Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng trong trường...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng trong trường mầm non

.PDF
8
199
105

Mô tả:

UBND QUẬN HOÀN KIẾM TRƯỜNG MN ĐINH TIÊN HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng trong trường mầm non Lĩnh vực: Giáo dục nhà trẻ Cấp học: Mầm non Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Oanh Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0982181984 Email: [email protected] Đơn vị công tác: Trường MN Đinh Tiên Hoàng Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ mầm non và phát triển xã hội của loài người. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Tôi thấy mình cần phải đi sâu, tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng trong trường Mầm Non” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, đặc biệt đối với trẻ nhỏ đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những hình ảnh, sự vật, hiện tượng mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ. 2. Thực trạng vấn đề 2.1 Thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: - Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên. * Khó khăn: - Diện tích lớp học còn chật chội, chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của nhân dân và chưa đảm bảo tỉ lệ m2 / số cháu. 2.2 Khảo sát thực tế 2.2.1 Thực trạng trẻ Khi trò chuyện, tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, cách phát âm, nhiều trẻ chỉ nói được câu có một từ. Khi 2 trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói gì? Nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ trẻ thích, trẻ cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn khi giao tiếp với cô và các bạn. 2.2.2 Thực trạng giáo viên - Bản thân tôi còn chưa biết cách lựa chọn nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ để vận dụng vào thực tế sao cho hiệu quả, cách tổ chức còn áp đặt, nặng nề, mang tính hình thức. 2.2.3 Thực trạng phụ huynh - Nhiều gia đình thường không cho con đi học thường xuyên. Vì vậy trẻ ít được tiếp xúc với bạn bè xung quanh nên chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1 Biện pháp 1: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Môi trường trực tiếp của trẻ chủ yếu là nhà trường và gia đình Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ để lôi cuốn trẻ để trẻ thích đến trường thích đến lớp. Trong mỗi giờ đón trả trẻ tôi luôn dành thời gian gần gũi, quan tâm trẻ, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ tôi mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. 3.2 Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc. * Trò chơi trong góc phân vai với góc chơi “Bế em” trẻ được chơi với em bé búp bê và khi chơi trẻ sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. Qua giờ chơi tôi không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ biết nghe, hiểu và giao tiếp cùng cô cùng các bạn để trẻ có những cử chỉ tình cảm bắt chước giống người lớn từ đó nảy sinh thêm tình cảm biết yêu thương, gắn bó giữa con người với con người. 3 3.3 Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời: Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh…. Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường, ở góc thiên nhiên của lớp: 3.4 Biện pháp 4- Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động học 3.4.1- Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ nhận biết : Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp cho trẻ rất nhiều từ mới và một số từ vựng cho trẻ. 3.4.2- Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ thơ, truyện: Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ một cách tốt nhất tôi đã có kế hoạch trong lớp rất rõ ràng. Môi trường của trẻ chủ yếu là nhà trường và gia đình trẻ. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp rất quan trọng. Tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. + Đồ dùng phải đẹp, phong phú, hấp dẫn đa dạng, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn cho trẻ. 3.4.3- Phát triển ngôn ngữ thông qua giờ âm nhạc: Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. *Tôi cũng thường xuyên lên mạng, sưu tầm những bài vận động hay mà đơn giản của nước ngoài, tự dịch ra lời Việt để dạy trẻ. Lời ca dễ học, dễ vận động theo cô nên trẻ rất hứng thú khi được cùng cô tham gia hoạt động.Đây cũng là 1 hình thức tôi cung cấp vốn từ cho trẻ để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. 3.4.4- Phát triển ngôn ngữ thông qua các dịp lễ hội Các dịp lễ hội là trải nghiệm hứng thú nhất của trẻ trong năm học. Qua các dịp lễ hội, trẻ được hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn và qua đó, cô giáo cung cấp thêm cho trẻ được nhiều vốn từ, nhiều từ mới làm cho ngôn ngữ chủa trẻ được phát triển hơn 4 3.5 Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi Qua trò chơi trẻ tự tin giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng và thoải mái. 3.5.2 Trò chơi 2:“Trò chuyện cùng cô ” Qua trò chơi này trẻ được phát âm nhiều, tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ mới qua giao tiếp với cô. * Tiến hành Trong ngày tuỳ từng thời điểm mà tôi dành thời gian vỗ về ôm ấp trẻ, nói chuyện với trẻ: Khi cho ăn : + “Bạn Duy ăn giỏi nào, con ăn cơm với gì đấy? (Con ăn cơm với thịt ạ) + “Bạn Hà An ăn được mấy bát cơm rồi? Khi thay quần áo cho trẻ cô cũng cần nựng trẻ: + “Bạn Thịnh ra đây cô mặc áo cho con nhé” (Vâng ạ) + “Áo của bạn Tú có màu gì”? (Màu đỏ ạ) + “Áo đẹp này ai mua cho con?“ (Mẹ con ạ) Khi ngồi chơi tôi trò chuyện với trẻ về một chủ đề nào đấy để khơi gợi trẻ được phát âm nhiều: 3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh để trẻ phát triển ngôn ngữ Tôi trao đổi với phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ vừa nghe để trẻ nghe cho dễ. Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng, không nên bắt trước những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để trẻ bắt chước được cho đúng. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng ““Một số kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở trường Mầm Non” từ đầu năm đến nay tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt: Phần lớn số trẻ trong lớp tôi đã có một số vốn từ rất tốt, các cháu nói năng mạch lạc, rõ ràng, đủ câu được thể hiện như sau: 5 *Với giáo viên: Giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, từ đó có kế hoạch cụ thể để kết hợp với phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. *Với trẻ: Tôi thấy trẻ đã gần gũi với cô và bạn bè, khi đến trường đến lớp trẻ biết lễ phép chào cô, chào bố mẹ và vào lớp cùng chơi với các bạn. Thông qua các trò chơi trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với người lớn hay trẻ diễn đạt được điều trẻ cần diễn đạt thông qua lời nói. Trẻ biết nói đủ câu nói câu dài, biết lễ phép khi nói chuyện với người lớn. Trẻ đã biết cách sắp xếp trật tự các từ trong câu nên khi trẻ nói trẻ không bớt từ. Trẻ đã phát âm được cả câu trọn vẹn. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1/ Nhận định chung Với những hiệu quả đã đạt được, tôi thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ được tiếp tục áp dụng và phát triển ở các lứa tuổi khác trong những năm học sau. 2/Bài học kinh nghiệm Muốn có được kết quả trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua quá trình thực hiện tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: -Làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, vui chơi, kể truyện và đọc truyện cho trẻ nghe. Luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến những trẻ nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp nhiều hơn. 3/ Kiến nghị và đề xuất * Đối với nhà trường Ban Giám Hiệu nhà trường tổ chức nhiều tiết học kiến tập với những tiết dạy hay để giáo viên được học hỏi trao dồi kinh nghiệm về phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn * Đối với Phòng giáo dục 6 Phòng giáo dục tổ chức thêm nhiều các buổi kiến tập phát triển ngôn ngữ để giáo viên các trường trong Quận được học hỏi trao đổi kinh nghiệm về phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn. Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng tại trường. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo để bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Ảnh minh họa 1) giờ đón trả trẻ tại nhóm lớp (Ảnh minh họa 2) Bé chơi bế em đang cho em ăn 7 (Ảnh minh họa 3)Trẻ đang tham gia hoạt động in hình bông hoa 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan