Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

.PDF
28
18
53

Mô tả:

UBND HUYỆN KRÔNG ANA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Lĩnh vực: Chủ nhiệm Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Năm Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi Krông Ana, tháng 02 năm 2018 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đều biết môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá nhân. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nặng như bây giờ. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường đang được đẩy lên mức báo động, gây nhiều hậu quả xấu đối với môi trường sống con người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm không vacxin phòng bệnh. Và ở trong ngôi trường THCS Nguyễn Trãi cũng vậy một thực trạng đáng buồn là dù yêu trường lớp đến đâu nhiều học sinh vẫn vô tư xả rác khắp nơi, từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong ngăn bàn. Giải thích cho việc làm rõ ràng là thiếu văn minh này, một số học sinh hồn nhiên phát biểu: Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh… do sự thiếu ý thức của một bộ phận các em học sinh mà làm mất cảnh quan trường học, làm cho môi trường học tập bị ảnh hưởng. Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt buộc khi giảng dạy trong trường Phổ thông, mặc dù trong nhà trường ở các tiết học như giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hay các buổi sinh hoạt dưới cờ… đã có sự lồng ghép rèn luyện cho các em ý thức bảo vệ môi trường xong chưa thường xuyên và do nhận thức của các em còn hạn chế cho nên việc rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa thực sự hiệu quả. Tôi thiết nghĩ rằng người giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các em nên vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường, sự ô nhiễm môi trường, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm… tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất, nó còn là nền tảng để phát triển đạo đức xã hội của mỗi con người. Trước thực tế như vậy, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi thấy bản thân phải tìm cách để giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn, không những trong nhà trường mà Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 1 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường còn ở gia đình và xã hội. Mục tiêu muốn hạn chế bớt rác thải cũng như nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho các em học sinh trong nhà trường, xuất phát điểm từ học sinh lớp chủ nhiệm. Từ những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua nhiều năm được phân công làm công tác chủ nhiệm, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp ...tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường”. Rất mong được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THCS Nguyễn Trãi, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thông qua công tác chủ nhiệm. Nhằm giúp học sinh nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và đời sống con người. Từ đó có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung ở mọi lúc mọi nơi. Có ý thức tiết kiệm điện, nước...tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học cũng như ở địa phương tổ chức. Đề tài này nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các giờ dạy kiến thức, các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, các giờ sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa... góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ở trường THCS Nguyễn Trãi, từ đó mở rộng cho các trường THCS khác trên địa bàn Huyện Krông Ana. * Nhiệm vụ • Nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường. • Khảo sát, đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở trường THCS Nguyễn Trãi. Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trường THCS Nguyễn Trãi. • Thực nghiệm sư phạm. 3. Đối tượng nghiên cứu Tập trung vào các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 8A1 (năm học 2016 - 2017) trường THCS Nguyễn Trãi làm lớp thực nghiệm. Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 2 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường 4. Giới hạn của đề tài Tìm hiểu về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh lớp 8A1 năm học 2016 - 2017 trường THCS Nguyễn Trãi. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập thông tin trên báo chí, trên internet... b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, tổng hợp, so sánh, quan sát, thực nghiệm. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Trong những năm gần đây, người dân cả nước đã chứng kiến sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội, mức sống của người dân ở nhiều nơi được cải thiện rõ rệt. Các khu đô thị, nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, song song với việc phát triển về kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội và gây ra những tác hại không nhỏ đến con người, sinh vật và thiên nhiên. Vậy đâu là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay ? • Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học. • Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học. • Do các tác nhân phóng xạ. • Do các chất thải rắn. • Do tiếng ồn, bụi, khói… • Do sinh vật gây bệnh… • Và nhiều nguyên nhân khác. Còn tại trường THCS Nguyễn Trãi, môi trường học đường lâu nay vẫn còn tình trạng rác ở khắp mọi nơi: bồn hoa, ngăn bàn, góc lớp, cầu thang, căng tin đâu đâu cũng có rác. Thế nhưng, các học sinh của chúng ta lại dửng dưng làm ngơ, quên đi và thậm chí Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 3 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường là không hay biết. Chính các em cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Dẫu biết rằng việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch - đẹp ở bất kì nơi đâu đã được trang bị cho các em học sinh từ rất sớm. Song đáng buồn thay, ở bất kì ngôi trường nào khi chúng ta có dịp ghé thăm thì không khó để nhận thấy những cảnh tượng học sinh không giữ gìn vệ sinh học đường, thậm chí những hình ảnh này còn mang tính chất rất phổ biến. Nhiều em học sinh vứt giấy, vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su,… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số các em học sinh. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ như vậy thật đáng chê trách. Một nguyên nhân nữa là do thói quen vứt rác bừa bãi đã có từ lâu, khó sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các lớp học hàng ngày. Mặc dù, các thầy cô giáo và ban cán sự lớp luôn thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp. Vệ sinh môi trường học đường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải quyết hiện nay. Vì vậy các em học sinh hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ lớp học, trường học ngay hôm nay. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,… Nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành một nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường học tập sáng xanh - sạch - đẹp. Rác thải chính là những chất thải hằng ngày do con người chúng ta sinh hoạt và làm việc thải ra môi trường xung quanh. Rác thải được chia ra làm nhiều loại như rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt. Rác thải công nghiệp tồn tại dưới các hình thức: chất hóa học của các máy, nước thải, các loại phế liệu bẩn... Còn rác thải sinh hoạt (gồm rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ) nó là những thứ gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta như: chai nhựa, túi ni lông, bao tải các loại thức ăn, nước uống còn thừa, những vật dụng không còn tác dụng sử dụng nó đều được coi là rác thải. Ngày nay, khi đất nước chúng ta ngày một gia tăng dân số, thì tỷ lệ rác thải đang ở mức gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Rác thải gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, phá hủy môi trường sống, hệ sinh thái bị ô nhiễm, phá hủy cảnh quan, ảnh hưởng đến sinh Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 4 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường hoạt, sức khỏe con người. Mặc dù đảng và nhà nước ta cũng có những chính sách, biện pháp ngăn ngừa chúng. Tuy nhiên không phải khi nào, con người cũng có những ý thức chấp hành việc xả rác đúng nơi quy định. Minh chứng cho thấy, rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp lợi dụng việc ở gần biển, xả trực tiếp các loại chất thải, nước thải ra biển, gây ô nhiễm môi trường nước trầm trọng. Cụ thể là việc cá chết hàng loạt ở khu vực biển kéo dài ở Nghệ An, Hà Tĩnh hồi tháng 4/2016. Nguyên nhân trực tiếp là do sự ô nhiễm của nước biển. Hay ngay tại Hà Nội đầu tháng 10 vừa rồi khu vực Hồ Tây thơ mộng, cá chết hàng loạt mà nguyên nhân là do sự ô nhiễm trực tiếp của nguồn nước. Thế mới thấy, chính con người chúng ta lại làm hại lẫn nhau. Ngoài ra, hằng ngày chúng ta vẫn thường xuyên xả rác ra môi trường ngoài. Làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là rất cần thiết ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta thực hiện mọi biện pháp, việc làm, cách làm nhằm mục đích là làm cho môi trường xanh - sạch - đẹp. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và đã thải ra ngoài rất nhiều lượng chất thải có hại cho con người và môi trường chúng ta, những chất thải như: bọc nilon, chai nhựa, chai sành sứ, thủy tinh … Con người tỏ thái độ bàng quan, thiếu quan tâm, cho dù môi trường ô nhiễm ra sao, coi đó là việc của xã hội, của người khác không phải của mình. Nguy hại hơn, những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, mà của rất nhiều người. Vì vậy, cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai nữa. Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế chất thải có hại cho con người và môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt. Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ đất nước mình và xem đây là nhiệm vụ quan trọng của học sinh. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trong các trường THCS nói chung hiện nay việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cũng rất được quan tâm, đối với các em học sinh thì ngành cũng đã có một số biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em như: cho các em lao động nhặt rác sân trường, tham gia phong trào làm cho thế giới sạch hơn, tuyên truyền dưới cờ về bảo vệ môi trường... và ở một số môn học cũng được lồng ghép chủ đề môi trường vào giảng Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 5 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường dạy, cũng góp phần nào làm sạch hơn môi trường của chúng ta. Tuy nhiên cũng chưa đi vào hoạt động có hiệu quả vì đa số các em chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, những việc làm của các em chưa có tính tự giác, khi nào giáo viên nhắc nhở yêu cầu các em mới làm, nếu có thì chỉ có số ít các em làm, nếu như một trường mà chưa có được một tập thể học sinh có ý thức về bảo vệ môi trường thì việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp khó có thể thực hiện tốt. Hiện nay tình trạng bán hàng rong trước cổng trường học vẫn còn nhiều, sau khi mua xong hàng hóa, như một thói quen xấu, các em học sinh có thể dễ dàng xả rác ngay ra cổng trường mà không cần suy nghĩ điều này làm mất cảnh quan trường học. Đa số các bậc phụ huynh chưa quan tâm tớp việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con em mình xem việc này là của nhà nước, của xã hội không phải của mình. Nhiều phụ huynh có tư tưởng: Của mình thì giữ bo bo Của người thì thả cho bò nó ăn. Chính tư tưởng này làm ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của các em học sinh. Làm cho các em nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai cho nên cũng chẳng quan tâm. Ngay cả những nơi công cộng không phải là của mình thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Thêm một nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, đồng thời chúng ta cũng lại phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ta như nhận thấy được rằng chính ở trong các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhà trường chưa có nơi đổ rác hợp lý, thùng rác chưa được phân loại, hiện tại sân trường còn rất nhiều rác và những chai nhựa chưa được xử lý: bọc nilon, giấy, chai nhựa, lá cây. Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 6 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường Một số hình ảnh về rác thải trong khuôn viên trường Môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến những loại chất thải gần gũi với chúng ta, nhất là các em học sinh và gia đình các em, loại chất thải đó là: - Bọc nilon: đây là một loại chất thải tiềm ẩn những nguy hiểm, nhưng mọi người không để ý đến và nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt của chúng ta, hầu như gia đình nào cũng sử dụng bọc nilon, thời gian phân hủy của nó cũng rất lâu khoảng về trăm năm tùy loại bọc nilon. - Chai nhựa: đây cũng là một loại chất thải rất nguy hiểm, thời gian phân hủy của nó cũng rất lâu. - Giấy và lá cây: đây là loại rác sẽ làm mất mỹ quan, mất đi cái đẹp và cũng tìm ẩn nguy hiểm. - Những chai lọ, chậu cây bằng sành, sứ. Những chất thải trên tiềm ẩn những nguy hiểm, làm mất vẽ đẹp cảnh quan môi trường sư phạm. Trước thực tế như vậy, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, tôi cảm thấy mình phải tìm cách nào để giáo dục các em trước hết là học sinh lớp mình chủ nhiệm, ý thức bảo vệ Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 7 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường môi trường tốt hơn, không những trong nhà trường mà còn ở gia đình và xã hội. Chúng ta phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực lượng này rất đông đảo, sẽ là thế hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và bảo vệ môi trường chúng ta thêm xanh - sạch - đẹp. Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức không là chưa đủ mà cần phải có những biện pháp, những cách làm, những hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra bằng hình thức trắc nghiệm trong học sinh về ý thức bảo vệ môi trường qua phát phiếu thăm dò cho 5 lớp 8 (từ 8A1 đến 8A5, trong đó có lớp tôi chủ nhiệm 8A1) năm học 2016 -2017 vào tháng 9/2016 về các nội dung sau: • Em thấy sân trường trường em như thế nào? • Rác thải làm ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của chúng ta? • Ở trường các em có được tham gia thường xuyên các buổi lao động hay không? các buổi lao động đó nhằm mục đích gì? • Sân trường đã sạch đẹp thì em có ý thức giữ gìn hay không? • Em nghĩ thế nào về những bạn hay xả rác bừa bãi? • Em có những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ môi trường? • Em đã tuyên truyền, vận động các bạn, gia đình và cộng đồng bảo vệ môi trường như thế nào? Kết quả thống kê cho thấy: Số HS có ý thức Lớp Sĩ số BVMT Số HS có ý thức BVMT chưa thường xuyên Số HS chưa có ý thức BVMT SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 8A1 32 8 25 11 35 13 40 8A2 32 7 22 10 32 15 46 8A3 28 6 23 9 33 13 44 8A4 30 6 21 11 36 13 43 8A5 25 5 21 8 32 12 47 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 8 % Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Tỉ lệ HS có ý thức B Tỉ lệ HS có ý thức B chưa thường xuyên Tỉ lệ HS chưa có ý th BVMT 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 Biểu đồ 1: Biểu thị tỉ lệ về ý thức BVMT của HS lớp 8A1 Qua kết quả thăm dò ban đầu tôi thấy, số lượng học2016 sinh có ý thức bảo vệ môi tháng 9 năm trường còn ít, giữa lớp chủ nhiệm so với các lớp khác chưa có sự khác biệt, số lượng học sinh ý thức bảo vệ môi trường chưa thường xuyên hoặc chưa có ý thức về bảo vệ môi trường còn nhiều ở tất cả các lớp. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp - Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp đặc điểm lứa tuổi. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Nhận thức mối quan hệ khăng khít qua lại giữa con người với môi trường. - Từng bước bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quí thiên nhiên, biết trân trọng môi trường tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ môi trường sống. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường, gia đình và nơi công cộng. - Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường. - Thông qua các hoạt động làm tăng cường tinh thần đoàn kết tập thể. - Thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp + Nội dung thực hiện Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã tìm tòi, sưu tầm và đúc kết được một kinh nghiệm để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh và đã sử Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 9 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường dụng trong các năm làm công tác chủ nhiệm và bước đầu đã mang lại hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. - Lập kế hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ đầu năm để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với lớp chủ nhiệm. - Thông qua các hoạt động vệ sinh xanh - sạch - đẹp trường lớp. - Tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon. - Tiến hành phân loại rác. - Làm phân ủ hữu cơ. - Tổ chức “Ngày hội rác” ( làm các sản phẩm hữu ích từ rác thải). - Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho học sinh. - Tổ chức thu gom giấy vụn, chai nhựa làm quỹ hoạt động cho lớp. + Cách thức thực hiện biện pháp Vậy phải làm gì để bảo vệ môi trường của chúng ta? Bảo vệ môi trường phải cần một thời gian dài, liên tục, tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học sinh. Hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các cấp học phổ thông. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các môn sinh học, giáo dục công dân, địa lý và một số tiết học ngoại khóa. Do vậy, ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh. Với mục đích hạn chế rác thải, góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trường THCS Nguyễn Trãi mà trước hết tôi tiến hành thực nghiệm ở lớp chủ nhiệm bằng những việc làm, những hành động thiết thực cụ thể như sau: Thứ nhất lập kế hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ đầu năm để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với lớp chủ nhiệm. Khi nhận lớp chủ nhiệm tôi ngoài việc lập kế hoạch chủ nhiệm tôi đã lên cho mình một kế hoạch riêng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp mình cụ thể như sau: + Trong lớp học đặt sẵn 2 sọt rác hữu cơ và vô cơ. Tôi hướng dẫn học sinh cách phân loại rác hợp lý. + Giao cho ban cán sự lớp theo dõi việc vệ sinh lớp học của các thành viên trong lớp: Từ việc bỏ rác đúng nơi quy định, kiểm tra thường xuyên trong ngăn bàn nếu phát Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 10 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường hiện trong ngăn bàn học sinh nào có rác sẽ phạt trực nhật 1 tuần và trừ điểm thi đua tùy mức độ vi phạm. + Giao cho các tổ luân phiên nhau trong việc chăm sóc công trình măng non. Tuần 1 bắt đầu từ tổ 1. + Chia cho các tổ trồng cây xanh để trang trí lớp học tạo môi trường lớp học xanh sạch - đẹp. Ngay từ đầu năm học lên kế học rõ ràng, ban cán sự lớp làm việc rất năng động cộng với ý thức của các em khá tốt và kết quả khá khả quan, khi 100% các em đều bỏ rác đúng nơi quy định, các em tham gia trồng cây xanh, trang trí lớp học rất nhiệt tình, không còn tình trạng rác trong ngăn bàn hay trong góc lớp. Môi trường lớp học thân thiện với các em hơn. Thứ hai thông qua các hoạt động vệ sinh xanh -sạch -đẹp trường lớp Ngoài vệ sinh lớp học hàng ngày, cứ đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng, lớp chủ nhiệm thực hiện buổi lao động công ích “ngày chủ nhật xanh”, làm sạch các khu vực hai bên đường quốc lộ gần trường, trong khuôn viên nhà trường, cổng trường, nhổ cỏ, chăm sóc bồn hoa cây cảnh. Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 11 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường Một số hình ảnh về “Ngày Chủ nhật xanh” của học sinh lớp 8A1 trường THCS Nguyễn Trãi Thứ ba là tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon Đây là một trong những rác thải gây ô nhiễm môi trường ở trường chúng tôi. Túi nilon khi đốt cháy tạo ra đi - ô - xin gây ngộ độc, khó thở, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ. Khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học chất phụ gia hóa dẻo trong túi nilon có thể làm tổn thương, thoái hóa thần kinh và tủy sống; chất tạo màu trong túi nilon gây hại não và là một trong những nguyên nhân gây ung thư; chất DOP ( dioctinplatalat) trong túi nilon có thể gây vô sinh nam và dậy thì sớm ở bé gái. Thế nhưng hiện nay hầu hết các siêu thị, cửa hàng, chợ... và trong sinh hoạt hàng ngày, mọi người có thói quen sử dụng túi nilon để đựng đồ cho khách. Còn tại các quán ăn, hàng trăm hộp xốp được sử dụng để đựng thức ăn sẵn cho khách mang về. Đặc biệt ở trường tôi, đa số học sinh học xa nhà, buổi trưa thường hay ở lại trường, vì vậy các em học sinh hàng ngày đều sử dụng túi nilon, hộp xốp để đựng thức ăn sáng, ăn trưa, quà vặt... đến trường. Đây là loại rác thải không thể tái chế được và phải mất hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn năm để phân hủy trong môi trường tự nhiên. Tôi hướng dẫn các em thay vì sử dụng túi nilon hay hộp xốp chúng ta có thể sử dụng các túi sinh thái, túi giấy, hộp nhựa, cặp lồng...để mang thức ăn hay đồ dùng đến trường. Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 12 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường Thứ tư tiến hành phân loại rác Theo các chuyên gia thì trong 100 tấn rác chúng ta thải ra chỉ có 2,22 tấn là rác vô cơ không thể tái chế cần phải đem chôn lấp, hai loại rác còn lại là rác hữu cơ và rác tái chế đều có thể tận dụng để chế biến làm phân bón hoặc tái chế thành các sản phẩm có ích. Ở trường tôi có nhiều thùng rác, tuy nhiên rác thải để lẫn lộn với nhau thì không có giá trị gì. Rác thải được phân loại chính xác mới trở thành nguyên liệu có giá trị. Vậy tại sao chúng ta không học cách vứt bỏ rác có ý thức hơn? Chính vì vậy tôi đã hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm tiến hành phân loại rác, dán nhãn phân loại thùng rác vô cơ và thùng rác hữu cơ, chúng được đặt ở nhiều vị trí trong nhà trường như căng tin, trong sân trường, nhà để xe... Như vậy, thông qua những thùng rác này các em đã biết cách phân loại rác. Những thùng rác khi chưa được phân loại Các thùng rác được dán nhãn để phân loại rác Thứ năm làm phân ủ hữu cơ Trường tôi có nhiều cây xanh, cứ đến mùa lá rụng thì sân trường lúc nào cũng rất nhiều lá. Các em học sinh lớp tôi đã sử dụng rác hữu cơ làm phân ủ hữu cơ để bón cho các bồn hoa, cây cảnh trong sân trường. Cách tiến hành: Chuẩn bị một thùng xốp có nắp thoáng khí, đáy của thùng có lỗ thoáng để tiếp xúc với không khí. Đặt thùng cách mặt sàn khoảng 5cm, đặt 1 khay ở dưới để hứng nước(nếu có). Để dưới đáy thùng các vật liệu như lá khô, rơm hoặc một phần đát xốp dày khoảng 15cm. Tiếp đó cho các loại rác hữu cơ như lá rau, vỏ hoa quả, bã chè, bã cà phê...(chú ý không cho các chất béo, mỡ thịt, các sản phẩm bơ sữa vì chúng sẽ gây mùi; không cho Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 13 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường các loại lá cây bị sâu bệnh, phân chó mèo vì có thể có sán và không được phân hủy hết trong quá trình ủ) Cho chút nước vào để đảm bảo độ ẩm vừa đủ. Cung cấp oxi bằng cách đảo trộn thường xuyên và cho thêm các rác hữu cơ mới vào thùng phân ủ hàng ngày. Sau 1 tháng chúng ta có một thùng phân ủ với đầy đủ các chất dinh dưỡng để bón cho cây, vừa tiết kiệm chi phí mà lại không gây ô nhiễm môi trường. Học sinh lớp 8A1 ủ phân hữu cơ Bón phân hữu cơ cho cây trồng trong sân trường Thứ sáu tổ chức “Ngày hội rác” ( làm các sản phẩm hữu ích từ rác thải) Không phải tất cả các loại rác thải đều bỏ đi, chúng ta có thể tái sử dụng các rác thải vô cơ như vỏ lon, vỏ chai, giấy, vỏ bút,… để làm ra các sản phẩm tái chế phục vụ cho học tập, sinh hoạt. Trong lớp chủ nhiệm tôi chia lớp ra làm 6 nhóm với những học sinh gần nhà nhau và giao nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà trong thời gian 1 tuần làm ra các sản phẩm tái từ rác vô cơ mà các em đã phân loại trước đó. Các em rất hào hứng và tham gia nhiệt tình. Vào ngày cuối tuần tôi tổ chức một buổi ngoại khóa có mời các thầy cô và đại diện học sinh các khối lớp tới tham dự “ Ngày hội rác”. Sản phẩm mà các em đem lại vô cùng phong phú và đa dạng: Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 14 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường Một số sản phẩm tái chế từ rác được trưng bày trong " Ngày hội rác" của học sinh lớp 8A1 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 15 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường Thứ bảy tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho học sinh lớp chủ nhiệm. Tôi đã tổ chức một buổi thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường vào giờ sinh hoạt lớp cho học sinh lớp chủ nhiệm. Cuộc thi đã thu hút đông đảo sự tham gia của các em học sinh. Qua cuộc thi, các em đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức về môi trường. Biết được sự tác động qua lại giữa môi trường với tự nhiên và con người. Biết yêu quí thiên nhiên và thấy có trách nhiệm, ý thức phải bảo vệ môi trường. Từ đó có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Đồng thời cuộc thi làm tăng thêm tinh thần đoàn kết tập thể cho HS lớp chủ nhiệm. [ Hình ảnh trong “Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức BVMT” lớp 8A1 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 16 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường Thứ tám tổ chức thu gom giấy vụn, chai nhựa làm quỹ hoạt động cho lớp Sau mỗi khi kiểm tra xong các môn học kỳ hoặc sau mỗi buổi học, trong các phòng học và sân trường có rất nhiều giấy vụn, chai nhựa. Các em học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã thay nhau đi gom giấy vụn và chai nhựa. Số tiền thu được từ bán chai nhựa và giấy vụn để tổ chức các hoạt động cho lớp như ngày hội rác, thi tìm hiểu pháp luật bảo vệ môi trường, ngày chủ nhật xanh... Hình ảnh giấy vụn rất nhiều trong lớp sau giờ tan học Các bạn học sinh lớp 8A1 thu gom giấy vụn, chai nhựa c. Mối quan hệ giữa các giải pháp Để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì có rất nhiều biện pháp, tuy nhiên cần tiến hành song song các biện pháp và được thực hiện xuyên suốt năm học. Phải làm sao để bảo vệ môi trường là một thói quen hàng ngày của học sinh. Biến việc bảo vệ môi trường thành một thói quen, một lối sống tốt. Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 17 Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng + Kết quả khảo nghiệm Sau một năm thực hiện những biện pháp nói trên, tôi thực hiện lại phiếu điều tra vẫn với những câu hỏi như vậy với 5 lớp 8A1, 8A2, 8A3,8A4, 8A5, kết quả cho thấy đa số học sinh trong lớp 8A1( lớp chủ nhiệm) của năm học 2016 - 2017 có ý thức bảo vệ môi trường rất tốt, không còn học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn các lớp còn lại không được giáo dục thường xuyên nên ý thức bảo vệ môi trường chưa có sự thay đổi. Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau: Số HS có ý thức Lớp Sĩ số BVMT Số HS có ý thức Số HS chưa có ý BVMT nhưng chưa thức BVMT thường xuyên SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 8A1 32 23 73 9 27 0 0 8A2 32 9 28 11 35 12 37 8A3 28 7 25 9 33 12 42 8A4 30 7 21 12 41 11 38 8A5 25 7 26 8 32 10 42 80 70 Tỉ lệ HS có ý thức BVMT 60 % 50 Tỉ lệ HS có ý thức BVMT chưa thường xuyên 40 30 Tỉ lệ HS chưa có ý thức BVMT 20 10 0 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 Biểu đồ 2: Tỉ lệ về ý thức BVMT của HS lớp 8A1 vào tháng 5 năm 2017 Người viết: Hoàng Thị Năm - Trường THCS Nguyễn Trãi Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan