Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học

.DOC
23
998
115

Mô tả:

Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THANH BÌNH Mã số: ................................ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIẾT HỌC CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VĂN HỌC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH PHỤNG Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn  - Lĩnh vực khác  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2016 - 2017 1 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học SƠ LƯỢC LÝ LỊCH –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN THỊ THANH PHỤNG 2. Ngày, tháng, năm sinh: 04/04/1985 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: 01667 93 73 47 6. E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên Ngữ văn 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy Ngữ văn các lớp 11A4, 11A5, 11A9, 11A11, 12A9, 12A10; Chủ nhiệm 11A04 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Thanh Bình II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất:Cử nhân - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm: 10 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không 2 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học BM03-TMSKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIẾT HỌC CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VĂN HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong môi trường giáo dục nói chung và bậc giáo dục THPT nói riêng, hoạt động ngoại khóa môn Ngữ văn là một hoạt động hết sức cần thiết, giúp bổ trợ và góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học tập của học sinh. Nhưng theo suy nghĩ chủ quan của tôi, những qui định chặt chẽ về nội dung kiến thức cần phải đạt cũng như các kĩ năng cần lĩnh hội ở thời lượng tiết học môn Văn chính khóa (45 phút) và phân phối chương trình từ 3 đến 4 tiết môn Văn/ tuần là một trong những rào cản nhất định nếu ta muốn đưa văn học đến gần hơn với cuộc sống thực tế ngày nay khi mà xã hội đòi hỏi ở học sinh rất nhiều kĩ năng mềm: sáng tạo, đam mê, biết cách thể hiện bản thân…chứ không chỉ là năng lực phân tích hay cảm nhận một tác phẩm văn học để đạt được điểm số cao. Một tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn khi được tổ chức có hiệu quả sẽ giúp học sinh vừa khắc ghi sâu kiến thức đã học trong giờ chính khóa vừa rèn luyện thêm nhiều kĩ năng sống có ích lại vừa khơi gợi sự hứng thú với môn học. Hơn nữa, thông qua tiết học chuyên đề ngoại khóa không quá bó buộc bởi thời gian hay sự gò ép kiến thức, học sinh sẽ được khéo léo giáo dục về đạo đức – lối sống, thế giới quan tư tưởng – tình cảm đúng đắn. Trong quá trình giảng dạy, tôi cảm nhận được mong muốn rất thật của học sinh đó là: Học văn để làm gì? Phân tích một bài thơ hay, một hình ảnh đẹp…có tác dụng gì với cuộc sống, nghề nghiệp của em?...v..v… Phần lớn các em đều không thích, không muốn đầu tư học văn vì cho rằng học môn văn chẳng có ngành nghề nào kiếm được nhiều tiền, chẳng mang lại hiệu quả thiết thực. Trong khi thực tế, môn Văn hỗ trợ các em rất nhiều trong công việc. Chẳng hạn như lập luận thế nào (khi phát biểu – tường trình – báo cáo…) để thuyết phục lãnh đạo, để thu hút khách hàng hay đối tác; môn Văn có thể giúp các em có một đời sống nội tâm phong phú hơn, dễ chia sẻ và đồng cảm với mọi người hơn, từ đó góp phần không nhỏ trong hình thành mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, cơ quan, xã hội… Vì những trăn trở trên, tôi đã mạnh dạn đăng kí thực hiện sáng kiến “Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa Văn học” với mong muốn giúp học sinh thực sự hứng thú với môn Văn và đưa môn Văn trở nên gần gũi hơn với cuộc sống ngày càng năng động, hiện đại của các em trong thời đại mới. 3 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học II . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1. Cơ sở lý luận. Tác phẩm văn học nói chung và một tác phẩm hoặc trích đoạn tác phẩm văn học trong chương trình học THPT nói riêng chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó khơi gợi được sự hứng thú, say mê từ sâu thẳm trái tim người đọc. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Bác Hồ có viết : “ Trong lúc học cũng cần làm cho các cháu vui, trong lúc vui cũng cần làm cho các cháu học. Ở trong nhà trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học”. Tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học phải làm cho việc học văn trở thành quá trình kiến tạo, học sinh được tự mình tìm tòi, khám phá, khai thác, chọn lọc, xử lí, sử dụng kiến thức của chính bản thân. Mục đích của tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học không phải chỉ tái hiện kiến thức mà là cung cấp những khả năng để học sinh tự giải quyết các vấn đề và các bài toán cuộc sống đặt ra cho bản thân các em. E.K.Krupskaija bàn về công tác ngoại khóa trong Hội nghị giáo dục toàn quốc nước Nga năm 1938 có viết như sau: “ Biết gây nhiều hứng thú mới cho trẻ em, biết làm cho con em chúng ta phát triển toàn diện, đó là cần thiết. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công tác ngoài trường học là làm cho đời sống con em chúng ta thật sự trở thành đời sống có văn hóa, dạy các em sống theo kiểu mới, sống tập thể. Nên để cho con em chúng ta được học tập nhiều hơn nữa, gần gũi với đời sống nhiều hơn nữa”. Quả thật, khi học môn Văn trong tinh thần tự nguyện, tự giác, thích thú và đầy cảm hứng, học sinh ở lứa tuổi THPT – lứa tuổi táo bạo dám nghĩ dám làm, tràn đầy khát khao học hỏi , sáng tạo, thích sự độc lập và khẳng định cái tôi – sẽ tìm được chính bản thân mình, tìm được tiếng nói riêng của mình ở một môi trường giáo dục cởi mở. Nhà trường nói chung và các giáo viên môn Ngữ văn nói riêng cần thông qua tiết học chuyên đề ngoại khóa để có thể truyền cảm hứng học tập bộ môn Văn thực sự cho học sinh của mình như William A. Warrd có nói “ Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. 2. Thực trạng đề tài nghiên cứu: 2.1. Thuận lợi: - Học sinh được nhà trường và giáo viên, phụ huynh tạo điều kiện thuận lợi để tham gia các hoạt động ngoại khóa bộ môn. - Bản thân học sinh cũng rất hứng thú với những tiết học ngoại khóa thực sự có nội dung hay và hấp dẫn. 4 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học - Một số học sinh rất thích được thể hiện những ưu điểm vượt trội của bản thân trong tiết học ngoại khóa môn Văn như: điều khiển hoạt động của một nhóm, khả năng dẫn chương trình thu hút, khả năng văn nghệ, khả năng xây dựng trò chơi và lôi cuốn các bạn cùng tham gia... 2.2. Khó khăn: - Phần lớn học sinh không có nhiều thời gian để đầu tư cho các tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn vì thực tế các em còn tham gia các lớp học thêm, học nâng cao các môn khác như : Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ ngoài giờ học chính khóa. - Gần 50% số học sinh của nhà trường thuộc diện gia đình khó khăn, xóa đói giảm nghèo, cận nghèo, những ngày nghỉ như chủ nhật khi trường tổ chức hoạt động ngoại khóa, nhiều em vẫn phải phụ giúp gia đình nên các em không hào hứng hay nhiệt tình tham gia nếu giờ học ngoại khóa đó không thật sự thu hút. - Nếu muốn tổ chức những tiết học ngoại khóa tham quan, nhiều học sinh e ngại về kinh phí cần đóng góp thêm với nhà trường hoặc tổ bộ môn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP: 1. Chọn đề tài cho tiết học chuyên đề ngoại khóa Văn học Để môn Ngữ văn trở nên gần gũi với cuộc sống của học sinh ngày nay, tôi thiết nghĩ việc lựa chọn đề tài cho tiết học rất quan trọng. Đề tài phải làm sao gần gũi với học sinh, được các em quan tâm, yêu mến và thực sự truyền được cảm hứng để các em chủ động, tự giác đến với tiết học mà không cần bất kì một hình thức áp đặt nào ( như trừ điểm thi đua, trừ điểm rèn luyện…nếu vắng học). Giáo viên có thể lựa chọn những đề tài về tình cảm gia đình; về lòng yêu nước trong văn học xưa và trong trong tình hình mới, về tình yêu đôi lứa; về văn học dân gian mang hơi thở đương đại với những sản phẩm âm nhạc mới, thời trang, phim ảnh mới khai thác chất liệu văn học dân gian; về vấn đề nữ quyền trong văn học, …Một khi các em thấy tiết học ngoại khóa cần thiết, bổ ích, đem lại lợi ích hoặc những bài học, những kĩ năng nhất định cho bản thân các em sẽ thêm yêu quí môn học này trong những giờ chính khóa nhiều hơn. 2. Chọn hình thức tổ chức linh hoạt Một tiết học chuyên đề ngoại khóa hấp dẫn cần vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tổ chức để tránh gây nhàm chán cho học sinh . Có thể vừa thuyết trình nội dung kiến thức vừa chiếu phim, vừa tổ chức trò chơi…Ngoài ra, tham quan thực tế cũng là một phương pháp học ngoại khóa đạt hiệu quả cao. 5 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học 2.1 Hoạt động thuyết trình : 2.1.1 Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác tư liệu tham khảo Với điều kiện một trường học ở vùng sâu, vùng xa như trường THPT Thanh Bình thì hình thức hoạt động tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn bằng cách thuyết trình theo đề tài đã chọn là khá phù hợp với đa số học sinh. Thực tế cho thấy, một khi học sinh nắm rõ trọng tâm chương trình môn Văn thuộc khối lớp mình đang học ( khối 10 - khối 11- khối 12 ), các em sẽ biết mình cần phải tập trung tìm hiểu các kiến thức cơ bản nào về giai đoạn văn học, về nội dung và hình thức nghệ thuật nào xuyên suốt trong giai đoạn văn học đó, những tác giả - tác phẩm nào cần tìm hiểu kĩ và sâu hơn. Từ đó, các em sẽ chỉ dành thời gian đọc, tìm kiếm và khai thác, chọn lọc tài liệu có liên quan trực tiếp đến các kiến thức trọng tâm mà không mất thời gian tìm miên man trong biển tài liệu rộng lớn dễ khiến các em chán nản. Để làm được điều này, giáo viên cần: - Định hướng cho học sinh trọng tâm kiến thức cần đạt trước khi giao cho lớp/ nhóm lớp thực hiện một đề tài cụ thể trong tiết học chuyên đề ngoại khóa Văn học. Chẳng hạn với tiết học ngoại khóa về Văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10, cần lưu ý học sinh tìm kiếm thông tin về các thể loại văn học dân gian ( khái niệm, nội dung, hình thức thể hiện, so sánh…) . Với tiết học ngoại khóa về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại thuộc chương trình Ngữ văn 11, ta cần chú ý đến các tác phẩm mang nội dung về người phụ nữ ( vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn, số phận bất hạnh, gặp nhiều bất công ngang trái, khát vọng khẳng định bản thân… ). Với tiết học chuyên đề ngoại khóa về đề tài tình yêu trong văn học THPT thuộc khối 12, giáo viên định hướng trước cho học sinh ( khái niệm, biểu hiện của tình yêu trong tác phẩm,…) - Giáo viên có thể chủ động giới thiệu những trang mạng, những nguồn tài liệu học sinh có thể tiếp cận. Chẳng hạn như: youtube, baigiang.violet.vn… - Sau đó giáo viên kiểm tra lại cách thức học sinh tìm hiểu tư liệu thông qua bài tập đã giao, góp ý cụ thể từng nội dung, hướng dẫn cách chỉnh sửa hợp lí để tiết kiệm thời gian cho các nhóm học sinh ( phim - clip, hình ảnh minh họa, nội dung bài thuyết trình…). 2.1.2 Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng trình bày trước đám đông: Giáo viên cần thực sự đầu tư thời gian ( dù mất rất nhiều thời gian ) để lắng nghe các em luân phiên nhau thuyết trình trong từng nhóm, tạo cơ hội đồng thời khuyến khích tất cả các em đều được nói trước đám đông dù chỉ là trong một nhóm. Giáo viên sẽ tư vấn cùng các em chọn một bạn 6 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học nổi trội nhất trong nhóm thuyết trình trong giờ học ngoại khóa với sự tham gia của nhiều lớp khác. Bản thân tôi nhận thấy nhiều em cải thiện được khả năng trình bày ý kiến trước đám đông. Và ít nhất các em không còn đùn đẩy hay né tránh việc thuyết trình vì em nào cũng phải trình bày cho giáo viên và các bạn cùng nhóm nghe. Từ đó, các em không ngại làm việc nhóm nữa, bởi ai cũng có trách nhiệm phải hoàn thành phần việc của mình mà không thể khoán trắng cho một vài thành viên trong nhóm thực hiện, không sợ mình phải làm việc thay cho mọi người. 2.1.3 Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tổ chức một buổi thuyết trình hiệu quả cả về hình thức lẫn nội dung Giáo viên cần trao đổi, lắng nghe và góp ý cùng các em xem các em thực sự muốn buổi thuyết trình diễn ra như thế nào ( trang trọng, thân mật, vui vẻ…), đồng thời giáo viên cần phải cùng tham gia làm việc với các em, các em sẽ cảm thấy bản thân mình/ nhóm của mình/ lớp của mình thật sự được tôn trọng. Tôi nhận thấy nhiều em đã bộc lộ được khả năng riêng, khả năng sáng tạo, đề xuất ý kiến của bản thân. Chẳng hạn như các em sẽ thay đổi không khí buổi thuyết trình bằng các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn( hát, diễn kịch, tự đóng các clip ngắn…). Các em có thể trang trí hội trường bằng các hình thức thật sự ấn tượng ( cắm hoa, băng rôn, bong bóng, không khí lễ hội…). Các em cũng tự mình xây dựng được những trò chơi tìm hiểu kiến thức liên quan đến tiết học vừa có những trò chơi vận động sôi nổi để tất cả đều hứng thú tham gia nhiệt tình. Qua mỗi lần cùng làm việc ngoại khóa tôi thấy các em còn hiểu thêm nhiều hơn về hoàn cảnh gia đình, năng lực, tính cách của nhau mà thời gian học trên lớp chưa giúp được điều đó. 2.1.4 Thời gian thực hiện hình thức thuyết trình: Theo tôi, trong một buổi học chuyên đề ngoại khóa môn Văn, phần thuyết trình kiến thức không nên quá dài, thời lượng khoảng 30 - 45 phút là khá hợp lí, bởi phần đông học sinh đến với giờ ngoại khóa không chỉ để đơn thuần tìm hiểu kiến thức mà còn để được vui chơi, thư giãn, mở rộng môi trường giao lưu với các bạn cùng khối. 2.1.5 Dữ liệu minh chứng: ( được đính kèm trong phần phụ lục ) Tôi đã cùng các giáo viên trong tổ bộ môn Văn thực hiện một tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn với chủ đề: Đề tài tình yêu trong chương trình Ngữ văn THPT. Quả thật khi tổ chức tiết học này cho 2 lớp 12A9 và 12A10, tôi nhận thấy rằng dù đang trong giai đoạn phải ôn thi gấp rút cho học kì 1 cũng 7 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học như phải tập trung hết mình cho các kì thi quan trọng của thời học sinh nhưng các em vẫn rất hứng thú tham gia tiết học chuyên đề ngoại khóa. Sau nhiều buổi họp chung với tất cả học sinh của hai lớp, tôi đã trao đổi, góp ý, các em tự lên ý tưởng thực hiện một buổi học đáng nhớ trong đời học sinh của mình. Dù số lượng học sinh đông nhưng các em đã biết cách cùng nhau tìm ra tiếng nói chung cho chương trình, hai lớp biết tự phân công cho nhau công việc. Các em cùng nhau viết lời dẫn chương trình, xây dựng bài bản và thực hiện chu đáo một chương trình trọn vẹn từ đầu đến cuối: - Tiết mục văn nghệ mở màn ( 12A9 ): Các em lớp 12A9 khuấy động tiết học bằng một bài nhảy hiện đại được tập luyện kĩ càng của gần nửa lớp cùng nhảy với tinh thần đoàn kết cao. - Tiết mục văn nghệ hát đơn ca với bài hát đang gây “sốt” trong cộng đồng mạng vào thời điểm tổ chức tiết học: Ông bà anh- ca sĩ Lê Thiện Hiếu . Bài hát liên quan trực tiếp đến nội dung của buổi học về đề tài tình yêu của người xưa ( “ông bà anh” ) và người trẻ ngày nay ( “anh và em” ). - Phát biểu khai mạc ( 2 học sinh của 2 lớp cùng dẫn chương trình) - Lớp 12A10 thuyết trình nội dung đã chuẩn bị về khái niệm tình yêu trong các sáng tác văn học, các cung bậc cảm xúc trong các tác phẩm . - Lớp 12 A10 tổ chức một trò chơi nhỏ về kiến thức văn học - có phần thưởng cho khán giả tham gia. - Chiếu một clip ngắn do 12A10 tự quay về trích đoạn kinh điển “Thề nguyền” trong Rô - mê - ô và Giu - li- et. - Tiết mục văn nghệ của lớp 12A10. - Thuyết trình của lớp 12A9 về các phẩm chất làm nên tình yêu vững bền trong các tác phẩm văn học, sức mạnh của tình yêu trong văn học. - Chiếu một clip 12A9 tự quay về vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét. - Lớp 12A9 tổ chức trò chơi vận động cùng nhau nhặt bóng bay, giữ bóng bay của mình, tìm cách đập bóng bay của đội bạn. - Khán giả bỏ phiếu chấm điểm 2 clip của 2 lớp. - Tổng kết, phát quà. Bên cạnh đó, các em còn cùng nhau cắm hoa trang trí cho buổi học, làm nơ, làm bóng bay trang trí, làm dụng cụ trò chơi, thiết kế trò chơi, chuẩn bị quà tặng. Dù có lúc bất đồng quan điểm trong quá trình thực hiện nhưng kết quả khi tiết học kết thúc các em rất vui vì đã được tự mình dàn dựng, tham gia, đánh giá một buổi học mà giáo viên chỉ giữ vai trò định hướng, dẫn dắt và góp ý mà thôi. Các em thấy mình được quan tâm, được tôn trọng ý kiến, được đề cao năng lực của bản thân. Các 8 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học em còn học được cách ứng phó với những tình huống bất ngờ khi xảy ra sự cố: mất nhạc, có bạn đột nhiên vắng học không hát được…và khắc phục một cách khéo léo nhất có thể (cắt chương trình, đẩy chương trình, thay đổi lời dẫn chương trình, đôn đốc các bạn theo tiến trình mới…). Nếu không tham gia trực tiếp, các em khó có thể hình dung để thực hiện một chương trình (chẳng hạn như hội thảo, họp báo, giới thiệu phim, giới thiệu sản phẩm mới…) nhiều người đã phải cùng nhau làm việc cật lực như thế nào, gặp những khó khăn gì, quay phim vất vả ra sao, diễn xuất thế nào mới đạt yêu cầu… Sau này, khi đi làm, có lúc cần phải tổ chức sự kiện, một chương trình cho công ty, cơ quan, xí nghiệp các em sẽ không hoàn toàn bỡ ngỡ nếu mình tham gia tổ chức cùng êkip làm việc. Còn nếu không tham gia êkip mà chỉ tham dự, các em cũng sẽ thấu hiểu, sẻ chia cho những vất vả và tâm huyết của những người làm chương trình. 2. 2 Hình thức tổ chức xem phim kết hợp những trò chơi kiến thức bổ trợ Với lứa tuổi học sinh THPT, không gì thú vị cho bằng sau khi học tác phẩm lại được xem chính những tác phẩm ấy được tái hiện trên phim. Hầu như ngoài giờ học chính khóa, những buổi ngoại khóa xem phim tất cả học sinh đều hào hứng tham gia. Giáo viên có thể tổ chức một buổi học ngoại khóa chuyên đề Ngữ văn bằng cách chiếu các bộ phim / trích đoạn phim rồi đặt những câu hỏi xung quanh tác phẩm, có thể trao quà cho những câu trả lời ấn tượng. Có nhiều phim/ trích đoạn phim, kịch dàn dựng từ các tác phẩm văn học như: Phim cổ tích Tấm Cám , phim Tấm Cám chuyện chưa kể, đoạn trích Hồi trống Cổ Thành và Tào Tháo uống rượu luận anh hùng trong phim Tam quốc diễn nghĩa, phim Rô- mê-ô và Giu-li-et, phim Những người khốn khổ, phim hoạt hình ngắn Người trong bao, vở kịch Hồn Trương Ba - da hàng thịt, các phim hoạt hình ngắn về truyền thuyết An Dương Vương - Mị Châu - Trọng Thủy… Ví dụ : Sau giờ xem phim Rô- mê - ô và Giu - li -et, giáo viên có thể đặt những câu hỏi và học sinh trả lời nhanh để nhận quà như: Câu 1: Mâu thuẫn của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-et là: a. Xung đột giữa các thế hệ khác nhau trong dòng họ. b. Xung đột giữa các thế hệ khác nhau của hai dòng họ. c. Xung đột giữa tình yêu của đôi bạn trẻ với mối thù hận của hai dòng họ. d. Xung đột giữa tình yêu của đôi bạn trẻ với trật tự của xã hội đương thời. 9 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học Câu 2: Biểu hiện nổi bật nhất của chủ nghĩa nhân văn thời đại Phục hưng trong đoạn trích Tình yêu và thù hận là: a. Ca ngợi nhan sắc người phụ nữ. b. Thể hiện sự thông cảm và khát vọng giải phóng phụ nữ. c. Ca ngợi tình yêu tự do, trong sáng, bất chấp hận thù. d. Phê phán sự thù hận giữa các dòng họ thời trung cổ. Câu 3: Câu nói của Giu –li-et: “Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây” thực sự ẩn chứa điều gì: a. Nàng chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô b. Nàng lo sợ bị người nhà bắt gặp. c. Nàng không thể vượt qua được thù hận. d. Là tình cảm nông nổi, nhất thời của Giu-li-et. Câu 4: Nhân vật Rô-mê-ô trong đoạn trích Tình yêu và thù hận ngay lời thoại đầu tiên đã gọi nàng Giu- li –et là gì? a. Mặt trăng b. Mặt trời c. Bông hồng nhỏ d. Các vì sao Câu 5: Nhận định nào là đúng về sáu lời thoại đầu tiên trong đoạn trích Tình yêu và thù hận: a. Là những lời độc thoại nội tâm của Giu-li-et b. Là những lời độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô c. Là những lời độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-et d. Là những lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-et. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi thảo luận ngắn liên quan trực tiếp đến đời sống tình cảm của học sinh thông qua nội dung trích đoạn được học và được xem phim: Rô- mê- ô có nói rằng “ Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta- ghiu nếu em không ưa tên họ đó”, và nàng Giu-li-et cũng nói rằng “ Chàng hãy khước từ tên họ của chàng đi…đổi lấy cả em đây”, hai nhân vật vì yêu có thể từ bỏ cả gia đình, dòng họ, thậm chí cả tính mạng để bảo vệ tình yêu của mình. Ngày nay, có một số bạn trẻ, thậm chí ngay tại địa phương cũng từng có đôi bạn trẻ tự tử cùng nhau khi gia đình phản đối. Vậy nếu là người rơi vào hoàn cảnh tương tự như họ, em sẽ hành động như thế nào? Lí giải sự lựa chọn của mình? 10 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học Dạng câu hỏi như thế này khiến các em hăng say nêu quan điểm cá nhân. Có em thể hiện tư tưởng tích cực nhưng cũng có em nêu những ý kiến tiêu cực. Nhân buổi học ngoại khóa này, giáo viên có cơ hội tư vấn cho các em về tình yêu tuổi học đường, những vấn đề liên quan đến giới tính, đến pháp luật…. 2. 3 Hình thức tham quan tìm hiểu thực tế: Trong thời gian thực tập sư phạm tại trường THPT Hùng Vương TP.HCM năm học 2006 - 2007, với vai trò là giáo sinh thực tập, tôi đã từng tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường về tìm hiểu văn hóa Nam Bộ và tham quan mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Buổi tham quan được thực hiện qui mô với sự tham gia của học sinh khối 10, các em được về miền Tây sông nước với sự dẫn dắt của GVCN và các thầy cô có trách nhiệm liên quan. Các em được gửi thông báo về gia đình, được sự cho phép của gia đình mới được tham gia cùng nhà trường. Nhà trường thực hiện thiết kế chương trình tham quan, mua bảo hiểm, quản lí sự an toàn của học sinh. Còn học sinh tự mang theo máy ảnh, sách vở… ghi chép tư liệu. Sau khi lên xe về miền tây, các em được lên phà, lên tàu tham quan 4 đảo: Long, Lân, Qui, Phụng, tham quan mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu. Kết thúc ngày tham quan, giáo viên giao đề tài cho các nhóm thuyết minh về cụ Nguyễn Đình Chiểu, thuyết minh về sông nước miền Tây. Các em nộp lại cho giáo viên những bài thu hoạch hết sức ấn tượng, bao gồm cả thu âm bài thuyết minh, hình ảnh chụp thực tế…Tôi rất tâm đắc với hình thức tổ chức ngoại khóa môn Văn như thế này nhưng áp dụng ở trường THPT Thanh Bình rất khó khăn bởi ngoài lí do về sự an toàn thì lí do kinh tế của học sinh khiến cho hình thức này khó áp dụng bởi học sinh của trường gần 50% thuộc hộ gia đình khó khăn, xóa đói giảm nghèo. Mãi những năm học gần đây, tôi đã thử áp dụng hình thức học ngoại khóa này với qui mô nhỏ hơn nhiều, chỉ thu gọn trong lớp tôi có dạy môn Văn, cụ thể là môn Văn khối 10 có bài học về văn thuyết minh, tôi đã cùng lớp mình dạy đóng góp khoản tiền nhỏ (khoảng 50.000đ) gồm tiền xe bus và tiền ăn trưa, tiền vé cổng rồi chúng tôi đến những cảnh đẹp ngay tại địa phương. Trước tiên là khu du lịch Suối Mơ, rừng quốc gia Nam Cát Tiên, suối nước nóng Thác Mai, hồ Đa Tôn... (mỗi tháng, mỗi lớp / một nơi). Có khi tôi đưa học sinh đến nhà người dân hoặc những thôn xóm chuyên về các nghề như: làm miến, làm bánh chưng bánh dày, trồng rau, trồng lúa… tham quan và làm thử - trải nghiệm công việc của họ. Sau những buổi tham quan nhỏ này, tôi cho các em tự lựa chọn một đề tài thuyết minh trong bài viết số 5 mà các em yêu thích nhất. Có những nộp bài bằng những clip quay trong điện thoại, các em tự viết bài thuyết minh, dàn dựng kịch bản, quay clip và nộp như một nhóm hướng dẫn viên du lịch. Có những nhóm thuyết trình bằng powerpoint, cũng có 11 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học nhóm chỉ viết bài trên giấy có minh họa bằng hình ảnh thực tế. Có bài đạt yêu cầu, cũng có bài không đạt yêu cầu nhưng đại đa số các em đều nỗ lực hết mình để đạt điểm cao, để bộc lộ khả năng của bản thân, để “khoe” thành tích với các nhóm khác trong sự cạnh tranh lành mạnh. Tôi nhận thấy cách làm này có hiệu quả tương tác tốt, cũng không quá khó để thực hiện, kinh phí cũng không cao, chỉ cần giáo viên thực sự dùng tấm lòng và năng lực quản lí của mình để hướng dẫn các em, giáo viên sẽ nhận ra học sinh nào cũng có điểm mạnh riêng, suy nghĩ, cá tính, cách làm việc riêng để thêm hiểu và tôn trọng, yêu quý các em. Đồng thời các em học sinh cũng rất thích thú tham gia vì các em không chỉ đi tìm kiếm tư liệu thực tế mà các em còn được làm việc, được hoạt động cùng tập thể lớp, các em sẽ mở rộng kiến thức, mở rộng lòng mình với mọi người và cuộc sống quanh mình. Tổ chúng tôi đã lên kế hoạch thảo luận bàn bạc để có thể áp dụng và thực hiện trong năm học tới với quy mô và sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Với những biện pháp đã trình bày trên đây khi thực hiện tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn, tôi thấy học sinh có những chuyển biến tích cực: - Các em biết cách phân công công việc trong nhiều tiết học chính khóa khi cần thuyết trình một bài học cụ thể. Bởi thông qua tiết học ngoại khóa, các em đã nhận ra bạn mình có điểm mạnh nào, điểm yếu nào mà phân công sao cho hiệu quả công việc học tập đạt cao nhất, tiết kiệm thời gian làm việc nhất. - Các em cũng có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo khi vào học chính khóa, các em tư quay phim về bài học “Chữ người tử tù”, “Chí Phèo”, “Chiếc thuyền ngoài xa”… Tìm hiểu những tư liệu thú vị có liên quan đến tác giả, tác phẩm…Tự trang trí trình bày bảng sao cho tiết học thật đẹp, thật thu hút bằng hình vẽ, tranh ảnh,… - Thực tế tôi còn thấy các em thêm hiểu bạn bè của mình, biết thông cảm hơn cho bạn, biết kiềm chế cái tôi lớn của mình trước tập thể, biết lắng nghe ý kiến của người khác nhiều hơn. - Bản thân người giáo viên như tôi cũng tự thấy mình có thêm cảm giác yêu nghề, gắn bó với nghề hơn khi chứng kiến sự trưởng thành của học sinh qua từng tiết học, giờ học, từng khối lớp. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Để giúp học sinh thêm yêu quý môn học, tích cực chủ động tham dự các tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn thì không thể chỉ dựa hoàn toàn vào hoạt động của giáo viên mà còn cần sự tham gia phối hợp của 12 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học nhiều tổ chức khác nhau như: Đoàn thanh niên, Ban chuyên môn, Ban Ngoại khóa của nhà trường. Nhà trường có thể hỗ trợ thêm kinh phí tổ chức để mỗi món quà có giá trị cao hơn (thay vì thưởng bánh kẹo chúng ta có thể tặng các em những quyển sách hay, có giá trị, khuyến khích và góp phần tạo thói quen đọc cho học sinh, tặng các em những dụng cụ học tập thiết thực). Đồng thời, có thể hỗ trợ thêm chi phí khi các em quay phim, quay clip tốn khá nhiều tiền chuẩn bị phục trang, cắt phim, chỉnh phim vì không phải học sinh nào cũng biết làm các phần mềm về phim. Các em đem ra ngoài tiệm thì chi phí cao quá nên đành chiếu bản thô. Nhà trường có thể tạo điều kiện tổ Văn tham gia với tổ Sinh, tổ Địa tổ chức chung những chuyến dã ngoại có qui mô lớn hơn, đạt hiệu quả và độ an toàn cao hơn cho học sinh. Bản thân người giáo viên không nên áp đặt phải tổ chức tiết học ngoại khóa như thế này, như thế kia theo ý kiến chủ quan của mình mà cần bàn bạc, thảo luận cùng học sinh, trao cho các em quyền hạn cùng tham gia hoạt động với mình. Giáo viên cũng cần lắng nghe, tôn trọng ý muốn cũng như ý kiến của học sinh và cùng nhau xây dựng chương trình học ngoại khóa thật sự thành công. Các hình thức tổ chức thực hiện một tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn như trên có thể áp dụng ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 và ở các trường THPT khác trong địa bàn huyện Tân Phú. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Luận văn Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường THPT. http://doc.edu.vn VII. PHỤ LỤC - Đĩa CD ghi clip phim ngắn do học sinh đóng về Rô-mê-ô và Giu-li-et và các tiết mục văn nghệ trong tiết học chuyên đề ngoại khóa Văn học khối 12. - Một số nội dung thuyết trình trong tiết học chuyên đề ngoại khóa Văn học khối 12: 1. CÁC CUNG BẬC CẢM XÚC CỦA TÌNH YÊU TRONG VĂN HỌC 13 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học 1.1. Nỗi nhớ Trong chương trình Ngữ văn 10, ta có thể bắt gặp nỗi nhớ vừa bẽn lẽn, thẹn thùng vừa mãnh liệt của người con gái đang yêu. Cô gái ấy gửi nỗi nhớ của mình vào hình ảnh chiếc khăn để rồi bao thế kỉ trôi qua, chiếc khăn trở thành biểu tượng của nỗi nhớ, biểu tượng của tình yêu đôi lứa cho các thế hệ nam thanh nữ tú Việt Nam: “ Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt…” Nỗi nhớ trong tình yêu đôi khi cũng trở thành một căn bệnh khó chữa mà nhà thơ Nguyễn Bính gọi là “bệnh tương tư” – căn bệnh nam nữ nhớ thương nhau. Còn gì duyên dáng, tế nhị, đáng yêu hơn nữa khi chàng trai chân quê, thật thà thú nhận đã yêu nàng mất rồi, đã nhớ nàng đến đổ bệnh mất rồi? “ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” 1.2. Khát vọng đồng cảm Nhà thơ Ấn Độ Tagore đã nói hộ tiếng lòng mang khát khao mãnh liệt được hiểu thấu trái tim người mình yêu. Ông dùng hình ảnh đôi mắt để diễn tả tâm trạng băn khoăn, day dứt. Hình ảnh ánh trăng lung linh là hình ảnh tâm hồn em muốn đi sâu vào tâm hồn anh, muốn được hòa làm một với tâm hồn ảnh như ánh trăng hòa tan vào biển cả vô biên: “ Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”… 1.3. Ghen tuông Ghen tuông như con rắn độc, nó bóp nghẹt trái tim và làm người ta mất đi sự sáng suốt. Chàng Rama dũng cảm trong sử thi Ramayana cũng ghen tuông rất dữ dội. Chàng nghi ngờ phẩm hạnh của vợ mình, dùng những lời lẽ tàn nhẫn, cay nghiệt và vô tình nhất để ruồng bỏ người vợ đáng thương: “ Nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người đau mắt”, “ Ta không cần đến nàng nữa. Nàng muốn đi đâu tùy ý”… 1.4. Đau khổ 14 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học Không phải tình yêu nào cũng trọn vẹn và vuông tròn hạnh phúc trong hôn nhân. Văn học đã kịp bắt trọn những giây phút tan nát cõi lòng của những mối tình trái ngang đầy đau khổ, xót xa. Tác giả dân gian tái hiện giây phút đớn đau khi phải tiễn người con gái mình yêu về nhà chồng: “ Vừa đi vừa ngoảnh lại Vừa đi vừa ngoái trông Chân bước xa lòng càng đau nhớ Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi Tới rừng lá ngón ngóng trông. Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại Được đặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi”… 1.5. Chờ đợi Nếu yêu thương đủ lớn thì chờ đợi chỉ là một cách thử thách tình cảm, trải qua thời gian, điều gì là bền vững đích thực sẽ ở lại. Đôi nam nữ người dân tộc Thái không lấy được nhau vẫn nguyện chờ đợi trong xa xôi, tuyệt vọng: “ Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng năm lau nở Đợi mùa nước đỏ cá về Đợi chim tăng ló hót gọi hè…” 1.6. Hờn giận: Nỗi hờn giận trong văn học đôi khi cũng rất đáng yêu, dễ thương đến lạ, nhất là khi sự hờn giận ấy đến từ nhân vật nam. Trong sử thi Hi Lạp, khi chàng Uy-lit-xơ thay đổi y phục và trông chàng lúc ấy đẹp như một vị thần mà nàng Pê-nê-lôp vẫn giữ thái độ đề phòng, xa cách, chàng Uylit-xơ đã thốt lên những lời giận dỗi: “ Thôi! Già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay, vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt”. 1.7. Hạnh phúc Tình yêu luôn đem lại hạnh phúc, vì vậy, được nếm trải cảm giác hạnh phúc là một món quà vô giá của tình yêu. Nhận ra chồng sau 20 năm xa cách biền biệt, nàng Pê-nê-lôp không ngăn nổi nỗi hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn mình. Nàng “ bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”, “ nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và hai cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”. Còn Uy-lit-xơ thì “ ôm lấy người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy của mình mà khóc dầm dề”. 1.8. Khát vọng nên đôi 15 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học Dù trải qua trắc trở nhưng những người yêu nhau luôn khao khát được nên duyên cầm sắt vẹn toàn: “ Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già” Dẫu chỉ là tình yêu đơn phương nhưng chàng trai vẫn ôm ước vọng đẹp: “ Nhà anh có một giàn giầu Nhà em có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?” 2. SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU TRONG VĂN HỌC Tình yêu giúp con người vượt lên những giới hạn của chính mình, giúp con người dám sống và được sống là chính mình. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng mang sức mạnh dũng cảm của tình yêu để dám đổi thay và vượt thoát: “ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Tình yêu giúp con người có đủ sức mạnh vượt qua thù hận của gia đình, dòng họ, thậm chí dám đối mặt với cả cái chết. Chàng Rô-mê-ô đưa ra quyết định táo bạo “ Chỉ cần em gọi tôi là người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa”. Tình yêu giúp nàng Kiều vượt qua bức tường định kiến nặng nề của xã hội phong kiến khi tự mình tìm đến với Kim Trọng: “ Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa Bây giờ tỏ mặt đôi ta Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao?” Tình yêu giúp con người ta sống đẹp hơn, vị tha, bao dung, cao thượng hơn. Chàng trai trong đoạn trích “Lời tiễn dặn” ở lại nhà chồng người con gái anh yêu, chứng kiến cô bị hành hạ, anh ân cần chăm sóc cô, an ủi cô: “ Dậy đi em, dậy đi em ơi! ………………………. Đầu bù anh chải cho Tóc rối đưa anh búi hộ” Thậm chí anh mường tượng ra cảnh mình sẽ chăm sóc con của cô đầy yêu thương và rộng lượng: “ Con nhỏ hãy đưa anh ẵm 16 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học Bé xinh hãy đưa anh bồng Cho anh bế con dòng đừng ngượng Nựng con rồng, con phượng đừng buồn”. 3. CÁCH ỨNG XỬ TRONG TÌNH YÊU 3.1. Tích cực Tình yêu không chỉ là chuyện riêng tư của anh và em, mà tình yêu đôi lứa còn phải được quyện hòa cùng tình yêu Tổ quốc. Mỗi cá nhân và tình yêu của họ phải gắn với trách nhiệm làm cho dất nước trường tồn, bền vững: “ Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng” 3.2. Tiêu cực Ta không thể nào quên được bài học đắt giá của nàng Mị Châu khi không dung hòa được cái chung và cái riêng, nghĩa nước và tình nhà, nàng vô tình tiết lộ bí mật quốc gia cho chồng mình là Trọng Thủy, đẩy nhân dân và đất nước vào cảnh đau thương trước sự xâm lược của kẻ thù. 4. PHẨM CHẤT LÀM NÊN TÌNH YÊU VỮNG BỀN 4.1. Chung thủy Ngược dòng VHDG ta bắt gặp tình yêu thủy chung của trùng điệp các thế hệ người Việt Nam gửi tâm hồn mình trong những áng ca dao: “ Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.” Hay trong văn học hiện đại, tình yêu vẫn cần lắm sự thủy chung: “ Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh- một phương” 4.2. Nâng niu, trân trọng 17 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học Dành những tình cảm trân trọng nhất, hành động dịu dàng nhất đến người yêu, trao tặng người mình yêu bằng tất cả những gì tốt đẹp nhất: “ Nếu đời anh chỉ là viên ngọc anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em”. 4.3. Thành thật Tình yêu cần sự thẳng thắn và chân thật, không giấu giếm. Chàng trai trong thơ Tagore đã không giấu người yêu một điều gì: “ Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em Anh không giấu em một điều gì Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh” 4.4. Hi sinh Ta cũng không thể nào quên được sự hi sinh to lớn của người đàn bà hàng chài vì chồng, vì con mà chấp nhận sự hành hạ của chồng “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Hay ta cũng không thể quên sự hi sinh của bà Tú vì gia đình, vì tình yêu: “ Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công”. - Một số hình ảnh về tiết học chuyên đề ngoại khóa môn Văn khối 12 năm học 2016 – 2017: 18 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học 19 Một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức tiết học chuyên đề ngoại khóa văn học 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan