Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực học đường ở trường t...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực học đường ở trường trung học phổ thông thanh bình, huyện tân phú

.PDF
42
1176
50

Mô tả:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THANH BÌNH, HUYỆN TÂN PHÚ I. Lý do chọn đề tài: Tình trạng bạo lực học đường đã thực sự trở thành vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội trong những năm gần đây. Mặc dù các cấp, các ngành đã rất quan tâm tìm giải pháp phòng chống nhưng số vụ bạo lực học đường không những không giảm đi mà có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ việc. Vào trang tìm kiếm của Google hay YouTube với từ khóa “clíp học sinh đánh nhau” thì ngay lập tức xuất hiện hàng ngàn video clíp ghi lại cảnh các vụ hành hung, đánh đấm của các em học sinh kể cả nam và nữ. Hình ảnh từ các clíp cho thấy các vụ việc này diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi; từ chỗ vắng vẻ đến chốn đông người, ngay cả trong khuôn viên trường lớp với những hình ảnh đánh đấm rất dã man, tàn bạo. Tuy nhiên đây mới chỉ là số ít các vụ việc bị hoặc được chủ động ghi hình và phát tán trên mạng internét còn con số trên thực tế có thể lớn hơn nhiều lần. Bản tin chuyển động 24 giờ của VTV1 phát hồi 11 giờ 15 phút ngày 01 tháng 12 năm 2015 cung cấp các số liệu sau: Hơn 1000 thanh thiếu niên phạm tội mỗi tháng (Số liệu do Bộ Công an cung cấp) ; mỗi ngày trung bình có 05 vụ học sinh đánh nhau (Số liệu do bộ Giáo Dục cung cấp); số vụ bạo lực học đường tăng 13 lần trong 10 năm nay (Số liệu do Bộ Lao động thương binh và xã hội cung cấp). Xét về hậu quả, ở phương diện cá nhân, nếu ở mức độ nhẹ, không gây thương tích thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lí, thương tổn nhân phẩm, danh dự của các nạn nhân. Nhiều vụ việc diễn ra ở mức độ nghiêm trọng đã làm nạn nhân phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như thương tích nặng và nhiều vụ việc đã cướp đi mạng sống của các nạn nhân. Ở góc độ nhà trường, tình trạng bạo lực học đường cũng sẽ có tác động lớn đến chất lượng giáo dục ở mỗi trường bởi lẽ nếu một ngôi trường không kiểm soát Trang 1 được vấn đề này thì học sinh không thể nào yên tâm, tích cực, tự tin để lĩnh hội tri thức và rèn luyện nhân cách dẫn đến kết quả cuối cùng là sản phẩm giáo dục sẽ không có được chất lượng như mong muốn. Tại hội thảo tìm “Giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 28/7/2010 Thứ trưởng Trần Quang Quý cũng đã nhận định: “học sinh đánh nhau là một hành vi tiêu cực, để lại nhiều hậu quả cả về mặt thể chất, tâm lý và tinh thần cho các em, không chỉ làm cho các em lo lắng, đau khổ nhất thời, mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, xã hội và thể chất ở học sinh, khiến thành tích học tập của các em bị giảm sút” (Báo công an nhân dân online ngày 28/7/2010) Trên phương diện rộng của xã hội, nếu không có các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa, phòng chống thì tình trạng bạo lực học đường sẽ gây nguy cơ tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và việc hình thành nhân cách người học theo chiều hướng xấu, làm tăng tình trạng vi phạm pháp luật ở thế hệ trẻ - thế hệ được xác định là rường cột của quốc gia sau này. Như vậy, có thể khẳng định rằng bạo lực học đường là vấn nạn hết sức nguy hại đối với sự phát triển của xã hội nói chung và từng nhà trường nói riêng. Việc tìm và áp dụng đồng bộ các giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp thiết của toàn xã hội mà tiên phong là từng đơn vị trường học, từng thầy, cô giáo – những người trực tiếp làm công tác trồng người. Xuất phát từ thực tiễn quá trình công tác - với vai trò là người cán bộ quản lí trong nhà trường - Tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực học đường mà nhà trường đã áp dụng và đã mang lại hiệu quả khả quan trong những năm học qua. Với mong muốn được trao đổi và chia sẻ cùng các đơn vị bạn nhằm giải quyết vấn nạn góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nền tảng đưa đất nước phát triển ổn định, bền vững. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận: Điều 27 Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ Trang 2 năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện mục tiêu trên, ngày 20 tháng 8 năm 2007, Bộ giáo dục đã ban hành quyết định số 46/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy định về công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”. Tại điều 3 Chương I: Quy định về các hành vi không được làm trong trường học đó là: “1. Truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo. 2. Tuyên truyền chống phá Nhà nước; in, sao, phát tán, sử dụng các tài liệu có nội dung phản động, bạo lực, đồi truỵ; tham gia biểu tình, lập hội, câu lạc bộ và các hình thức hoạt động khác trái với quy định của pháp luật. 3. Giảng dạy, phát ngôn hoặc có các hình thức, hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 4. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của người học, cán bộ, nhà giáo và người khác. 5. Sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ trái pháp luật; gian lận trong học tập, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện. 6. Đánh nhau, gây rối trật tự xã hội. 7. Mang vũ khí, hung khí, chất cháy, nổ, các loại hoá chất độc hại trái phép vào trường học. 8. Tham gia tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, đánh bạc, mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm pháp luật khác.” Tiếp đó, ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Tại điểm c, mục 3 của chỉ thị xác định nội dung Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bao gồm: - Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Trang 3 - Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. - Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Trước tình trạng vấn nạn bạo lực học đường có chiều hướng ngày càng gia tăng, tháng 3 năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo, đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Tại Điều 6 của dự thảo nêu rõ các tiêu chí đánh giá môi trường giáo dục, phòng chống bạo lực học đường đồng thời hướng dẫn chi tiết quy trình tiếp nhận thông tin và xử lý trường hợp bạo lực học đường. Về phía các bộ ngành liên quan, ngày 27 tháng 4 năm 2012 Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 23/2012/TT-BCA quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự” trong đó quy định rõ các tiêu chí để công nhận nhà trường đạt chuẩn “an toàn an ninh trật tự”. Với những quy định này Thông tư đã chỉ rõ trách nhiệm của Cấp ủy đảng và Ban giám hiệu các nhà trường trong việc áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội và tình trạng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công an ban hành cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân cách người học. Để đạt được mục tiêu giáo dục, các cấp bộ ngành cũng đã rất quan tâm xây dựng hành lang pháp lí nhằm ngăn ngừa, loại bỏ các yếu tố có nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhân cách người học, trong đó vấn nạn bạo lực học đường là yếu tố gây ảnh hưởng lớn cần sớm được loại bỏ. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1 Thực trạng vấn nạn bạo lực học đường trong cả nước. Số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau;... Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra Trang 4 nóng bỏng trên khắp cả nước ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau, mức độ ngày càng gia tăng, hậu quả nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), từ năm 2013 - 2015, đã xử lý hơn 25.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 42.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn, những hành vi bạo lực trong trường học ngày càng tăng và đa dạng. 2.2 Vấn nạn bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tình trạng bạo lực học đường cũng đã trở thành vấn đề nóng và ngày càng diễn biến phức tạp. Sơ lược về thực trạng, tôi xin nhắc lại về những vụ việc đau lòng đã diễn ra tại địa phương như: - Ngày 27/3/2011, L.Đ.Hiến, học sinh lớp 10C8 Trường THPT dân lập Hồng Bàng, huyện Xuân Lộc, đã dùng dao thủ sẵn trong người đâm bạn học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước cửa lớp. Tú được thầy cô, bạn bè đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xuân Lộc nhưng do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã chết tại bệnh viện… - Tối 31/8/2011, người dân TP.Biên Hòa vô cùng phẫn nộ khi nghe tin anh Hồ Đắc Đoàn (SN 1979, nhân viên trực gác chắn cầu Ghềnh) bị một đối tượng đâm chết chỉ vì anh này giằng lại chiếc mũ bảo hiểm bị cướp. Năm ngày sau đó (ngày 5-9), mọi người càng bàng hoàng hơn khi biết hung thủ đâm chết anh Đoàn là Nguyễn Hoàng Nam, học sinh lớp 10 của Trung tâm GDTX tỉnh. - Chiều 20/9/2011, Lã Ngọc Ánh (SN 1996, học sinh lớp 8) cùng nhóm bạn đang ngồi chơi trước cổng Trường THCS Long Bình (TP.Biên Hòa) thì thấy Cao Văn Tiến (SN 1997, học sinh lớp 9, Trường THCS Tam Hiệp, TP.Biên Hòa) đi xe đạp điện đến. Do hỏi mượn xe để chạy thử nhưng Tiến không cho nên Ánh đã đánh Tiến. Trong lúc giằng co, Tiến đã lấy dao giấu sẵn trong người ra đâm Ánh 3 nhát vào bụng, khiến Ánh tử vong khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu. - Cùng ngày 20/9/2011, trước cổng Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Tân Phú, nhiều người dân lẫn học sinh ở đây đã một phen hoảng hốt khi chứng kiến vụ hai học sinh đâm chết một bạn học. Được biết, xuất phát từ những xích mích nhỏ nhặt trước đó với Trần Hoài Nam (SN 1994, học sinh Trang 5 của Trung tâm GDTX), Nguyễn Cao Cường (SN 1995) và Bùi Thanh Sang (SN 1993), đều là học sinh của Trung tâm GDTX huyện Tân Phú, đã về nhà lấy dao giấu vào người rồi đến trước cổng trung tâm đợi Nam. Tan trường, Nam vừa bước ra đến cổng trung tâm đã bị Cường và Sang xông đến dùng dao đâm chết tại chỗ. - Ngày 27/4/2015 nhóm 6 học sinh trường THCS Thống Nhất, thành phố Biên Hòa đã đánh hội đồng làm Lê Hoàng Thắng (19 tuổi) tử vong khi đối tượng này được nhờ vào trường để giải quyết mâu thuẫn. - Ngày 9/3/2016 do mẫu thuẫn, một nhóm nữ sinh khối 11, Trường THPT Dầu Giây, huyện Thống Nhất hẹn nhau ra Khu trung tâm hành chính huyện Thống Nhất “giải quyết” dẫn đến đánh nhau khiến một nữ sinh bị rách mặt. - Ngày 17/5/2016 trên mạng internet xuất hiện một clip dài 6 phút quay cảnh một nhóm nữ sinh lớp 7 và 8 Trường THCS Võ Trường Toản ở xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) đánh hội đồng một nữ sinh lớp 7. Đoạn clip thể hiện rõ một số nữ sinh lao vào giật tóc, đấm, đá liên tục vào người một nữ sinh nhỏ bé. Các vụ việc nêu trên cho thấy tình trạng học sinh phạm pháp, đối xử với nhau bằng bạo lực đã xuất hiện không ít tại các trường học ở Đồng Nai. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo khẩn cấp đối với các đơn vị trường học, các bậc phụ huynh và các cơ quan chức năng trong việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh. Nỗ lực tìm giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường, ở khắp các địa phương trong cả nước đã diễn ra nhiều hội nghị, hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành của nhiều lĩnh vực để cùng bàn bạc, xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp, thậm chí vấn nạn này còn được đề cập cả trong chương trình nghị sự của Quốc hội. Ngày 21/7/2016 tại trường Đại học Đồng Nai đã diễn ra Hội thảo "Phòng, chống bạo lực học đường trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp" do Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam chủ trì. Đến dự hội nghị có có ông Đặng Mạnh Trung – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, bà Đặng Hòa Hiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Huỳnh Lệ Giang – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và khoảng hơn 200 người gồm các nhà khoa học, các nhà quản lí về giáo dục và đào tạo. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai đối với tình trạng bạo lực học đường. Trang 6 Về phía ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai trong những năm qua cũng đã có sự nỗ lực rất lớn nhằm giải quyết vấn nạn như chủ trương chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; thành lập phòng công tác học sinh – sinh viên (nay là phòng chính trị, tư tưởng) để tăng cường công tác quản lí, định hướng tư tưởng cho học sinh, sinh viên; gần đây nhất trong tháng 4/2017 Liên hiệp các Hội Khoa học - kỹ thuật tỉnh và Sở GD-ĐT Đồng Nai đã hoàn thành chương trình truyền thông nâng cao kiến thức và kỹ năng với chủ đề “Phòng chống bạo lực học đường” cho 2500 học sinh thuộc 10 trường THCS trên địa bàn huyện Tân Phú. Như vậy, để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban ngành từ Trung ương đến địa phương vì đây là vấn đề chung của toàn xã hội. Tuy nhiên ngành giáo dục sẽ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác này vì nó liên quan trực tiếp đến đối tượng quản lí của mình. Thiết nghĩ, để có thể ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn thì trước hết từng cơ sở giáo dục phải tích cực, chú trọng áp dụng các biện pháp hiệu quả, phù hợp với đối tượng quản lí. Từ thực tế trong công tác phòng chống bạo lực học đường ở trường THPT Thanh Bình trong những năm qua cho thấy rằng: Việc vận dụng đồng bộ các biện pháp tác động sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực trong học sinh. Các biện pháp áp dụng tại đơn vị tuy không phải là giải pháp hoàn toàn mới nhưng với hiệu quả mang lại khá cao, trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực học đường mà nhà trường đã thực hiện. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường. Để tìm ra các giải pháp hiệu quả, trước hết phải xác định căn nguyên của vấn đề. Theo ý kiến các chuyên gia và từ thực tế các vụ vi phạm cụ thể cho thấy rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực xuất phát từ các vấn đề sau đây: - Nguyên nhân từ bản thân học sinh Do sự đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, đặc biệt ở giai đoạn từ tuổi 12 đến tuổi 17, đây là giai đoạn hình thành nhân cách con người, ở lứa tuổi này tâm lý học sinh thường có diễn biến khá phức tạp và có cái tôi cá nhân quá lớn, thích thể hiện để chứng tỏ “bản lĩnh”. Trang 7 Trong giai đoạn này các em chưa định hình được lý tưởng sống cho bản thân nên rất dễ bị lôi kéo, sa ngã, dễ học theo và dễ bị ảnh hưởng bởi cái xấu từ bên ngoài. Trong khi đó, các giá trị phẩm chất đạo đức và kỹ năng sống chưa được bồi dưỡng hoàn chỉnh nên nhân cách phát triển chưa toàn diện, thiếu khả năng ứng xử, kỹ năng xử lí tình huống nên các em thường hành động rất “bốc đồng”, “manh động”, mang tính chủ quan và thường là hay sai lầm trong nhận thức và hành động. - Nguyên nhân từ môi trường gia đình Nhân cách, phẩm chất, đạo đức con người là do môi trường giáo dục mà hình thành. Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc là gia đình. Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách của con cái. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Do vậy, những thiếu sót trong môi trường gia đình được cho là một phần ảnh hưởng đến bạo lực học đường. Việc một học sinh hàng ngày chứng kiến tình trạng người bố nghiện rượu hay say xỉn và quát mắng người khác trong gia đình “bạo lực gia đình” dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là một cách thức để giải quyết vấn đề gặp phải trong cuộc sống, như vậy bạo lực gia đình gần như là cầu nối dẫn đến bạo lực học đường. Từ những cách dạy con cái bằng hình thức kỷ luật thô bạo của cha mẹ đối với đứa trẻ đã ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ và dần dần đứa trẻ ấy trở nên hung hăng hơn và sẵn sàng đối xử thô bạo với bạn bè. Việc tiếp xúc với môi trường văn hóa mang tính bạo lực như phim ảnh bạo lực, sách báo, game bạo lực,… cũng gây ra những tác động xấu tới tư tưởng và hình thành tính cách học sinh, thúc đẩy sự gia tăng tính hung hăng ở trẻ. - Nguyên nhân từ môi trường nhà trường Điều 5 Luật Giáo dục quy định các chủ thể giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu sau: “Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát Trang 8 huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học”. Như vậy, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường không chỉ là truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn phải thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách của người học, dạy chữ phải đi đôi với dạy người. Tinh thần đó được thể hiện ở chỗ gần như tất cả các cơ sở giáo dục đều sử dụng biểu ngữ “Tiên học lễ - Hậu học văn” như phương châm của sự nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà trường chỉ chăm chú vào việc truyền đạt kiến thức văn hóa, khoa học nên nhiệm vụ giảng dạy về đạo đức, lối sống, định hướng hình thành nhân cách đôi khi chưa được chú trọng đúng mực. - Nguyên nhân từ môi trường xã hội Môi trường xã hội nói chung hay cụ thể là môi trường cộng đồng khu dân cư nơi gia đình những thanh, thiếu niên sinh sống cũng có ảnh hưởng, tác động lớn đến cách hành xử của học sinh và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực. Rất nhiều vụ bạo lực xảy ra đối với những thanh thiếu niên sống trong khu cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, nghèo khổ, trình độ dân trí thấp, nhiều đối tượng nghỉ học sớm lang thang, chơi bời; nơi có nhiều tệ nạn xã hội, tỷ lệ tội phạm cao, có nhiều đối tượng nghiện hút ma tuý, cá độ bóng đá, cờ bạc, trò chơi bạo lực trên mạng,... Khi tiếp xúc với các đối tượng xấu đó nhiều lần đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động qua lại ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường... Từ sự phân tích trên cho thấy, tình hình bạo lực học đường xảy ra có nhiều nguyên nhân khác nhau. Do sự phát triển thể chất tâm lý lứa tuổi; sự xuống cấp đạo đức; chưa được trang bị và rèn luyện kỹ năng sống; sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái; phương pháp giáo dục sai lầm của gia đình; phương pháp giáo dục, quản lý, môi trường giáo dục nhà trường; những yếu kém trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hệ thống pháp luật về vấn đề bạo lực học đường ở nước ta còn chưa hoàn chỉnh; tác động tiêu cực của các phương tiện thông tin giải trí hiện đại như game bạo lực, các trang Trang 9 web có nội dung bạo lực, các phương tiện truyền thông; ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của việc hội nhập quốc tế… tất cả những vấn đề đó đã và đang đặt ra cho toàn xã hội phải có các biện pháp hữu hiệu để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng này. Bên cạnh đó một số vụ việc xảy ra do nhà trường thiếu sự nắm bắt thông tin nên không kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nhỏ dẫn đến phát sinh những hậu quả lớn. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Từ việc tìm hiểu nguyên nhân trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp. Trong những năm qua, trường trung học phổ thông Thanh Bình đã áp dụng một số giải pháp sau nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường. Giải pháp1: Thực hiện tốt công tác truyền thông phòng, chống bạo lực học đường và trang bị những kỹ năng cần thiết cho học sinh. Công tác truyền thông là hoạt động trọng tâm mang tính thiết yếu trong công tác phòng chống bạo lực học đường, thực hiện tốt công tác truyền thông sẽ giúp học sinh nắm được thực trạng và tác hại to lớn, lâu dài của vấn nạn bạo lực học đường; nhận thức được vị trí, vai trò của bản thân và hình thành ý thức trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường. Cách tiến hành: - Thực hiện các Pa-nô, áp phích với nội dung tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. - Ban ngoại khóa phối hợp đoàn thanh niên tổ chức “hội thảo tìm giải pháp cho vấn nạn Bạo lực học đường” hoặc thông qua việc xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi tiểu phẩm phòng chống bạo lực học đường. - Đưa nội dung phòng chống bạo lực học đường trở thành một nội dung sinh hoạt dưới cờ để kịp thời cảnh báo, rút kinh nghiệm cho học sinh trong việc xử lí các tình huống trong cuộc sống. - Tích cực hưởng ứng các phong trào, tham gia các hội thi, các hoạt động phòng chống bạo lực học đường các ban ngành tổ chức, phát động. Lưu ý: Công tác tuyên truyền phải hướng đến mục đích làm cho học sinh nhận thức được một cách toàn diện về tác hại của vấn nạn bạo lực học đường, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em biết xử lí các tình Trang 10 huống mà các em có thể gặp trong cuộc sống; tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về các giải pháp phòng và chống bạo lực học đường, công tác truyền thông cũng phải chú ý đến việc chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường để học sinh biết phòng tránh đồng thời trang bị cho các em các kỹ năng xử lý khi chẳng may rơi vào tình huống có nguy cơ bạo lực. Theo ý kiến của các chuyên gia, để giúp các em phòng tránh bạo lực học đường cần trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết sau: - Kỹ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo lực học đường: Cũng như các tệ nạn xã hội khác, bạo lực học đường có những dấu hiệu đặc trưng tiềm ẩn hoặc biểu hiện qua các ứng xử hằng ngày giữa học sinh với nhau. Nhất là dấu hiệu tiền bạo lực như nhìn đểu, trêu đùa quá khích, bị cho ra rìa, tẩy chay, ruồng bỏ, cô lập, luôn bị gây sự, bị ức hiếp, hăm dọa, mang hung khí trong người… Nếu trẻ được trang bị những kỹ năng nhận biết các dấu hiệu nguy cơ bạo lực học đường, từ đó trẻ sẽ biết cách né tránh khỏi bế tắc trong cách hành xử. - Kỹ năng bày tỏ chính kiến để phê phán và tiếp nhận các cách phòng chống bạo lực học đường. Phải hình thành cho trẻ kỹ năng nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh. Trẻ sẽ biết phân định đâu là đúng - sai, tốt - xấu. Nhờ đó trẻ biết lựa chọn học hỏi hành vi tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội, tránh được hành vi xấu không được xã hội chấp nhận. Trong các vụ bạo lực học đường, trẻ có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ lĩnh, gấu nhí, nhưng cả hai đều gánh chịu tổn thương về sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách. Khi trẻ nhận định, phân tích, trẻ cũng biết được gây ra bạo lực học đường là hành vi xấu, không được xã hội chấp nhận, thậm chí vi phạm pháp luật bị xử lý và phải cải tạo trong trường giáo dưỡng, từ đó mà lựa chọn cách ứng xử phù hợp. - Kỹ năng hòa nhập và tham gia các nhóm bạn, hội bạn nhằm phòng chống bạo lực học đường. Biết tham gia vào các nhóm bạn khác nhau như nhóm bạn học tập, nhóm bạn học tiếng Anh, nhóm bạn chơi thân…Duy trì và phát triển sự thân thiện các mối quan hệ bạn bè giúp trẻ tương tác một cách tích cực với những người xung quanh. Kỹ Trang 11 năng này cũng hướng trẻ biết chọn bạn mà chơi, cùng bạn tìm cách né những trận ẩu đả và nhờ bạn thông tin đến người khác nếu có dấu hiệu của việc gây sự, xung đột. Tránh những người bạn “trái tính, trái nết” có nguy cơ tiềm ẩn bạo lực học đường. - Kỹ năng làm chủ và ứng phó với hệ lụy do bạo lực học đường: Học sinh các cấp trung học cơ sở và đầu trung học phổ thông thì hoạt động chủ đạo là thiết lập các mối quan hệ bạn bè. Các em rất coi trọng tình cảm trong tình bạn. Một chút bất hòa cũng làm cho chúng “mất ăn, mất ngủ”, thậm chí rơi vào trạng thái stress. Thường trực có suy nghĩ bất mãn là bị bạn bè sỉ nhục thì không còn gì thể diện nên xuất hiện ý định tiêu cực. Vì thế người lớn phải gần gũi, quan tâm, chia sẻ động viên trẻ biết vượt qua, bản lĩnh hơn mà sống và học tập. Kỹ năng này giúp học sinh cân bằng tâm lý, tránh được trạng thái nổi loạn, ẩu đả gây bạo lực, tránh được sự trầm cảm - nguy cơ cao nhất dẫn đến tự tử. - Kỹ năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi bị bạo hành: Học sinh ở giai đoạn này thường cảm xúc của chúng chưa ổn định, dễ bị xáo trộn, dễ bị kích động dẫn đến “làm càn”, hoặc bị trầm cảm quá mức dẫn tới hành vi tiêu cực tự tổn thương, tự sát… Học sinh nếu bị rơi vào thế bị bạo lực (bị ức hiếp, tẩy chay, bị đánh đập) sẽ bế tắc, không kiểm soát được mình, dẫn tới hậu quả xấu. Do đó, cần dạy cho trẻ các kỹ năng kiểm soát cảm xúc bằng cách biết như hít thở sâu, đếm từ 1-10, nghĩ đến một câu chuyện hài, tìm mọi cách để hạ hỏa. Cùng thảo luận về các tình huống giả định, khuyến khích trẻ tự nghĩ ra cách xử lý tình huống, nếu chưa hợp lý thì người lớn điều chỉnh, uốn nắn phù hợp. Khuyến khích các buổi diễn tập bằng lời nói và hành động. Đóng vai theo chủ đề các cảnh bạo lực, hướng dẫn thực hành, trình diễn. - Kỹ năng xử lý tình trạng khẩn cấp, bất thường khi xảy ra bạo lực học đường. Biết cầu cứu khi đối mặt với nguy cơ bạo lực học đường, đừng bao giờ để mình rơi vào thế bí, trở thành nạn nhân của những cuộc hành hung. Cũng đừng nghĩ rằng chúng sẽ đánh mình cảnh cáo chứ không dám quá tay.Nếu cần thiết hãy nhẫn Trang 12 nhịn, lùi bước để tránh bạo lực nhưng không phải cam chịu “liều mình” chịu trận. Tìm những người đáng tin cậy gần nhất để chia sẻ những dấu hiệu tiền bạo lực. Trẻ có thể gặp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách Đội, người phụ trách Đoàn thanh niên, chuyên viên tâm lý học đường… hoặc bất kỳ ai là người lớn hơn có khả năng cứu giúp mình và trình bày ngắn gọn, rõ ràng vấn đề mình đang gặp phải. Tốt nhất là khi bị trêu chọc, sỉ nhục nên im lặng, coi như không có chuyện gì, đi thẳng về hướng có đông người khác. Nếu thấy nguy hại đến thân thể, trẻ có thể cầu cứu bằng cách la lớn, chạy nhanh đến những nơi an toàn như phòng bảo vệ, nhà người dân và gọi điện thoại cho người thân. Đánh nhau là phương thức cuối cùng nếu trẻ buộc phải tự vệ, phản kháng. Vì thế, nếu có điều kiện nên cho trẻ học một số động tác võ thuật để tự bảo vệ mình, nhằm phòng ngừa bạo lực học đường một cách nhân văn. (Nguồn báo tuổi trẻ online ngày 03/11/2016 – 6 kỹ năng giúp trẻ phòng ngừa bạo lực học đường) Giải pháp2: Xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm chuẩn mực, xanh -sạch - đẹp - an toàn để giáo dục đạo đức, tác phong học sinh: Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, tác phong học sinh là cảnh quan sư phạm, phải làm sao để nhà trường thật sự mang đúng nghĩa của nó đó là nơi để giáo dục và đào tạo người học. Giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân cách của học sinh, cần khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội. - Nội dung xây dựng: a. Tổ chức sắp xếp, tô điểm bộ mặt cơ sở vật chất, cảnh quan của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. b. Tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường, biểu hiện như sau: - Nề nếp tốt: nghiêm túc chấp hành nội quy nhà trường, chấp hành các quy định của tổ chức đoàn thanh niên, chấp hành các quy định của ngành giáo dục. - Có dư luận tập thể tốt, từng học sinh biết ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi. Trang 13 - Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong trường: giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa; giáo viên thương yêu tôn trọng học sinh. Học sinh yêu mến, tin tưởng thầy cô, kính trọng thầy cô; không hỗn xược, tạo bầu không khí thân thiện: Học sinh đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không nói tục chửi bậy, không tham gia vào tệ nạn xã hội. Hay nói như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đó là xây dựng “Trường ra trường, Lớp ra lớp”, “Thầy ra thầy, Trò ra trò”, “Dạy ra dạy, Học ra học”. - Cách tiến hành: - Chú trọng xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm như trồng cây xanh, hoa kiểng, trang trí các khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích tuyên truyền,… xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. - Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong việc tổ chức phát động phong trào thi đua học tập tốt – nề nếp tốt và chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới. - Giáo dục tinh thần yêu nước cho các em thông qua việc sưu tầm địa chỉ đỏ, tham gia tốt hoạt động đền ơn đáp nghĩa tại địa phương. - Thường xuyên nắm tình hình tư tưởng đạo đức của học sinh, phát hiện những nhân tố tích cực, những tấm gương sáng để nhân điển hình cũng như phát hiện những biểu hiện lệch lạc tư tưởng, đạo đức để kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, ngăn ngừa tránh sự lây lan. - Tổ chức các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính công bằng, khách quan, trung thực, phù hợp với năng lực và nhu cầu của các em. - Thường xuyên tổ chức các buổi lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh… thông qua hoạt động này cần giáo dục đầy đủ mục đích, ý nghĩa công việc cho học sinh, phải có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị lớp, quy định rõ thời gian và kết quả phải đạt được, phải có kỷ luật, trật tự, không khí tươi vui, biểu dương kịp thời những học sinh tốt, tập thể lớp tốt. Giải pháp3: Đẩy mạnh hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao và các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh: Theo kết quả phiếu khảo sát tìm hiểu về hứng thú của học sinh đối với các hoạt động ngoại khóa như hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (thực hiện khảo sát năm 2012, đối tượng khảo sát là các em học sinh khối lớp 10 trường Trang 14 THPT Thanh Bình) thì có đến 91% số ý kiến của các em học sinh thể hiện các em rất hứng thú với các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. Như vậy, với một số lượng học sinh đông đảo trong các nhà trường thì nhu cầu về sân chơi cho các em là rất lớn. Hiện tượng nhiều học sinh sa đà vào game online và các trò chơi bạo lực trên mạng Internet phản ánh thực trạng: xã hội đang thiếu trầm trọng các sân chơi lành mạnh cho học sinh. Vì vậy, muốn tránh việc các em tham gia vào các hoạt động giải trí không lành mạnh, làm ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của các em thì điều cần thiết là phải tạo ra các sân chơi lành mạnh, hút các em tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động này vừa giúp rèn luyện thân thể vừa phát triển về năng khiếu, thẩm mĩ cho các em học sinh. Từ thực tế việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường trung học phổ thông Thanh Bình, vào những ngày có tổ chức hoạt động ngoại khóa (thông thường là vào ngày chủ nhật) các em học học sinh tập trung về trường rất đông để tham gia và cổ vũ cho các bạn, với hoạt động này đã giảm được một số lượng lớn học sinh “ngồi tiệm nét” hay tham gia vào các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh và không an toàn. - Cách tiến hành: - Đầu mỗi năm học Ban ngoại khóa cần phối hợp với Ban chấp hành đoàn trường sớm xây dựng kế hoạch liên tịch về việc tổ chức hoạt động thể dục – thể thao trong năm học. - Chào mừng các ngày lễ lớn như ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày Học sinh - Sinh viên Việt Nam (09/01), kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3)… Ban ngoại khóa và Đoàn trường cần chủ động xây dựng kế hoạch chào mừng với các hoạt động cụ thể, thiết thực. Ví dụ: + Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Ban ngoại khóa và Đoàn thanh niên phối hợp phát động các phong trào như viết báo tường, thi cắm hoa tươi, hội thi văn nghệ…qua đó học sinh thể hiện tình cảm với bạn bè, trường lớp, thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô giáo…thông qua các hoạt động này học sinh trong lớp có sự phối hợp, hiểu và gắn bó với nhau hơn. * Một số lưu ý: - Khi xây dựng kế hoạch nên rải đều thời gian tổ chức các hoạt động trong suốt năm học, không nên sắp xếp “dồn cục” để tránh trường hợp lúc thì “đói”, lúc thì dư thừa, “bội thực” các hoạt động. Trang 15 - Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, ban tổ chức cần phải cắt cử người thường xuyên có mặt, theo dõi các giải đấu, kịp thời phát hiện những bất cập, tồn tại, hạn chế để có sự điều chỉnh phù hợp. Đây là việc làm rất cần thiết vì nếu những bất cập không được khắc phục sớm sẽ làm giảm sức hút, giảm số lượng học sinh tham gia phong trào. - Ban tổ chức các hoạt động cần kịp thời sơ kết các phong trào qua từng giai đoạn, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên, khuyến khích phong trào. Giải pháp4: Khai thác hiệu quả vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vì giáo viên chủ nhiệm là người quản lý trực tiếp và quản lí toàn diện học sinh của lớp được phân công phụ trách, đồng thời là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Do là người quản lí trực tiếp, là người gần gũi, nắm rõ hoàn cảnh, hiểu rõ tính cách và tâm lí của từng học sinh nên trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh giáo viên chủ nhiệm sẽ là người dễ tác động đến học sinh nhất, nắm rõ về từng học sinh nên giáo viên chủ nhiệm là người có thể đưa ra những biện pháp phù hợp để xử lí những vi phạm của học sinh một cách “hợp lí, hợp tình” tạo sự “tâm phục, khẩu phục” nhằm uốn nắn tư tưởng đạo đức khi học sinh có những biểu hiện vi phạm. Thực tế trong nhà trường phổ thông hiện nay việc giáo dục đạo đức học sinh chủ yếu là do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc với lớp được phân công chủ nhiệm của một số giáo viên quá ít (một số giáo viên chủ nhiệm giảng dạy các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân… thì thời gian làm việc, tiếp xúc với lớp chỉ 2 đến 3 tiết mỗi tuần) do đó việc nắm bắt tình hình của lớp gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn này nhà trường cần chú trọng khai thác hoạt động của Ban nề nếp, xây dựng mối liên hệ, trao đổi thường xuyên giữa giáo viên chủ nhiệm và Ban nề nếp. Hiện nay hầu như ở mỗi trường đều có bộ phận Giám thị, Quản sinh, Sao đỏ,… đây sẽ là lực lượng nắm bắt thông tin, các thông tin này sẽ được Trang 16 báo cáo tổng hợp về ban nề nếp và sẽ là cơ sở dữ liệu cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm, giúp giáo viên chủ nhiệm kịp thời có biện pháp tác động, chấn chỉnh uốn nắn đối với những học sinh có biểu hiện vi phạm. Cách tiến hành: - Khai thác vai trò của bộ phận quản sinh và đội ngũ sao đỏ trong việc nắm bắt thông tin, tình hình học sinh, kịp thời cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp hóa giải các mâu thuẫn. Cụ thể: Ở mỗi lớp lựa chọn ra một số học sinh có ý thức tốt làm nhiệm vụ nắm bắt tình hình tư tưởng của học sinh trong lớp, những học sinh này sẽ tiến hành nhiệm vụ công việc như các “trinh sát”, kịp thời cung cấp những thông tin về tình hình của lớp mình đặc biệt là những vấn đề mâu thuẫn trong lớp như việc xuất hiện mâu thuẫn giữa các cá nhân học sinh với nhau, những thông tin sau khi được tổng hợp sẽ được xác minh, nếu nguồn tin đó là chính xác thì lập tức liên hệ, cung cấp thông tin cho giáo viên chủ nhiệm lớp, cùng với giáo viên chủ nhiệm bàn bạc cách giải quyết mâu thuẫn. - Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên để nắm bắt tình hình học sinh qua các phong trào thi đua, kịp thời phát hiện những học sinh có biểu hiện vi phạm: Phong trào thi đua thông thường được xây dựng trên cở sở đánh giá điểm tổng hợp của nhiều tiêu chí như điểm từ việc đánh giá chất lượng từng giờ học ở sổ đầu bài, trong đó thể hiện tình hình chung của lớp, ý thức học tập của riêng từng cá nhân; Kết quả theo dõi tình hình học sinh chấp hành các quy định và nội quy nhà trường từ việc theo dõi của Ban nề nếp; tình hình duy trì sĩ số của các lớp trong đó ghi chép chi tiết những trường hợp học sinh vắng học… Khi làm công việc tổng hợp kết quả các lĩnh vực này, cán bộ Đoàn trường lưu ý đến họ, tên, lớp… của những học sinh hay bị ghi tên trong sổ đầu bài, bị ghi tên trong sổ của Ban nề nếp, những học sinh hay vắng học để kịp thời phát hiện ra những học sinh có biểu hiện sa sút về ý thức học tập, ý thức đạo đức…từ những thông tin đó cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp giáo dục kịp thời vì đây là nhóm học sinh có nguy cơ cao nhất dễ tham gia vào các vụ bạo lực học đường. Giải pháp 5: Chú trọng định hướng việc sử dụng mạng xã hội, trang cá nhân và đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật cho học sinh: Một nguyên nhân nữa khá phổ biến dẫn đến các vụ bạo lực học đường xuất phát từ việc học sinh sử dụng mạng xã hội. Mạng xã hội ra đời với ý nghĩa rất tích cực đó là giúp mọi người kết nối, trao đổi và chia sẻ thông tin nhưng nhiều người đã không khai thác được ý nghĩa tích cực đó mà làm nó phát sinh nhiều vấn đề rắc Trang 17 rối cho xã hội. Rất nhiều vụ bạo lực học đường bắt nguồn từ việc các em tương tác, bình phẩm không hợp ý nhau trên trang cá nhân rồi dẫn đến mâu thuẫn và cuối cùng giải quyết mâu thuẫn bằng những cuộc hẹn hò để “tỉ thí” hay những vụ truy tìm để dằn mặt đối thủ. Bên cạnh đó việc truy cập các trang web đen mang tính bạo lực cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí, cách hành xử của các em theo chiều hướng bạo lực. Như vậy vấn đề bắt nguồn từ “mạng ảo” nhưng cuối cùng dẫn đến những “hậu quả thật”. Từ thực tế nhiều vụ bạo lực học đường, nhiều học sinh “thủ vai chính” rất thiếu hiểu biết về pháp luật, sau khi vi phạm nhiều em không ý thức được mức độ nghiêm trọng của những hành động đó. Ví dụ một số đoạn clip ghi cảnh một số nữ sinh hành hung bạn học được phát tán trên mạng Internet, sau khi cơ quan điều tra vào cuộc tìm ra thủ phạm thì những học sinh này cho biết nguyên nhân dẫn đến việc hành hung bạn học chỉ là để giải quyết những mâu thuẫn rất nhỏ, đa số những học sinh này không ý thức được mức độ nguy hiểm của những hành vi do mình gây ra, các em chỉ nghĩ đơn thuần đó là viêc giải quyết mâu thuẫn cá nhân chứ không hề biết đó là một hành vi vi phạm pháp luật khá nghiêm trọng. Nhiều em trong số này tỏ ra ân hận về hành vi của mình và tâm sự nếu các em biết trước được hành vi của mình gây hậu quả nghiêm trọng như thế thì chắc chắn các em sẽ không làm. Như vậy một nguyên nhân khá phổ biến trong các vụ bạo lực học đường là do các em thiếu hiểu biết về pháp luật, để ngăn ngừa các vụ vi phạm xuất phát từ nguyên nhân này thì điều cần thiết là phải trang bị cho các em kiến thức pháp luật và thường xuyên định hướng cho các em đi đúng hướng trong việc sử dụng mạng internét và trang cá nhân. Cách tiến hành: - Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn GDCD: Môn GDCD có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh cá biệt, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh THPT, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng chuẩn mực xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay môn GDCD chưa được xem trọng, chưa có vị trí vai trò xứng đáng cần phải có trong nhà trường. Việc đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT là một việc làm có ý nghĩa đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh vì vậy nhà trường cần có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của bộ môn Trang 18 giáo dục công dân như tổ chức hội thảo chuyên đề “công dân với pháp luật”, tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Xây dựng các tủ sách, tạo điều kiện cho học sinh tự trang bị kiến thức cho bản thân như “Tủ sách Pháp luật” để học sinh tìm hiểu về kiến thức pháp luật, “Tủ sách Thanh niên” để giáo dục lý tưởng sống cao đẹp cho thanh niên, giới thiệu và nhân điển hình các tấm gương tiêu biểu, “Tủ sách Kỹ năng sống” để học sinh trau dồi về vốn sống cho bản thân, biết hành xử có văn hóa và biết xử lí các tình huống trong cuộc sống,… - Thường xuyên cập nhật và kịp thời giới thiệu đến học sinh những văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp học sinh qua nội dung sinh hoạt dưới cờ đồng thời sao lưu những văn bản này tại tủ sách pháp luật. - Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các buổi giáo dục pháp luật cho học sinh: Công tác này có thể tiến hành bằng cách mời cán bộ phòng tư pháp triển khai về luật hình sự, luật thanh niên, mời cán bộ phòng giao thông huyện tuyên truyền, phổ biến luật an toàn giáo thông. Đầu mỗi năm học nhà trường nên tổ chức phổ biến nội quy, phổ biến điều lệ trường trung học phổ thông đặc biệt lưu ý nhấn mạnh điều 41- Quy định các hành vi học sinh không được làm… thực hiện tốt công tác này sẽ giúp học sinh có những hiểu biết về pháp luật, giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm pháp luật. - Trong các buổi sinh hoạt đầu tuần Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên nên chú trọng tuyên truyền, định hướng, nhắc nhở các em về việc khai thác mạng internet, trang cá nhân như thế nào cho hiệu quả, thụ hưởng được mặt tích cực của mạng phục vụ cho việc học tập đồng thời tránh được những ảnh hưởng, hệ lụy có thể phát sinh từ “mạng ảo”,…và có thể đưa nội dung này trở thành chủ đề trao đổi, thảo luận trong các chuyên đề hoạt động ngoại khóa hay hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giải pháp 6: Phối hợp chính quyền địa phương, đặc biệt là lực lượng công an xã để đảm bảo an ninh địa bàn góp phần phòng chống bạo lực học đường: Trên thực tế phần lớn các vụ bạo lực học đường xảy ra ở ngoài khuôn viên nhà trường, sau khi xảy ra mâu thuẫn với bạn học, để giải quyết mâu thuẫn đó những học sinh này thường có những hành vi như chặn đường để hành hung bạn hoặc nhờ người ngoài can thiệp, giải quyết bằng vũ lực, rất ít trường hợp các em giải quyết mâu thuẫn ngay tại trong trường vì các em sợ thầy cô biết và sợ bị kỉ luật. Một số trường hợp học sinh gọi người ngoài (thường là bạn đang học tại Trang 19 trường khác hoặc bạn ớ cấp học dưới hiện nay đã nghỉ học) đến ngay tại cổng trường đề chờ, chặn đánh bạn. Đối với những trường hợp này thì Ban nề nếp của nhà trường rất khó can thiệp, xử lí do đối tượng tham gia lúc này không còn là học sinh, không phải là đối tượng do Ban nề nếp quản lí. Lúc này điều cần thiết là phải có sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng mà hữu hiệu nhất đó là sự xuất hiện của lực lượng công an, thông thường chỉ cần có sự xuất hiện màu áo công an thì những đối tượng này tự giải tán do đó cần có sự liên hệ mật thiết giữa nhà trường và lực lượng công an địa phương. Cách tiến hành: - Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với lực lượng công an địa phương theo quy định của Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an Ban hành quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn “an toàn về an ninh, trật tự”. - Thiết lập “đường dây nóng” với lực lượng công an xã, cung cấp số điện thoại trực của công an xã cho toàn thể các em học sinh để khi cần thiết các em có thể liên hệ yêu cầu can thiệp. - Phát động phong trào bảo vệ an ninh trên địa bàn bằng cách hướng dẫn các em một số biện pháp cụ thể như điện báo cho lực lượng công an xã khi thấy có biểu hiện vi phạm pháp luật. Giải pháp 7: Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng chống tệ xã hội, đặc biệt là phòng chống ma túy và chất gây nghiện. a. Thực trạng vấn đề học sinh sử dụng ma túy và chất gây nghiện: Hiện nay, hiện tượng học sinh sử dụng ma túy và các chất kích thích không còn là chuyện hiếm, theo số liệu của cục phòng chống ma túy thì trong toàn quốc hiện có khoảng gần 220.000 người nghiện ma túy. Theo cục cảnh sát thì “Trong hồ sơ quản lý trên 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, khoảng 5% tổng số người sử dụng ma túy ở tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) đặc biệt trong đó có khoảng 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi).” (Nguồn webside học viện cảnh sát nhân dân) b. Mối liên hệ giữa ma túy, chất gây nghiện và bạo lực học đường: Ma túy và chất gây nghiện là một hiểm họa của toàn xã hội, nó làm băng hoại đạo đức và làm lu mờ lí trí của những người sử dụng nó. Chất gây nghiện nói chung và ma tuý nói riêng để lại những hậu quả không thể lường hết được đối với Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan