Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn sinh học...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn sinh học 7

.DOCX
16
2973
143

Mô tả:

Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Năm 2016 có một em học sinh lớp 7 trường tôi, gần nhà tôi ở bị đau bụng dữ dội, tôi nhìn thấy em nằm lăn lộn, quằn quại thấy rất thương. Cả nhà vội đưa em đi bệnh viện, khi đưa đến bệnh viện làm các xét nghiệm, siêu âm thật lâu mới phát hiện được là em bị giun chui cuống mật. Bác sĩ dùng nhiều biện pháp nhưng không được cuối cùng phải mổ nội soi để gắp con giun ra. Giun đũa được gắp ra dài khoảng 20 cm, đầu thuôn nhọn nên. Dù qua cơn nguy hiểm nhưng em vẫn còn đau vì vết mổ và đây có lẽ là việc không bao giờ em quên được. Như chúng ta biết bệnh giun – sán rất phổ biến ở Việt Nam. Theo ước tính, mỗi năm người Việt Nam mất 28,5 triệu lít máu để nuôi các loại ký sinh trong cơ thể. Hàng chục triệu người mắc bệnh giun – sán, tỷ lệ nhiễm giun sán cao ở trẻ em, học sinh, sinh viên. Ở tuổi như các học sinh bị nhiễm giun sán thì cũng là bình thường vì các em hay ăn uống lung tung; ăn quà vặt mọi nơi, mọi chỗ không cần nghĩ đến chuyện phải giữ vệ sinh; và gia đình thì thường quên không theo dõi để cho các em uống thuốc tẩy giun định kỳ đúng lịch và các em cũng quên uống thuốc tẩy giun định kỳ. Nhưng lần đầu chứng kiến cảnh 1 em bị giun chui cuống mật như trên thật sự tôi thấy vấn đề rất rất nghiêm trọng, tôi thấy chúng ta không thể coi thường bệnh này. Bệnh giun sán thực tế có thể phòng ngừa được và đa số bệnh giun sán cũng dễ chữa do đó tôi nghĩ mình phải góp phần giáo dục các em phòng chống bệnh này để hạn chế tác hại của giun sán với các em. Từ năm 2016 đến nay tôi đảm nhận dạy sinh học 7 tôi đã vận dụng các phương pháp để giúp các em phòng chống bệnh giun sán và cũng đạt được một số kết quả nhất định, đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7”. II. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu về tác hại của giun sán, các cách tuyền truyền cũng như phương pháp dạy học để tuyên truyền cho học sinh, người dân phòng bệnh, phòng tác hại của giun sán hiệu quả, thiết thực. - Giúp mọi người có phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh giun sán đúng cách, hiệu quả để có một sức khỏe tốt. 1 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Bệnh giun – sán rất phổ biến ở Việt Nam. Theo ước tính, mỗi năm người Việt Nam mất 28,5 triệu lít máu để nuôi các loại ký sinh trong cơ thể. Hàng chục triệu người mắc bệnh giun – sán, tỷ lệ nhiễm giun sán cao ở trẻ em, học sinh, sinh viên, nông dân, người làm vườn, công nhân trực tiếp tiếp xúc với môi trường tại các nhà ga, bến xe – nơi có điều kiện sinh hoạt khó khăn, điều kiện vệ sinh lao động kém. Bệnh giun - sán là bệnh lây truyền từ động vật, thực vật sang người. Có hàng trăm loài giun – sán gây bệnh ở người, động vật và thực vật. Ấu trùng giun – sán có thể sống ký sinh ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể người như não, tim, phổi, gan, thận, mạch máu, bạch huyết, đầu, mặt, cổ, mắt, vùng bụng, vùng lưng, phúc mạc, dây thần kinh, tủy sống… Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm và mắc bệnh giun – sán, từ trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai đến các cụ già. Biến chứng của bệnh giun – sán rất nặng nề như liệt nửa người, nhức đầu kéo dài, rối loạn tâm thần, phù não, mất khả năng nhìn, mù mắt, viêm não, xuất huyết não, phù phổi, ho ra máu, ngừng tim đột ngột, đột tử, viêm ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc, đái ra máu, đái dưỡng chấp, phù với bệnh giun chỉ bạch huyết gây biến chứng tàn tật suốt đời. Bệnh giun – sán ký sinh ở gan mật, gây viêm gan, apxe gan, ung thư gan. Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào điều trị cho tất cả các bệnh giun – sán. Mỗi loại thuốc chỉ có thể điều trị cho một vài loại giun – sán nhất định. Thậm chí một loại thuốc chỉ có thể điều trị cho một loài giun – sán. Đây là khó khăn của ngành dược thế giới cũng như ngành dược Việt Nam. Thuốc Egaten của Thụy Sỹ là thuốc độc nhất để điều trị bệnh sán lá gan. Thuốc DEC là thuốc độc nhất để điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết gây phù voi, đái đường cấp. Theo Bệnh Viện Đại học Quốc gia Hà nội thì đã có hơn 10 vạn người gồm phụ nữ, trẻ em, học sinh, nông dân, công nhân và nhiều thành phần khác đã được khám và điều trị. Lần lượt nhiều xã, huyện thuộc nhiều tỉnh khác của miền Bắc như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Hải Phòng…hàng chục vạn bệnh nhân mắc bệnh giun – sán đã được điều trị. Tỷ lệ học sinh tiểu học nhiễm giun kim rất cao từ 80-90%. Qua tìm hiểu thì tại huyện Krông Ana, tỉ lệ trẻ em bị mắc bệnh giun sán cũng rất cao dẫn đến tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, thể trạng phát triển không tốt ảnh hưởng đến tư duy, học tập, vận động. II. Thực trạng vấn đề - Trước đây tất cả trẻ em từ 2 đến 10 tuổi được hỗ trợ thuốc giun để phòng bệnh giun định kỳ, trung tâm y tế sẽ lên lịch định kỳ để cho các em uống thuốc để tránh tác hại của giun nhưng đến trường THCS cho đến khi lớn thì không được hỗ trợ thuốc để uống phòng giun nữa. Nhưng theo trung tâm y tế Huyện Krông Ana thì bắt đầu từ năm 2018 thì kể cả trẻ em tiểu học cũng không được hỗ 2 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 trợ thuốc phòng bệnh giun nữa. Các em phải được gia đình quan tâm chăm sóc và tự có định hướng, thời gian cho các em uống thuốc phòng giun sán. - Qua tìm hiểu học sinh khối 7 khi dạy môn sinh học thì rất nhiều em chưa quan tâm đến việc phòng bệnh giun gián và kể cả bố mẹ các em cũng thế, thực tế nhiều bố mẹ còn không để ý đến điều này nhất là bố mẹ học sinh là người dân tộc thiểu số. - Tôi tiến hành khảo sát học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy 2 năm qua với câu hỏi như sau: CÂU HỎI THAM KHẢO 1. Từ khi em lên lớp 6 đến nay thì việc uống thuốc tẩy giun định kỳ của em như thế nào? Trả lời: Đánh dấu ( x ) vào câu trả lời đúng với bản thân em. - Uống theo định kỳ (6 tháng – 1 năm): - Ít uống : - Em không nhớ: - Chưa uống lần nào: 2. Lý do em uống thuốc hay không uống là do: Uống thuốc Không uống Bố mẹ nhớ Em nhớ nhắc Bố mẹ Em không 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình cho uống để uống không nhớ nhớ bày trình tự những biện pháp, cácthuốc bước cụ thể, trong đó có nhận về vai trò, tác dụng, hiệu choxét uống quảTrả củalời từng biện pháp hoặc từng bước đó. (đánh dấu4. (x) Tính) mới của giải pháp: Nêu được tính mới của sáng kiến trong thực Kết quả thu được là: - Năm học 2016 – 2017: Với 81 học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy, qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau HS uống định kỳ Số lượng 20 % 25 HS ít uống Số lượng 31 HS chưa uống % 38.3 Số lượng 30 % 36.7 Kết quả thu được là: - Năm học 2017 – 2018: Với 75 học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy, qua khảo sát tôi thu được kết quả như sau HS uống định kỳ Số lượng 18 % 24 HS ít uống Số lượng 29 HS chưa uống % 38.7 Số lượng 28 % 37.3 3 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 - Tôi thấy số lượng HS uống thuốc đều đặn chỉ khoảng 24 - 25% đúng định kỳ, số liệu cho thấy trẻ được uống thuốc tẩy giun còn ít so với số lượng trẻ em nói chung, như vậy chưa thể phòng tránh được nhiều tác hại do bệnh giun gây ra nhất là đối với trẻ em. - Qua phiếu điều tra cho thấy nguyên nhân ở đây chủ yếu là do bố mẹ chưa quan tâm đến vấn đề phòng bệnh này cho con cái, bố mẹ các em cứ nghĩ nhà trường đã cho con mình uống thuốc như ở các trường mẫu giáo. Rồi đa số bố mẹ làm nông nghiệp nên ít bố mẹ quan tâm đến vấn đề phòng bệnh giun sán cho con. Và nguyên nhân tiếp theo là các em chưa hiểu rõ về tác hại của giun sán nên hầu như coi bệnh này là bình thường, chủ quan, chưa có cách phòng bệnh cho bản thân và gia đình. - Theo bản thân tôi thấy nếu bố mẹ không quan tâm về vấn đề phòng bệnh giun sán cho con và các con chưa hiểu rõ tác hại của giun sán thì con cái dễ bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về đường ruột và các bệnh khác nữa dẫn đến sức khỏe của trẻ em không thể phát triển tốt được ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ nên có nhiều trẻ ăn uống tốt nhưng vẫn gầy, thấp. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Ở chương trình sinh học 7 các em được học về động vật từ động vật nguyên sinh đến các động vật bậc cao, các em biết được nhiều loại động vật ký sinh trên người và động vật nhất là chương 3 nói về các ngành giun như giun dẹp, giun tròn, giun đốt,.. Tôi muốn qua các bài học này tôi giáo dục kỹ hơn cho các em về cách phòng tránh bệnh giun sán. Chương trình sinh học 7 các em được tìm hiểu về thế giới động vật đa dạng, phong phú từ động vật bé nhỏ như động vật nguyên sinh đến các ngành của lớp động vật không xương sống, động vật có xương sống. Chương 1. Tìm hiểu về động vật nguyên sinh Chương 2. Ngành ruột khoang Chương 3. Các ngành giun như giun dẹp, giun tròn, giun đốt Chương 4. Ngành thân mềm Chương 5. Ngành chân khớp Chương 6. Ngành động vật có xương sống gồm nhiều lớp, lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát,.. Ở mỗi loài động vật các em đều được tìm hiểu về cấu tạo, lối sống, dinh dưỡng, sinh sản, vai trò cụ thể là lợi ích hay tác hại. 4 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 - Lợi ích cụ thể là động vật các em nghiên cứu có lợi ích gì trong đời sống để từ đó các em biết bảo vệ động vật , có hướng để phát huy lợi ích. - Tác hại: các em biết được tác hại của loài động vật mình đang nghiên cứu từ đó biết cách phòng tránh tác hại, tiêu diệt động vật gây hại khi cần thiết. Quan sát, theo dõi trong thực tế bản thân quyết định giới hạn của đề tài của tôi là giáo dục học sinh về tác hại của giun sán và cách phòng tránh bệnh giun sán qua một số bài học ở sinh học 7. Theo tôi để giáo dục học sinh tôi phải sử dụng nhiều hình thức khác nhau như: - Quá quá trình dạy học sử dụng nhiều phương pháp dạy học cũng như các câu hỏi để học sinh nhớ, hiểu, biết được tác hại, cách phòng tránh bệnh giun sán. - Sử dụng câu hỏi nhấn mạnh trong kiểm tra đánh giá để học sinh vận dụng được kiến thức trả lời câu hỏi, từ đó học sinh biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Tìm hiểu, điều tra thực tế trước và sau khi giáo dục để nắm được tình hình, nếu khó khăn thì có cách giúp đỡ phù hợp, .. 1. Giáo dục qua các bài học Bắt đầu sang chương 3 các ngành giun, tôi sẽ cho các em quan sát một số hình ảnh về giun sán (hình ảnh sưu tầm trên mạng xã hội), 1 đoạn video về tác hại của giun sán. Ví dụ: Giun đũa được lấy ra từ ruột người 5 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Người bị nhiễm giun, sán Một con sán lá ruột sống trong ruột người Trong quá trình dạy học ở mỗi loài giun sán tôi đều cho các em nghiên cứu kỹ về dinh dưỡng, cấu tạo, lối sống, vòng đời và tác hại của động vật sau đó. Sau đó yêu cầu các em nghiên cứu kỹ về nguyên nhân mắc bệnh và cách phòng tránh để từ đó giáo dục các em phòng bệnh về giun sán. Tôi dành thời gian để kiểm tra các em có vận dụng vào thực tế hay không, vận dụng ra sao, có hiệu quả không bằng nhiều hình thức như quan sát, tìm hiểu qua trao đổi, giao bài tập, kiểm tra đánh giá. 1.1. Bài Sán lá gan – Đặc điểm của ngành giun dẹp Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Tôi cho các em quan sát hình ảnh về sán lá Học sinh theo dõi video và một số gan. Ví dụ hình ảnh về sán lá gan. 6 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Hs nhận biết được hình dạng, màu sắc, nơi sống của sán lá gan Sán lá gan lớn Gan bị nhiễ m sán - Cá nhân HS quan sát hình11.1 SGK, kết hợp với thông tin về cấu tạo, dinh - Tôi yêu cầu HS quan sát hình 11.1 trong dưỡng, sinh sản... SGK trang 40, đọc thông tin trong SGK, - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài 2 ? Trình bày đặc điểm, cấu tạo, nơi sống, di - 5 cm màu đỏ máu. Mắt, lông bơi chuyển của sán lá gan. tiêu giảm, ngược lại các giác bám phát triển - Gọi các nhóm trình bày đáp án - GV nhận xét bổ sung hoàn thiện - Các nhóm trình bày, nhận xét Hoạt động. Dinh dưỡng HS nghiên cứu thông tin ? Sán lá gan bám vào vật chủ bằng cách nào - Dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng của vật chủ - Hút chất dinh dưỡng từ môi trường ? Cách dinh dưỡng của sán lá gan. kí sinh, đưa vào 2 nhánh ruột vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. - GV nhận xét ? Qua dinh dưỡng của sán lá gan em thấy trâu - Trâu bò bị mất chất dinh dưỡng, bò sẽ như thế nào khi bị nhiễm sán? gầy, chậm lớn. Trâu bò bị nhiễm sán càng nhiều thì càng gầy, càng còi cọc chậm lớn. * Tiểu kết: - Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng của vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh, đưa vào 2 nhánh ruột vừa dẫn chất 7 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 dinh dưỡng nuôi cơ thể. Hoạt động 3. Sinh sản Để giáo dục về phòng tránh bệnh sán lá gan 1. Cơ quan sinh dục. thì tôi quan tâm kỹ hơn về vòng đời 2. Vòng đời. - Tôi cho học sinh quan sát hình ảnh về vòng - HS theo dõi đời của sán lá gan ? Hãy cho biết vòng đời của sán lá sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau: - Trứng sán lá gan không gặp nước - HS trả lời, nhận xét cho nhau để - Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích thấy sán lá gan sống rất dai, trải qua hợp? nhiều giai đoạn biến thái khác nhau - Kén sán bám vào rau bèo... chờ mãi không nên khó tiêu diệt. gặp trâu bò ăn phải? - Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào? GV nhận xét các ý kiến của HS -Sán ( trong trâu bò)  trứng  ấu ? Quan sát hình 11.2 SGK. Em hãy viết sơ đồ trùng  ấu trùng ký sinh ở ốc  ấu vòng đời của sán lá gan. trùng có đuôi sống ở môi trường - GV: Trâu bò ở nước ta mắc bệnh sán lá gan nước  kết kén  bám vào cây rau, với tỉ lệ cao, vì chúng làm việc hoặc hay sống bèo. trong môi trường đất ngập nước. Trong môi HS các nhóm bổ sung hoàn thiện trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá lá gan. Thêm nữa, trâu bò thường ăn các cây cỏ từ thiên nhiên, uống nước, có các kén sán bám ở đó rất nhiều. - Qua vòng đời của sán lá gan em sẽ phòng -Hs vận dụng kiến thức suy nghĩ các bệnh sán lá gan cho trâu bò như thế nào? cách để phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò, như + Không cho trâu bò ăn thực vật thủy sinh hoặc rửa kỹ rau bèo bằng Nếu biết trâu bò bị nhiễm sán em có ăn thịt nước muối trước khi cho trâu bò ăn. trâu bò không? + Không để trâu bò ăn ốc + Cho trâu bò uống thuốc tấy giun, sán... - Khi dạy bài này tôi thấy học sinh quan sát hình ảnh xong đã có cảm giác sợ tác hại của loài sán này, khi học về dinh dưỡng thấy sán có giác bám, bám 8 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 chắc vào nội tạng vật chủ để hút chất dinh dưỡng học sinh sẽ thấy sán lấy rất nhiều chất dinh dưỡng của vật chủ, nếu vật chủ bị nhiễm sán nhiều sẽ bị chậm lớn, người nuôi tốn kém mà không đạt hiệu quả cao thậm chí còn lỗ vốn. Với các nội dung vừa được tìm hiểu thì học sinh sẽ suy nghĩ phải phòng bệnh sán cho trâu bò nhà mình và mình không nên ăn trâu bò bị nhiễm sán. - Tôi thường giao việc và kiểm tra bằng nhiều cách như có thể hỏi học sinh: Em đã phòng, chữa bệnh sán cho trâu bò, động vật nhà em như thế nào? - Học sinh làm và báo cáo việc làm của mình. -Từ phần trả lời hay bài báo cáo của học sinh mà tôi động viên, khen những học sinh có biện pháp phòng bệnh cho động vật kịp thời hoặc góp ý bổ sung khi thấy chưa phù hợp. 1.2. Ở bài 12. Một số giun dẹp khác - Tôi yêu cầu mỗi nhóm về nhà nghiên cứu thông tin về các đại diện của giun dẹp như sán lá máu, sán bã trầu, sán dây. Mỗi đại diện tìm hiểu cụ thể về nơi sống, đặc điểm, cách xâm nhập, tác hại, cách phòng tránh. Khuyến khích các nhóm làm trên Word hoặc power point để trình chiếu cho các bạn theo dõi, bổ sung. - Đến tiết học tôi yêu cầu mỗi nhóm trình bày 1 đại diện, nhóm khác bổ sung hoàn thiện để học sinh nắm rõ tác hại và cách phòng tránh các loài sán trên. - Có nhóm 2 ở lớp 7A2 (NH: 2018 – 2019) đã trình bày nội dung về sán dây rất cụ thể, nên sau đó tôi đã giới thiệu nội dung với lớp khác để các em tham khảo học hỏi lẫn nhau. Nội dung bài báo cáo của học sinh như sau: Sán dây Bác sĩ phát hiện ổ sán dây lợn trong não của bé gái 8 tuổi 9 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Cấu tạo của sán dây + Nơi sống của sán dây: kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu, bò. + Đặc điểm cơ thể: Đầu sán nhỏ có giác bám, thân sán gồm hàng trăm đốt, ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Mỗi đốt sán đều mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính. Các đốt cuối cùng chứa đầy trứng. + Cách xâm nhập: Trâu, bò, lợn ăn phải, ấu trùng phát triển thành nang sán. Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo, sẽ mắc bệnh sán dây. + Tác hại: Sán xâm nhập vào trâu, bò, lợn, chó, ... gây ra xanh xao, chậm lớn và dễ lây lan sang người. Bệnh sán dây xâm nhập vào người gọi là bệnh nhiễm lợn gạo, khi ấu trùng gây bệnh lợn gạo cho người thì các triệu chứng thể hiện tùy thuộc vào cơ quan chúng gây bệnh như: - Lợn gạo ở não: Nếu ấu trùng sán định cư tại não thì chúng có thể gây ra tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu, động kinh cục bộ, suy giảm trí tuệ, yếu, liệt chi thậm chí có thể rối loạn tâm thần. Tất cả các triệu chứng trên ở mức độ nào còn tùy thuộc vào số lượng và vị trí định cư của ấu trùng sán trong não người. - Lợn gạo ở mắt: Ấu trùng có thể định cư tại hốc mắt, mí mắt, kết mạc mắt hoặc trong mắt chúng có thể gây ra những rối loạn thị gác và tùy vào vị trí của ấu trùng định cư ở mắt. - Lợn gạo ở trong tế bào cơ: ít có biểu hiện lâm sàng trừ khi với số lượng nhiều chúng có thể gây đau cơ và sau thời gian dài chúng sẽ bị vôi hóa ngay trong cơ, nơi chúng định cư. - Lợn gạo ở dưới da: có thể thấy những nốt lổn nhổn có thể sờ thấy rõ, đôi khi chúng gây ngứa. Qua đây ta thấy sự nguy hiểm của sán dây đối với động vật, người. + Cách phòng bệnh: để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo người dân: 10 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 - Không ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, tré, thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu, bò tái; kết hợp với các ngành chức năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu bò và loại bỏ các con vật mang ấu trùng sán; không ăn rau sống, không uống nước lã. - Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông. - Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi. - Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo). - Theo em thì trẻ em phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không mút tay, không ngậm tay vào miệng + Nếu nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh sán thì để chẩn đoán bệnh sán lợn ở người, có thể chọc hút nang sán dưới da, xét nghiệm công thức máu, dịch não tủy (bạch cầu ái toan tăng), lấy máu làm phản ứng ELISA. Nếu có các biểu hiện thần kinh, cần chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) não. + Cách điều trị khi bị bệnh sán dây: Phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi. Không nên điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển đối với bệnh sán dây lợn vì dể xảy ra biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh sán dây nói chung ngoài các thuốc đặc hiệu cần phải điều trị kết hợp các triệu chứng, di chứng mà ấu trùng sán gây ra cho những cơ quan tổ chức khác nhau trong cơ thể. Trong trường hợp những nang sán ở những vị trí có thể can thiệp bằng phẫu thuật lấy nang sán thì tiến hành phẫu thuật. Mẫu sán dây thu hồi tại Phòng khám bệnh Chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM. 11 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 Trong khi 2 học sinh nhóm trình bày thì các bạn học sinh đều rất ngỡ ngàng, vẻ hoảng sợ sau đó nhìn vẻ mặt rất quyết tâm phải phòng tránh cho mình bệnh sán dây. Và bản thân là giáo viên dạy sinh học nhưng nhìn hình ảnh và nội dung của các em bản thân cũng thấy rất nổi da gà vì sợ và nghĩ bản thân mình cũng phải cố gắng phòng tránh bệnh sán dây cho mình, người thân của mình. 1.3. Bài Giun đũa Đối với bài giun đũa trong quá trình dạy học tôi nhấn mạnh các câu hỏi về tác hại, cách phòng tránh bệnh giun đũa và yêu cầu các em trả lời hoặc hoạt động nhóm trả lời để hiểu rõ bản chất, như: ? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật của người? Hậu quả gây ra như thế nào đối với con người? Học sinh biết được đặc điểm giun đũa thuôn 2 đầu có thể chui rúc trong ruột, một số nội tạng người và có thể chui vào ống mật. Khi chui vào ống mật người bệnh sẽ đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc. Hình ảnh siêu âm của bác sĩ chẩn đoán ca bệnh giun chui ống mật. ? Đối tượng nào thường mắc bệnh giun đũa? Nêu các bệnh do giun đũa gây ra? Các em biết trẻ em thường mắc bệnh giun đũa do thói quen mút tay, không giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống lung tung, không giữ vệ sinh ăn uống, ... ? Qua vòng đời của giun đũa em thấy hoạt động “ rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống” có liên quan gì đến bệnh giun đũa? ? Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun 1 – 2 lần trong 1 năm? ? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người. Khi 1 học sinh trả lời, học sinh khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn thì kiến thức các em sẽ thu được đầy đủ hơn, tôi bổ sung thêm kiến thức, hình ảnh. Ở bài này từ câu trả lời của các em tôi tóm lược kiến thức cho các em: Đối với trẻ em, giun có thể bị nhiễm do ăn thức ăn không sạch hay nấu chưa chín, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau quả chưa được rửa sạch, tay bẩn, nguồn 12 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất, nguồn không khí bị ô nhiễm. Trẻ cũng có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Giữ vệ sinh cá nhân như cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch sẽ. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa thật kỹ và sạch trước khi ăn. - Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm. - Vệ sinh môi trường xung quanh, không phóng uế bừa bãi. Theo tôi, qua các nội dung đã học, tìm hiểu thì chắc chắn các em sẽ thấy được tác hại gây ra do giun đũa và biết cách phòng bệnh. + Đến tiết học sau tôi sử dụng các câu hỏi trên làm câu hỏi kiểm tra bài cũ như: - Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật của người? Hậu quả gây ra như thế nào đối với con người? - Nêu các biện pháp để phòng bệnh giun đũa ở trẻ em? 1.4. Một số giun tròn khác Ở bài giun đũa, tôi giao các em về nhà tìm hiểu kỹ cho tôi về giun kim, vòng đời, tác hại của giun kim, cách phòng bệnh. Đến bài học, tôi giành nhiều thời gian hơn về phần giun kim. Yêu cầu học sinh theo dõi và trình bày vòng đời của giun kim sau đó cho các nhóm trả lời câu hỏi sau Câu hỏi 1. Giun kim gây cho trẻ em điều phiền toái như thế nào? 2. Do thói quen nào của trẻ mà giun kim khép kín được vòng đời? 3. Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì? Khi học sinh trả lời được các câu hỏi trên, thảo luận nhận xét cho nhau thì học sinh sẽ có được kiến thức về giun kim như là: Giun kim gây ngứa ở hậu môn trẻ em, trẻ em có thói quen mút tay nên giun kim khép kín được vòng đời. Và học sinh sẽ biết được các biện pháp phòng bệnh giun kim, cơ bản nhất là không mút tay, giữ vệ sinh tay, uống thuốc tẩy giun định kỳ, rồi tiếp đến là vệ sinh ăn uống,.. 2. Giáo dục qua kiểm tra đánh giá - Sử dụng các câu hỏi vận dụng khi kiểm tra bài cũ hay kiểm tra định kỳ như: 13 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 + Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật của người? Hậu quả gây ra như thế nào đối với con người? + Tại sao trẻ em thường hay bị nhiễm bệnh giun sán nhiều hơn người lớn? + Em đã uống thuốc giun định kỳ chưa? Theo em thời gian tẩy giun định kỳ là bao nhiêu tháng 1 lần? + Em có biện pháp gì để bảo vệ gia đình và người thân tránh bị bệnh giun sán? + Nhiều bạn thích ăn gỏi cá, bò tái, theo em có tốt không? Em sẽ ăn cùng bạn hay khuyên bạn không nên ăn và nếu khuyên thì khuyên thế nào? - Sau khi kiểm tra qua kết quả trả lời của học sinh mà tôi có nhận xét phù hợp, nếu em nào chưa nắm được vấn đề thì tôi sẽ cùng các em khác giúp đỡ, hoàn chỉnh về kiến thức cho các em. 3. Qua tìm hiểu thực tế Trước khi sang chương 3 các ngành giun, tôi hỏi học sinh đã uống thuốc tẩy giun định kỳ chưa? Khi nào thì các em uống thuốc tẩy giun? Theo hiểu biết của các em giun- sán có hại cho người và động vật không? Tôi ghi lại số lượng, lắng nghe kiến thức của các em trao đổi, chưa nhận xét đúng sai mà chỉ ghi tóm tắt lưu lại. Sau khi dạy học và giáo dục xong chương 3, tôi hỏi học sinh lại các câu hỏi: - Vậy giun- sán có hại cho người và động vật không? - Em đã uống thuốc tẩy giun chưa? - Định kỳ uống thuốc tẩy giun như thế nào? Tôi cho các em so sánh lại các câu trả lời, số lượng thu thập với trước đó để thấy được nhận thức, hiểu biết của các em đã thay đổi như thế nào. Những em chưa uống thuốc tẩy giun tôi hỏi rõ lý do. Nếu các em chưa đến kỳ uống thuốc xổ giun thì tôi khuyên các em ghi lại lịch để nhớ đến kỳ phải uống. Nếu vì bố mẹ chưa quan tâm cho em uống thuốc thì tôi nhắc các em về trao đổi với bố mẹ để uống thuốc xổ giun, nếu bố mẹ chưa quan tâm thì tôi sẽ nhắc bố mẹ các em bằng cách gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến nhà trao đổi. Nếu gia đình khó khăn tôi sẽ tìm cách hỗ trợ như trao đổi với nhân viên y tế hỏi xem có thuốc không để hỗ trợ cho các em, nếu khó khăn quá tôi sẽ nhờ đến hội cha mẹ học sinh các lớp để xin hỗ trợ cho các em khó khăn mỗi em 1 viên thuốc xổ giun. VD. Năm học 2017 – 2018 tôi trực tiếp giảng dạy lớp 7A7, lớp này có nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi giảng dạy, tuyên truyền vận động nhiều lần các em về uống thuốc tẩy giun định kỳ thì trong lớp vẫn có 2 em chưa uống, 1 em là người đồng bào thiểu số nhà có hoàn cảnh khó khăn nên mẹ em chưa cho uống thuốc, 1 em nhà cũng có hoàn cảnh khó khăn chưa uống thuốc được, tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm và hội cha mẹ học sinh đề nghị tặng 2 em 2 viên thuốc phòng bệnh giun, hội cha mẹ học sinh rất vui vẻ ủng hộ. 14 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 IV. Tính mới của giải pháp Nâng cao được nhận thức của học sinh về bảo vệ sức khỏe cho bản thân phòng tránh các bệnh về giun, sán. Tuyên truyền lan rộng đến người thân để cùng bảo vệ sức khỏe. V. Hiệu quả SKKN Sau khi áp dụng 2 năm với các lớp bản thân tôi giảng dạy sinh học 7 tôi đã thấy sự chuyển biến rõ rệt trong hành động, nhận thức của học sinh. Trước khi thực hiện tôi đã tìm hiểu số lượng học sinh uống thuốc tẩy giun từ khi lên lớp 6 thấy còn ít nhưng sau khi giảng dạy, tuyên truyền, vận động, tôi đã khảo sát lại, thu được kết quả khả quan là các em đã về đề nghị bố mẹ cho uống thuốc tẩy giun để phòng tránh bệnh giun sán. - Năm học 2016 – 2017: Khi giảng dạy vận động đợt 1, khoảng 2 tuần sau tôi hỏi lại thì đã có 68/81 đã được uống thuốc, tôi hỏi nguyên nhân những em còn lại ròi tiếp tục vận động, giáo dục, sau 2 tuần thì chỉ còn 5 em chưa uống trong đó có 3 học sinh bố mẹ sợ thuốc độc hại nên không cho uống, tôi đã gặp trực tiếp trao đổi và kết quả chỉ còn 2 em nhà hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm xa chưa được uống và tôi đã nhờ sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm và hội cha mẹ học sinh của lớp kết quả 81 học sinh đã uống thuốc tẩy giun định kỳ. - Năm học 2017 – 2018: Cũng như năm trước tôi cũng thường xuyên giáo dục, vận động, tuyên truyền để các em hiểu rõ tác hại và có cách tuyên truyền với bố mẹ để được uống thuốc bảo vệ bản thân, sau nhiều đợt tuyên truyền hỏi han thì đã có 75/75 học sinh được uống thuốc phòng bệnh giun sán, trong đó có 3 học sinh được cô giáo, hội cha mẹ giúp đỡ về thuốc. Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị I. Kết luận: - Qua thực hiện đề tài tôi thấy học sinh có hứng thú hơn trong các tiết học và chăm chú tìm hiểu về đời sống, tác hại của các loài giun sán từ đó biết bảo vệ sức khỏe để tránh các bệnh giun sán, biết cách xử lý để tránh tác hại của giun sán. - Các em còn là nguồn tuyên truyền thông tin rất tốt đến mọi người xung quanh, người thân về bảo vệ bản thân trước các bệnh giun sán. II. Kiến nghị: không TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách sinh học 7 - Hình ảnh, thông tin trên VTV và Internet Người viết 15 Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan