Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số kinh nghiệm trong công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh

.DOC
10
171
85

Mô tả:

Sáng kiến : Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh TÊN SÁNG KIẾN : MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH ----------------------------------------------------A : PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến - Năm học 2013 - 2014, tình hình học sinh bỏ học ở Tỉnh Hà Giang ta đến mức báo động, nhất là học sinh ở vùng khó khăn. Theo thống kê của các năm gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng cao, nhất là học sinh ở độ tuổi tiểu học, - Theo chỉ thị số 30/CT.TU ngày 19.05.2009 của Tỉnh ủy Hà Giang chỉ thị về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Ban thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, các ngành thống nhất quan điểm về công tác huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Xác định nguyên nhân học sinh không đi học và bỏ học giữa chừng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do học lực yếu, kém đi đến chán, bỏ học là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp thuộc trách nhiệm của ngành Giáo dục và Đào tạo. 2 : Nhiệm vụ của sáng kiến - Là một quản lý chỉ đạo chung của đơn vị tôi có trách nhiệm đảm bảo sĩ số học sinh cấp tiểu học, bất cứ người quản lý nào cũng mong muốn trường mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập. Nhưng thực tế vô cùng phức tạp vì đối tượng học sinh rất đa dạng vì mỗi em có hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu không khéo thì khó mà duy trì sĩ số lớp đạt như mong muốn. Rút kinh nghiệm trong quá trình làm công tác quản lý đơn vị, tôi xin được nêu lên Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý và duy trì sĩ số học sinh để chia sẻ cùng với đồng nghiệp. Đề tài này tập trung giải quyết một số vấn đề có tính chất giải pháp như: - Nắm rõ đối tượng học sinh của mình. – Thông tin liên lạc với Cha mẹ học sinh. – Giúp đỡ điều kiện học tập cho học sinh. – Các hoạt động nâng chất lượng học tập và các hoạt động thu hút học sinh đến trường. 3 : Đối tương nghiên cứu. - Là học sinh Trường tiểu học xã Bằng lang huyện Quang Bình-Hà Giang - Giải quyết được công tác duy trì sĩ số sẽ giúp chúng ta hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và thực hiện đúng mục tiêu PCGD tiểu học đúng độ tuổi, góp phần xây dựng một xã hội Dân trí – Văn minh – Dân giàu – Nước mạnh. 4 : Phạm vi nghiên cứu : - Tại Trường TH Bằng Lang, Thời gian thực hiện sáng kiến tôi đã áp dụng từ năm học 2010 đến nay. - Về nội dung nghiên cứu với đối tượng học cấp tiểu học. - Trong lĩnh vực nghiên cứu (Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý và duy trì sĩ số học sinh cấp tiểu học ) 5 : Phương pháp nghiên cứu. - Sáng kiến kinh nghiệm đã giúp công tác Duy trì sĩ số của lớp và mặt bằng chung của nhà trường đạt hiệu quả. Thực hiện mục tiêu hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học. Tạo môi trường gắn bó thân thiện giữa Giáo dục và Xã hội, góp phần giải quyết vần đề cấp thiết hiện nay , - Quan tâm đến học sinh, nhất là nắm rõ hoàn cảnh những em khó khăn để kịp thời hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để các em yên tâm học tập. * Số liệu so sánh năm học trước và kỳ I năm học 2013 -2014 Năm học 2009 -2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Đầu năm T. số Nữ Cuối năm T. số 472 464 445 445 ...... Nữ 470 464 445 445 ........ 219 229 217 216 ....... 219 229 217 216 ....... Tỉ lệ 99,5 % 100 % 100 % 100 % .......... B : PHẦN NỘI DUNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN 1/ cơ sở thực tiễn. -Đối với công tác tổ chức bao gồm viên chức, công chức là 50 đông chí Trang2 - Với tổng số có 30 lớp : và 445 học sinh, Trong đó học sinh nữ là 216. - Về cơ sở vật chất với tổng số có 36 phòng học văn hoá trong đó có 16 - phòng kiên cố, và 20 phòng cấp 4 không có nhà tạm. - Phương pháp tổ chức thực hiện, tổ chức tuyên truyền vận động học sinh ra lớp đạt 100%. - Sáng kiến của tôi cần thiết đối với tất cả các em học sinh cấp tiểu học. Trường tôi đóng trên Địa bàn xã Bằng Lang, do tôi phụ trách chung, thuộc khu vực thuận lợi. Phần lớn các em là con em nhân dân lao động, chủ yếu là nghề nông nghiệp…nên các em không được gia đình quan tâm đúng mức. Những công việc thường ngày của các em là tự do, tùy tiện; không được ai bảo ban, chăm sóc. Bên cạnh đó, việc học ở nhà của các em cũng không được ai nhắc nhở, dạy dỗ; Có đôi khi các em không đến lớp vì những lí do bâng quơ như: ngủ quên, đi chơi,và đi chăn trâu cho gia đình,việc nghỉ học không lí do đã làm ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số học sinh hàng buổi và làm giảm chất lượng học tập của các em, sức học của các em không tiến bộ thậm chí còn sa sút. Để khắc phục tình trạng trên, trước đây tôi thường tiến hành các biện pháp như giảng giải, đàm thoại, gợi mở với những học sinh ấy nhưng không thu kết quả tốt. 2 : Cơ sở khoa học - Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh Vào đầu năm học tập trung học sinh , tôi giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm các lớp làm lí lịch ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ; Hoàn cảnh sinh sống của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có hoàn cảnh đủ ăn? bao nhiêu em hộ khó khăn? bao nhiêu em có sổ hộ nghèo hoặc các em thuộc diện thôn vùng ba của xã Bằng Lang? Công việc thường ngày của học sin? ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học.Việc làm này giúp tôi nắm rõ hơn hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp. - Nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm năm trước: Trang3 Ngay từ đầu năm học tôi giao trách nhiệm cho giáo viên,ôn lại những bài tập bám sát theo kiến thức cơ bản, đồng thời tôi còn xem lại học bạ của các em năm trước kết hợp trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm sức học của từng em. Việc làm này đã giúp tôi lựa chọn biện pháp kèm cặp, uốn nắn phù hợp không để cho các em chán nản. - Liên lạc với Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp: Ngay từ đầu năm, họp phụ huynh đã bầu ra Chi hội trưởng hội Phụ huynh học sinh của trường. Chi hội đã giúp tôi tạo điều kiện cho những em nghèo có đủ sách vở, quần áo trắng, đồng phục thể dục, Cùng tôi tìm đến nhà gia đình những học sinh vắng không phép, vận động các em trở lại lớp. Đây là cánh tay đắc lực, hỗ trợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm. - Giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Lập hồ sơ các em có hoàn cảnh nghèo, tôi rà soát lại xem em nào còn thiếu quần áo trắng, đồng phục thể dục, sách vở, đồ dùng học tập. Ngoài ra tôi còn kêu gọi, giáo viên chủ nhiệm các lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ cho những em này để các em được yên tâm đến trường, không phải mặc cảm vì nhà nghèo. trao đổi kinh nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập; - Qua việc làm trên, tôi thấy tình cảm giữa thầy trò đã gắn bó nhau hơn. Những em Trung bình, Yếu thường hay nhút nhát, rụt rè nay không còn nữa mà trở nên mạnh dạn, tự tin hơn. Từ đó các em càng ham thích đến lớp để hòa nhập với bạn bè, việc học của các em ngày càng tiến bộ hơn. 2.5/ Phổ biến nội quy.Gặp gỡ những gia đìnhphụ huynh học sinh tự ý bỏ học:ở tuần đầu tiên,về nội quy nhà trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép với giáo viên chủ nhiệm lớp.Và ở lần họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học ( vì cha mẹ đi làm không có ở nhà, Tổ chức tốt tiết sinh hoạt lớp: Trang4 - Buổi chào cờ đầu tuần, sau khi nghe các lớp trực tuần báo cáo, duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho toàn trường và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. - Ngoài ra tôi còn nêu gương các anh, chị giáo viên những năm trước dù đầu năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt loại Khá, Giỏi để củng cố lòng tin nơi các em. Tình hình thực hiện sáng kiến qua nhiều năm đã đạt được kết quả như sau. Từ năm học 2010 đến kỳ I năm 2013-2014 Bản thân tôi đã đạt kết quả như sau. Năm học 2009 -2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Đầu năm T. số Nữ 472 219 464 229 445 217 445 216 ...... ....... Cuối năm T. số Nữ 470 219 464 229 445 217 445 216 ........ ....... Tỉ lệ 99,5 % 100 % 100 % 100 % .......... Nhìn lại kết quả trên, bản thân tôi rất vui vì mình đã thực hiện đạt cam kết Duy trì sĩ số trong toàn trường và đã hoàn thành được nhiệm vụ của một người làm công tác quản chung đơn trường học theo đề tài của bản thân tôi đã áp dụng trong hai học vừa qua, + Đối với trường, ngành: Góp phần cùng cấp trên làm phong phú thêm kinh nghiệm công tác, phổ biến cho các khối áp dụng thì thiết nghĩ sẽ giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học. II : CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VẪN ĐỀ NHGIEEN CỨU 1.Mục tiêu cần đạt đối tượng học sinh cấp tiểu học. * Bản thân tôi suy nghĩ rằng, là một cán bộ quản lý trường học công lập phải đáp ứng những yêu cầu sau: Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy học, phải đảm bảo đến việc duy trì sĩ số lớp. Quan tâm đến học sinh, nhất là nắm rõ hoàn cảnh những em khó khăn để kịp thời hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để các em yên Trang5 tâm học tập, tạo mối quan hệ tương hỗ giữa Gia đình - Nhà trường – Xã hội để có biện pháp giáo dục tốt hơn. - Tạo tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong nhà trường và tình thân ái giữa thầy và trò để học sinh thêm yêu trường lớp hơn. * Số liệu so sánh năm học trước và kỳ I năm học 2013 -2014 Năm học 2009 -2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 Đầu năm T. số Nữ 472 219 464 229 445 217 445 216 ...... ....... Cuối năm T. số Nữ 470 219 464 229 445 217 445 216 ........ ....... Tỉ lệ 99,5 % 100 % 100 % 100 % .......... II : PHẦN KẾT LUẬN - Làm công tác quản lý đơn vị trường học, cần phải thấy việc thực hiện duy trì sĩ số là thực hiện tốt, về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn xã Bằng Lang Huyện quang Bình, Tỉnh Hà Giang - Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác duy trì sĩ số là đề tài không mới, tuy nhiên có những kinh nghiệm đã đi vào lối mòn hoặc thụ động đã được lập đi lập lại cho nên bản thân dù thực hiện đề tài này nhưng mong muốn có những nét mới, có những hiệu quả thiết thực hơn trong tình hình hiện nay. - Công tác duy trì sĩ số là một nhiệm vụ thường xuyên, dù đứng ở vị trí nào ta phải quan tâm thực hiện nghiêm túc vấn đề này, phải vận dụng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong thực tế; Kết hợp nhiều giải pháp để thực hiện tốt công tác này. Ngoài ra, để công tác duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả, người làm quản lý như tôi, cần phải có cái tâm đối với mọi học sinh, phải hiểu hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ham thích học tập, - Và nâng cao hiệu quả công tác PCGDTH, là góp phần nâng cao dân trí là nền tảng ban đầu đào tạo con người mới phát triển về mọi mặt, tham gia vào việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh. Để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số ở trường tiểu học, bên Trang6 cạnh sự cố gắng của bản thân còn phải có sự hỗ trợ củaàtats cả giáo viên trong nhà trường, gia đình và các ban ngành trên địa bàn xã Bằng Lang. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong quá trình công tác. Xin nêu ra với đồng nghiệp trao đổi và giúp tôi hoàn thiện hơn trong năm học 2012 - 2013: Bằng Lang, ngày 28 tháng4 năm 2014 Người viết sáng kiến Mai Thị Hới Nhận xét của tổ khối chuyên môn ......................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Trang7 ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................. ( Ký tên) Phê duyệt của thủ trưởng đơn vị ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Trang8 ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ...................... ( Ký tên) Xác nhận của phòng giáo dục đào tạo. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Trang9 ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................... ( Ký tên) 10 Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan