Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở bậc tiểu học_2...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở bậc tiểu học_2

.DOC
14
251
115

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: " MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở BẬC TIỂU HỌC" Trang MỞ ĐẦU: CHƯƠNG I 1. Lời mở đầu: Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Trong thời đại mở cửa của nên kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt “Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học số 2 Bình Chương”, cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đua phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những công dân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đình. 2. Lý do chọn đề tài: Từ ngày vào ngành làm công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn có quan điểm và đề cao “Công tác chủ nhiệm lớp” luôn gắn liền với hoạt động dạy và học. Bởi vì mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo các em trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trang Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi người giáo viên không ngừng phấn đấu học tập, là người có kiến thức năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” không những nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức mà còn hình thành được những kỹ năng sống cho học sinh, góp phần làm giàu trí thức một hành trang cần thiết cho cuộc đời của các em. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, đứng trước thềm thế thế kỷ XXI phải tự mình vươn lên cùng với sự chuyển mình của đất nước, của toàn thế giới. Muốn vậy, phải tự nâng cao trình độ chuyên môn để gặt hái những sản phẩm tối ưu, đưa thế hệ tương lai cùng hoà với nhịp đập của toàn cầu. Với kiến thức được tạo cùng kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và học hỏi ở thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Tôi rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình là “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp” Không thể thiếu đối với giáo viên Tiểu học, vì những việưc làm góp phần nâng cao chất lương giáo dục và đào tạo. Các em trở thành con người có đức, có tài là hạt nhân tương lai của đất nước. Đó là nguyện vọng của bản thân tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục. Với ý tưởng như thế, tôi đã nghiên cứu và viết đề tài “làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”. 3. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm nắm bắt thực trạng chất lượng dạy và học, phân tích nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng dạy và học. Đồng thời tìm ra những biện pháp thích hợp để thực hịên tốt công tác dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục một cách tốt nhất. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Trang Đối tưiựng nghiên cứu: học sinh. Phạm vi nghiên cứu: Trường học, học sinh, gia đình, đồng nghiệp, lãnh đạo, chuyên môn, địa phương xã hội. Có vận dụng những kiến thức thực tế trong thời gian công tác của bản thân, kiến thức giáo dục phổ thông trên báo chí, tập san, các phương tiện thông tin đại chúng, theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục và đào tạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh về trình độ tiếp thu bài học, năng khiếu cá nhân, nhu cầu hứng thú, thói quen thực hiện các hành vi đạo đức để tiếp tục giáo dục và phát triển trở thành những mầm mống tài năng của đất nước. - Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập những nhân tố tác động trong mối quan hệ tổng thể của học sinh. - Tìm hiểu chất lượng học sinh ở những năm học trước để phát triển học sinh còn hạn chế ở những điểm nào, môn học nào để tìm ra những giải pháp hữu hiệu tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để các em có kiến thức vững vàng học tốt các bậc học trên. - Nhiệm vụ của đề tài này cũng chính là cái đích mình cần đạt tới tức là kết quả học tập của học sinh về học lực và hạnh kiểm qua từng năm học. Qua giảng dạy, tìm hiểu nghiên cứu cần rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng rộng rãi trong công tác giáo dục nhằm đào tạo các em trở thành con ngoan trò giỏi. 6. Phương pháp nghiên cứu: Đi sau vào tìm hiểu tình hình thực tế học sinh trong lớp về đặc điểm tâm sinh lý học sinh, độ tuổi, học sinh năng khiếu, học sinh cá biệt. Tìm hiểu về kinh tế gia đình học sinh Trang phối hợp chặt chẽ công tác kết hợp giũa gia đình nhà trường và xã hội để có biện pháp giáo dục cho từng em. Điều tra kết quả học tập ở những năm học ở những năm học trước phân thành nhóm các đối tượng học sinh (Giỏi – khá – Trung bình - Yếu). Ở mỗi nhóm đối tượng học sinh giáo viên điều gần gũi trò chuyện để biết được những mạt hạn chế hay yếu tố năng động ở từng học sinh. Từ đó, định hướng cho các em cách học tập và rèn luyện có khoa học đem lại chất lượng cao. Qua đó người giáo viên có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. 7. Giả thuyết khoa học: Nghị quyết TW II khoá VIII của Đảng đã đề ra quan điểm và đổi mới chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nuớc. Cần tập trung giải quyết những vấn đề nỗi cộm để tạo nên sự phát triển ổn định chất lượng và hiệu quả của giáo dục – đào tạo. Đáp ứng những đòi hỏi của xã hội thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tầm quan trọng trong đó người giáo viên phải quán triệt kịp thời những tư tưởng chỉ đạo, những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục. Trong đó vai trò của người giáo viên phải đẩy mạnh hoạt động dạy - học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái niệm liên quan Trang Như chúng ta đã biết, chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo là mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và chất lượng dạy học nói riêng nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm là người đảm nhiệm đó chính là giáo viên chủ nhiệm. Hiện nay việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề cơ bản trong các trường Tiểu học. Nó là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo nói chung và nhà nhà trường nói chung và của nhà trường nói riêng và đặc biệt quan tâm. 2. Cơ sở lý luận : Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục, là cấp học tạo những cơ sở ban đầu cơ bản là bền vững cho các em học các bậc học trên. Chính vì vậy mà đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sư phạm cao đặc biệt là “công tác chủ nhiệm lớp” mới nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, trình độ từng đối tượng học sinh trong lớp để có hướng giảng dạy và giáo dục đạt kết quả phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra. 3. Cơ sở thực tiễn. * Thuận lợi: - Giáo viên nhiều năm liền giảng dạy lớp 4 và 5 đựơc đi tập huấn thay sách, nên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy và nhận thức được giáo dục học sinh Tiểu Học phát triển toàn diện là việc làm cần thiết. - Được sự quan tân của BGH và công đoàn nhà trường, lãnh đạo địa phương, của đồng chí và đồng nghiệp. * Khó khăn: Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của các em nên đồ dùng học tập còn thiếu thốn, các em chưa có ý thức học tậo, rèn luyện tu dưỡng đạo đức nên giáo viên phải tốn nhiều công sức để dạy bảo các em. Trang - Nhà ở các xa trường nên rất vất vả trong công việc. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo chúng ta cần phải đề ra những biện pháp là “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp pử cấp Tiểu học” CHƯƠNG II NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Nguyên nhân: * Về phía giáo viên: - Trong quá trình truyền thị kiến thức cho học sinh, giáo viên chưa chú ý phân loại các đối tượng. - Trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên chưa quan tâm đến điều kiện gia đình của từng em. - Chưa đầu tư vào việc soạn giảng ít gây hứng thú học tập cho học sinh. - các hoạt động ngoại khoá như văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động Đội chưa được chú trọng đúng mức nhằm phát huy tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng học tập. * Về phía học sinh - Một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học. - Chưa năm được phương pháp học tập và mất căn bản kiến thức ở lớp dưới. Trang - Đoềi kiện học tập như: SGK, dụng cụ học tập, góc học tập ở nhà…. - Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập. - Do bị chi phối việc học thêm và thời gian dành cho các em tự học ở nhà quá ít nên không đảm bảo việc hoàn thành các bài tập, bài học ở lớp. Bên cạnh đó các trò chơi vô bổ như: bi da, điện tử…cũng như những phim ảnh không lành mạnh, đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em. Thực trạng: Trường Tiểu học số 2 Bình Chương nằm phía Tây huyện Bình Sơn, cách trung tâm huyện lụy 7km. Đây là một xã mà trước đây bị địch cày phá thành vành đai trắng, chỉ sau giải phóng mới phục hồi xây dựng lại. Hơn 97% nhân dân trong xã sống bằng nghề nông. - Cơ sở vật chất nhà trưường vừa thừa, vừa thiếu, vừa xuống cấp, nhà trường chưa có các phòng học liệu, thư viện theo quyết định 01. - Chất lượng học sinh trong lớp không đồng đều. Cụ thể: - Học sinh khá, giỏi - Học sinh trung bình - Học sinh có những năng khiếu đặt biệt - Học sinh yếu - Học sinh cá biệt - Học sinh mồ côi Với những đặc điểm tình hình của lớp như vậy, tôi có những giải pháp sau. Trang 3. Giải pháp: Ngoài những mội quym quy định của trường, ngành thì tôi thực hiện một số bước như sau: Sau khi điều tra phân loại từng đối tượng học sinh, thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm. Tôi đã trực tiếp trao đổi với phụ huynh về từng đối tượng học sinh và đồng thời nhân được những thông tin từ phía phụ huynh, từ đó kịp thoèi có những kế hoạch cụ thể để tập trung cho từng học sinh. * Đối với học sinh yếu văn hoá: Trước hết cần biết các em học yếu môn gì? mức độ đọc - viết ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến việc học yếu. Để giúp các em tiến bộ trong học, tôi luôn suy nghĩ tìm ra những cách dạy, luôn học hỏi đồng nghiệp đi trước để có những phương pháấphy để giúp đỡ, chỉ dẫn cho học sinh yếu. Bên cạnh đó, tôi thường xuyên kiểm tra và theo dõi việc học bài và làm bài tập pử nhà của học sinh. * Đối với học sinh nghịch ngợm trong lớp: Việc giúp các đối tượng này, chấp hành tốt nội quy của lớp đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian. Đối với những học sinh này, tôi luôn tạo sự gần gũi thân thiện, luôn phát huy và khen thưởng kịp thời phát hiện những điều tốt, có tiến bộ để dần giúp các em có những thái đội đúng đắn hơn trong học tập. Mặt khác tôi thường xuyên liên lạc, thông báo với phụ huynh của những học sinh này để cùng theo dõi, nhắc nhở và tạo môi trường giáo dục chặt chẽ hơn giữa nhà trường và gia đình, bên cạnh việc quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đội ngũ công tác đắc lực nhất giúp tôi hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp là ban cán sự lớp. Đây là lực lượng đóng vai trò quan trọng với chất lượng học tập cũng như nề nếp lớp học. Trang * Đối với học sinh khá gỏi: Đối với những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn nhất là Toán và Tiếng Việt làm cho các em không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giáo viên phát hiện những nhân tài về chương trình nâng cao, tư vấn với phụ huynh mua thêm sách tham khảo giải các bào tập khó cho các em. nhằm trang bị những kiến thức cơ bản để tham gia thi học sinh giỏi các cấp. * Đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn: Tôi luôn quan tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như phát động phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng phụ huynh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho com em học tập. * Đối với những học sinh có năng khiếu đặc biệt. Bên cạnh các môn học tôi luôn quan niệm rằng “ Nét chữ, nết người: ở lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn chữ viết, giữ gìn sách vở của các em nên hàng tháng có chấm điểm, đánh giá xếp loại khen thưởng, những em có bộ vở sạch chữ đẹp để các em cùng nhau thi đua và có thói quen tự rèn luyện chữ viết, giữ gìn sách vở củ mình đẹp hơn. Hàng ngày, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho các em luyện viết từng bài rõ ràng. những em viết chữ đẹp tôi yêu cầu các em luyện viết nhiều kiểu chưc khác nhau. Với những học sinh vẽ đẹp, hàng tuần tôi cho các em tìm hiều chọn các đề tài, từ đó các em hình dung và vẽ theo ý thích… * Đối với những học sinh mồ côi. - Hằng tháng tôi kêu gọi học sinh trong lớp ủng hộ sách, vở, viết, quần áo cũ để các em có điều kiện học tập, trang phục phù hợp với các bạn trong lớp. Trang Ngoài ra để tăng cường chất lượng học tập đều khắp của lớp, tôi đã xây dựng các tổ học nhóm, đôi bạn cùng tiến, học sinh gỏi kèm học sinh yếu. Bên cạnh đó còn yêu cầu học sinh cần tập trung học việc học tập của mình ở nhà. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học tập của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm bớt đi sự căng thẳng. Trên đây là những biện pháp cụ thể cần áp dụng trong giảng dạy và trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhưng để đạt những hiều quả như mong muốn cần phối hợp chặt chẽ, linh hoạt các biện pháp trên. Với những kinh nghiệm làm tốt công tác “chủ nhiệm lớp” ở cấp Tiểu học này tôi đã vạch ra kế hoạch và áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, cụ thể năm 20082009 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5B, là một lớp cuối cấp ở Tiểu học. Đặc biệt lớp này phụ huynh chủ yếu sống bằng nghề nông, ít có thời gian chăm lo cho con hay khoán trắng cho nhà trường làm cho các em chán nản dẫn đến học yếu. Trước tình hình này, tôi nghĩ cần phải khoé léo làm coh các em thấu hiểu và làm theo những điều cô dạy bảo giúp các em vượt khó trong học tập. Vì vậy tôi đã thử nghiệm “Làm tốt công tác chủ nhiệm” vào lớp mình qua lần thử nghiệm đầu tiên năm học 2008 – 2009 kết quả rất khả quan học sinh đạt loại giỏi rất nhiều không có học sinh yếu kém, cuối năm đạt lớp tiên tiến. Tôi không chỉ dừng việc thử nghiệm ở lớp 5B măn học 2008- 2009 này, năm học 2009- 2010 tôi lại tiếp tục thửa nghiệm và cũng đạt kết quả đáng khích lệ như sau: Năm học Môn Xếp loại học lực Xếp loại Ghi hạnh kiểm chú Trang Lớp chủ Giỏi Khá TB Yếu Đạt nhiệm 2008- 2009 5B 2009- 2010 5A TV 19,2% 26,9% 53,9% 0% Toán 23% TV 30,8% 46,2% 0% 55,1% 41,8% 3,1% 0% Toán 56,2% 41,3% 2,5% 0% Chưa đạt 100% 0% 100% 0% Bản thân còn luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng họ sinh giỏi Toán, Tiếng Việt và các bộ môn năng khiếu. Kết quả như sau: Năm học 2008- 2009: * Cấp huyện Về cá nhân: 4 em dự thi học sinh giỏi cấp huyện đều đạt cả 4 em với 8 giải (5 giải môn tiếng việt, 3 giải môn toán) * Cấp trường - Về tập thể: Đạt lớp tiên tiến dẫn đầu toàn trường - Năm học: 2009- 2010 * Cấp huyện: * Về cá nhân: - Đạt 1 giải B vẽ tranh môi trường - Thi đá cầu đạt một giải Ba - Thi vở sạch chữ đẹp đạt 3 giải (2 giải nhì, một giải ba) Trang - Về tập thể: Đạt lớp tiên tiến dẫn đầu toàn trường Năm học 2010 – 2011 Tôi lại tiếp tục thử nghiệm đề tài này v à đạt kiểm tra đình kỳ lần I như sau: Lớp Năm học chủ Xếp loại học lực Môn Giỏi Khá TB Yếu TV 57,6% 28,1% 14,3% 0% Toán 66,6% 28,6% 4,8% 0% nhiệm 2010 - 2011 4A Ghi chú II. KẾT LUẬN Để thực hiện tốt đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học” người giáo viên cần phải: Có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ, có năng lực, nhiệt tình sẵn sàng tất vả vì học sinh thân yêu. - Nắm vững tâm sinh lý học sinh - Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, và xã hội. - Lập kế hoạch bào học rõ ràng, phù hợp với những đối tượng học sinh. - Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý, sử dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng. - Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ. - Giáo viên cần chấp hành và tuân thủ mọi điều hành giúp đỡ của BGH nhà trường, ngành Giáo dục. Trang Việc làm tốt công tác chỉ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học là vấn đề hết sức quan trọng, giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện về: đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS. Vì vậy người giáo viên phải có cách nhìn nhận mới, truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chính xác, có hệ thống, có chọn lọc, để thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Là người giáo viên Tiểu học ai cũng có một tấm lòng yêu nghề mến trẻ và mong học sinh của mình trở thàng con ngoan trò giỏi . Muốn đạt được đều đó cần phải áp dụng đề tài “Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học”. Trên đây là những ý kiến riêng của bản thân tôi, lần đầu tiên viết lên những duy nghĩ của mình để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học. Nếu có những gì sai sót mong lãnh đạo góp ý cho. Bình Chương, ngày 22 tháng 12 năm 2010 Xác nhận của cơ quan Trần Văn Chiến Người viết Trịnh Thị Luyện Trang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan