Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi trong tr¬ường tiểu học...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi trong tr¬ường tiểu học

.DOC
15
156
84

Mô tả:

Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… A. Đặt vấn đề: I. Lời nói đầu: Nhà trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay,việc tổ chức các hoạt động Đội trong nhà trường là một con đường giáo dục không thể thiếu được trong quá trình giáo dục toàn diện cho trẻ em. Song việc thiết kế hoạt động Đội phải thể hiện được “màu sắc” của tổ chức Đội. Đó chính là sự vui tươi lành mạnh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. “Học mà chơi, chơi mà học” tạo nên những ngày hội thực sự lôi cuốn hấp dẫn thu hút các em tham gia công tác Đội. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu trên, các hội thi thiếu nhi thường nhằm dịp chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học để kiểm tra, thúc đẩy chương trình rèn luyện Đội viên, bổ trợ nâng cao kiến thức văn hoá, mở rộng sự hiểu biết cho Đội viên –Thiếu niên nhi đồng, giúp các em thư giãn hơn sau các giờ học trên lớp. Hội thi là dịp để các cá nhân hoặc tập thể nhỏ thể hiện khả năng của mình, tự khẳng định những thành tích, kết quả quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu học tập trong hoạt động văn - thể – mỹ và các hoạt động của Đội. Thông qua việc đánh giá của ban giám khảo của bạn bè về bản thân mình, các em có nhận thức đúng hơn về bản thân, nâng cao tự chủ, lòng tự tin bạo dạn nhanh nhẹn, tháo vát, ứng xử linh hoạt, qua đó tự điều chỉnh, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách. Từ việc so sánh thành tích giữa cá nhân và các nhóm, các em được rèn luyện ý chí vươn lên kích thích niềm say mê sáng tạo, tinh thần thi đua nâng đỡ và chắp cánh những ước mơ cao đẹp của các em khi hoà mình vào không khí hội thi các em được bồi dưỡng lòng vị tha dễ hoà đồng trong tập thể, ham muốn làm những điều hay việc tốt, yêu mến thầy cô, bạn bè, yêu Đội yêu sao hơn và ham thích hoạt động Đội hơn. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 1 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… Các hội thi thiếu nhi nhằm hướng tập thể Đội và các em thiếu nhi đạt được các yêu cầu sau: * Nhu cầu tự bồi dưỡng rèn luyện bản thân hướng tới những điều chân thật tốt đẹp. Từ những suy nghĩ đúng đắn đến nói lời hay làm việc tốt. * Rèn luyện thể lực giữ gìn sức khoẻ và vẻ đẹp của cơ thể, trau dồi kiến thức năng lực bản thân, chủ động tự giác trong học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng dụng học vấn vào cuộc sống, những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể… ` * Trong hội thi các em học cách thể hiện ý thức cộng đồng trong học tập và phong trào Đội, không tự thoả mãn với thành tích trước mắt cũng như chán nản trước thất bại trong cuộc thi và không ngừng vươn lên giành nhiều kết quả cao hơn. * Hội thi còn có tác dụng thực hành lối sống mới có văn hoá lành mạnh, đủ sức đề kháng và tẩy chay với những văn hoá phẩm độc hại, lối sống không lành mạnh… * Trong công tác Đội, các cuộc thi theo chủ đề, chủ điểm và chương trình rèn luyện Đội viên được chia làm nhiều giai đoạn, hội thi của Đội là một phương pháp kiểm tra, đánh giá các thành tích, kết quả hoạt động của cá nhân và tập thể Đội trong phong trào thi đua. * Hội thi giúp Tổng phụ trách và nhà trường phát hiện và chăm sóc bồi dưỡng các em có khả năng thể hiện và nâng cao năng lực của các em qua việc hướng dẫn trẻ tham gia hội thi. Trước thực tế như vậy bản thân tôi rất suy nghĩ làm thế nào để phong trào hoạt động Đội để các em ngày càng hứng thú hơn khi được hoạt động để chất lượng hội thi trong nhà trường đạt kết quả cao hơn. Chính vì vậy trong những trang viết này tôi muốn đề cập đến: Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 2 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… “Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi trong trường tiểu học” II) Thực trạng của vấn đề: Trong năm học 2010 – 2011, nhà trường có rất nhiều thuận lợi. Đó là nhà trường được xây dựng khang trang với đội ngũ giáo viên trẻ, có năng lực. Bên cạnh đó trường còn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các đồng chí giáo viên chủ nhiệm, được sự ủng hộ nhiệt tình về tất cả mọi mặt. Bản thân tôi là giáo viên Âm nhạc được phân công kiêm nhiệm làm công tác tổng phụ trách Đội. Do quá trình đào tạo ở các trường sư phạm không được chuyên sâu về công tác Đội nên khi tham gia công tác Đội còn gặp nhiều khó khăn nhưng bản thân tôi tự nhận thức được tầm quan trọng của công tác Đội trong nhà trường từ đó tôi đã mạnh dạn tổ chức hội thi thiếu nhi trên sân trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội và văn hoá văn nghệ, TDTT qua đó giúp cho các em ngoài những giờ học căng thẳng thì hoạt động đội giúp cho các em có được sân chơi lành mạnh và bổ ích,khi đến lớp đến trường tạo cho các em sân chơi tinh thần, thể chất sao cho các em cảm thấy yêu trường, yêu lớp, kính trọng các thầy cô giáo và hứng thú tham gia các tổ chức, các hội thi, từ đó giúp các em thấy được vai trò trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ chức Đội. Giúp các em hoà nhã với bạn bè, tự tin trong giao tiếp, biết nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau tạo ra sự thi đua giữa các chi Đội và chi sao từ đó tạo điều kiện cho công tác Đội của nhà trường ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Từ những thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung phương pháp. “Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi trong trường Tiểu học” Dưới đây là mô hình cụ thể, chi tiết tôi đã tiến hành ở liên đội trường tiểu học Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 3 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… Ngọc Trạo thị xã Bỉm Sơn năm học 2010-2011 và những kinh nghiệm rút ra từ hội thi đó cũng những hội thi khác. B) Giải quyết vấn đề: I) Các giải pháp thực hiện: 1- Soạn thảo kế hoạch hội thi. 2-Thành lập ban tổ chức hội thi. 3)Triển khai ở các chi đội. 4)Tổ chức liên đội. * Công tác chuẩn bị: 1) Soạn thảo kế hoạch hội thi: Ngay từ đầu năm học, Tổng phụ trách phải nắm được chủ đề năm học, chương trình công tác đội của trung ương, địa phương nắm chắc được tình hình thực tế của liện Đội, lên chương trình kế hoạch hoạt động cả năm học, báo cáo với chi uỷ, ban giám hiệu để nhà trường kết hợp chung với các đoàn thể và tổ khối, giáo viên chủ nhiệm thực hiện cùng với liên đội. Về thời gian của hội thi thường chọn những thời điểm lịch sử có ý nghĩa những ngày 20/11; 3/2; 26/3; 15/5; 19/5… Trước hết Tổng phụ trách phải định hướng chủ điểm, chủ đề hội thi theo các mốc lịch sử đã chọn, phát động trước khoảng một, hai tháng các mốc lịch sử đã chọn, phát động trước khoảng một, hai tháng để các chi đội, liên đội có thời gian chuẩn bị. Tiếp đó phải giới thiệu nội dung, mục đích thi trong toàn liên đội thăm dò nắm chắc khả năng của các đối tượng dự thi trong từng chi đội để dự kiến chọn cử thí sinh tham gia. Hướng dẫn các quy định cụ thể về thể loại, thời gian… của tiết mục dự thi để các em có hướng xây dựng các tiết mục và tuyển chọn các chi đội ở khối lớp. Sau đó Tổng phụ trách kết hợp với các chi đoàn thanh niên các giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch bồi dưỡng cho các thí sinh. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 4 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… Khi soạn thảo kế hoạch tổng phụ trách nhất thiết phải dự trù kinh phí và cơ sở vật chất cần thiết cho hội thi : Âm thanh, ánh sáng, đàn oóc gan, trang trí phòng màn, bàn ghế, lọ hoa, nước uống cho toàn hội thi, tặng phẩm lưu niệm cho các thí sinh và các giải của hội thi như: Hoa, tặng phẩm… Về địa điểm: Tuỳ quy mô của hội thi và số lượng người tham gia. Tốt nhất là ở ngoài trời nên có bóng râm mát và điều kiện thời tiết tốt. Nếu ở trong hội trường lớn phải chú ý đến điều kiện đảm bảo cho số lượng khán giả, vị trí dành cho ban giám khảo và sân khấu tốt để mọi người có thể dế bao quát hội thi. 2) Thành lập ban tổ chức hội thi : Thông thường ban tổ chức hội thi gồm : + Một trưởng ban tổ chức (Hiệu trưởng hoặc tổng phụ trách chịu trách nhiệm điều hành chung và tổng kết kinh nghiệm). + Hai phó ban : Một đồng chí giáo viên có năng lực về tổ chức và về công tác Đội là người chỉ đạo nghệ thuật đồng thời thang điểm, một đồng chí giáo viên trong ban chấp hành chi đoàn trường, là người năng nổ, chu đáo đảm bảo về cơ sở vật chất. + Ban giám khảo từ 3 đến 5 người có kiến thức về những vấn đề xã hội nghệ thuật công tác Đội và biết quyết tâm lý trẻ. + Một người dẫn chương trình có thể là giáo viên hoặc học sinh có khả năng viết trước kịch bản ngắn gọn, xúc tích, giọng nói truyền cảm, sáng tạo, thông minh, hóm hỉnh, biết thực hiện một số tiết mục vui xen kẽ song không nên tuỳ hứng mà phải bám sát kịch bản. + Đội văn nghệ của nhà trường và liên đội chuẩn bị các tiết mục chào mừng và xem kẽ trong hội thi. + Ban tổ chức hợp thông qua bản dự thảo kế hoạch hội thi, vạch kế hoạch công tác cụ thể của ban giám hiệu và tổng phụ trách phân công cụ thể đối với từng cá nhân và tập thể. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 5 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… 3) Triển khai ở các chi đội: Sau khi chuẩn bị kế hoạch cụ thể xong, tổng phụ trách tiến hành triển khai đến các chi đội, lớp sao nhi đồng. Căn cứ vào chủ đề kế hoạch hội thi các lớp đăng ký tiết mục dự thi và chuẩn bị đề tài dự thi theo hướng của ban tổ chức. Ở các chi đội, lớp nhi đồng nhất thiết phải có tập huấn và thi chọn để đề cử cá nhân hoặc nhóm đi thi dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm hoặc đoàn viên thanh niên đỡ đầu. Vận động thầy cô giáo, cha mẹ học sinh đóng góp sức lực, đầu tư nâng cao chất lượng các đề tài dự thi tuỳ thuộc vào điều kiện có thể cho phép của địa phương. 4) Tổ chức liên đội : Ban tổ chức hội thi nắm chắc số lượng các em tham gia và các tiết mục trình diễn trong hội thi để ghép nhạc trước với các tiết mục. Loại bỏ tiết mục quá yếu nâng cao chất lượng các tiết mục đã qua vòng sơ khảo. Sau cùng phải tổ chức tổng duyệt ngay trên địa điểm đã định để các em làm quen với sân khấu song phải đảm bảo "bí mật” các tiết mục trước khi công diễn trong hội thi. Tiếp tục góp ý nâng cao chất lượng và tập luyện tiết mục cho đến khi thi. *Tổ chức buổi công diễn hội thi: 1) Trước khi công diễn hội thi: Ban tổ chức kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị. Trang trí hội thi đẹp mắt, tạo không khí cho hội thi và thông tin trên loa đài giúp các em tâm lý hưng phấn vui tươi. 2) Chương trình hội thi: + Khai mạc hội thi. - Trưởng ban tổ chức tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, công bố thành phần ban giám khảo. - Tất cả các thí sinh lần lượt được giới thiệu với khán giả. Tóm tắt vòng sơ khảo. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 6 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… - Động viên các em bình tĩnh, khiêm tốn học hỏi để dành kết quả cao trong hội thi. + Trưởng ban giám khảo thông qua thể lệ cuộc thi, biểu điểm chấm. + Các tiết mục văn nghệ biểu diễn chào mừng hội thi. + Thực hiện từng nội dung thi và chấm điểm công khai sau đó lấy điểm trung bình hoặc tổng số điểm của các ban giám khảo cho mỗi phần thi, Thư ký cần ghi chép nhanh nhẹn, chính xác. + Nên có câu hỏi để các khán giả tham gia để tạo hưng phấn chung. + Đặc biệt nên có các tiết mục hoặc trò chơi nhỏ xen kẽ, nhất là tiết mục mở màn và kết thúc hoặc trong khi chờ kết quả hội thi. 3) Tổng kết hội thi: + Ngay tại hội thi. - Trưởng ban giám khảo thay mặt ban giám khảo và tổ chức nhận xét chung về thành công của hội thi. - Công bố kết quả và trao giải thưởng: Cần trân trọng, vui vẻ và kịp thời động viên sự tham gia nhiệt tình của các em. - Cám ơn các đại biểu đã đến dự và tổ chức xã hội (Nếu có) góp phần cho hội thi thành công. + Sau hội thi. Ban tổ chức cần họp tổng kết để rút kinh nhiệm giữa ban tổ chức và các phụ trách giữa các chi đội để chuẩn bị tốt hơn các hội thi sau. C) Tổ chức hội thi ‘’Măng non –Tìm hiểu và tuyên truyền” I) Mục đích ý nghĩa, yêu cầu của hội thi “ Măng non tìm hiểu và tuyên truyền” 1)Mục đích: Hội thi "Măng non tìm hiểu và tuyên truyền” được tổ chức vào cuối học kỳ II nhằm thúc đẩy và kiểm tra chương trình rèn luyện Đội viên, sự giao tiếp và Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 7 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… năng khiếu của các em đội viên, sự giao tiếp và năng khiếu của các em đội viên khối 4,5 giúp các em tìm hiểu về truyền thống của Đảng, Đoàn, Đội tìm hiểu về quyền và bổn phận trẻ em, hiểu biết về tự nhiên xã hội, vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội đặc biệt là ma tuý. Qua hội thi các em thể hiện được khả năng của bản thân mình biết đoàn kết, học tập, nâng cao và nâng cao khả năng hiểu biết ứng sử luyện tập ý trí phấn đấu tự khẳng định mình. Hội thi nhằm tạo sân chơi trí tuệ lành mạnh cho trẻ em, thúc đẩy phong trào Đội trong nhà trường để chào mừng “80 năm ngày thành lập Đoàn và 70 năm thành lập Đội”, giúp các em ham thích hoạt động Đội gắn bó hơn với tổ chức Đội của mình. 2) Yêu cầu: + Mỗi nội dung của hội thi sát thực với chủ đề và tình hình thực tế của Liên Đội. Câu hỏi đã ra phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Tất cả các nội dung hội thi phải qua vòng sơ khảo ở các chi đội và giữa các chi đội với nhau. + Cuộc thi chung kết 2 chi đội nhất của 2 bảng sẽ được tổ chức chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3. + Tổ chức hội thi sôi nổi hấp dẫn gây được không khí phấn khởi trong toàn liên đội, tạo được sân chơi bổ ích, lý thú để các em tích cực thi đua học tập và xây dựng Đội. Hội thi chọn ra những” Tuyên truyền viên” có năng khiếu và kiến thức, tích cực tham gia tuyên truyền cho các hoạt động của Đội. II)Công tác chuẩn bị: 1) Soạn thảo kế hoạch hội thi: Dựa trên cơ sở chương trình công tác Đội của hội đồng Đội huyện: kế hoạch năm học của nhà trường và điều kiện thực tế của liên Đội, tôi đã lập kế hoạch từ đầu năm học cân đối thời gian dự trù kinh phí và các điều kiện khác để lập nên Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 8 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… kế hoạch cụ thể của hội thi. Sau đó xin ý kiến chỉ đạo và đã đưa vào kế hoạch của nhà trường. *Nội dung câu hỏi tìm hiểu của hội thi gồm: - Đố vui, thử trí thông minh ứng sử nhanh nhẹn về môn Toán, Tiếng Việt, Lịch sử. - Hiểu biết về an toàn giao thông - Hiểu biết về phòng chống tệ nạn xã hội - Quyền và bổn phận trẻ em * Phần thể hiện năng khiếu gồm. - Biểu diễn văn nghệ (Hát, kể chuyện, diễn kịch) - Hùng biện với chủ đề "Chúng em – những chủ nhân tương lai của đất nước” *Thời gian tổ chức hội thi. - Phát động hội thi tìm hiểu từ 1/2/2011. - Vòng sơ khảo giữa các chi đội vào ngày 2/3/2011. - Vòng chung khảo diễn ra vào ngày 15/3/2011. + Địa điểm: - Tại sân trường. 2) Thành phần ban tổ chức hội thi: - Trưởng ban tổ chức: Đồng chí Hoa hiệu trưởng nhà trường. - Phó ban tổ chức: Đ/C Tổng phụ trách. + Ban giám khảo: Đ/C Thanh- giáo viên Âm nhạc. Đ/C: Thuý – giáo viên thể dục. Đ/C Yến - giáo viên thư viện. Đ/C Hương – GV văn hóa. + Ban cố vấn: Đ/C Hiệu phó chuyên môn cùng 2 đ/c tổ trưởng khối 4,5. + Dẫn chương trình: Liên đội trưởng. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 9 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… 3) Họp ban tổ chức hội thi. Phân công cụ thể. + Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm tổ chọn cử các em có năng khiếu ở khối 4,5. Thành lập mỗi lớp 1 đội dự thi, tổ chức thi loại trực tiếp và chọn ra 2 đội nhất ở hai bảng và vào chung khảo. + Chi đoàn thanh niên phụ trách về nội dung thi và cử đoàn viên giúp đỡ chi đội. + Trưởng ban: Đ/c Hoa chịu trách nhiệm chung. + Phó trưởng ban: Chỉ đạo nội dung kiêm trưởng ban giám khảo: đ/c Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm cùng với ban cố vấn ra đề thi, đáp án chung và thể lệ thi. Cụ thể: Đề thi phần an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, ô chữ và chủ đề hùng biện. + Phó ban chỉ đạo hậu cần: Chỉ đạo các đ/c trong chi đoàn phụ trách trang trí. Phông màn: Quốc kỳ, hoa tươi, tượng Bác Hồ. Ma két: Huy hiệu măng non, Liên đội trường tiểu học Ngọc Trạo –Năm học 2010– 2011. ( Bên phải) Hội thi” Măng non tìm hiểu về tuyên truyền”. Bàn học sinh: 4 cái. Ghế dài học sinh: 4 cái. Ghế nhựa : 540 cái. Tăng âm, loa đài, hoa tươi trên bàn. Quà lưu niệm cho thí sinh, phần thưởng cho đội dự thi: 1 giải nhất, 1 giải nhì và các giải khác. + Ban giám khảo. Trưởng ban. Ban viên. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 10 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… Ban viên. Thư ký. *Ban giám khảo: Chịu trách nhiệm lập bảng điểm, công bố tại hội thi theo thang điểm quy định. + Ban cố vấn hội thi. Chịu trách nhiệm ra đề các môn: Toán, tiếng việt, lịch sử, quyền bổn phận của trẻ em. + Ban văn nghệ. Luyện tập đội văn nghệ biểu diễn chào mừng 3 tiết mục, màn sinh hoạt truyền thống chung của 2 đội dự thi cùng các em đội văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ. + Dẫn chương trình: Liên đội trưởng: Phạm Hải Yến. + Hai đội dự thi tập luyện dới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiện và đoàn thanh niên đỡ đầu. 4)Triển khai ở các chi đội: Sau khi chuẩn bị kế hoạch cụ thể xong Tổng phụ trách tiến hành triển khai ở các chi đội căn cứ vào chủ đề kế hoạch hội thi dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm và đoàn viên thanh niên đỡ đầu, các em đăng ký tiết mục dự thi tổ chức thi chọn ở khối 4,5 theo nội đúng quy định. Trước khi tổ chức vòng chung khảo ở liên đội phải tổ chức tổng duyệt trong văn phòng nhà trường để ghép nhạc với các tiết mục văn nghệ và các tiết mục dự thi màn sinh hoạt truyền thống… để các em làm quen với sân khấu vào ngày 12/3/2011. III )Chương trình hội thi: Trước khi bước vào hội thi, ban tổ chức kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị, ổn định tổ chức. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 11 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… 1) Trưởng ban tổ chức: Khai mạc hội thi tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, công bố thành phần ban giám khảo giới thiệu 2 đội dự thi. Động viên các em bình tĩnh, đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, tự tin để giành kết quả cao trong hội thi. 2) Trưởng ban giám khảo thông báo thể lệ cuộc thi, biểu chấm điểm. 3) Các tiết mục văn nghệ sinh hoạt truyền thống tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ chào mừng hội thi. 4) Diễn biến và thể lệ thi. a) Phần khởi động: - Mỗi đội trả lời 3 câu hỏi chuẩn bị 30 giây trước khi trả lời. - Điểm tối đa mỗi câu là 10 điểm. - Câu hỏi phần này (6 câu) về an toàn giao thông, quyền và bổn phận trẻ em, phòng chống ma tuý. b) Phần vượt đèo: Giải ô chữ: Sau khi dẫn chương trình gợi ý 1 giữ liệu cho mỗi ô chữ đội nào giơ tay trước sẽ giành quyền trả lời. - Điểm ô hàng ngang : 10 điểm. - Điểm ô hàng dọc : 10 điểm. c) Phần thi năng khiếu văn nghệ: Các đội lần lượt biểu diễn văn nghệ bằng các hình thức hát (đơn ca, tốp ca…có múa phụ hoạ) kể chuyện, diễn kịch, hài tấu… + Mỗi đội một tiết mục về chủ đề măng non. + Điểm tối đa là Trong đó: Nội dung + Nghệ thuật : 20 : 5 điểm. : 10 điểm. + Phong cách biểu diễn : 5 điểm. d) Leo dốc: - Mỗi đội phải trả lời 3 câu hỏi về kiến thức: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 12 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… - Mỗi câu được chuẩn bị 30 giây. Nếu đội này không trả lời được, đội khác giành được quyền trả lời. - Mỗi câu đúng được 10 điểm. - Sai một phần không được điểm. e) Về đích: - Mỗi đội chọn một em thi hùng biện. - Chủ đề: “ Chúng em – Những chủ nhân tương lai của đất nước” - Thời gian, hùng biện từ 3-5 phút. điểm tối đa: 30 điểm. *Trong khi chờ ban giám khảo tổng hợp điểm, xen kẽ một số tiết mục văn nghệ tập thể. 5) Công bố giải thưởng: + 1 giải nhất cho đội đạt điểm cao nhất. + 1 giải nhì. + 1 giải ba. Giải cá nhân + 1 giải năng khiếu hay nhất + 1 giải thi hùng biện hay nhất IV) Khách mời: Tất cả các giáo viên chủ nhiệm, học sinh các lớp tham gia cổ vũ động viên cho các chi đội dự thi. - Ban Giám hiệu và các đoàn thể trong nhà trường. - Hội phụ huynh nhà trường hoặc các lớp (đại diện) - Các đồng chí trong hội đồng đội thị xã và BCH đoàn phường. V) Dự trù kinh phí: a) Kinh phí cho hai đội dự thi: - 1 giải nhất đồng đội. - 1 giải nhì đồng đội. Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 13 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… - 1 giải( cá nhân hoặc đồng đội) thể hiện năng khiếu hay nhất. - 1 giải cá nhân hùng biện hay nhất. b) Kinh phí trang trí – chè nước: - Nước uống cho đội thi. - Ma két. - Hoa tươi. - Giấy màu ô chữ phần "Vượt đèo’’ in ấn tài liệu. VI) Hệ thống câu hỏi, đáp án – thể lệ cuộc thi ”Măng non tuyên truyền và tìm hiểu” Đ/C Hiệu trưởng và đ/c tổng phụ trách chịu trách nhiệm lập hệ thống câu hỏi cuộc thi “Măng non tìm hiểu và tuyên truyền” D) Kết luận: I) Kết quả nghiên cứu: Qua quá trình giữ vai trò Tổng phụ trách Đội trong trường tiểu học và tổ chức nhiều hội thi cho các em thiếu nhi, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: 1) Tổng phụ trách Đội là người nắm vững vai trò của mình trong phong trào công tác Đội, không ngừng học hỏi tìm tòi nghiên cứu tự bồi dưỡng trau rồi nghiệp vụ công tác của bản thân. Nắm được chương trình chủ đề năm học của trung ương, địa phương và chương trìmh rèn luyện Đội viên nắm được tâm sinh lý của trẻ để tổ chức hội thi phù hợp. 2) Sau khi xây dựng kế hoạch hội thi Tổng phụ trách Đội phải báo cáo với nhà trường để ban giám hiệu đã vào kế hoạch chung. Phân công cụ thể phù hợp với từng đối tượng. Chú ý đề xuất với nhà trường cơ sở vật chất và các tiêu chuẩn thi đua của đội gắn với thi đua của nhà trường. 3) Nội dung của các hội thi phải đổi mới liên tục để phù hợp với chủ đề, chủ điểm của từng năm học, phù hợp với tình hình kinh tế chính trị chung của xã hội Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 14 Trường TH Ngọc Trạo Một số kinh nghiệm tổ chức hội thi thiếu nhi… tránh nhàm chán tạo ra hứng thú cho đội viên thiếu niên – nhi đồng trong sinh hoạt Đội. 4) Trong hội thi Tổng phụ trách Đội phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, chi đoàn thanh niên, hội phụ huynh nhà trường để nội dung hội thi thêm phong phú và tranh thủ được sự giúp đỡ của các tổ chức trên. Đó cũng là những lực lượng quan trọng giúp cho hội thi thiếu nhi thành công. 5) Sau hội thi, nhất thiết phải họp ban tổ chức để đánh giá, rút kinh nghiệp để tổ chức những hội thi sau tốt hơn. II) Kiến nghị: Qua thực tế hoạt động Đội của liên Đội tôi xin có một số đề xuất sau: 1) Đối với Hội đồng Đội các cấp: Nên có tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng thường xuyên về hoạt động Đội phù hợp với điều kiện thời gian và thực tế tại các cơ sở. Cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục mở lớp đào tạo và hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ cho Tổng phụ trách. Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng phụ trách của các nhà trường trong thị xã với nhau để tổng phụ trách có điều kiện học hỏi và rút kinh nghiệm cho bản thân. 2) Đối với nhà trường: BGH nhà trường cần đặc biệt quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí cho phong trào Đội ngày càng mạnh Bỉm sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Trang: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan