mạo muội trình bầy những việc mình đã làm để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường như sau. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY. 1. Thực trạng Như chúng ta đã biết, công tác quản lý trong nhà trường là yếu tố quyết định tạo nên chất lượng thực chất của mỗi nhà trường. Thực tế cho thấy hiện nay đa số các nhà trường đang bị ảnh hưởng rất lớn từ phương pháp giáo dục và quản lý giáo dục theo cách truyền thống. Có nghĩa là chúng ta có nhà trường, có cán bộ quản lý, có giáo viên, nhân viên và mong muốn hoạt động một cách ổn định, làm việc theo quy trình nhưng chưa có sự bạo dạn để thay đổi. Một số các nhà trường hiện nay có sự phát triển không đồng đều về chất lượng cũng như giá trị. Chất lượng của mỗi nhà trường hầu như bị ảnh hưởng lớn từ môi trường giáo dục và năng lực của mỗi cán bộ quản lý ( cán bộ nào, phong trào ấy ). Mặt khác còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, điều kiện kinh tế cũng như năng lực học tập của từng học sinh. Điều tất yếu là kinh tế và giáo dục luôn luôn song hành song phần lớn hiện nay chúng ta chưa có một môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Một số cán bộ quản lý ở các nhà trường còn có tâm lý ỷ lại sự đầu tư về CSVC, đổ lỗi cho khách quan song họ chưa tận dụng hết những yếu tố tiền đề, chưa phát huy hết những cái đã có. Trong thực tế, nếu biết tận dụng và phát huy hết những yếu tố nòng cốt thì vẫn có thể thay đổi được chất lượng giáo dục của nhà trường. Nói điều này cũng có nghĩa là chúng ta chưa thật sự quan tâm thích đáng đến việc phát huy năng lực của từng giáo viên, chưa quan tâm sâu sát đến những yếu tố tạo nên một môi trường giáo dục có chất lượng. Người CBQL nếu không năng động, sáng tạo, không nhiệt tình, không mạnh dạn đổi mới thì chất lượng giáo dục cũng không có nhiều tiến triển. Cũng như mỗi gia đình, sự nổ lực cố gắng cộng với tư duy sáng tạo của mỗi người chủ gia đình sẽ đem đến đời sống kinh tế và vật chất cho cả gia đình đó. Giầu hay nghèo là phải nhờ vào sự năng động, sáng tạo, cần cù lao động và có chí hướng của họ. Một gia đình nếu chỉ biết lo mỗi ngày 2 bữa ăn làm sao cho đủ và ngày nào cũng vậy thì chắc chắn cũng chỉ là sống cho qua ngày. Đàng sau những gia đình này là cả một tương lai mù mịt cho thế hệ con em họ. Với phần lớn cách quản lý, điều hành nhà trường của các nhà quản lý như đã nêu ở trên sẽ không đem lại kết quả cao và thực chất về chất lượng. Hầu như kết quả giáo dục ở các nhà NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 2 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay trường này đang phụ thuộc vào may rủi. Có nghĩa là vẫn dạy, vẫn học nhưng chưa kiểm soát được kết quả của việc dạy và học. Môi trường dạy học ở những nhà trường này sẽ không được cải thiện nhiều. Tập thể sư phạm nhà trường sẽ hoạt động theo kiểu đối phó, làm cho xong nhiệm vụ, chất lượng đến đâu thì hay đến đó. Chưa có sự tâm huyết, nổ lực cá nhân, đặt ra mục tiêu nhưng không quan tâm đến việc phấn đấu để hoàn thành mục tiêu đó. Ngoài những vấn đề trên cũng còn có những CBQL trường học đã hoàn thành nhiệm vụ theo cách chạy theo thành tích. Có nghĩa là thực hiện chưa tốt các cuộc vận động lớn mà ngành đã phát động. Đây không phải là điểm nổi cộm song đâu đó vẫn còn những tình trạng như vậy. Khắc phục được những tình trạng trên chắc chắn chúng ta sẽ từng bước đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với các trường Tiểu học. 2. Kết quả của vấn đề trên. Xác định được những thực trạng trên, trong quá trình quản lý ở trường Tiểu học Tượng Sơn và trường Tiểu học Tượng Lĩnh, tôi đã trăn trở để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thay đổi cách quản lý của mình theo hướng tích cực và phù hợp. Trong quá trình vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm tôi nhận thấy đã có những thay đổi cơ bản về chất lượng giáo dục ở những đơn vị mình đã phụ trách đó là: Môi trường giáo dục được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyên nghiệp; Chất lượng giáo dục được nâng cao; Thay đổi được cách nhìn và khơi dậy được tâm lý nhiệt tình của CBGV; Được nhân dân địa phương, Đảng uỷ, UBND xã, phòng Giáo dục và cấp trên ghi nhận đồng thời có những sự hổ trợ cơ bản đối với nhà trường; Giá trị của nhà trường được nâng lên một cấp độ mới. Vậy đối với nhà trường thì chúng ta cần phải làm gì, làm như thế nào để đem lại hiệu quả cao trong giáo dục? Chúng ta đổi mới như thế nào? Đổi mới những gì? Sau đây là một số nhận thức và kinh nghiệm của bản thân có thể đáp ứng được phần nào câu trả lời cho những vấn đề trên. B. PHẦN NỘI DUNG I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Đối với ngành. Ngành giáo dục cần có cơ chế rà soát phân loại CBQL một cách cụ thể rõ ràng trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương. Nghiên cứu soạn thảo các tiêu chí quy định để đánh giá CBQL các nhà trường theo thang bậc, đưa ra NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 3 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay các mức độ theo yêu cầu của từng thang bậc để các đ/c CBQL phấn đấu. Tham mưu với chính phủ và các ban ngành để có chế độ tiền lương phù hợp với năng lực công tác của CBQL theo hướng mở. Có chế độ khuyến khích những CBQL có năng lực, tạo điều kiện để CBQL giỏi được phát triển. 2. Đối với UBND huyện. UBND huyện nên có kế hoạch và trích kinh phí để tổ chức cho các đồng chí Bí thư, Chủ tịch, Hiệu trưởng nhà trường thuộc các xã đi thăm quan mô hình CSVC các trường điển hình, học tập kinh nghiệm về công tác xã hội hoá giáo dục cũng như đầu tư CSVC trường học. Việc làm này sẽ góp phần quan trọng tác động vào tư duy, quan điểm để các đ/c lãnh đạo các xã có được những tầm nhìn, hướng đi nhất định nhằm đầu tư cho giáo dục ở địa phương mình. Chỉ đạo và giám sát chặt chẽ quy trình bổ nhiệm cán bộ. Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có uy tín và xứng đáng để bổ nhiệm vào vị trí quản lý các trường học. 3. Đối với phòng GD&ĐT Cần rà soát phân loại cán bộ quản lý trong toàn huyện để có kế hoạch bồi dưỡng năng lực công tác theo từng nhóm. Có kế hoạch cụ thể nhằm đôn đốc và chỉ đạo cụ thể đối với những CBQL trường học chưa hoàn thành nhiệm vụ. Thường xuyên có những đánh giá về năng lực công tác của các CBQL và thông báo nội bộ để xúc tiến tinh thần cố gắng cũng như tạo điều kiện để các đ/c mạnh dạn hơn trong công tác đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Đối với địa phương. Cần quan tâm sát sao đến công tác giáo dục ở địa phương mình. Thực hiện chế độ giám sát, đôn đốc các nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục của địa phương. Quan tâm đầu tư CSVC cho các nhà trường đảm bảo các yêu cầu về xây dựng chuẩn các nhà trường. Địa phương cũng cần có những chế độ thu hút, đãi ngộ CBGV nhằm động viên tinh thần công tác của CBGV, nhất là những CBGV từ nơi khác đến địa phương công tác. 5. Đối với phụ huynh học sinh. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh. Thành lập tổ công tác để nắm bắt, theo dõi nhằm phản ánh ngược những hạn chế và tồn tại trong hoạt động giáo dục ở nhà trường. Phối hợp với nhà trường trong công tác tham mưu với địa phương nhằm tăng cường bổ sung CSVC cho nhà NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 4 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay trường. Tham gia tích cực vào công tác kiến thiết nhà trường trong từng năm học theo mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. 6. Đối với cá nhân người CBQL Phải tự đánh giá được kết quả đổi mới quản lý của mình, sắp xếp thời gian hợp lý để rà soát, đánh giá và bổ sung từng kế hoạch cho từng nhiệm vụ cụ thể. So sánh tình hình giáo dục của đơn vị mình với đơn vị bạn, các đơn vị điển hình, tự học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm để có những kế hoạch thay đổi. Phải xác định rõ ràng công tác đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục là trách nhiệm quan trong phải thực hiện. Công tác này gắn liền với bản thân mình và phải đặt nó thành mục tiêu để xây dựng kế hoạch chiến lược lâu dài. II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Thay đổi cách nhìn và tư duy của người CBQL trường học. Trước hết, để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường Tiểu học đòi hỏi đầu tiên là mỗi CBQL phải biết tự thay đổi chính mình. Điều này quả là rất khó song nếu một CBQL có tố chất, có năng lực, có sự tìm tòi, sáng tạo và đặc biệt là tâm huyết với công việc thì sẽ thành công. Trong thực tế thì năng lực lãnh đạo của CBQL các nhà trường cũng không được đồng đều, sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc cũng không giống nhau, góc độ nhìn nhận của mỗi người cũng có nhiều khác biệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ ở các nhà trường. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này? a. Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng và đúc rút kinh nghiệm Mỗi CBQL nhà trường phải là tấm gương trong vấn đề này. Tự học tự bồi dưỡng sẽ giúp người CBQL có được tầm nhìn bao quát về vấn đề, đồng thời sẽ giúp cho họ tăng cường được vốn hiểu biết về xã hội, nâng cao năng lực nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Thông qua con đường tự học tự bồi dưỡng, ngoài việc nâng cao tay nghề nghiệp vụ còn là cơ sở để người CBQL nhà trường rèn luyện tư chất người lãnh đạo. Một CBQL nhà trường nếu không đủ lý luận, không đủ ngôn ngữ và năng lực để giải quyết những vấn đề tồn tại sẽ dẫn đến tình trạng bất phục từ đội ngũ CBGV, NV mình phụ trách. Điều này thật sự nguy hiểm đối với nhà trường. Mặt khác việc tự học, tự bồi dưỡng của người CBQL còn là tấm gương, là động lực phấn đấu để mọi người noi theo. b. Chú trọng công tác đánh giá và tự đánh giá, tinh thần phê và tự phê. Công tác đánh giá và tự đánh giá đối với CBQL là khâu mấu chốt để mỗi CBQL tự nhìn nhận được năng lực công tác của mình. Thông qua công tác này NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 5 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay người CBQL sẽ biết những điểm nào mình đã làm tốt, những điểm nào còn tồn tại, từ đó có những định hướng riêng cho việc khắc phục những tồn tại đó. Thông thường thì đa số các nhà quản lý trường học hiện nay rất ít để ý đến vấn đề này. Có nhiều lý do song lý do chủ yếu là chưa mạnh dạn trong công tác phê và tự phê. Một số CBQL còn có tâm lý ngại bị đánh giá, ngại chấp nhận những điểm yếu kém của mình. Một số khác lại có quan điểm lãnh đạo mang tính chất gia trưởng, độc đoán. Những người này thường luôn cho rằng mình đúng và trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hầu như chỉ thiên về mệnh lệnh. Những trường có CBQL như vậy chắc chắn sẽ không phát huy được tinh thần dân chủ thậm chí sẽ dẫn đến tình trạng cục bộ, bè phái và mất đoàn kết. CBGV cấp dưới không giám mạnh dạn phê bình và chỉ ra những khuyết điểm vì nói ra lại sợ bị để ý và trù dập hoặc mất thiện cảm. Như vậy để làm tốt công tác đánh giá và tự đánh giá, tinh thần phê và tự phê thì đòi hỏi mỗi CBQL phải thật sự cởi mở, luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá năng lực công tác của mình, có chí hướng và luôn luôn mong muốn hoàn thiện mình. Làm được vấn đề này không dễ bỡi thực tế là tâm lý CBGV cũng không muốn chỉ ra những điểm yếu kém của lãnh đạo mình. Một số CBGV lại không giám mạnh dạn phê bình vì ngay bản thân mình cũng còn có nhiều khuyết điểm. Như vậy để phát huy được tinh thần phê và tự phê của đội ngũ CBGV thì đòi hỏi mỗi người CBQL phải luôn luôn cởi mở, chấp nhận vấn đề một cách tự nhiên, khách quan. Luôn xem những ý kiến nhận xét đánh giá là món quà quý giá dành cho mình. Vấn đề đặt ra là làm sao để CBQL có thể khơi dậy được tinh thần phê và tự phê một cách tự nhiên và khách quan. Qua thực tế công tác tôi đã rút ra hai kinh nghiệm cho vấn đề này như sau: Thứ nhất: Mỗi CBQL nếu muốn nhận được những lời góp ý chân thành từ đồng nghiệp thì trước hết phải thật gần gũi với họ. Luôn chia sẻ và công bằng trong đánh giá và nhận xét, biết lắng nghe và thật sự cởi mở để chấp nhận ý kiến nhận xét đánh giá một cách tự nhiên. Thứ hai: Để tránh tâm lý ngại đánh giá của CBGV thì tôi đã chủ động lập phiếu điều tra để mọi người đánh giá một cách khách quan, dân chủ. Phiếu này mọi người chỉ việc đánh giá bằng cách tích vào những ô nhận xét theo mức độ nhận xét. Hàng năm tôi tổ chức 02 lần lấy ý kiến đánh giá vào cuối học kỳ I và cuối năm học. Việc tổ chức lấy ý kiến đánh giá của CBGV nhà trường đã giúp tôi nhận rõ những việc mình đã làm tốt để phát huy và nhận ra những nhược điểm còn tồn tại để nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra hướng khắc phục. Qua hai năm tổ chức thực hiện NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 6 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay quy trình này tôi nhận thấy mình đã hoàn thiện hơn nhiều, được bạn bè đồng nghiệp khâm phục trong cách quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường. Tập thể CBGV đoàn két gắn bó và có trách nhiệm cao. Chất lượng giáo dục trong nhà trường đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Phiếu đánh giá này ngoài việc áp dụng cho CBQL nhà trường tôi còn sử dụng để lấy ý kiến đánh giá cho các đồng chí cốt cán trong trường như Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Đoàn thanh niên; các tổ trưởng; Tổng phụ trách Đội; Trưởng ban nữ công... Nội dung đánh giá sẽ được thay đổi cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng người và từng tổ chức. Với việc gương mẫu trong tổ chức đánh giá tôi đã giúp cho các đồng chí cán bộ cốt cán trong nhà trường mạnh dạn chấp nhận những nhược điểm của mình để sửa chữa khắc phục. Đến nay đa số các đồng chí này đã có nhiều tiến bộ, nhiệt tình trong công tác và say mê trong công việc. Một tập thể mạnh là một tập thể đoàn kết và có nhiều thành viên xuất sắc. Một tập thể luôn luôn biết phát huy ưu điểm, nhìn nhận và khắc phục nhược điểm thì chắc chắn hiệu quả công việc của tập thể đó sẽ được hoàn thành xuất sắc. Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá dành cho CBQL nhà trường mà tôi đã áp dụng để lấy ý kiến đánh giá của tập thể CBGV tại đơn vị mình. Thông qua SKKN này tôi cũng mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp và hội đồng giám khảo để phiếu được hoàn thiện và chi tiết hơn. PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CBGV ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CBLĐ NHÀ TRƯỜNG. Phiếu đánh giá: Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng ( Hãy đưa ra ý kiến nhận xét bằng cách đánh dấu nhân vào ô trống.) S T T 1 2 3 4 5 Danh mục công tác Xuất sắc Đánh giá Tốt Khá TB Yếu Chỉ đạo chuyên môn Chỉ đạo xây dựng CSVC Quan điểm lãnh đạo Quan hệ với đồng nghiệp Thực hiện quy chế dân chủ NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 7 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay 6 Chỉ đạo công tác XHHGD 7 Chỉ đạo các hoạt động khác 8 Sự nhiệt tình trong công tác 9 Tổng 10 Xếp loại chung : Góp ý : Những nhược điểm cần phải khắc phục và điều chỉnh : ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… c. Tăng cường công tác tổ chức hội thảo, thăm quan học hỏi kinh nghiệm ở những đơn vị điển hình. Đây là một vấn đề quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Ở một số nhà trường người CBQL cũng rất tâm huyết, mong muốn cải thiện môi trường giáo dục tại đơn vị mình nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Việc tổ chức hội thảo, thăm quan học hỏi kinh nghiệm thực tế sẽ giúp người CBQL có được mô hình cụ thể, học hỏi được những kinh nghiệm thực tế để có những vận dụng phù hợp cho cơ quan mình. Thông qua đó người CBQL cũng tự đánh giá được vị trí mình đang ở đâu và cần phải thay đổi những gì. Việc thăm quan thực tế đúc rút kinh nghiệm cũng giúp cho những CBQL các nhà trường có được quyết tâm và mạnh dạn thay đổi. Người CBQL có thể nhận ra thông qua vấn đề là nếu không chịu thay đổi thì sẽ bị tụt hậu và sẽ tự loại trừ. Mặt khác thông qua con đường này cũng sẽ giúp người lãnh đạo nhà trường thay đổi được tâm lý và quan điểm làm việc, phá vỡ được mô típ làm việc theo cách truyền thống và rập khuôn. d. Tăng cường tổ chức các đợt tập huấn mang tính chất chuyên đề. Công tác chuyên đề hiện nay đã và đang được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia tổ chức nghiên cứu và biên soạn. Những vấn đề bức NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 8 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay xúc cần được thay đổi sao cho phù hợp với tình hình mới hiện nay đã được các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu chọn lọc. Những vấn đề này có được vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả hay không thì lại phụ thuộc vào công tác tập huấn chuyên đề cho các nhà quản lý giáo dục nói chung và CBQL trường Tiểu học nói riêng. Một CBQL trường học nếu nắm vững vấn đề được triển khai thì họ sẽ biết cách vận dụng vấn đề đó sao cho phù hợp với thực tế ở địa phương và đơn vị mình phụ trách. Vấn đề đặt ra là cơ quan lãnh đạo cấp trên thuộc ngành cần tổ chức nghiên cứu và triển khai một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu để đa số CBQL trường học tiếp cận vấn đề một cách có chiều sâu. Như vậy để những công trình khoa học, những sáng kiến đổi mới đi vào thực tế có hiệu quả thì nhất thiết chúng ta phải quan tâm đến công tác tập huấn chuyên đề cho các nhà quản lý trường học. e. Đơn vị quản lý cấp trên thuộc ngành cần thường xuyên tổ chức phê duyệt và kiểm tra, đánh giá, ghi nhận kết quả những kế hoạch thay đổi, đổi mới ngắn hạn của các nhà trường. Đây là một vấn đề quan trọng mang tính chất thúc đẩy sự phát triển thực tế ở các nhà trường. Sự giám sát và đánh giá thường xuyên các kế hoạch thay đổi ngắn hạn sẽ gắn liền với trách nhiệm của người CBQL trong vấn đề cần thay đổi đó. Có nghĩa là hàng tháng, hàng quý, hàng năm mỗi nhà trường phải lập được kế hoạch thay đổi, đổi mới một vấn đề gì đó. Từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất chúng ta đều có thể làm, có thể thay đổi sao cho phù hợp và phát triển. Góp gió thành bảo, nhiều thay đổi nhỏ chúng ta sẽ có được thay đổi lớn. Công tác kiểm tra đánh giá việc hoàn thành kế hoạch đã đề ra sẽ là một yếu tố quan trọng để mỗi CBQL không thể lơ là nhiệm vụ. Họ sẽ nhận ra được những việc đã làm được và chưa làm được từ đó phải tự nổ lực, cố gắng phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, việc hoàn thành mỗi nhiệm vụ đã đặt ra giống như chúng ta đã vượt qua một rào chắn trong đường đua vượt rào. Mỗi thành công sẽ tạo nên sự hứng khởi và tinh thần mới để vượt qua rào chắn tiếp theo. Mỗi chúng ta ai cũng tự hào về những thành quả lao động của mình. Nếu chúng ta thường xuyên không tạo ra thành quả hoặc không có thành quả thì sẽ làm mai một đi ý chí phấn đấu và sự nổ lực trong công tác. Như vậy nếu làm tốt công tác này sẽ giúp mỗi CBQL nhà trường trở nên năng động, cấp quản lý cao hơn thuộc ngành sẽ giám sát được sự phát triển thực tế ở các nhà trường. Và cũng khẳng định rằng nếu làm tốt vấn đề này thì ngành chúng ta sẽ có nhiều nhà trường luôn luôn phát triển, thành công nhiều kế hoạch ngắn hạn chắc chắn chúng ta sẽ thành công kế hoạch dài hạn. NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 9 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay 2. Xây dựng một môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Như chúng ta đã biết, hiện nay đến một số nhà trường, nhất là những trường được đánh giá là chậm phát triển chúng ta sẽ nhận thấy rõ một điều đó là: Tác phong làm việc xuề xoà, họp hành không có trật tự theo kiểu cá mè một lứa, CBGV ăn mặc không phù hợp, đến trường đến lớp không đúng thời gian quy định hay có thể nói là tuỳ tiện. Trường lớp còn luôm thuộm, bẩn và bài trí không khoa học. Một số CBQL còn chưa nghiêm khắc với bản thân, chưa chọn và làm theo những chuẩn mực nhất định.v.v... Một môi trường như vậy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất nhiều về giáo dục đạo đức cho học sinh cũng như chất lượng dạy và học trong nhà trường, dễ gây mất đoàn kết nội bộ. Mặt khác sẽ đánh mất sự tôn trong của nhân dân, phụ huynh học sinh và các cấp quản lý. Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này? a. Đối với cá nhân người CBQL Để khắc phục được tình trạng trên thì mỗi CBQL nhà trường phải suy nghĩ, học hỏi và đặt ra những chuẩn mực nhất định. Trước hết là đối với bản thân mình, CBQL nhà trường phải là tấm gương sáng về chuẩn mực giao tiếp và hành động. Lời nói đi đôi với việc làm, giám làm giám chịu và phải nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Phải luôn xem trường là nhà, CBGV trong trường là anh em ruột thịt của mình. Có như vậy thì mới tạo được sự chia sẽ từ đồng nghiệp cấp dưới. Một số việc mà người CBQL nhà trường phải gương mẫu trước mọi người đó là: Đi sớm về muộn; quán xuyến trường lớp một cách tổng thể; tích cực tham gia vào công tác chuyên môn; Sống hoà nhã nhưng nghiêm túc; tạo điều kiện để tiếp cận chia sẻ với đồng nghiệp cấp dưới và ngược lại; Lịch thiệp trong giao tiếp; Lịch sự trong trang phục; Luôn nắm rõ những thay đổi dù là nhỏ nhất trong phạm vi môi trường hoạt động nhà trường để có những điều chỉnh kịp thời; Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ; gần gũi với nhân dân và phụ huynh học sinh; Làm việc nghiêm túc theo kế hoạch đã triển khai. Ngoài ra người CBQL nhà trường phải biết động viên kích thích tinh thần làm việc của đội ngũ CBGV, NV trong nhà trường. Khen chê đúng mực và hợp lý, thường xuyên ghi nhận những việc mà mỗi cá nhân làm xuất sắc. Đặc biệt không được gắt gỏng giáo viên gây tâm lý ức chế. Mỗi sai phạm của CBGV có thể sửa chữa được nếu người CBQL biết góp ý một cách phù hợp và nhẹ nhàng. Sự tôn trọng lẫn nhau giữa CBQL và giáo viên, nhân viên sẽ giúp mọi người sửa lỗi một cách nghiêm túc và sẽ có hứng thú làm việc hơn trước. Người CBQL có thể tạo điều kiện để giáo viên, nhân viên tham gia vào công tác quản lý NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 10 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay nhà trường, giao cho họ phụ trách những công việc phù hợp. Tận dụng tối đa sở trường cũng như khả năng của từng người. Theo định kỳ CBQL phải đánh giá kết quả công việc của họ, nêu gương những việc làm đem lại hiệu quả cao, định hướng khắc phục những tồn tại. Phát huy tinh thần dân chủ đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch làm việc cũng như tìm ra những biện pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại. b. Vai trò của CBQL đối với giáo viên, nhân viên. Khi ta đến bất kỳ trường học nào, một yếu tố quan trọng để chúng ta có thể đánh giá sơ bộ một nhà trường là tác phong làm việc cũng như phong cách giao tiếp và môi trường sư phạm của trường đó. Điều này rất có ý nghĩa đối với phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương. Một nhà trường hoạt động có quy cũ, nề nếp sẽ được nhân dân và lãnh đạo địa phương ghi nhận và tin tưởng. Từ góc độ đó sẽ tạo điều kiện để nhà trường làm tốt phong trào xã hội hoá giáo dục ở địa phương. Mặt khác mỗi CBGV sẽ nhận được sự kính trọng từ nhân dân và phụ huynh học sinh. Từ thái độ của phụ huynh và mối quan hệ tốt đẹp giữa GV và phụ huynh sẽ là điều kiện ràng buộc để mỗi giáo viên phải nổ lực cố gắng trong dạy học. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là CBGV còn khó khăn về kinh tế, nhiều GV chưa thực sự yêu nghề, chưa phát huy hết khả năng của mình trong việc giảng dạy. Thực hiện nhiệm vụ còn tự do, xuề xoà, chưa có ý thức cầu tiến và chưa thật sự nhiệt tình trong giảng dạy. Còn nể nả và thiếu ý thức xây dựng, làm việc còn thực dụng. Vậy phải làm thế nào để cải thiện được những tồn tại đó? Để trả lời được câu hỏi đó thì mỗi CBQL nhà trường phải chỉ đạo để mỗi GV, nhân viên làm tốt một số vấn đề sau: Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường đã đề ra. Đến trường đến lớp đúng giờ quy định, trang phục gọn gàng và lịch sự. Chuẩn mực trong giao tiếp, yêu quý trường lớp như nhà mình. Đặc biệt là nêu cao tinh thần học và tự học, nhiệt tình và tâm huyết với nghề, yêu học sinh như con em mình. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với học sinh và nhà trường. Thể hiện tinh thần thi đua dân chủ, có ý thức cầu tiến và cạnh tranh về chất lượng hoặc kết quả công việc của mình. Có lòng tự hào cá nhân về môi trường mình đang công tác. Trong vấn đề này vai trò của người CBQL hết sức quan trọng và tế nhị. Ngoài việc phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, người CBQL phải dành nhiều thời gian để uốn nắn, góp ý tế nhị và nhẹ nhàng, nhiều việc phải thống nhất chung thành nội quy dưới ý kiến dân chủ của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường. NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 11 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay Thực hiện chế độ “mưa dầm thấm đất”, một việc nếu chúng ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần và kiên quyết thì chắc chắn sẽ đem lại những thay đổi nhất định theo mục tiêu đặt ra. Người CBQL phải tạo ra môi trường thi đua và cạnh tranh, khuyến khích và trọng dụng những người làm việc tốt, tạo điều kiện để họ vươn lên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc từng bước nâng cao dần mặt bằng chung về chất lượng giáo viên trong nhà trường sẽ đặt ra cho GV, NV có sự nổ lực cố gắng để hoàn thiện mình hơn. Trong một môi trường thi đua tích cực nếu giáo viên nào không cố gắng vươn lên thì họ sẽ tự loại mình ra khỏi sự nghi nhận của nhân dân và đồng nghiệp. Như vậy cũng có nghĩa là họ sẽ tự đánh mất mình trước học sinh. Điều này ít ai mong muốn nên lựa chọn duy nhất là phải cố gắng để vươn lên. Người CBQL phải thật sự trân trọng và quý giá thành quả lao động của mỗi tập thể và cá nhân trong nhà trường. Một Hiệu trưởng nhà trường sẽ không làm tốt được tất cả mọi việc, chính vì vậy có nhiều việc phải phát huy tinh thần tập thể và chỉ đạo một số tổ chức đoàn thể trong nhà trường cùng gánh vác. Giao việc phù hợp với chức năng của các tổ chức đoàn thể theo tuần, tháng, kỳ và có đánh giá sát sao theo định kỳ đã giao. Kết quả công việc sẽ là thành tích của tổ chức đó và kết quả này phải được ghi nhận đánh giá cũng như khen thưởng vào mỗi đợt sơ kết, tổng kết trong năm học. Qua thực tế công tác tôi thấy người CBQL nếu biết sử dụng đúng người, đúng việc và biết phát huy tinh thần làm việc của mỗi cá nhân thì hiệu quả công việc sẽ luôn luôn hoàn thành một cách xuất sắc. Điều quan trọng là chúng ta không được lãng quên điều này theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, không được chỉ hô hào rồi sau đó không để ý đến mà chúng ta phải sát sao và thường xuyên. Để có được một môi trường giáo dục chuyên nghiệp, ngoài các yếu tố trên thì một yếu tố khác cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng môi trường chuyên nghiệp đó là: Sự nghiêm túc trong môi trường học tập. Một môi trường học tập nghiêm túc sẽ có tác dụng rất lớn trong việc duy trì nề nếp và giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đảm bảo được yêu cầu này thì trước hết mỗi nhà trường phải xây dựng được một quy chế đón tiếp khách. Khuôn viên nhà trường phải đảm bảo yêu cầu luôn luôn yên tỉnh. Cổng trường phải có cửa đảm bảo cho việc ra đóng vào mở. Trong thời gian hoạt động của nhà trường sẽ không để mọi người đi lại tự do. Nhiều nhà trường hiện nay chưa làm tốt điều này dẫn đến việc gây ảnh hưởng lớn đến môi trường học tập của học sinh. Nếu chúng ta thường xuyên xuề xoà một việc gì đó sẽ tạo nên một cái nết chung không tốt. NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 12 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay Chính vì vậy muốn có một mội trường nghiêm túc thì mỗi nhà trường cần phải có sự cố gắng và duy trì không gian học tập đảm bảo yên tĩnh và nghiêm túc. 3. Đổi mới quan điểm lãnh đạo. Người CBQL trong nhà trường đóng góp một vai trò cực kỳ to lớn và có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động trong nhà trường. Đúng với ý nghĩa câu nói: Cán bộ nào, phong trào ấy. Quan điểm lãnh đạo của người CBQL sẽ tạo nên những kết quả khác nhau trong hoạt động của môi trường giáo dục nhà trường. Mỗi CBQL ở mỗi nhà trường có mỗi quan điểm lãnh đạo khác nhau tuy nhiên chúng ta cần phải tìm đến một cái chung. Từ cái chung trong quan điểm lãnh đạo sẽ định hướng cho CBQL nhà trường tìm được những cái riêng, những bước đi phù hợp. Vậy quan điểm lãnh đạo như thế nào mới là phù hợp, mới là đúng đắn. Sẽ có nhiều vấn đề khi phân tích khía cạnh này nhưng trước hết chúng ta sẽ phân tích nó ở góc độ hiện tại. Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chúng ta đã đứng lên từ hai bàn tay trắng. Kể cả nền kinh tế và các lĩnh vực hoạt động trong đó có giáo dục đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và đổi mới. Hiện nay, đất nước chúng ta đã và đang phát triển phồn vinh, đang khẳng định vị thế trên trường Quốc tế. Chúng ta có nền chính trị vững vàng, kinh tế phát triển. Đồng nghĩa với việc đó là sự phát triển đồng đều về tất cả các lĩnh vực. Giáo dục của đất nước cũng đã và đang vươn mình để phát triển một cách song hành, tương xứng với sự phát triển chung đó. Cho dù đã phát triển nhưng nền giáo dục vẫn còn có những ảnh hưởng nhất định từ thời kỳ quá độ. Những ảnh hưởng đó không phải không tốt nhưng có phần không còn phù hợp nhiều với yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay. Về thực tiển thì công tác lãnh chỉ đạo trong các nhà trường cũng cần có những thay đổi về mặt quan điểm, tư duy và phương thức lãnh đạo theo hướng cạnh tranh. Hầu như phần nhiều các nhà quản lý các trường học đang có quan điểm lãnh đạo theo kiểu mệnh lệnh, một chiều từ trên xuống. Như vậy sẽ không phát huy được trí tuệ của tập thể GV, không tận dụng được những khả năng tiềm ẩn trong mỗi CBGV, NV mình phụ trách. Qua đó sẽ nảy sinh sự trì trệ, không chịu thay đổi, làm việc theo kiểu đối phó, lâu dần sẽ mai một đi vốn kinh nghiệm và sự nhiệt tình trong đội ngũ CBGV. Để khắc phục được tình trạng này thì người CBQL phải thay đổi quan điểm theo hướng tích cực, tương tác, lấy GV làm trung tâm, lảnh đạo nhà trường bằng pháp luật. Căn cứ vào các mục tiêu đề ra mà giao chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng nhưng phải thông qua sự giám sát chặt chẽ. Đối với bản thân, là một CBQL NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 13 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay trong nhà trường tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, trăn trở suy nghĩ và lựa chọn phương pháp quản lý ôn hoà nhưng quyết liệt. Quản lý nhà trường bằng pháp luật, bằng điều lệ trường Tiểu học và bằng nội quy quy chế của nhà trường. Đổi mới phương pháp đánh giá để mỗi CBGV có thể tự đánh giá được hiệu quả công tác của mình, từ đó nhìn nhận được mình đang ở vị trí nào và cần phải điều chỉnh những gì. Qua thời gian hơn hai năm thực hiện đổi mới quan điểm lãnh đạo tôi nhận thấy nhà trường đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Tập thể CBGV đoàn kết, mọi người tích cực làm việc và luôn phấn đấu hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đã đặt ra. Không còn tình trạng giáo viên ngại khó, trong quá trình hoạt động đã có nhiều ý kiến, nhiều đóng góp để xây dựng các phong trào thi đua, các hoạt động cụ thể ở nhà trường. Từng CBGV, nhân viên trong nhà trường thẳng thắn và nghiêm túc hơn, mạnh dạn hơn trong việc góp ý, đề xuất với BGH và Hiệu trưởng nhà trường. Từ những ý kiến góp ý, đề xuất đó BGH nhà trường sẽ xem xét và lựa chọn để đem ra hội đồng thảo luận một cách dân chủ và đi đến thống nhất. Nhiều ý kiến, sáng kiến của CBGV đã được vận dụng vào thực tế thành công, nhà trường đã đề cao và nghi nhận những kết quả của việc áp dụng đó. Tất cả những điều đó đã tạo nên một môi trường làm việc dân chủ và tích cực, CBGV tự tin và hăng hái thực hiện nhiệm vụ, khối đại đoàn kết trong nhà trường được tăng cường cũng cố và giữ vững. Một vấn đề nữa là người CBQL không nên lúc nào cũng dùng mệnh lệnh để chỉ đạo và giao nhiệm vụ. Với tâm lý GV, NV muốn được lãnh đạo tôn trọng, quan tâm và ghi nhận vì vậy đối với một số nhiệm vụ người CBQL phải biết sử dụng sự chia sẻ, động viên, giúp đỡ để giao nhiệm vụ một cách phù hợp. So sánh giữa hai hình thức là giao nhiệm vụ theo mệnh lệnh và giao nhiệm vụ theo hướng chia sẻ chúng ta sẽ thấy được một bên là bắt buộc làm việc và miễn cưỡng làm việc còn bên kia là yên tâm nhận nhiệm vụ và sẽ cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đó. Giữa hai hình thức này cũng sẽ tạo nên hai mặt tâm lý đối ngược nhau đó là căng thẳng, không thoải mái và thoải mái nhưng tự tin. Như vậy nếu người CNQL nếu biết thay đổi quan điểm lãnh đạo theo kiểu chia sẻ thì sẽ tạo cho cả tập thể có một tâm lý thoải mái và tích cực làm việc, từ đó sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả công việc và hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra. 4. Coi trọng việc xây dựng khuôn viên trường học. Cảnh quan môi trường là một không gian mở, nó có tác dụng góp phần tạo nên hình ảnh đẹp về môi trường học tập. Như ông bà xưa vẫn nói ”nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, môi trường cảnh quan thân thiện sẽ có tác động nhất định NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 14 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay vào ý thức của học sinh. Muốn có được môi trường sạch đẹp và thân thiện thì mỗi người CBQL phải chịu khó thăm quan, học hỏi và tìm ra những mô hình phù hợp với đơn vị mình. Người CBQL phải coi trọng và hết sức quan tâm đến lĩnh vực này. Từ việc huy động vốn đến khâu thiết kế, trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh phải được định hướng một cách rõ ràng. Đối với nhà trường, kinh phí hoạt động thường xuyên không có nhiều nên việc đầu tư xây dựng khuôn viên phải nhờ vào công tác xã hội hoá giáo dục. Hàng năm phải có sự tăng cường bổ sung để khuôn viên ngày một hoàn thiện hơn. Một CBQL nếu biết vận động một cách khôn khéo thì sẽ nhận được sự ủng hộ lớn từ phụ huynh học sinh. Ngoài ra sự tác động nhất định đến các tổ chức đoàn thể, các hội, các thôn... cũng là một điều kiện thuận lợi để nhà trường nhận được những sự đầu tư cho khuôn viên, cảnh quan môi trường học tập. Làm tốt điều này sẽ tạo nên sự gắn kết nhất định trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục ở địa phương. 5. Chỉ đạo thực hiện thật tốt các cuộc vận động, các phong trào do ngành và cấp trên phát động. Trong những năm vừa qua, một số cuộc vận động, một số phong trào do ngành phát động đã có tác dụng tích cực đối với việc phát triển chất lượng dạy và học ở các nhà trường. Mỗi cuộc vận động, mỗi phong trào đều mang một ý nghĩa riêng trong việc rèn luyện và đem lại những chuẩn mực cơ bản về yếu tố con người cũng như các hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục. Như vậy chất lượng giáo dục hiện nay cũng có phần nhiều phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào trong các nhà trường. Đơn vị nào, trường học nào tổ chức thực hiện tốt thì sẽ duy trì được sự phát triển trong chất lượng. Đơn vị nào không quan tâm thích đáng việc tổ chức thực hiện thì dẫn đến chất lượng giáo dục sẽ không cao hoặc chất lượng ảo. Trong thực tế hiện nay, phần nhiều các nhà trường mới chỉ dừng lại ở mức triển khai và thực hiện một cách trung bình, có nghĩa là có triển khai, có thực hiện nhưng chưa thật sự sát sao và chưa có chiều sâu. Một số cuộc vận động chưa được CBGV quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Từ thực tế trên sẽ dẫn đến chưa phát huy và vận dụng hết ý nghĩa của các cuộc vận động trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng như trong hiệu quả giáo dục. Như vậy để phát huy tối đa ý nghĩa và tác dụng của các cuộc vận động, các phong trào trong việc tổ chức dạy và học thì đòi hỏi người CBQL nhà trường phải đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này. Vậy chúng ta cần quan tâm như thế nào, tổ chức NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 15 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao? Với kinh nghiệm quản lý của bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm về việc tổ chức thực hiện sau đây: a. Công tác triển khai. Đối với mỗi cuộc vận động, mỗi phong trào sau khi tiếp nhận công văn chỉ đạo tôi đã tổ chức triển khai cụ thể, chi tiết đến tập thể CBGV và nhân viên nhà trường. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, nó giúp mọi người nắm rõ ý nghĩa, nội dung và mục tiêu cuộc vận động cũng như phong trào cần thực hiện. Thông qua công tác triển khai để mọi người nhận thấy được tầm quan trọng và những tác động tích cực cho từng nhiệm vụ cụ thể. Mọi vấn đề sẽ được bàn bạc thống nhất kế hoạch thực hiện một cách nghiêm túc. Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ cụ thể tôi đã giao nhiệm vụ thực hiện cho từng CBGV. Theo thời gian nhất định sẽ có nhận xét đánh giá kết quả hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên. Hàng tuần trong buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đều lồng ghép để nhắc lại việc tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào để nâng cao tầm quan trọng và để lưu ý mọi người thực hiện. Ngoài việc triển khai trên tôi đã căn cứ vào ý nghĩa và nội dung của từng cuộc vận động, từng phong trào để giao nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cùng phối hợp thực hiện. Các tổ chức đoàn thể sẽ căn cứ vào nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức mình để có biện pháp chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ. Như đã nói ở phần trước là thực hiện chế độ ‘Mưa dầm thấm đất’, việc tổ chức triển khai một cách cụ thể, rõ ràng và thường xuyên đã giúp mọi người luôn quan tâm và thực hiện một cách rất hiệu quả các cuộc vận động và các phong trào. b. Lên kế hoạch thực hiện cuộc vận động. Việc lên kế hoạch tổ chức thực hiện là một trong những khâu giúp người quản lý kiểm soát và chỉ đạo thực hiện nội dung một cách hiệu quả. Một phong trào, một cuộc vận động nếu chỉ được triển khai chung chung rồi thực hiện theo kiểu cảm hứng sẽ không đem lại hiệu quả cao. Từ những suy nghĩ trên tôi đã căn cứ vào nội dung, ý nghĩa, thời gian thực hiện của từng phong trào, từng cuộc vận động để lên kế hoạch cụ thể. Trong kế hoạch thể hiện được thời gian, nội dung, phương pháp, kết quả cần đạt được và thời điểm đánh giá kết quả thực hiện cho từng nhiệm vụ. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn và cán bộ nòng cốt phụ trách đánh giá định kỳ, riêng CBQL sẽ theo dõi chung và có nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên đã được phân công trong kế hoạch. NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 16 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay c. Tổ chức thực hiện. Căn cứ vào kế hoạch đã triển khai, CBGV sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ của mình. Lãnh đạo nhà trường sẽ theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình hoạt động. Việc theo dõi, giám sát luôn đi kèm với những sự điều chỉnh, giúp đỡ, động viên để mọi người tích cực, và chủ động thực hiện. Hàng tháng tổ chức sơ kết chung và theo thời gian hoạt động phải có đánh giá tổng kết mức độ thực hiện nhiệm vụ. d. Đánh giá kết quả thực hiện. Ngoài việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện các kế hoạch đã triển khai theo định kỳ thì công tác đánh giá kết quả hoạt động cũng được gắn liền với các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng. Việc đánh giá phải chi tiết, khách quan, dân chủ và phải có ý kiến tham gia của các đ/c trong hội đồng dánh giá. Nội dung đánh giá phải sát thực và thể hiện rõ ràng, rành mạch, cụ thể từng vấn đề để người được đánh giá nhận rõ ưu, nhược điểm, từ đó có phương hướng và kế hoạch khắc phục những tồn tại đã được chỉ ra. Trong quá trình đánh giá cũng phải chọn ra nhưng nhân tố điển hình, những nội dung nổi bật để làm mục tiêu tiên phong. Nêu gương và động viên kịp thời những sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện. Mục tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả là làm sao để kích thích tinh thần và khơi dậy sự nhiệt tình, chủ động tham gia thực hiện của từng CBGV. C. KẾT LUẬN Trên đây là một số giải pháp trong hệ thống giải pháp nhằm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Tiểu học Tượng Lĩnh. Với khả năng và thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu lại rộng và đa dạng nên bản thân chỉ nêu lên một số giải pháp nổi bật đã đúc rút được. Chắc chắn các giải pháp này sẽ còn nhiều vấn đề chưa được thấu đáo song cơ bản thực hiện tốt được như vậy ít nhiều chúng ta sẽ tạo được sự thay đổi cơ bản trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường hiện nay. 1. Kết quả nghiên cứu. Trong quá trình công tác. Việc vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm và tìm giải pháp để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường. Với việc vận dụng những kinh nghiệm đã nêu ở phần trên, bản thân nhận thấy nhà trường đã có nhiều chuyển biến trong công tác giáo dục cũng như trong chất lượng dạy và học. Một số điểm nổi bật được ghi nhận đó là : NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 17 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay Tập thể CBGV đoàn kết, nhất trí một lòng, không có hiện tượng mất đoàn kết nội bộ. CBGV đã thật sự coi trường là nhà, tâm huyết với công việc, yêu trường yêu lớp và luôn chăm lo cho việc xây dựng nhà trường, xây dựng chất lượng giáo dục. Tập thể CBGV làm việc vô tư, khách quan và có trách nhiệm cao. 100% CBGV có ý thức cầu tiến, luôn cố gắng trong công tác cũng như việc tự học tự bồi dưỡng. 100% giáo viên văn hoá đã trích thời gian vào thứ bảy để bồi dưỡng học sinh mũi nhọn và phụ đạo học sinh yếu kém nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách ( Không thu tiền ). Trường tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất song khuôn viên nhà trường luôn luôn xanh, sạch đẹp. Hệ thống bồn hoa, cây cảnh đảm bảo thu hút được sự gần gũi cho CBGV và học sinh. Cảnh quan khuôn viên đã góp phần lớn trong việc tạo nên hình ảnh phong phú về một nhà trường đang phát triển. Chất lượng giáo dục đại trà của nhà trường đã được cải thiện rõ rệt, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng cao, tỉ lệ hoc sinh yếu kém được hạn chế tối đa. Năm học 2010 2011 học sinh yếu có tỷ lệ dưới 1%, đặc biệt là không có tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp. Như vậy chất lượng giáo dục đã hơn hẵn các năm học trước và đang từng ngày được củng cố vững chắc hơn. Tập thể học sinh nhà trường luôn chăm ngoan và cố gắng trong học tập. Các em chấp hành tốt mọi nội quy quy chế của nhà trường, của Đội, tích cực tham gia vào công tác bảo vệ CSVC cũng như trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên nhà trường. Có ý thức cao trong giao tiếp và ứng xử, sống chan hoà và đoàn kết, đặc biệt là không có tình trạng vi phạm kỷ luật hay tệ nạn xã hội. Các em đã khơi dậy được tinh thần thi đua trong học tập đối với cá nhân và tập thể lớp. Với sự phát triển vững chắc và rõ nét của nhà trường như hiện nay đã để lại nhiều ấn tượng cho cán bộ và nhân dân địa phương. Những kết quả này đã được Đảng bộ và nhân dân địa phương ghi nhận, được đoàn kiểm tra của PGD đánh giá cao những kết quả đã đạt được về công tác chuyên môn cũng như quản lý giáo dục của đơn vị. Dưới đây là bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của CBGV nhà trường về sự thay đổi của nhà trường so với hai năm trước đây. NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 18 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay S Năm học T Công tác cụ thể 2008 – 2009 2009 – 2010 2010 – 2011 T K TB YK T K TB YK T K TB YK T 9 8 0 0 14 03 0 0 17 0 0 0 1 Quản lý 0 09 08 0 09 08 0 0 17 0 0 0 2 Chuyên môn 0 09 08 0 08 09 0 0 17 0 0 0 3 Chất lượng 0 05 12 0 0 05 12 0 05 5 07 0 4 CSVC 0 0 17 0 0 05 12 0 17 0 0 0 5 Khuôn viên 9 8 0 0 9 8 0 0 15 2 0 0 6 Xã hội hoá GD 3 14 0 0 3 14 0 0 17 0 0 0 7 Đoàn kết nội bộ Tổng số : 17 CBGV Tổng hợp chung : Năm học 2008 – 2009 : Năm học : 2009 – 2010 : Năm học : 2010 – 2011 : Tốt : 17,6% Tốt : 36,1% Tốt : 88,2% Khá : 44,5% Khá : 43,6% Khá : 5,9% Trung bình : 37,9% Trung bình : 20,3% Trung bình : 5,9% Yếu : 0 Yếu : 0 Yếu : 0 Nhìn vào bảng tổng hợp chúng ta nhận thấy rõ một điều là qua từng năm học nhà trường đã có sự phát triển rõ rệt. Tất cả các mặt đều được đánh giá năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là năm học 2010 – 2011 đã được tập thể CBGV ghi nhận và đánh giá cao tất cả các mặt hoạt động. Kết quả thanh tra cuối năm học: Trường được đoàn thanh tra toàn diện của PGD đánh giá cao về công tác quản lý cũng như chất lượng giáo dục. 2. Kiến nghị và đề xuất - Đối với UBND huyện: UBND huyện cần có sự hỗ trợ về mặt kinh phí để nhà trường xây dựng lại 06 phòng học cấp 4 đã xuống cấp. Tăng cường nguồn ngân sách cho việc chi hoạt động thường xuyên ở các nhà trường. - Đối với PGD: PGD cần thường xuyên tổ chức cho Hiệu trưởng các nhà trường đi thăm quan học tập kinh nghiệm từ những đơn vị điển hình. Tổ chức tập huấn về nghiệp NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 19 Mét sè kinh nghiÖm trong viÖc ®æi míi Qu¶n lý vµ n©ng cao chÊt l-îng gi¸o dôc ë c¸c nhµ tr-êng hiÖn nay vụ quản lý cho CBQL nhà trường. Chỉ đạo sát sao việc tổ chức thực hiện các kế hoạch chiến lược ở các nhà trường. - Đối với địa phương: Cần quan tâm đầu tư CSVC cho các nhà trường theo hướng chuẩn hoá. Có chính sách thu hút, đãi ngộ đối với CBGV nhà trường. Vận động các tổ chức, đoàn thể trong xã phối hợp tốt với nhà trường về mọi mặt để xây dựng mục tiêu giáo dục, nâng cao hiệu quả dạy và học ở nhà trường. Những kinh nghiệm đã được trình bầy trên đây chắc chắn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường. Tuy nhiên với quỹ thời gian có hạn tôi chỉ nêu lên những vấn đề mình tâm huyết. Kính mong nhận được ý kiến của các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học nhận xét, đánh giá, bổ sung để SKKN của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tượng Lĩnh ngày 20 tháng 4 năm 2011 Người viết: Nguyễn Văn Tuấn NguyÔn V¨n TuÊn - HiÖu tr-ëng tr-êng TiÓu häc T-îng LÜnh huyÖn N«ng Cèng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng