Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng tiết sin...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp 6

.DOC
24
130
70

Mô tả:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Đối tượng nghiên cứu 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 V. Phạm vi nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG 4 I. Cơ sở lý luận 4 II. Thực trạng 5 III. Nguyên nhân 5 IV. Những giải pháp 6 V. Một số kinh nghiệm để xây dựng một tiết sinh hoạt lớp 7 VI. Kết quả kinh nghiệm 27 C. KẾT LUẬN 29 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Năm học 2012-2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cho tất cả giáo viên trên toàn quốc. L à một giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường phổ thông, ngoài công tác chuyên Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 1 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP môn có lẽ công tác chủ nhiệm cũng gắn bó với đại đa số thầy, cô giáo. Công tác mà chưa thấy một trường đại học nào đào tạo hay một lớp học nào đó đào tạo. Công tác chỉ thực hiện trên tinh thần trách nhiệm, lòng yêu trẻ … nói chung là “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, thực hiện với mục tiêu duy nhất là hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh và phát huy hiệu quả học tập của mỗi học sinh. Thực hiện thành công công tác này dựa trên kinh nghiệm của mỗi thầy, mỗi cô. Chính vì thế có không ít những suy tư, trăn trở cho mỗi thầy, cô thậm chí có thể có sự lúng túng cho những thầy, cô giáo trẻ mới vào nghề khi phải thực hiện công tác này. Chắc thầy, cô cũng đồng ý với tôi rằng trong công tác chủ nhiệm, tiết sinh hoạt lớp đóng vai trò khá quan trọng. Thực hiện tốt tiết sinh hoạt sẽ tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học của lớp và là cơ sở để theo dõi, đánh giá quá trình rèn luyện và tiến bộ của mỗi học sinh xuyên suốt cả năm học. Tôi quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp”. Bản thân tôi đã và đang thực hiện công tác chủ nhiệm nay xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp để cùng trao đổi. Rất mong được các đồng nghiệp đang là những giáo viên chủ nhiệm lớp tham khảo và góp ý. II. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng tiết sinh hoạt lớp, đề xuất một số phương pháp để xây dựng giờ sinh hoạt nhằm góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt tập thể. III. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 trường THCS Đông Thái IV. Phương pháp nghiên cứu: Kinh nghiệm này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thực hành, vận dụng - Phương pháp so sánh, đối chiếu V. Phạm vi nghiên cứu: Ý tưởng nghiên cứu này xuất phát từ việc xây dựng một tiết sinh hoạt lớp 6 tại trường THCS Đông Thái. Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 2 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận : - Tiết sinh hoạt lớp là một loại hình hoạt động tập thể của học sinh, được phân bổ thời gian chính thức mỗi tuần một tiết, để học sinh tiến hành những hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp, dưới sự cố vấn hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp. Tiết sinh hoạt lớp có quan hệ gắn bó hữu cơ với các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của học sinh, các hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng của nhà trường, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung…Tiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung, tiếp nối, củng cố, nâng cao, mở rộng chất lượng và hiệu quả giáo dục của các hoạt động đó. - Thông qua tiết sinh hoạt lớp phải khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; phải hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội. - Thông qua tiết sinh hoạt lớp, giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, định hướng lập thân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt động giáo dục khác làm phong phú đời sống tâm hồn và nhân cách học sinh. Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP - Thông qua tiết sinh hoạt lớp, tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm với nhau, phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức Đoàn và Đội trong các hoạt động tập thể lớp. II. Thực trạng : Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học. Đối với bậc trung học cơ sở, đây là tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của GVCN. Qua quá trình làm chủ nhiệm lớp trong những năm công tác tại trường THCS Đông Thái, qua dự giờ thăm lớp của các lớp trong trường tôi nhận thấy thực trạng như sau: - Giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếu làm các việc như nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến công việc, kế hoạch tuần tới. - Đôi khi giáo viên chủ nhiệm cũng giao cho học sinh điều khiển một phần tiết sinh hoạt lớp, sau đó giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhắc lại hoặc nói thêm một vài điều nhưng kĩ năng giao tiếp của học sinh trong lớp, trong trường còn nhiều hạn chế, rụt rè, chưa mạnh dạn. Kết quả là tiết sinh hoạt lớp thường tẻ nhạt, nặng nề, học sinh thụ động, việc tự quản của học sinh mang nặng tính hình thức, hiệu quả giáo dục của tiết sinh hoạt lớp nhìn chung còn thấp, học sinh ít hứng thú. III. Nguyên nhân: - GV chủ nhiệm chưa tích cực để xây dựng nội dung các tiết sinh hoạt lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt cho HS trong lớp của mình. - Tiết sinh hoạt lớp đặt ở cuối mỗi tuần học, tiết học không có nội dung yêu cầu cụ thể lại đi đôi với tâm lí mỏi mệt muốn xả hơi cuối tuần nên dễ bị thực hiện qua loa đại khái, do đó dễ bị đánh mất mục tiêu, ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của tiết học. Làm mất tác dụng vốn có của tiết học đó. Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP - Học sinh còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ … ngại thể hiện quan điểm trước tập thể. Nhiều HS muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động viên, cổ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp. IV. Những giải pháp : - Giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung của tiết sinh hoạt phải gắn chặt và thực hiện các yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch hoạt động giáo dục chung của nhà trường, của khối lớp và của mỗi lớp đồng thời cập nhật với đời sống xã hội của đất nước, của Thủ đô, của từng địa bàn dân cư, cập nhật với đời sống của học sinh trong lớp. Nội dung của mỗi tiết sinh hoạt lớp vừa phải tập trung vào một chủ điểm nhất định vừa phải tích hợp giải quyết các yêu cầu do chính đời sống học tập, rèn luyện của học sinh đặt ra. - Mặt khác phải không ngừng nâng cao hiệu lực quản lí chỉ đạo của nhà trường, của giáo viên đối với tiết sinh hoạt lớp. Ban giám hiệu phải quản lí kế hoạch thời gian, phải định hướng nội dung tiết sinh hoạt lớp, bảo đảm thống nhất yêu cầu, chủ điểm của toàn trường, với từng khối lớp theo sát yêu cầu, nội dung của kế hoạch giáo dục năm học, mỗi học kỳ, đồng thời khơi dậy tính sáng chủ động sáng kiến của mỗi tập thể lớp, mỗi giáo viên chủ nhiệm. Kiểm tra, rút kinh nghiệm tổng kết đánh giá hiệu quả, chất lượng giáo dục của tiết sinh hoạt lớp phải là nội dung quan trọng trong chỉ đạo quản lí công tác chủ nhiệm lớp. - Khi tổ chức tiết sinh hoạt lớp phải đảm bảo nguyên tắc học sinh tự quản toàn diện, tiết sinh hoạt lớp là của học sinh, do học sinh thực hiện vì những lợi ích thiết thân của mỗi học sinh và của cả tập thể lớp. Học sinh tự quản toàn diện tiết sinh hoạt lớp vừa đáp ứng được nguyện vọng của học sinh vừa phát huy được khả năng, tiềm năng của học sinh.Giáo viên chủ nhiệm phải thể hiện linh hoạt vai trò chủ đạo của mình trong suốt quá trình hướng dẫn họ sinh chuẩn bị, triển khai, đánh giá kết quả tiết sinh hoạt lớp, bằng cách gợi mở ý hướng, khơi dậy tiềm năng tiềm lực, động viên, khuyễn khích học sinh chủ động, tự tin thực hiện. V. Một số kinh nghiệm để xây dựng một tiết sinh hoạt lớp: Để tổ chức hiệu quả một tiết sinh hoạt lớp tự quản của học sinh, ta nên tiến hành theo qui trình bao gồm các bước sau: Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 5 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP 1. Xác định tên gọi hoặc chủ đề của tiết sinh hoạt: Theo sự chỉ đạo của nhà trường hoặc tùy thuộc vào tình hình thực tế của lớp giáo viên chủ nhiệm cần xác định tên hoặc chủ đề cho tiết sinh hoạt là gì? Vì tên hoặc chủ đề của tiết sinh hoạt sẽ hàm chứa những nội dung và giúp ta lựa chọn những hình thức tiến hành cho phù hợp. Việc lựa chọn tên gọi cho tiết sinh hoạt càng rõ ràng, cụ thể bao nhiêu, càng có tác dụng định hướng về mặt tâm lý, kích thích tính tích cực, tính sẵn sàng của học sinh, của tập thể lớp ngay từ đầu. Ví dụ: Tiết sinh hoạt lớp tuần 6 lớp 6E, tôi lấy tên gọi cho tiết sinh hoạt là “Em yêu Hà Nội” vì tuần này gắn liền với kỷ niệm ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô 10/10. 2. Xác định các yêu cầu giáo dục cần phải đạt được của tiết sinh hoạt: Đây là công việc của giáo viên chủ nhiệm, cần xác định mục tiêu, hoặc yêu cầu giáo dục của tiết sinh hoạt để chỉ đạo đúng hướng và có hiệu quả, đồng thời cũng làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả của hoạt động. Khi tổ chức một tiết sinh hoạt, cần chú ý ba yêu cầu giáo dục: - Yêu cầu về nhận thức: Tiết sinh hoạt sẽ giúp cho học sinh những hiểu biết, những tri thức gì? - Yêu cầu về thái độ: Thông qua hoạt động, giáo dục cho học sinh về mặt tình cảm, thái độ như thế nào? (yêu, ghét, tin tưởng, tự hào….) - Yêu cầu về kỹ năng, hành vi: Qua thực tiễn hoạt động, giáo dục, hình thành hoặc củng cố, phát triển ở học sinh các kỹ năng, hành vi gì? (như kỹ năng điều khiển tập thể, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, biết thực hiện các hành vi đúng đắn trong thực tế, biết phê phán và tránh những hành vi không đúng…) Ví dụ: Tiết sinh hoạt lớp tuần 6 tôi xác định các yêu cầu như sau: * Sơ kết, đánh giá thi đua tuần : + Đánh giá toàn diện các hoạt động học tập, giáo dục của tập thể lớp trong tuần, giúp học sinh nhận thức được quá trình phát triển và tiến bộ của bản thân, của lớp mà định hướng điều chỉnh vươn lên. + Xác định phương hướng, mục tiêu tiếp tục phấn đấu. * Giáo dục kĩ năng sống : Rèn kĩ năng : Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 6 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP Biết nhận ra khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm * Sinh hoạt chuyên đề : Hiểu biết của em về Hà Nội + Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về Hà Nội trên các mặt : truyền thống, cảnh quan, văn hóa, xã hội, con người Thủ đô và các lĩnh vực khác. + Qua đó giáo dục cho học sinh có niềm tin, niềm tự hào về Thủ đô, từ đó ra sức học tập, rèn luyện xứng đáng là học sinh Thủ đô thanh lịch, văn minh. 3. Bước chuẩn bị cho tiết sinh hoạt : Hiệu quả của tiết sinh hoạt phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn chuẩn bị có được đầy đủ và chu đáo hay không. Do vậy giáo viên chủ nhiệm phải giúp học sinh hoặc cùng với học sinh chỉ ra được tất cả các điều kiện, yếu tố cần chuẩn bị trước cho tiết sinh hoạt thành công. Cụ thể là : - Vạch kế hoạch thời gian tiến hành sinh hoạt, thời gian chuẩn bị. Tiết sinh hoạt thường là tiết học cuối cùng của tuần học và thời gian là 45 phút. - Dự kiến lực lượng tham gia chuẩn bị : cả lớp hay chỉ một số cán bộ cốt cán của lớp. - Dự kiến những việc phải chuẩn bị như : nội dung sinh hoạt, hình thức thể hiện, phương tiện vật chất, các tiết mục văn nghệ và trò chơi. - Chuẩn bị chương trình sinh hoạt, chương trình điều khiển, vạch rõ tiết sinh hoạt sẽ diễn ra như thế nào ? thể hiện hình thức như thế nào ? - Bồi dưỡng cán bộ lớp điều khiển buổi sinh hoạt lớp về phong cách, ngôn ngữ…phương pháp quản lý, điều khiển hoạt động tập thể… - Dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành tiết sinh hoạt và cách ứng xử, giải quyết. Trong quá trình chuẩn bị cho tiết sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm nên mở rộng phát huy tính dân chủ, khuyến khích cán bộ lớp và học sinh cùng bàn bạc, trao đổi, sáng tạo tìm ra những hình thức sinh động, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung sinh hoạt cho phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh và điều kiện thực tiễn, sau đó phân công cụ thể cho các cá nhân, tổ hoặc nhóm chuẩn bị từng công việc cụ thể, từng nội dung cụ thể thật rõ ràng. Ví dụ như trong tiết sinh hoạt tuần 6, tôi tiến hành các bước chuẩn bị như sau : Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 7 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP * Tiến hành bình bầu hạnh kiểm tuần 6 theo trình tự. Để tiến hành bình bầu hạnh kiểm của tuần đó, ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn cho học sinh tự đánh giá, tự theo dõi của các cá nhân trong từng ngày học thông qua sổ theo dõi cá nhân như sau: Trường THCS Đông Thái Lớp 6E Họ tên học sinh: ............................................... SƠ KẾT THI ĐUA TUẦN .... (Từ ................ đến ………….......) Thứ Học tập Kỉ luật Ghi chú Hai …/.. Ba …/.. Tư .../... Năm …/.. Sáu …/.. Tổng điểm:.................Xếp loại hạnh kiểm tuần: .......................... Tổ trưởng Người ghi Xác nhận của PHHS GVCN Nguyễn Thị Lan Hương Các tổ trưởng theo dõi tổ viên hàng ngày thông qua sổ theo dõi của tổ như sau: Trường THCS Đông Thái Lớp 6E Tổ: ........... SƠ KẾT THI ĐUA TUẦN ........ (Từ .................. đến ....................) STT 1 2 3 4 5 6 7 Họ và tên …. …. …. …. …. …. …. Bỏ học, trốn tiết:-20đ/l Vô lễ với thầy Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 8 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP cô: -20đ/l Đánh nhau: -20đ/ Chửi bậy: Điểm -10đ/l Ghi sổ đầu trừ bài:-10đ/l Đi học muộn: -10đ/l Tự do ra khỏi lớp:-5đ/l Mặc không đúng đồng phục:-5đ/l Không giữ gìn VS chung:-5đ/l Không học bài, làm bài:-5đ/l Điểm kém (0,1 ,2,3,4):- 2 đ/l Tổng điểm trừ Giơ tay phát biểu: +2đ/lần Điểm tốt (8,9, Điểm 10) :+2 đ/lần cộng Tham gia hoạt động chung: +5đ/lần Có tiến bộ trong học tập và rèn luyện: +5đ/lần Tổng điểm cộng Tổng điểm Xếp loại HK Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 9 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP (120 điểm↑: Tốt 90-119 điểm: Khá 60-89 điểm: Trung bình 30-59 điểm: Yếu 30 điểm ↓: Kém ) * Tổng hợp : Số lượng Tên - Số đi muộn: … ………………………………………… - Số bỏ tiết: ... ………………………………………… - Số không chuẩn bị bài: … ………………………………………… - Số bị dưới điểm 5: … ………………………………………… - Mắc thái độ sai: … ………………………………………... - Số điểm tốt: … ………………………………………… - Số việc tốt: … ………………………………………… - HS được khen: … ………………………………………… - HS bị phê bình: … ……………………………………….. Sau khi các cá nhân tự nhận xét, tự đánh giá, tổ trưởng sẽ căn cứ vào phần nhận xét và đánh giá này và sổ theo dõi của tổ trong tuần để xếp hạnh kiểm của cá nhân từng tổ viên trong của do mình phụ trách theo từng tuần. Lớp trưởng căn cứ vào báo cáo của các tổ để ghi sổ thi đua lớp, tổng hợp tình hình chung của cả lớp trong tuần thông qua sổ theo dõi thi đua lớp như sau: Trường THCS Đông Thái Lớp 6E SƠ KẾT THI ĐUA TUẦN ........ (Từ ngày….. đến …..) STT Nội dung 1 Số đi muộn 2 Số bỏ tiết 3 Số không chuẩn bị bài 4 Số bị dưới điểm 5 5 Số mắc thái độ sai 6 Số điểm tốt 7 Số việc tốt 8 HS được khen Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ 4 Tổng kết Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 10 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP 9 HS bị phê bình Nhận xét chung:…………………………………………………….............. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Điểm TB trong lớp: …… Điểm Tổng hợp: …….. Xếp thứ: …….. GVCN Lớp trưởng Nguyễn Thị Lan Hương Nguyễn Minh Hạnh * Tổ chức cho học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về Thủ đô Hà Nội trên báo chí và các phương tiện thông tin khác về: + Truyền thống lịch sử và cách mạng, hiếu học của người dân Hà Nội + Dân số, phân bố dân cư, vị trí địa lý + Di tích lịch sử, văn hóa + Danh lam thắng cảnh + Các công trình lớn (kinh tế, văn hóa, xã hội…) + Các bài thơ, bài hát về Hà Nội + Các tập quán, ứng xử văn minh của người Hà Nội + Những tồn tại… * Giáo viên chủ nhiệm hội ý với cán bộ lớp để bàn bạc thống nhất kế hoạch và phân công các công việc phải chuẩn bị. Cụ thể là: + Phân công chuẩn bị hệ thống câu hỏi, đáp án và ghi vào các phiếu + Cử Ban giám khảo gồm 3 thành viên + Thống nhất về chuẩn và thang điểm chấm + Chuẩn bị chương trình sinh hoạt Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 11 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP + Cử người điều khiển chương trình sinh hoạt + Chuẩn bị quà tặng + Phân công chuẩn bị cây và hoa + Phân công người điều khiển chương trình văn nghệ + Phân công trang trí: Kẻ, vẽ bảng, khăn trải bàn, lọ hoa, trưng bày tranh ảnh về Hà Nội các học sinh sưu tầm được Dưới đây là hình ảnh trang trí bảng của tiết sinh hoạt tuần 6 của tập thể lớp 6E: Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 12 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP 4. Bước tiến hành và kết thúc tiết sinh hoạt: Đây là bước hoàn toàn do học sinh và tập thể lớp tự quản thực hiện tiết sinh hoạt theo chương trình đã được chuẩn bị. Giáo viên chủ nhiệm tham dự như một đại biểu, hoặc như một thành viên, chỉ xuất hiện giúp các em giải quyết những tình huống bất ngờ, tình huống khó mà các em không xử lý kịp. Kết thúc tiết sinh hoạt, lớp trưởng hoặc người điều khiển chương trình nhận xét kết quả tiết sinh hoạt. Sau đó GVCN có ý kiến để hỗ trợ và nhắc nhở lớp những điều cần thiết. Sau đây là một ví dụ cho tiến trình một tiết sinh hoạt tuần 6 của lớp 6E DIỄN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG BIẾN GIÁO VIÊN CỦA HỌC SINH TIẾT DẠY MỞ ĐẦU - Bài hát: Lớp Ổn định tổ chức Hát tập thể (2phút) chúng mình Quan sát - Giới thiệu các hình ảnh về tập thể lớp Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 13 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP 6E - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu Nguyễn Thị Lan Hương Giới thiệu: Cứ mỗi độ Lắng nghe thu sang, hoa cúc lại nở vàng tràn ngập muôn nơi, cái không khí se lạnh vào buổi sáng và ban đêm khiến những ai đã ở Hà Nội không bao giờ có thể nào quên: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu…..”. Trong không khí thi đua chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, tập thể lớp 6E tiến hành tiết sinh hoạt tuần 6 với chủ đề “Em yêu Hà Nội”. Đến dự với tiết sinh hoạt của chúng ta hôm nay, cô xin trân trọng giới thiệu có các thầy cô giáo trong ban giám khảo Quận Tây Hồ. Đề nghị chúng ta nổ một tràng pháo tay để cảm ơn sự có mặt của các thầy cô. Sau đây như thường lệ, cô xin mời bạn Vũ Khánh Ly lên điều khiển chương trình sinh hoạt lớp. Xin mời con! Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 14 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP HOẠT ĐỘNG 1: SƠ KẾT HOẠT ĐỘNG THI ĐUA TUẦN 6 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 7 (13 phút) Sơ kết hoạt động tuần 6 -Dẫn chương trình sinh hoạt lớp: Nguyễn Thị Lan Hương K. Ly: Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn. Chúng ta luôn tự hào là những học sinh Thủ đô thanh lịch, văn minh. Vì thế, hôm nay lớp chúng ta tiến hành tiết sinh hoạt với chủ đề “Em yêu Hà Nội” gồm 3 phần: Hoạt động 1: Sơ kết thi đua tuần 6 và đề ra phương hướng tuần 7 Hoạt động 2: Giáo dục kĩ năng sống thông qua 1 câu chuyện Hoạt động 3: Hiểu biết của em về Hà Nội. Để mở đầu cho chương trình sinh hoạt hôm nay, tôi xin mời bạn Nguyễn Minh Hạnh-lớp trưởng lên sơ kết công tác thi đua của lớp Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 15 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP trong tuần vừa qua. Xin mời bạn. M. Hạnh: Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh lớp 6E thân mến. Tôi xin sơ kết công tác thi đua của lớp trong tuần 6 vừa qua. …………………… ………….. Học sinh phát biểu ý kiến - Báo cáo chung về tình hình hoạt động của lớp trong tuần - Phát biểu ý kiến - Giải đáp ý kiến Phương hướng hoạt động tuần 7 Hỗ trợ lớp trưởng các tình huống khó (khi cần thiết) - Triển khai kế hoạch tuần 7 Nguyễn Thị Lan Hương Lớp trưởng giải đáp Lớp trưởng triển khai: + Tiếp tục thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, tiết học tốt chào mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10. + Giữ gìn vệ sinh trong và ngoài lớp, tiến hành tổng vệ sinh vào Thứ sáu cuối tuần. + Chăm sóc công trình măng non + Đại hội chi đội Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 16 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP - Bổ sung kế hoạch Ý kiến của GVCN Học sinh đóng góp ý kiến bổ sung kế hoạch - Nhận xét, đánh giá tình hình lớp trong tuần - Xử lý tình huống - Nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, động viên học sinh - Giải quyết các vướng mắc của học sinh HOẠT ĐỘNG 2: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG (10 phút) Đọc - Đọc truyện: - Dẫn truyện: Cô sẽ - Đọc truyện: Trần truyện “Phép biến cho các con nghe một Thảo Nguyên hóa” câu chuyện có thật, Hs lắng nghe được viết bởi một người có thật ngay tại ngôi trường của chúng ta. Đó là câu chuyện “Phép biến hóa” của cô Hiệu phó nhà trường. - Tìm hiểu - Hỏi HS một số câu Hs suy nghĩ trả lời truyện: hỏi: các câu hỏi 1. Cậu bé Khôi thỏ thẻ với mẹ điều gì? 2. Lúc đầu Khôi là một học sinh như thế nào? 3. Bạn Khôi đã làm gì để cải thiện tình hình học tập của mình? 4. Ai mới thực sự là - Hs nêu ý nghĩa người có “phép biến của câu chuyện. hóa” ? 5. Theo các con, ý nghĩa của câu chuyện này là gì? - Tổng kết, Hỏi Hs: Thông qua Hs liên hệ với bản Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 17 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP hoàn thiện kĩ câu chuyện vừa rồi, năng sống cho con thấy mình học tập học sinh được điều gì? thân, thể hiện được sự quyết tâm phấn đấu học tập, rèn luyện của học sinh HOẠT ĐỘNG 3: HIỂU BIẾT CỦA EM VỀ HÀ NỘI (18 phút) Trò chơi: - Phổ biến - Chuẩn bị hệ thống - K. Ly phổ biến “Con số luật chơi câu hỏi: luật chơi may mắn” - Tiến hành 1. Bác Hồ về thăm - Cử 2 đội trưởng chơi nhân dân vùng Bưởi - Thi giữa 2 đội, khi nào? hội ý trả lời theo 2. Trong khu vực nội đội thành Hà Nôi, hồ nào có diện tích lớn nhất? 3. Ngày 10/10/1954, đại quân ta đã tiến vào giải phóng Thủ đô qua những cửa ô nào? 4. Hà Nội được công nhận trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào năm nào? 5. Bạn hãy đánh đàn 1 bài hát về Hà Nội. 6. Bạn hãy hát một bài hát về Hà Nội KẾT THÚC (2 phút) - Kết thúc trò chơi - Hát bài hát: “Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội” Kết thúc tiết sinh hoạt - Trao phần thưởng cho 2 đội. - Tuyên bố đội thắng cuộc - Hs hát tập thể - Nói lời kết của tiết sinh hoạt Truyện ngắn PHÉP BIẾN HOÁ Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 18 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP Yêu quí tặng cô giáo Mai Dung và tập thể lớp 9B1(1997-2001 ) lớp 9B2(2000-2004) trường THCS Chu Văn An. Đỗ Tuyết Nga Cũng như mọi khi Khôi dấu bố, đưa riêng cho mẹ giấy thông báo điểm của cô giáo chủ nhiệm. Việc nó bị điểm kém theo “ định kỳ” đã không còn bất ngờ gì với mẹ nó. Và mỗi lần như thế mẹ nó lại cố “ thu xếp” ổn thoả. Nhưng lần này, mẹ nó đang mải thoa kem dưỡng da lên cổ, lên mặt, nên bảo nó “ cứ để đấy”. Tờ giấy rơi xuống sàn nhà, đúng lúc bố nó về, ông nổi cáu: - Em nhận việc dạy dỗ con cái, bảo ban con học hành mà điểm số thế này à? Trời ơi một tháng mà bị bốn điểm 2, một điểm 3 thì học hành cái gì? Mẹ thằng Khôi không ngoái nhìn bố nó, bà vẫn cứ miết 2 ngón tay cái vào đuôi mắt kéo về phía thái dương. Thấy bố nó càu nhàu mãi, bà buông một câu: “Đã bảo để em lo mà”. Trước cái vẻ “ bình chân như vại” của vợ, bố Khôi đành hậm hực bỏ ra ngoài. Nhìn thấy nó đứng nép ở cửa, ông trừng mắt quát: - Mày ra đây! Thằng Khôi rúm cả người lại, nó chưa kịp định thần thì mẹ nó đã bước như lao ra từ trong nhà, giọng gay gắt: - Sao anh buồn cười thế? Đã bảo để em lo, đừng có đụng vào nó! Mẹ Khôi thực hiện câu nói: “Để em lo” bằng cách chuẩn bị một gói quà to tướng. Trươc khi đi, bà nói với chồng, giọng nói mềm mại hơn: - Anh ạ, trẻ con đừng mắng nó mà chột đi, con nhà mình ưa nhẹ. Vả lại, cô chủ nhiệm mới này vừa ra trường, nhà nghèo lắm, chỉ đi cái xe máy đời 82 đến trường, nói năng với phụ huynh còn đỏ mặt, lại toàn xưng “ em”. Không phải tò mò đâu nhưng mấy lần gặp, em thấy cô ấy mặc mỗi bộ quần áo khoác. Lần này em mang vải cho cô ấy đủ may hai bộ “vét”, hai bộ thời trang mùa hè. Anh thấy đã ổn chưa nào? Thằng Khôi thấy bố chép miệng: - Thì ra đấy là cách em “ thu xếp” điểm cho con đấy hả? Thế thì làm sao mà thành người được. Mẹ thằng Khôi bĩu môi: - Nói như anh thì người ta thành khỉ cả đấy? Rồi bà kéo Khôi đi. Hai mẹ con tìm đến nhà cô trong một khu tập thể không có số nhà. Cô giáo đón tiếp họ rất niềm nở. Khi cô vừa nhắc nhở Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 19 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TIẾT SINH HOẠT LỚP Khôi về việc học hành thì mẹ nó vội đưa gói quà ra và giọng nghiêm nghiêm: - Tôi đưa cháu đến, có chút quà biếu cô, gọi là… Cô giáo liền bảo Khôi ra ngõ đợi mẹ và cô. Nó chẳng biết cô và mẹ nói những chuyện gì. Chỉ thấy lúc mẹ nó bước ra, tay vẫn khệ nệ ôm bọc quà. Cô giáo vui vẻ tiễn hai mẹ con nó ra tận ngoài đường và dặn với theo: - Anh chị cố gắng động viên cháu chăm học hơn. Suốt dọc đường, mặt mẹ thằng Khôi cứ cương lên. Một hồi lâu, mẹ nó bảo: “ Mẹ sẽ chuyển trường cho con”. Nghe mẹ nói thằng Khôi cảm thấy choáng váng. Nó nhớ lại cảnh lớp học, nhớ thằng Việt Anh lớp phó, nghiêm túc, gương mẫu và học rất “ siêu”, cái gì cũng biết, lại còn hay nhắc nhở nó trong kỷ luật và học tập. Nó nhớ lại cuộc đấu khẩu với cái Liên- tổ trưởng. Cái Liên bảo trong lớp chẳng có đứa nào kém như nó, một bài viết có đến 20 lỗi chính tả, viết chưa hết câu thì đã chấm, lên bảng chẳng bao giờ thuộc bài v.v…và nó đã “ tự hào” khẳng định với lũ bạn rằng nó không cần học, rằng mẹ nó có phép “ thần thông quảng đại” của Tôn Ngộ Không, biến “ không” thành “ có”, để “ con ngỗng” của nó biến thành điểm 8, để cuối năm điểm của nó vượt lên trung bình…vậy mà bây giờ phải chuyển trường thì nhục chết. Buổi tối nó thấy mẹ thì thầm với bố nó về cô giáo trẻ “ thiếu kinh nghiệm”. Mẹ nói rằng sẽ chuyển cho nó đến một trường nổi tiếng nhất ở Hà Nội. Rằng mẹ nó đã gọi điện thoại cho ba nơi và đã nhận được lời hứa giúp đỡ. Hôm sau đến trường, nó có cảm giác như cô và các bạn đã biết việc nó sẽ chuyển trường. Giờ giải lao, nó chẳng thiết tham gia trò chơi đá cầu mà nó vẫn ưa thích như mọi khi nữa. Nó ngồi im ở góc khuất của sân trường rồi quan sát các bạn. Tự nhiên, nó có cảm giác mình thật kém cỏi, thậm chí còn thấy mình như một kẻ hèn mạt chạy trốn. Nhưng sao cô giáo và các bạn vẫn cứ thân mật với nó nhỉ?Nó dần dần lấy lại tinh thần, cảm thấy tự tin hơn. Và lần đầu tiên, trong giờ văn, khi cô giảng về từ Hán Việt, trong từ “ mạng” có từ “ khẩu” và từ “ quì”, nó thấy sao mà hay thế. Cuối giờ vì hăng hái giơ tay phát biểu và chữa bài ngay tại lớp mà nó được điểm 9 đầu tiên trong đời. Nó mong chóng hết buổi học để chạy thật nhanh về nhà khoe với mẹ. Nhưng khi về đến nhà mới biết mẹ nó vừa đi công tác rồi. Những ngày sau đó, nó mạnh dạn xin cô lên ngồi đầu bàn. Nó chịu khó học thuộc bài, chịu khó chép phạt luyện chữ, còn chịu đọc cả sách tham khảo nữa. Bài nào khó nó chịu khó gọi điện hỏi các bạn cán sự bộ môn của Nguyễn Thị Lan Hương Trường THCS Đông Thái – Quận Tây Hồ - Hà Nội 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng