Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số kinh nghiệm dạy văn...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm dạy văn

.DOC
16
97
111

Mô tả:

Nguyễn Văn Song - THPT Phù Cừ: Một số kinh nghiệm dạy Văn. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận: Dạy văn là một công việc nhọc nhằn, vất vả và có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, bồi đắp thế giới tâm hồn của học sinh. Nhà văn Mác xim Gor-ki đã từng khẳng định “Văn học là nhân hoc” nên dạy học văn đồng nghĩa với việc dạy làm người là vì thế. Mỗi tác phẩm văn học chứa đựng bao nhiêu ưu tư, trăn trở và ước mong thầm kín của người cầm bút thông qua thế giới hình tượng. Văn học chân chính luôn hướng con người đến với những tình cảm cao đẹp như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu con người, yêu cuộc sống với đủ mọi cung bậc, sắc thái. Những tình cảm ấy được thể hiện hấp dẫn, sinh động qua nghệ thuật ngôn từ mang đặc trưng của văn chương. Người dạy văn vừa phải là một nhà sư phạm đồng thời phải là một người có tâm hồn nghệ sĩ để có thể đảm đương vai trò làm cầu nối giữa tâm hồn nhà văn với trái tim người học. Để có được những giờ dạy văn hiệu quả đòi hỏi người dạy phải có tình yêu thiết tha với văn chương, có tri thức phong phú, sâu rộng, có phương pháp sư phạm và có kinh nghiệm dạy học. Kinh nghiệm dạy văn được hình thành trên sự tích lũy từ những người đi trước và trong thực tế giảng dạy của bản thân. Không một người dạy văn nào có thể trở thành một giáo viên dạy giỏi mà không có sự học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và không ngừng tìm tòi, đúc rút từ những giờ dạy văn của chính mình. 2. Cơ sở thực tiễn: Dạy học văn nhọc nhằn vất vả nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng những thầy cô tâm huyết với nghề, luôn có ý thức trau dồi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và truyền lại những kinh nghiệm ấy cho bạn bè, đồng nghiệp. Mỗi người dạy văn có một sở trường, một thế mạnh, một cái hay riêng. Các thầy cô yêu nghề thường biết tìm đến nhau để chia sẻ và học hỏi không ngoài mục đích vì trọng trách dạy làm người của một người thầy văn chương. Ra trường và đi dạy văn 12 năm nay, tôi luôn thấy mình là người thật may mắn khi được tiếp xúc, trao đổi với nhiều thầy cô giáo dạy văn nhiều kinh nghiệm trong và ngoài trường, hơn nữa lại là cộng tác viên với phòng thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên nên tôi được dự giờ của khá nhiều thầy cô dạy văn trong tỉnh. Chính vì lẽ đó mà tôi được học hỏi và đúc rút cho mình được một số kinh nghiệm mà theo tôi là cần thiết đối với một giáo viên dạy văn. Ban đầu, tôi cũng hơi phân vân khi lựa chọn đề tài này làm Sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học này bởi lẽ sợ ai đó cho rằng mình tự phụ, tự cho mình nhiều kinh nghiệm nhưng thiết nghĩ những kinh nghiệm này tôi cũng học hỏi từ các thầy cô đi trước, từ bạn bè, đồng nghiệp gần xa. Hơn nữa, mục đích của tôi là để chia sẻ, góp phần ít nhiều cho công tác dạy học văn. Sau những phân vân ấy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy văn” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2011- 2012. Rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp gần xa. II. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu: - Phân tích, đánh giá từ thực tiễn - Dựa trên cơ sở của phương pháp dạy văn, học văn - Dựa vào đặc thù của bộ môn Ngữ văn III. Ph¹m vi nghiªn cøu: Kinh nghiệm trong dạy học Văn IV. Tµi liÖu tham kh¶o: - S¸ch gi¸o khoa, s¸ch gi¸o viªn Ng÷ v¨n 12. - S¸ch tham kh¶o C¸c bµi gi¶ng, c¸c ý kiÕn cña c¸c gi¶ng viªn §¹i häc NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HỌC VĂN HIỆN NAY: Môn văn và việc học văn đã từng có một chỗ đứng đáng tự hào trong lịch sử giáo dục nước nhà. Trong các kì thi chọn nhân tài dưới các triều đại phong kiến không thể thiếu những bài thi về văn chương, thơ, phú. Với những bậc trí thức Nho học thì những buổi bình thơ văn thực sự là những cuộc đua tài để thể hiện vốn học thức và cốt cách, khí tiết của người quân tử. Dưới thời Lê sơ, trong triều còn có Hội Tao Đàn hội tụ hai mươi tám ngôi sao sáng về thơ văn (nhị thập bát tú) mà vua Lê Thánh Tông làm chủ soái. Nền giáo dục phong kiến lấy văn chương làm nền tảng ấy dù có những hạn chế nhất định nào đó nhưng đã tạo nên một bản sắc văn hóa Á Đông hết sức độc đáo của người Việt Nam. Chính nền giáo dục ấy đã sản sinh ra những con người kiệt xuất về tài năng, nhân cách làm rạng danh cho lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu... Cuộc đời biến đổi, xoay vần với quy luật tất yếu của nó. Chế độ thi cử, khoa bảng gần 1000 năm đã dần lùi vào quá vãng. Nghiên, mực, bút lông với những bài thi đậm chất văn chương, thơ phú nhường chỗ cho một nền giáo dục hiện đại với những tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực. Biết đó là quy luật tất yếu của lịch sử, của thời đại mà nhiều người vẫn thấy hụt hẫng, chới với và tiếc nuối giống như tâm sự của nhà thơ Vũ Đình Liên. Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Trong bối cảnh hiện nay, bộ môn văn đã mất đi vị trí độc tôn một thuở của mình, thậm chí nó bị người học và xã hội quay lưng một cách phũ phàng. Tất nhiên, môn văn vẫn được đưa vào thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào các trường đại học khối C, khối D nhưng không phải vì thế mà người học mặn mà với văn. Các trường, các ngành tuyển sinh bằng môn văn không nhiều. Những nghề nghiệp có liên quan đến văn thường không kiếm ra tiền đến nỗi chính các thầy cô dạy văn còn phải khuyên học trò của mình không nên thi vào các trường sư phạm văn dù họ vẫn tha thiết yêu nghề và rất mong có nhiều thế hệ yêu văn tiếp nối công việc của mình. Chính vì thế việc học văn trong các nhà trường hiện nay thực sự đáng buồn nếu không muốn nói là đáng báo động. Ngoại trừ các lớp chuyên văn ở các trường chuyên, trường năng khiếu và một số ít ỏi các học sinh thi khối C còn hầu hết học sinh học văn mang tính đối phó hoặc nếu không thì cũng không hứng khởi gì. Số lượng học sinh viết được một bài văn của riêng mình, mang màu sắc văn chương, có sự cảm thụ cá nhân ít ỏi vô cùng. Nếu làm một phép thống kê, xin dám chắc đến 70% học sinh tốt nghiệp PTTH không biết thực hành viết một bài làm văn theo đúng yêu cầu, đúng chính tả, ngữ pháp, đấy là chưa kể đến việc hiểu và tiếp nhận tác phẩm. Không hiểu các em đã học như thế nào trong 12 năm học phổ thông để khi đã trở thành những tú tài, phần lớn không biết viết được một câu văn gãy gọn, thậm chí còn mắc phải những lỗi chính tả hết sức cơ bản mà lẽ ra bất cứ học sinh nào học xong tiểu học cũng có thể nắm được. Môn tập làm văn được học đến 5 năm ở cả hai cấp học (THCS, THPT) đã luyện cho học sinh từ cách viết câu văn, đoạn văn đến bố cục một bài văn; luyện khá kỹ về các thao tác nghị luận: chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận...Vậy mà tất cả đều bị vô hiệu hoá. Hầu hết học sinh làm một bài văn không cần quan tâm đến yêu cầu thể loại, một yêu cầu quan trọng của bài văn, giúp giáo viên có thể đánh giá được năng lực tư duy, khả năng, mức độ hiểu biết và cảm nhận văn học của học sinh. Cách làm bài của các em như những cỗ máy vô hồn, hễ đặt bút là viết, chỉ cần liếc qua đề bài nhắc đến tác phẩm hoặc tác giả nào là cứ thế viết. Còn viết cái gì thì đã có bài văn mẫu trong hàng tập tài liệu có sẵn, đã có bài giảng ở các lớp ôn luyện có sẵn, tha hồ cóp chỗ này, lắp ghép chỗ kia. Đa phần học sinh không thể tự viết được một bài văn bằng chính sự suy nghĩ và cảm nhận của mình, mà nếu viết được đi chăng nữa thì phần lớn là những câu văn ngô nghê, những ý tưởng "cười ra nước mắt" như: " Chế Lan Viên là một nhà văn lớn", " Tố Hữu được giải Nô - Ben Văn học năm 1960", Nguyễn Tuân...là người say mê tái hiện các nhân vật lịch sử nổi tiếng cùng thời như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát", " Việt Nam tuy không phải là cường quốc về kinh tế và quân sự nhưng là cường quốc về tình yêu", “Tràng nhặt Mị về làm vợ”, “ông Xuân Quỳnh”, “bà Xuân Diệu”..... Trong kỳ thi tốt nghiệp 12 hàng năm, khi đi chấm Văn, các thầy cô chủ yếu được đọc các bài văn na ná giống nhau. Có khác chăng chỉ là độ dài ngắn hoặc là chữ viết. Nguyên nhân dẫn đến việc học văn đáng báo động như hiện nay thì có nhiều nhưng trong đó có nguyên nhân từ việc dạy văn hiện nay. Bản thân việc dạy văn trong nhà trường hiện nay có nhiều yếu tố dẫn đến việc học sinh không thích học văn. Chương trình môn Ngữ văn trong nhà trường hiện nay chưa thực sự hấp dẫn, dung lượng bài học còn nhiều, còn nặng. Những thầy cô tâm huyết, giỏi nghề chưa nhiều. Thực trạng này tôi nghĩ cũng không phải một sớm một chiều mà khắc phục được. II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VĂN Sau hơn mười năm đứng trên bục giảng với bao nhiêu vui buồn, ưu tư, trăn trở của một giáo viên dạy văn, tôi đã lĩnh hội và đúc rút được một số kinh nghiệm dạy học văn mà theo tôi là có hiệu quả trong giảng day. Viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xem đây là cơ hội để chia sẻ, tâm sự với anh chị em đồng nghiệp. Tất cả không ngoài mục đích có thêm những giờ dạy học văn để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc và có giá trị giáo dục với người học. Với tôi, để dạy tốt môn văn, người dạy văn phải làm tốt những công việc dưới đây. 1. Tích luỹ kiến thức văn học, kiến thức đời sống và kiến thức của những bộ môn khác. Người dạy học Văn hay dạy bất cứ một bộ môn nào cũng cần phải có một vốn kiến thức phong phú sâu rộng mới có thể dạy học được vững vàng, không “túng thiếu” và mất tự tin trước học trò. Kiến thức không phải tự nhiên mà có, không phải cứ muốn có là có. Kiến thức phải qua một quá trình tích luỹ bền bỉ, âm thầm, nhọc nhằn mà cũng vô cùng thú vị. Nói những điều ấy, có lẽ ai đó sẽ cho rằng sáo rỗng, “xưa như trái đất”. Vâng, vấn đề tường như muôn thuở ấy lại vẫn là điều cần phải bàn nhiều lắm. Trong nhiều giờ dạy, không ít giáo viên văn vẫn bộc lộ khoảng trống về kiến thức bộ môn, thậm chí là những kiến thức rất cơ bản chứ chưa muốn nói đến kiến thức của các ngành, các bộ môn khác. Có cô giáo khi dạy bài khái quát văn học trung đại cứ láy đi láy lại điệp khúc “văn học thời Lê Sơn”. Trong lịch sử Việt Nam chỉ có thời Lê sơ và triều Tây Sơn chứ làm gì có thời Lê Sơn. Vậy làm thế nào để tích luỹ được kiến thức phong phú, sâu rộng? Gần đây, khi đến kiểm tra hồ sơ chuyên môn của các giáo viên, tôi thường thấy những cuốn sổ tích luỹ dày dặn, được in từ các trang web trên internet với rất nhiều những bài viết hay về các tác giả, tác phẩm văn học. Khai thác tri thức trên mạng là một việc nên làm và trở thành phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mấy năm sau về kiểm tra giáo viên nào đó, tôi vẫn thấy cuốn sổ tích luỹ ấy, vẫn dày dặn và mới nguyên như lần đầu kiểm tra. Tôi tự hỏi: Những cuốn sổ tích luỹ dày dặn kia có làm nên kiến thức của một giáo viên dạy văn không? Với tôi, giáo viên văn phải duy trì được thói quen đọc, nhất là đọc sách. Những cuốn sách ưu tiên được đọc là các tác phẩm văn học tiêu biểu trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu, các bài phê bình viết về sự nghiệp sáng tác của các tác giả tiêu biểu được học trong chương trình. Muốn dạy tốt đoạn trích “Hồi trống Cổ thành” trong chương trình Ngữ văn 10 thì người thầy phải đã từng đọc trọn bộ Tam quốc ít nhất một vài lần và có thể tóm tắt ngắn gọn tác phẩm một cách thuyết phục. Để dạy tốt những đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người thầy phải thuộc được nhiều đoạn tiêu biểu trong tác phẩm và đọc nhiều bài viết về tác tác phẩm về những đoạn trích được giảng dạy.. Để dạy tốt một số bài thơ Mới trong chương trình 11, người thầy phải nhiều lần đọc Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân và thuộc được nhiều bài thơ Mới. Có cô giáo dạy về Sêchxpia và đoạn trích “Tình yêu và thù hận” trong chương trình Ngữ văn 10 mà chưa từng đọc vở kịch Romeo và Juliet, ngoài những kiến thức trong phần tiểu dẫn, cô không cung cấp thêm bất kì một thông tin nào về nhà văn và tác phẩm. Đoạn trích chỉ như một lát cắt cực mỏng, chỉ lấy nó tự soi cho nó thì làm sao tác phẩm đến được với học sinh, làm sao học sinh yêu được tác phẩm. Văn chương thì mênh mông, vô cùng. Thôi thì đủ cả Đông, Tây, kim, cổ. Biết đọc bao nhiêu cho đủ, cho xứng tầm của một giáo viên dạy văn. Phải như con ong âm thầm hút nhụy, tích mật ngọt từ những năm tháng rong ruổi hết vườn hoa này, đồng nội kia không mệt mỏi. Hãy nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách, biết “săn lùng” và luôn ao ước có được những cuốn sách quý đặt trên giá sách của bạn. Là một giáo viên dạy văn, bạn nên có một chiếc đèn ngủ mini nơi đầu giường. Dù bận rộn đến đâu cũng hãy giữ thói quen đọc một vài trang sách trước khi đi ngủ. Cùng với việc đọc sách, đọc tài liệu, tư liệu tham khảo là sự làm việc của người thầy khi đọc. Không phải cứ đọc sách là lập tức tri thức của nhân loại trở thành tri thức của ông thầy. Nếu không làm việc với lượng tri thức ấy thì đọc nhiều lại quên nhiều thôi. Hãy suy nghĩ về những tri thức vừa đọc được để nó soi rọi, tỏa sáng trong nhận thức của ta một điều gì đó, rồi ghi chép, sắp xếp lại theo từng mảng, từng dạng. Một cách hiệu quả nhất để tích lũy tri thức là tìm cách đưa những tri thức ấy vào trong quá trình giảng dạy một cách thường xuyên. Chẳng hạn, khi bạn giảng dạy về Tố Hữu, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Xuân Diệu thì cố gắng vận dụng tất cả tri thức về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của họ mà mình đã đọc, đã biết để làm sáng tỏ những kiến thức trong sách giáo khoa một cách hợp lý. Khi giảng về những chặng đường thơ Tố Hữu, nhất thiết giáo viên phải đọc được những đoạn thơ, những bài thơ tiêu biểu trong từng tập thơ của ông kèm theo những lời bình ngắn gọn, xác đáng để học sinh thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tập thơ. Bên cạnh kiến thức văn học, người giáo viên dạy văn cũng cần phải thường xuyên cập nhật những tri thức của các ngành, các bộ môn khác nhất là kiến thức đời sống thực tiễn. Dạy các tác phẩm như Đại cáo bình Ngô, Bạch Đằng giang phú, Thuật hoài không thể không am tường về lịch sử trung đại với các sự kiện, các quan niệm thời đại, các xu hướng tư tưởng, chính trị, thẩm mỹ... Dạy Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, giáo viên phải có vốn văn hóa với những hiểu biết về thú chơi chữ của người xưa để giúp học sinh hiểu dược cái gốc của thú chơi chữ kia là khát vọng hướng tới cái chân, thiện, mỹ, là thái độ trân trọng, tự hào về một nét đẹp văn hóa, nét đẹp tâm hồn của người Việt xưa. Nếu có thể được, giáo viên hãy viết những chữ Hán thật đẹp, thật ý nghĩa để học sinh đến với tác phẩm một cách dễ dàng nhất. Dạy Một người Hà Nội của Nhà văn Nguyễn Khải, giáo viên phải có những hiểu biết nhất định về văn hoá, lối sống của người Hà Nội, về lịch sử của kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến mới giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền. Có vốn kiến thức phong phú, sâu rộng, người dạy văn có thể dễ dàng tung tẩy, tạt ngang, đối chiếu, liên hệ để tác phẩm hiện lên rõ nét nhất, sinh động nhất và người đọc cũng cảm thấy nhẹ nhàng nhất. 2. Thiết kế bài dạy: Cho đến bây giờ, sau 12 dạy văn, tôi vẫn chưa quên những ngày đầu tiên ra trường, chưa quên những trang giáo án chằng chịt nét gạch xóa mà có khi cả tuần mới soạn được một, hai giờ. Đó là những giáo án đầu tiên của cuộc đời dạy học văn mà đến nay, dù có rất nhiều tập giáo án hoàn thiện hơn nhưng tôi vẫn giữ gìn với tất cả sự trân trọng. Trong những năm gần đây, khi đến thanh tra chuyên môn ở các trường THPT, tôi thấy hầu hết giáo viên sử dụng giáo án vi tính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn bài không có gì đáng chê trách, thậm chí đáng khuyến khích nếu những trang giáo án ấy là sự đầu tư, thiết kế thực sự của người dạy. Điều đáng nói là hầu hết các giáo án ấy gần như giống nhau và nếu bạn vào trang Bài giảng violet trên mạng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy bản gốc. Việc học tập, tham khảo bài giảng của đồng nghiệp cũng là điều bình thường nhưng kiểu sao phỏng giáo án như hiện nay là điều thực sự đáng lo ngại. Thú thực, bản thân tôi, nếu lấy những giáo án ấy để lên lớp, chắc chắn tôi sẽ không thể nào dạy nổi theo giáo án. Tôi không chê giáo án của họ mà đơn giản chỉ là vì nó không phải là của tôi, không do tôi suy nghĩ, cảm nhận và thiết kế. Có những giáo án giống như những bài văn viết, dài lê thê mà khi đọc thấy rất khó tìm luận điểm vẫn được không ít giáo viên in ấn một cách nhiệt tình. Những giáo viên đã dạy học nhiều năm, họ đã có giáo án theo cách thiết kế của họ thì việc in giáo án vi tính chẳng qua là việc đối phó với việc kiểm tra. Cách làm đó không đúng nhưng ít nhiều còn có thể linh động. Nhưng có những giáo viên trẻ mới vào nghề cũng dùng giáo án ấy như một bảo bối tuyệt đối đúng, thậm chí cứ dạy được một, hai phút lại liếc nhìn giáo án, lúc nào không nhìn thì lập tức lúng túng ngay. Nếu cứ thế tiếp diễn thành cách làm việc thường trực thì thật khó để trở thành một giáo viên đúng nghĩa. Vậy làm thế nào để thiết kế được một giáo án tốt? Với tôi, việc thiết kế một giáo án là vô cùng quan trọng. Nó giống như việc một kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của mình trên bản vẽ. Nếu bản vẽ hợp lý, khoa học thì tòa nhà được xây dựng sau này sẽ hoàn hảo nếu thực hiện đúng theo yêu cầu của bản vẽ. Theo tôi, muốn có một giáo án tốt, người giáo viên phải có các bước làm viêc sau đây: - Nếu là một giờ dạy tác phẩm văn học thì trước hết giáo viên phải đọc tác phẩm. Trong quá trình đọc, giáo viên phải huy động tất cả những kỹ năng đọc hiểu để nhận diện được các nhân vật, hình tượng, nắm bắt được cốt truyện, mạch cảm hứng, hiểu chủ đề tư tưởng của tác phẩm và ý đồ của nhà văn, nhà thơ. - Tiếp đến, giáo viên phải huy động tất cả sự hiểu biết vốn có của mình liên quan đến tác phẩm, đọc những bài phê bình, nhận xét, đánh giá về tác phẩm, đọc sách giáo viên và các thiết kế bài giảng (nếu có). - Sau khi đã có một kiến thức nền đầy đủ về tác phẩm, giáo viên dựa vào mục đích, yêu cầu trong chương trình và sự cảm nhận của cá nhân về giá trị của tác phẩm để tiến hành soạn bài. Bạn có thể đọc hàng chục cuốn sách trước khi soạn bài, nhưng khi tiến hành soạn bài, cách tốt nhất là bạn chỉ giữ lại cuốn sách giáo khoa và soạn bài độc lập theo cách hiểu, cách cảm nhận và cách thiết kế của bạn. Nếu làm được như thế thì sau khi soạn xong, dường như bài soạn đã trọn vẹn trong suy nghĩ của bạn. Chính vì thế khi lên lớp, bạn không còn phải “đánh vật” với những trang giáo án nữa. Với tôi, giáo viên cần phải thoát ly được giáo án khi dạy học, kể cả giáo viên mới ra trường. Khi thoát ly được giáo án là khi người dạy làm chủ được toàn bộ kiến thức của bài học. Nếu chưa chủ động được phần kiến thức cơ bản thì người dạy thật khó để thuyết phục được người học. - Trong quá trính soạn bài, cần đặc biệt lưu ý các khía cạnh sau: + Cấu trúc bài soạn: Bài soạn phải rõ ràng, các ý được khai thác phải là những điều trọng tâm, cốt lõi của tác phẩm và trùng với mục đích yêu cầu của bài học. Giữa các ý phải có mối liên hệ lôgic chặt chẽ nhưng không được trùng lặp, rối ý, chồng chéo. Đây là khâu rất quan trọng đối với một bài soạn. Nếu cấu trúc không mạch lạc, thống nhất, sáng rõ thì thật khó để làm nổi bật giá trị của một tác phẩm và giờ học khó để đảm bảo tính hệ thống. Khi mới ra trường, thực sự tôi rất băn khoăn khi soạn bài Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân dù đã đọc khá nhiều tài liệu tham khảo. Tôi cứ tự hỏi: Nếu khai thác theo nhân vật thì có nên đưa hình ảnh các nhân vật trong cảnh cho chữ vào không? Nếu cho vào thì có cần phải tách riêng cảnh cho chữ để khai thác nữa không? Nếu tách cảnh cho chữ riêng thì phải khai thác như thế nào mới đúng. Tôi đã phải nghĩ về các nhân vật,nghĩ về cảnh cho chữ kia rất nhiều và cuối cùng tôi hiểu rằng, cảnh cho chữ giống như một khoảnh khắc sáng lóe có khả năng soi rọi vẻ đẹp của các nhân vật một cách trọn vẹn và sinh động. Nếu không khai thác riêng, sẽ không thấy cách xây dựng tình huống rất độc đáo của Nguyễn Tuân, Nếu đưa hình ảnh các nhân vật trong cảnh cho chữ để khai thác theo nhân vật bài giảng sẽ bị trùng lặp. Cuối cùng tôi đã lựa chọn cách thiết kế sau đây:: * Nhân vật Huấn Cao: - Một nghệ sĩ tài hoa - Một anh hùng khí phách - Một thiên lương trong sáng * Nhân vật viên quản ngục: - Một người chọn nhầm nghề - Một tấm lòng yêu cái đẹp, quý trọng người tài * Cảnh tượng cho chữ: - Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có - Một cảnh tượng soi rọi vẻ đẹp của các nhân vật + Huấn Cao: Tài hoa Khí phách Thiên lương ( Tất cả đều đạt tới mức độ tuyệt vời trong cảnh cho chữ) + Viên quản ngục: Tấm lòng yêu cái đẹp, quý trọng người tài Quy phục trước thiên lương, hướng về cái thiện - Nghệ thuật miêu tả cảnh cho chữ - Ý nghĩa cảnh tượng cho chữ Thiết kế như vậy, tôi thấy bài dạy khá sáng rõ, nhất quán và lôgíc. Sau khi dạy xong bài, tôi có lưu ý học sinh: nếu đề bài yêu cầu cảm nhận, phân tích từng nhân vật thì phải kết hợp cả hai phần để làm bài vì vẻ đẹp của các nhân vật được tập trung làm nổi bật trong cảnh cho chữ. + Hình thức bài soạn: Khi soạn bài, giáo viên có thể kẻ khung, có thể không nhưng nhất thiết trong bài soạn phải thể hiện được hoạt động của thầy, hoạt động của trò và phần kiến thức cần chốt lại cho học sinh. Phần ghi hoạt động của thầy cần thấy được phương pháp, phương tiện sử dụng khi giảng dạy và những khoảng để thầy liên hệ, mở rộng. Những khoảng ấy, giáo viên có thể để trống, hoặc chỉ dẫn hết sức ngắn gọn. Ví dụ: Khi dạy đoạn trích Trao duyên, trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, đến những câu thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Giáo viên chỉ cần viết ở phần hoạt động của thầy: lấy thêm dẫn chứng trong Truyện Kiều để làm nổi bật mối tình say đắm của Thúy Kiều và Kim Trọng có liên quan đến các chi tiết trong hai câu thơ. Có làm được điều ấy mới thấy việc trao duyên của Kiều là vô cùng khó khăn. Nếu kết cấu bài soạn hợp lý, là khung xương vững chắc thì những khoảng trống trong phần hoạt động của thầy là những nét uốn lượn mềm mại làm nên vẻ đẹp và linh hồn của một giờ dạy văn. Một người thầy thiết kế được nhiều khoảng trống phù hợp chính là một giáo viên văn giàu kiến thức và tài hoa. Với người thầy giỏi, thì một khoảng trống có thể được lấp đầy bằng nhiều kiểu dạng tùy theo đối tượng học sinh và sự kết hợp giữa thầy và trò. Chẳng hạn, khi phân tích vẻ đẹp tài hoa của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân, khi khai thác tài viết chữ Hán của Huấn Cao, giáo viên có thể ghi một chỉ dẫn: Nói thêm về thú chơi chữ Hán của người xưa. Một chỉ dẫn ấy có nhiều cách để lấp đầy. Có thể giáo viên đưa ra một bức thư pháp chữ Hán để giới thiệu, có thể đọc một đoạn trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, có thể tự mình viết một vài chữ Hán theo lối thảo (nếu viết được đẹp) rồi giới thiệu. Thế mới có chuyện nhiều thầy cô cùng dạy theo một thiết kế giáo án nhưng mười giờ dạy vẫn hoàn toàn khác nhau về chất lượng. Chỉ ai những ai nhìn thấy những khoảng trống và biết cách lấp đầy một cách khéo léo, sinh động, hấp dẫn thì mới tạo ra được một giờ văn chất lượng. Làm nên sự khác biệt giữa các giáo viên dạy văn chính là ở những khoảng trống không có trong giáo án kia. Phần ghi hoạt động của trò thường rất ngắn gọn bởi thực sự đó là phần giáo viên mới có thể dự kiến chứ chưa thể biết học trò sẽ hoạt động ra sao. Đó là khoảng trống dành cho học sinh. Khoảng trống ấy sẽ được lấp hay không tuỳ thuộc vào sự khơi gợi của người dạy trong quá trình tổ chức giờ dạy. Phần chốt lại cho học sinh chính là phần kiến thức cơ bản cần đạt được của một đơn vị kiến thức. Phần này phải hết sức ngắn gọn, cô đọng, trọng tâm và phải kết hợp chặt chẽ với hoạt động của thầy và trò. Nghĩa là kiến thức ấy được rút ra từ hoạt động của thầy và trò. Ví dụ khi khai thác việc dạy con của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, người dạy có thể có đặt câu hỏi phát vấn cho học sinh để chốt lại những kiến thức như sau: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Trong bữa ăn, bà Hiền thường * ViÖc d¹y con: dạy con như thế nào? - Söa ch÷a c¸ch ngåi, c¸ch cÇm b¸t cÇm ®òa, c¸ch móc canh, c¸ch nãi chuyÖn trong b÷a ¨n. - ngêi Hµ Néi th× c¸ch ®i ®øng nãi n¨ng ph¶i Vì sao bà chú ý nhiều những cã chuÈn mùc… điều đó?  gi¸o dôc ý thøc, lèi sèng v¨n ho¸ lÞch l·m Qua đó, em thấy bà Hiền quan cña ngêi Hµ Néi. tâm dạy con điều gì? Giáo viên nói thêm về văn hoá của người Hà Nội - Khi Dòng ®i chiÕn ®Êu, bµ ®au ®ín mµ b»ng lßng . Khi các con trai đi chiến đấu, - Khi con trai thø hai lµm ®¬n tßng qu©n, bµ thái độ của bà Hiền như thế kh«ng khuyÕn khÝch còng kh«ng ng¨n c¶n, nào? ng¨n c¶n tøc lµ b¶o nã t×m ®êng sèng ®Ó b¹n Lý do bà Hiền không ngăn cản nã ph¶i chÕt, còng lµ giÕt chÕt nã. con? Qua thái độ đó, em thấy bà  gi¸o dôc cho con lßng tù träng và ý thúc dân Hiền giáo dục con điều gì? tộc. Giáo viên nói thêm về hoàn cảnh đất nước thời chiến tranh và phân tích, bình luận  Một người mẹ có tình yêu thương con sâu thêm về câu nói của bà sắc, yêu con gắn với tình yêu đất nước. Em thấy bà Hiền là người mẹ như thế nào? Hiện nay, không ít giáo viên, vì khi soạn bài còn viết như kiểu một đoạn văn mà chưa triển khai thành các thao tác nên khi lên lớp. Để đảm bảo kiến thức đã chuẩn bị, thầy, cô gần như đọc bài cho học sinh chép. Hãy so sánh đoạn tôi vừa khai thác trên đây với cách khai thác của một giáo án trên mạng mà không ít giáo viên đã copy, cùng nội dung về cách dạy con của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải. Tôi xin được copy nguyên vẹn mà không dám chỉnh sửa bất cứ một chữ nào, kể cả lỗi về câu chữ, chính tả: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Cách dạy con: + Cô Hiên thực hiện xong thiên chức của 1 ngươì phụ nữ ( 40 tuổi – sau khi sinh người con gái thứ 5) cô cũng tính toán rất đầu cuối: ko đến nỗi quá già và tất nhiên cũng ko còn trẻ. 40 tuổi sinh cô con gái út, 60 tuổi nó cũng đã 20, lúc ấy mình mắt mờ chân chậm – Cô Hiền dạy con như 20 tuổi cũng đã tự lập đc, khỏi ăn bám anh chị  việc thế nào? đó h.toàn do cô q.định, h.toàn ko phụ thuộc vào chống với suy nghĩ: “ người đàn bà ko là nội tướng thì cái gđ ấy cũng chẳng ra sao cả. + Nhưng ko vì đông con mà cô bỏ bê việc nuôi dạy chúng. Trái lại, cô giáo dục con rất tỉ mỉ, có phương pháp và cũng hết sức thực tế, ko phải là lý thuyết suông: - Ngồi vào bàn ăn sửa cả cách ngồi, cách cầm đũa, nói chuyện trong bữa ăn… - Dạy con cách đi đứng nói năng chuẩn, ko đc sống buông tuồng…  Với phương châm: “ chúng mày là ng HN, tao chỉ dạy chúng mày biết tự trọng, biết xấu hổ”. Đó là phương châm tối ưu để 1 con người có thể hoàn thiện 1 nhân cách: đó là biết tự trọng, biết xấu hổ”  tức là biết quý trọng và yêu chính con ng mình trước hết thí mới biết có ý thức vì ng khác, yêu người khác  cách dạy dỗ của 1 ng phụ nữ thực tế, thông minh, có học vấn. - Đất nước bước vào công cuộc k/c chống Mỹ, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhg cũng sẵn sàng cho con ra trận như nhg~ bà mẹ VN khác. Trc việc đứa con đầu lòng tình nguyện xin đi đành Mỹ, cô nói: “ tao đau đớn mà bằng lòng….tự trọng”. - Trước việc đứa con trai thứ 2 lại làm đơn xin đi tong quân, sau 3 năm ko nhận đc tin anh, cô Hiền buồn bã, nhg suy nghĩ cũng rất nghiêm túc  thể hiện 1 lòng yêu nc thấm kín: “ tao ko….nước”  rõ ràng cô tính toán việc nhà cũng tốt, việc nước cũng giỏi. Tôi cứ băn khoăn mãi, không hiểu người soạn bài này sẽ làm thế nào để chuyển tải được lượng kiến thức cần đạt kia nếu không phải là đọc chép. Toàn văn giáo án trên được phủ kín trên sáu trang giấy A4, phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 12. Giáo viên và học sinh sẽ làm việc thế nào với giáo án ấy đây? Thiết nghĩ, cách soạn bài này, cần phải được thay đổi. 3. Rèn kĩ năng đọc văn bản, diễn đạt và các kĩ năng mềm. Hiện nay, không ít những giáo viên khi dạy văn rất hiếm khi đọc văn bản. Với các tác phẩm văn xuôi, họ cho rằng học sinh phải tự đọc ở nhà, trên lớp làm gì có thời gian mà đọc. Với các tác phẩm thơ, họ thường để học sinh đọc. Đối với tôi, việc đọc văn bản văn học của người thầy trên lớp rất quan trọng. Với các tác phẩm văn xuôi có dung lượng dài, không đọc được nhiều thì giáo viên cũng phải lựa chọn những đoạn tiêu biểu để đọc kết hợp trong quá trình giảng dạy. Còn với những bài thơ ngắn, giáo viên nhất thiết phải đọc thật đúng và cố gắng đọc thật hay. Xét cho cùng, văn học là nghệ thuật của ngôn từ mà ngôn từ chỉ thực sự trở nên trọn vẹn, đầy đủ ý nghĩa khi được vang lên với đúng mọi cung bậc, sắc thái cần có của nó. Khi đọc một đoạn thơ, một đoạn văn, người thầy phải đọc cho đúng giọng điệu bao trùm của tác phẩm, cho đúng tâm trạng, thái độ của chủ thể trữ tình trong thơ, cho đúng giọng điệu, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật tự sự, cho đúng phong cách nghệ thuật của tác giả và cho đúng với đặc trưng thể loại. Giọng đọc của người thầy phải có khả năng biến hóa, linh hoạt với đủ mọi sắc thái vui, buồn, bất ngờ, thất vọng, tin tưởng...Khi đọc truyện ngắn Thạch Lam phải ra được cái chất văn nhỏ nhẹ, tâm tình giàu chất thơ, đọc văn Vũ Trọng Phụng phải ra được giọng trào phúng, châm chọc vừa quyết liệt vừa hóm hỉnh, thâm thúy. Giọng đọc truyện ngắn khác, đọc kịch khác, đọc tùy bút, bút kí lại khác. Có làm được như thế, học sinh mới thực sự cảm thấy hứng thú và người thầy mới đưa được tác phẩm đến với các em một cách dễ dàng. Làm thế nào để người dạy văn đọc thật tốt văn bản? Một số người cho rằng đọc văn hay phải có năng khiếu. Tôi không phủ nhận điều đó nhưng thế không có nghĩa là cứ có năng khiếu là đọc hay, cứ không có năng khiếu thì không thể đọc được tốt. Người có năng khiếu mà không rèn kĩ năng đọc thường xuyên, không tìm hiểu tác phẩm kĩ thì khó mà đọc được hay. Người không có năng khiếu nhưng nếu tìm hiểu thấu đáo tác phẩm và thường xuyên rèn kĩ năng đọc thì vẫn có thể đọc rất tốt. Mà dù có năng khiếu hay không thì người dạy văn vẫn phải đọc tốt văn bản văn học nếu thực sự tâm huyết với nghề. Cách rèn tốt nhất là bạn hãy đọc thầm tác phẩm một vài lần để nắm bắt tinh thần của tác phẩm, dự kiến giọng đọc cần đạt rồi tiến hành đọc. Ban đầu có thể khó khăn thì cứ cố gắng đọc tròn vành, rõ chữ, phát âm cho đúng chính tả rồi dần dần tiến tới đọc thật diễn cảm, hấp dẫn văn bản. Nếu bạn có phòng làm việc, bạn cứ đóng cửa phòng lại rồi đọc cho tự nhiên. Nếu có phương tiện ghi âm, bạn hãy ghi lại giọng đọc của mình, nghe lại, thấy cần chỉnh như thế nào thì tiếp tục sửa. Những năm mới ra trường, thỉnh thoảng tôi bị anh chị em cùng tổ “bắt quả tang” đang đọc văn bản trong văn phòng tổ khi họ bất ngờ mở của đi vào. Những lúc ấy quả cũng có chút ngại nhưng rồi hầu như mọi người đều hiểu việc tôi làm. Cho đến bây giờ, tôi vẫn giữ thói quen nghe chương trình Đọc truyện đêm khuya trên Đài tiếng nói Việt Nam. Tôi rất cảm phục các nghệ sĩ đọc truyện và cứ âm thầm học tập họ dù biết rằng mình khó lòng mà đọc tuyệt vời được như thế. Nhiều lúc đi trên đường, ngồi trên xe, tôi vẫn cứ đọc đi đọc lại một bài thơ, một đoạn văn nào đó mà mình sắp phải lên lớp giảng dạy. Có thể có nhiều người cho rằng tôi lẩn thẩn mất rồi nhưng biết làm sao được khi “đã đem cái nghiệp vào thân”. Khả năng diễn đạt cũng là một yếu tố cực kì quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của một giáo viên dạy văn. Đành rằng đã soạn giáo án, đã chuẩn bị kĩ càng nhưng thực tế một giờ dạy trên lớp, giáo viên phải làm việc nhiều hơn thế rất nhiều. Ngôn ngữ diễn đạt trên lớp không phải ngôn ngữ viết như ngôn ngữ của một bài phê bình, nó cũng không thể lôm nhôm, vô tội vạ như một cuộc nói chuyện tào lao, nó cũng không phải là ngôn ngữ độc thoại từ một phía. Cái khó của ngôn ngữ diễn đạt trong một giờ dạy văn vừa phải giàu chất văn chương, lại vừa gần gũi, giản dị tự nhiên lại vừa sinh động bởi sự đối thoại, hô ứng liên tục giữa thầy và trò. Điều quan trọng là người thầy phải làm rõ màu sắc của các kiểu ngôn ngữ diễn đạt trong giờ học. Khi đọc văn bản thì ra giọng điệu của tác phẩm. Khi tổ chức, điều khiển lớp học thì phải rõ tính chất tổ chức, khi đặt câu hỏi lại khác, khi phân tích, bình phẩm khác, khi chốt kiến thức lại khác. Tôi vẫn quan niệm, trong một giờ học, người thầy phải sắm rất nhiều vai, mỗi vai đòi hỏi một kiểu ngôn ngữ diễn đạt. Để sắm trọn được tất cả các kiểu vai ấy, người dạy phải hình dung ra tất cả các tình huống, các vai mà mình đảm nhiệm và nếu cần thiết phải “thử vai” trước khi “lên sàn diễn”. Khi mới vào nghề thì càng phải siêng năng “thử vai”. Tôi cũng không ít lần đóng cửa phòng “lên lớp” một mình, thậm chí phải “thử vai” trong tưởng tượng, trong suy nghĩ khi mình đang bận làm một việc chân tay đơn giản nào đó. Tôi đã từng chứng kiến, có những thầy cô cảm thụ văn chương rất tốt, viết rất hay nhưng khi lên lớp thì chỉ có một giọng văn đều đều mà nghe lâu thì cảm thấy rất mệt mỏi. Trước khi làm thầy, ai chẳng có một thời làm trò. Khi mình là trò, mình muốn được học một người thầy như thế nào thì khi làm thầy, mình phải cố gắng để trở thành một người thầy như thế. Đừng vội trách nhiều học sinh nói chuyện trong một giờ dạy văn mà hãy hỏi xem mình đã dạy như thế nào mà nhiều học sinh nói chuyện thế? Hãy rèn luyện khả năng diễn đạt, làm chủ ngôn ngữ, biết làm đẹp ngôn ngữ dạy văn sau mỗi tiết dạy, biến ngôn ngữ thành một phương tiện hữu hiệu nhất, thuyết phục nhất. Các kĩ năng mềm rất phong phú đa dạng nhưng ở đây tôi muốn nói đến kĩ năng mềm có nhiều hiệu quả đối với một giờ dạy văn. Như trên tôi đã nói, một người dạy văn dường như phải “sắm nhiều vai” trong một giờ dạy. Mà muốn làm được điều đó phải có kĩ năng. Khi dạy về ca dao dân ca, người dạy có thể diễn xướng một bài ca dao thành bài hát ru hay một làn điệu dân ca đã có trong dân gian. Dạy bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, người dạy có thể ngâm bài thơ theo giọng ngâm Huế. Khi dạy các đoạn trích kịch, giáo viên có thể nhận một vai và cùng diễn với học sinh trong một trích đoạn nào đó. Dạy các tác phẩm như Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh, Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, giáo viên có thể hát được một vài câu ca trù thì thật là hấp dẫn. Nếu bạn có khả năng vẽ thì rất hiệu quả khi dạy những bài thơ giàu chất họa, nếu bạn giỏi thư pháp thì rất hiệu quả khi dạy văn học cổ...Vẫn biết những kĩ năng mềm kia cần phải có năng khiếu nhưng điều tôi muốn nói ở đây là trong mỗi người, nhất là những người dạy văn tiềm ẩn rất nhiều khả năng. Bạn hãy biết khai thác triệt để những thế mạnh của mình và có ý thức trang bị cho mình những kĩ năng có liên quan đến việc dạy văn để những giờ dạy của bạn trở nên hấp dẫn. 4. Tổ chức giờ dạy: Một giáo viên giàu kiến thức hay không, thiết kế chuẩn bị bài tốt hay không, cỏ khả năng đọc văn bản, khả năng diễn đạt, có kĩ năng mềm tốt hay không đều thể hiện trong quá trình tổ chức giờ dạy. Để tổ chức tốt một giờ dạy văn, người dạy cần phải làm như thế nào? Tâm thế của người dạy văn: Tâm thế của người dạy văn rất quan trọng. Làm nên tâm thế của người dạy văn theo tôi có nhiều yếu tố nhưng có ba yếu tố cơ bản quan trọng nhất là kiến thức của người dạy, tâm trạng của người dạy và thái độ của người học. Nếu kiến thức bài dạy đã được giáo viên chuẩn bị một cách kĩ lưỡng đầy đủ, giáo viên đã làm việc cùng với tác phẩm một cách thấu đáo, sẵn sàng buồn, vui cùng nhân vật cùng nhà văn, sẵn sàng chia sẻ điều mình biết về tác phẩm cùng học sinh, thì đó là một tâm thế tuyệt vời, cần có của người dạy về điều kiện kiến thức và sự chuẩn bị cho bài dạy. Người dạy văn vốn nhạy cảm, dễ vui, dễ buồn, dễ bị chi phối tâm trạng cảm xúc. Điều này ảnh hưởng không tốt đến quá trình dạy văn. Nếu trước khi lên lớp mà thầy cô giáo đang phiền lòng vì chuyện gia đình, vợ chồng, con cái, đang bực mình vì ngổn ngang bao nhiêu chuyện riêng chưa biết sắp xếp, tính toán, xoay sở thế nào thì thật khó để có được một giờ dạy văn đúng nghĩa. Tôi còn nhớ như in một lá thư của một cô học trò tôi đã chủ nhiệm. Hôm ấy, gần hết năm học, tôi ra một dề văn kiểm tra để lấy điểm chuẩn bị tổng kết cho kì học. Đề bài là: Em hãy viết về điều mà em muốn viết nhất. Lúc ấy, trong nhà trường THPT, kiểu bài nghị luận xã hội chưa được chú ý như bây giờ nên học trò của tôi rất háo hức với đề văn này. Thôi thì muốn viết gì thì viết, thoải mái. Tập bài tôi thu về hôm ấy thật bất ngờ, thú vị và xúc động với nhiều cảm xúc, tình cảm đáng quý của học trò. Trong số bài ấy có một lá thư viết cho tôi, viết về tôi. Cô học trò nói nhiều về sự quý trọng với người thầy chủ nhiệm, người thầy dạy văn là tôi nhưng đoạn cuối lá thư có viết: “Thầy ơi, em luôn chờ đợi những giờ dạy văn của thầy và thường thì sự chờ đợi của em đều xứng đáng. Nhưng gần đây, em không còn có cảm giác ấy nữa. Hình như, thầy bước vào lớp mà quên không để lại những ưu tư ngoài cửa. Lúc nào trông thầy cũng buồn bã. Thầy cố gắng lên nhé. Em rất mong có lại được cảm giác đợi chờ thầy đến lớp.”. Đọc lá thư ấy, tôi choáng váng mất một lúc. Đúng là vì nhiều chuyện buồn, vì bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả những năm mới ra trường, đã có lúc tôi không dành trọn cảm xúc, tâm tư cho những giờ dạy văn. Học trò của tôi sao lại phải chịu trách nhiệm về chuyện buồn của tôi chứ? Thú thực là tôi thấy chán tôi lúc ấy khủng khiếp. Trong lòng tôi thầm cảm ơn cô học trò ấy và xốc lại tinh thần, quyết lấy lại niềm tin yêu của học trò. Tôi đã làm theo gợi ý của cô học trò ấy. Trước khi vào lớp, hãy hình dung có một cái giá treo vô hình ngoài cửa và hãy treo tất cả những chuyện buồn ở đó để bước vào lớp với tâm trạng thoải mái, thân thiện, toàn tâm toàn ý với bài dạy, với học trò của mình. Và tôi đã được đền đáp, sau một năm học nữa, khi học trò của tôi chuẩn bị ra trường, tôi nhận được khá nhiều những món quà nho nhỏ của bọn học trò lờp văn hầu hết là do các em tự làm. Trong số đó có món quà là cuốn sách Những tấm lòng cao cả với những dòng chữ: Em thấy nhan đề cuốn sách rất phù hợp để em tặng nó cho thầy. Em cảm ơn vì thầy đã không giận em, vì thầy đã cho em những giờ văn thực sự đáng nhớ. Không, thầy mới là người phải cảm ơn em. Sao thầy có thể giận một cô học trò như em. Tôi thầm nhủ với mình như thế trong nỗi xúc động, vui sướng thật khó diễn tả. Thái độ từ phía học trò cũng dễ tác động đến tâm thế của người dạy văn. Một quả sung lăn trên nền nhà, rẻ lau bảng còn bẩn, bàn ghế giáo viên xộc xệch, những câu nói vô ý của trò, ba bốn học trò không thuộc bài đều có thể khiến giáo viên dạy văn mất hứng thú, thậm chí nổi nóng. Hãy đặt mình vào lứa tuổi “dở dở, ương ương” của các em mà nén giận, hãy vì cả một giờ dạy văn mang sứ mệnh dạy người mà bỏ qua, hãy thay lời trách móc, mắng mỏ thành lời trách hài hước, dí dỏm. Hãy để nụ cười trên môi bạn khi bước vào một giờ dạy văn. Đành rằng, cũng có lúc phải mắng học sinh nhưng những lúc ấy lời mắng của người thầy cũng phải thể hiện sự thiện chí và sự bao dung với học trò để giây phút căng thẳng dễ dàng trôi đi. Hoạt động tổ chức giờ dạy Với tất cả kiến thức đã chuẩn bị, với một tâm thế sẵn sàng, thiện chí, hết lòng cho bài dạy, người dạy văn tiến hành các thao tác, các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn. Bạn hãy biết kích thích, phát huy sự tham gia của học trò. Một lớp học sôi nổi hay trầm lắng không phải hoàn toàn do học sinh mà cơ bản lại do người dạy. Nếu bạn biết cách tung hứng, khơi gợi, dẫn dắt, chỉ huy thì bạn sẽ điều khiển được giờ dạy theo ý mình. Với tôi, điều quan trọng nhất của người dạy văn khi tổ chức giờ dạy là sự linh hoạt, nhạy bén, biết lắng nghe học trò, biết từ học sinh mà thay đổi phương pháp thậm chí là bổ sung kiến thức cho bài học. Không phải lúc nào giờ học cũng trôi chảy đúng như giáo án đã thiết kế, đúng như những dự kiến, suy nghĩ của người thầy. Những lúc như thế, người thầy hết sức bình tĩnh, thậm chí phải thấy hứng thú trước tình huống lạ. Tôi còn nhớ năm đầu tiên khi đi dạy học. Hôm ấy, tôi dạy đến đoạn trích Thúc Sinh Từ biệt Thuý Kiều. Khi dạy đến hai câu thơ: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường ,tôi đưa ra lời bình: Hai câu thơ như một câu hỏi nhức nhối thể hiện nỗi lo âu của Kiều về mối duyên tình dang dở. Cô học trò bé nhỏ ngồi bàn đầu của lớp 10A rụt rè giơ tay. Tôi hơi ngạc nhiên và rồi cũng hỏi: Em có điều gì thắc mắc không? Cô học trò thưa: Thưa thầy, em muốn hỏi là, theo thầy thì ai là người xẻ đôi vầng trăng hạnh phúc của Thuý Kiều và Thúc Sinh? Là một giáo viên vừa ra trường, tôi thấy hơi khớp vì mình chưa nghĩ đến tình huống này, câu hỏi này không hề có trong giáo án. Tuy nhiên tôi thấy câu hỏi thật thú vị và bị cuốn vào đó với tất cả niềm hứng khởi khi gặp được sự chia sẻ rất tích cực từ phía học trò. Trước tiên, tôi trì hoãn thời gian trả lời bằng một lời khen: Câu hỏi của em rất hay, rồi tôi hỏi tiếp: Vậy theo em, vì sao sau này Thúy Kiều và Thúc Sinh phải chia lìa? Cô học trò trả lời: Là vì Hoạn Thư ghen tuông và tìm cách hãm hại Kiều ạ.. Tôi lại hỏi tiếp: Hoạn Thư ghen tuông khi chồng mình đem lòng tưởng nhớ, thương yêu người khác là đúng hay sai? Trò:Thưa thầy đúng ạ. Thầy hỏi: Sao có vợ rồi Thúc Sinh vẫn còn đem lòng yêu Thuý Kiều và muốn lấy nàng làm vợ? Trò trả lời: là vì xã hội cho phép người đàn ông có thể năm thê bảy thiếp ạ. Thầy hỏi: Bây giờ em đã trả lời được câu hỏi của em chưa? Trò: Dạ, người trực tiếp chia rẽ hạnh phúc của Thúc Sinh và Thuý Kiều là Hoạn Thư nhưng sâu xa, hạnh phúc đó tan vỡ là bởi chế độ phong kiến bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ có phải không thầy? Tôi thở phào nhẹ nhõm vừa cười vừa nói: Em rất thông minh, thầy rất mong nhận được nhiều câu hỏi như thế. Cả lớp học cũng bị cuốn hút vào cuộc đối thoại ấy, giờ học trôi đi thật nhanh. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu cách xử lý tình huống và cách khơi gợi như thế có đúng không chỉ biết rằng học trò của tôi thấy hài lòng. Sau này, tôi còn gặp rất nhiều tình huống như vậy và đó là những lúc tôi rất thích thú và tâm đắc. Bạn đừng vội trách học sinh thụ động. Thụ động hay không trước hết ở chính cách dạy của người dạy. Một điều cũng cực kì quan trọng khi tổ chức một giờ dạy văn là người thầy phải biết gắn tác phẩm văn học với cuộc đời. Văn học bao giờ cũng xuất phát từ cuộc đời, cách để tác phẩm dễ neo đậu trong tâm trí người học là trả tác phẩm lại với cuộc đời. Tôi thường quan niệm, một giờ dạy văn như một cuộc chuyện trò, trao đổi giữa giáo viên và học sinh. Nội dung của những cuộc chuyện trò ấy là câu chuyện về cuộc đời, về con người với bao nhiêu cung bậc cảm xúc. Khi dạy bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, đến hai câu thơ: Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu bạn có thể hỏi: Qua hai câu thơ trên, em hiểu gì về lý tưởng của người thanh niên trong thời phong kiến, lý tưởng của thanh niên ngày nay có gì khác? Dạy bài Tự tình của Hồ Xuân Hương, đến hai câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con bạn có thể hỏi: Hồ Xuân Hương vốn là người phụ nữ táo bạo, ngang tàng, sao những câu thơ trên lại ngậm ngùi đến thế. Em hãy lý giải. Giải quyết được những câu hỏi ấy tức là đã trả các tác phẩm trở lại đúng thời đại, xã hội của nó và giúp học sinh liên hệ với cuộc đời hôm nay. Khi dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn nguyễn Minh Châu, đến cảnh bạo hành trong gia đình người đàn bà hàng chài, giáo viên có thể hỏi: Em thấy ở nơi em sống, có diễn ra cảnh bạo lực như trong tác phẩm này không? Nếu chứng kiến cảnh tượng như thế, em sẽ làm gì? Trong một giờ dạy văn, giáo viên đừng chỉ có chăm chăm vào các đề mục với lượng tri thức của tác phẩm sao cho không thừa, không thiếu thời gian. Hãy quan tâm nhiều hơn đến việc bài học hôm nay gợi cho học trò những suy nghĩ, những cảm xúc gì về cuộc đời, về con người và về bản thân. Chính vì thế, giáo viên nên biết kết hợp giảng bài với việc lắng nghe, chia sẻ những tâm sự của học sinh được nảy sinh, xuất phát từ tác phẩm. Có một lần, học khi tôi đang dạy đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, một học sinh đã hỏi tôi: Thưa thầy, người ta đau khổ không được sống thật với mình nhưng sao, em sống thật với con người mình thì người khác cứ khó chịu? Em chẳng làm gì sai, sao bố mẹ cứ không chấp nhận tính cách của em? Những câu hỏi rất thực, rất đúng với lứa tuổi. Thế là từ một giáo viên văn, tôi trở thành một chuyên gia tâm lý bất đắc dĩ . Tôi đưa câu hỏi ấy thành đề tài để cả lớp cùng chia sẻ. Chuyện của một em hoá ra là chuyện chung của cả lớp chỉ có điều có nói ra hay không. Sau những lúc sẻ chia như thế, tôi thấy giờ dạy văn thực sự rất ý nghĩa. Một điều quan trọng để lời giảng của người thầy dạy văn trở nên thuyết phục chính là nhân cách của người thầy. Dạy văn, người thầy thường xuyên nói những lời hay, ý đẹp, những đạo lý, chân lý của cuộc đời. Nếu bản thân người thầy không là một minh chứng cho những điều tốt đẹp ấy thì phỏng những điều tốt đẹp kia còn có ý nghĩa gì. Vì lẽ ấy, người dạy văn không chỉ dạy học bằng bài soạn, bằng kiến thức sách vở, kiến thức cuộc đời mà dạy học bằng chính nhân cách của người thầy văn chương. Hãy nói với học sinh những lời chân thành nhất của trái tim. Hãy hướng học sinh đến những điều mà chính mình khao khát, tin tưởng và đi theo. Hãy làm để học sinh tin rằng văn chương có tác dụng bồi đắp tâm hồn và nhân cách của mỗi người. Đó cũng là nét đặc thù của bộ môn Ngữ văn. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Đã 12 năm làm công việc dạy văn, tôi luôn nghĩ rằng nghề của mình thật thầm lặng. Có gì đáng nói đâu. Cuộc đời của người thầy nói chung và người thầy dạy văn nói riêng xét cho cùng là những cuộc đời dâng tặng cho đời, thường đem cho chứ ít khi được nhận và rất ngại nói về những gì mình làm được. Biết nói thế nào về kết quả đạt được của đề tài này đây? Chẳng lẽ không nói. Nhưng thôi, đã là phần bắt buộc cần có của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm thì cũng nên nói ít nhiều. Với việc thực hiện những kinh nghiệm trên đây vào công việc dạy văn, tôi thấy điều được lớn nhất của mình là tình cảm yêu quý của các em học sinh, thậm chí của các bậc phụ huynh. Nhiều học sinh của tôi đã trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống và luôn lưu giữ những tình cảm đẹp của một thời cắp sách đến trường, kỷ niệm về những giờ học văn sôi nổi mà lắng đọng cảm xúc. Đội tuyển học sinh giỏi do tôi bồi dưỡng, giảng dạy nhiều năm đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Cụ thể là: Đội tuyển lớp 10 năm học 2003-2004 đứng thứ 5 tỉnh Hưng Yên Đội tuyển lớp 12 năm học 2005-2006 đứng thứ 3 tỉnh Hưng Yên Đội tuyển lớp 12 năm học 2008-2009 đứng thứ 2 khối tỉnh Hưng Yên Về bản thân mình, tôi được nhà trường, đồng nghiệp tín nhiệm và giao cho nhiều công việc chuyên môn quan trọng như dạy lớp chọn văn, bồi dưỡng đội tuyển, dạy các lớp ôn thi đại học, cao đẳng. Năm học 2004- 2005, nhà trưởng cử tôi đi thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi đã giành giải nhì trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi môn Văn- Tiếng Việt của tỉnh Hưng Yên năm học ấy. Sau một chặng đường 12 năm dạy học, tôi thấy mình trưởng thành lên và tâm hồn vẫn nuôi dưỡng được niềm đam mê văn chương sau những giờ dạy văn. Thật may mắn và hạnh phúc khi tôi được làm cộng tác viên chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm 2006 đến nay. Với công việc này, tôi càng có nhiều cơ hội để học hỏi anh chị em làm công tác giảng dạy môn Ngữ văn tỉnh nhà. Kết quả đạt được của tôi thực sự còn rất hạn chế. Tuy nhiên, với tình yêu công việc dạy văn, tôi sẽ tiếp tục phấn đấu để có thêm nhiều giờ học có ý nghĩa với các em học sinh. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Dạy văn thì nhọc nhằn, lao tâm khổ tứ. Đã theo nghề thì đâu có ngại những gian khổ của nghề. Chính nỗi nhọc nhằn, vất vả của nghề tạo nên niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cao cả của một giáo viên dạy văn. Văn chương thì vô bờ, nghề dạy học thì thầm lặng, cuộc sống thì bộn bề, sôi động với bao nhiêu thăng trầm, toan tính. Cái tâm của người thầy dạy văn là cốt lõi, là nên tảng của mọi kinh nghiệm dạy học. Khi yêu bằng một tình yêu đủ lớn, người ta có muôn ngàn cách vượt qua những trở ngại để giữ gìn và bồi đắp tình yêu ấy. Một số kinh nghiệm về công việc dạy văn mà tôi vừa trình bày trên đây, thiết nghĩ chỉ như một vài hạt muối bé nhỏ ném vào lòng đại dương thăm thẳm của nghiệp dạy văn. Dù bé nhỏ, ít ỏi là thế nhưng nếu góp được chút mặn mòi nào đó cho công việc của những người dạy văn tôi đã cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Tôi biết, còn nhiều các thầy cô dạy văn, tâm huyêt, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm giảng dạy. Rất mong được các thầy cô góp ý cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi và chia sẻ thêm những kinh nghiệm của bản thân để công việc dạy văn của chúng ta hiệu quả và bớt phần nhọc nhằn hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Phù Cừ ngày 05 tháng 5 năm 2012
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất