Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số kinh nghiệm dạy và học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm dạy và học bài thơ nhàn của nguyễn bỉnh khiêm

.DOC
13
2089
122

Mô tả:

PHẦN A: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI I. XUẤT PHÁT TỪ LÝ LUẬN DẠY HỌC Văn học là ngành nghệ thuật có sức hấp dẫn tự nó, Các Mác có nói “Nghệ thuật là niềm vui lớn nhất mà con người tự tạo cho mình”. Nói đến mỗi tác phẩm văn học là nói đến nghệ thuật tái hiện sự sống bằng hình tượng trong trạng thái cảm xúc của chủ thể phản ánh, đưa lại cho người thưởng thức những khoái cảm thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, dạy văn và học văn đã trở thành những hoạt động không thể thiếu. Dạy học môn Văn không tách rời khỏi việc khám phá, phát hiện ra sức hấp dẫn của mỗi tác phẩm văn học ở ngôn từ, hình tượng, ở ý nghĩa tư tưởng. Mỗi giờ giảng văn tốt sẽ đem lại cho các em những rung cảm thẫm mĩ, mở rộng tầm nhìn của các em vào cuộc sống, làm các em xúc động sâu xa trước một thế giới Chân - Thiện - Mỹ với bao khát vọng, ước mơ của con người mọi thời đại. Để từ đó các em trở về hoàn thiện nhân cách của chính mình. Vì vậy, trách nhiệm của mỗi người thầy dạy văn là mỗi giờ lên lớp phải tìm thấy và phát hiện cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học, làm cho các em thực sự sống trong thế giới hình tượng đó, thực sự rung cảm với niềm vui, nỗi buồn, niềm vui sướng… mà tác giả đã thể hiện. Công việc đó thật cao cả, hấp dẫn song cũng hết sức khó khăn và phức tạp và nhiều lúc nó còn trở nên nhàm chán nếu cứ lặp đi lặp lại một thao tác nào đó, một nội dung nào đó… Để giờ Văn thực sự thu hút học sinh, công việc mà chúng tôi hết sức chú ý là phát huy vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học văn. Quá trình đọc - hiểu văn bản phải là quá trình các em cảm thấy hứng thú khi khám phá, phát hiện và chiếm lĩnh những giá trị đích thực của tác phẩm. Muốn vậy, người thầy phải đóng vai trò chủ đạo điều khiển, hướng dẫn học sinh chủ động tiếp nhận tác phẩm, sống với tác phẩm. Dạy văn và học văn sao cho có hiệu quả - đó là niềm trăn trở của mỗi người thầy đang đứng trên bục giảng. II. XUẤT PHÁT TỪ THỰC TẾ GIẢNG DẠY Thực tế cho thấy công việc dạy văn và học văn quả còn nhiều điều khó khăn. Tác phẩm văn học mà học sinh trung học phổ thông được học ra đời ở nhiều giai đoạn lịch sử với những bối cảnh xã hội khác nhau, tâm thế của các tác giả cũng rất đa dạng, phong phú, phức tạp. Đặc biệt những tác phẩm văn học trung đại mà học sinh lớp 10 được học như Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du… là những kiệt tác văn chương dân tộc nhưng không phải lúc nào cũng đến được với học sinh một cách dễ dàng. Sự cách bức về thời đại, về tâm lý (với các em mới ở lứa tuổi 15 - 16, vốn sống và vốn hiểu biết chưa nhiều) dễ khiến học sinh thấy khó hiểu, nản lòng và chán khi tiếp xúc với tác phẩm. Về phía người thầy, đây là những tác phẩm hay và khó, kiến thức nhiều mà thời gian dành cho mỗi bài chỉ gồm một tiết nên rất khó tổ chức một tiết học hợp lý, khoa học và hấp dẫn. Chưa kể đến một số giáo viên trẻ còn rất lúng túng 1 trong quá trình đưa học sinh thâm nhập và thế giới hình tượng và thế giới cảm xúc của tác phẩm. Thêm vào đó là xu hướng của thời đại bây giờ: các em thiên về các môn tự nhiên, cuốn hút bởi văn hoá nghe nhìn nên một số bộ phận học sinh không có hứng thú học văn. Đứng trước những tác phẩm khó, các em đọc qua loa, nghe giảng một cách đại khái dẫn tới không hiểu hết được bao tâm huyết và sự sáng tạo tuyệt vời của người viết gửi gắm trong tác phẩm. Tình trạng đó thật đáng báo động đối với một môn học giàu giá trị nhân văn và khả năng hoàn thiện nhân cách con người. III. MỤC ĐÍCH Trên cở sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi quan tâm đến việc dạy văn ở những tác phẩm cụ thể hay và khó với niềm mong mỏi giúp các em thấu hiểu những thông điệp nghệ thuật mang đậm giá trị nhân văn. Từ đó góp phần giúp các em yêu mến tác phẩm và việc học văn hơn. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi xin trình bày một số bài học ở chương trình lớp 10 với đề tài “Một số kinh nghiệm dạy và học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm”. 2 PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN Bài thơ Nhàn theo chúng tôi là mộ tác phẩm thơ Nôm hay nhưng khó giảng và khó lĩnh hội. Có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. 1. Đối với giáo viên: Bài thơ Nhàn mới đưa vào chương trình từ năm học 2006 – 2007 (Theo chương trình cải cách mới – Sách Ngữ văn 10 tập một), con đường khai thác bài thơ chưa rộng mở, tài liệu nghiên cứu còn hạn hẹp. Bài thơ lại thuộc loại khó hiểu vì thiên về thể hiện triết lý sống của lớp nhà nho tài năng, đức độ như Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng phải sống giữa giai đoạn xã hội phong kiến khủng hoảng, suy vi. Hơn nữa, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm lại thâm trầm, có chiều sâu trí tuệ, không dễ gì giảng cho học sinh nắm được, thời gian đọc – hiểu văn bản lại hạn chế trong một tiết học. Đó là thử thách đối với giáo viên. 2. Đối với học sinh: Các em mới ở cấp trung học cơ sở lên, còn bỡ ngỡ và xa lạ với chương trình, rất ít em biết tới nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiểu biết hạn chế ấy khiến cho học sinh khi tiếp xúc với bài thơ Nhàn thuộc phần văn học trung đại cách bức về thời gian và tâm lí, dễ làm học sinh nản, thấy bài thơ kém hấp dẫn. Việc không hiểu sẽ dẫn đến không thích bài thơ, ngại học những bài thơ kiểu này. II. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Để bài thơ Nhàn đến với học sinh một cách dễ dàng thuận lợi hơn, chúng tôi chủ trương đưa học sinh tham gia vào quá trình khám phá văn bản nghệ thuật đồng thời làm tăng tính hấp dẫn của giờ học. Cả người dạy và người học cùng tích cực tham gia vào quá trình khám phá và chiếm lĩnh tác phẩm văn chương. Người thầy phải có các biện pháp tác động “kích thích” giúp trò tự tìm đến chân lí (đây là điều khác cơ bản so với cách dạy theo lối thuyết trình kiểu cũ nay đã trở thành sáo mòn, không có sự sáng tạo). Để trò phát huy được vai trò chủ thể, người thầy cho xuất hiện tình huống và nhu cầu, đề xuất vấn đề để học sinh tranh luận. Tóm lại là để cho học sinh “làm việc” một cách có cảm xúc, hào hứng, phát huy khả năng tư duy và óc độc lập suy nghĩ. Cụ thể, chúng tôi thực hiện các biện pháp sau: - Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà một cách chủ động, sáng tạo. - Dùng phương pháp đọc sáng tạo để thầy và trò tham gia vào quá trình cảm thụ trực tiếp tác phẩm văn học. - Xây dựng một hệ thống câu hỏi logic và chặt chẽ nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh - Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để học sinh có điều kiện tranh luận và bày tỏ ý kiến cá nhân. - Soạn giảng bằng giáo án điện tử để tăng tính khoa học, tính hấp dẫn của bài học. 1. Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà: Thực ra đây là một khâu rất quen thuộc của học sinh trước mỗi giờ Văn nhằm giúp các em qua việc trả lời câu hỏi bước đầu tìm hiểu giá trị và nội 3 dung của văn bản. Các câu hỏi hướng dẫn soạn bài Nhàn ở SGK cũng có mục đích như thế. Tuy nhiên, chúng tôi xác định học sinh lớp 10 hầu như chưa hiểu biết gì về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhân cách, tư tưởng của ông cũng như của thời đại mà ông đang sống. Hiểu biết mơ hồ sẽ dẫn tới không thấm thía triết lí sống “Nhàn” của bài thơ. Do vậy, chúng tôi bổ sung thêm hai vấn đề trong phần soạn bài của các em: - Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, con người và tư tưởng Ngyễn Bỉnh Khiêm. - Sưu tầm những bài thơ, những câu thơ hay nói về thú “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và thái độ phê phán của ông với những điều xấu xa trong xã hội. Học sinh tự sưu tầm tài liệu viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm, tự đọc sách bổ trợ kiến thức Ngữ văn 10, các em rút ra được những vấn đề cốt yếu: Nguyễn Bỉnh Khiêm một nhà nho có uy tín và ảnh hưởng lớn với thời đại, sống gần trọn vẹn thế kỷ 16. Ông học rộng tài cao, luôn khao khát mang tài sức của mình giúp dân, dựng nước, xây đắp một xã hội yên bình thịnh trị. Nhưng giai đoạn lịch sử mà ông sống trái hẳn với những điều mà ông mong muốn. Nguyễn Bỉnh Khiêm tận mắt chứng kiến cuộc hỗn chiến giữa những tập đoàn phong kiến tranh giành quyền vị: Vua Lê – Chúa Trịnh, Trịnh Nguyễn phân tranh, Đàng trong - Đàng ngoài,...rồi nhà Mạc thay thế nhà Lê,.... Bất mãn với thời cuộc, ông sống như một ẩn sĩ. Nhưng mặt khác tấm lòng “vì đời” vẫn khiến ông xuất hiện trên chính trường mỗi khi triều đình phong kiến vời ông ra giúp. Bên cạnh việc tìm hiểu về thời đại, con người và tư tưởng Nguyễn Bình Khiêm, các em đã sưu tầm được khá nhiều những bài thơ hay của Bạch Vân cư sĩ và tự đọc trước lớp trong phần giới thiệu về tác giả. Ví dụ bài Thói đời phê phán thói xấu trong xã hội: Thế gian biến cải vũng nên đồi Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi Xưa nay đều trọng người chân thực Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi Ở thế mới hay người bạc ác Giàu thì tìm đến, khó thì lui. Hoặc các em phát hiện ra điều khá thú vị là trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có rất nhiều bài đề cập đến chủ đề nhàn. Tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi có 170 bài thì trong đó có trên 40 bài nói đến chữ nhàn và cụm từ nhàn xuất hiện với mật độ cao như: thư nhàn, thanh nhàn, ông nhàn, thân nhàn, nhàn dật, rỗi nhàn,...Trừ ở một vài cụm từ, nhàn có nghĩa là ít việc hoặc không có việc, phần lớn đều biểu hiện một lối sống, một thú vui và cao hơn là cả một quan điểm triết học. Ở nhiều bài thơ, chữ nhàn đi liền với chữ thú, thú nhàn thể hiện trong những sinh hoạt thường nhật: Say phong nguyệt, trà ba chén Thú thanh nhàn, lều một căn 4 (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 94) Chữ nhàn và cụm từ nhàn xuất hiện khá nhiều trong sự đối lập với công danh phú quí: Ta đã thanh nhàn, người phú quí (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 97) Được thua thấy ắt đã nhiều phen, Để rẻ công danh đổi lấy nhàn (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 13) Chữ nhàn xuất hiện với tần số cao nhất trong những bài miêu tả cảnh sống hòa đồng giữa con người với tự nhiên, thuận theo quy luật của tự nhiên: Cảnh có nước non nhàn được thú (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 35) Thanh nhàn ấy, ắt là tiên khách (Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 34) Phần tự tìm hiểu của học sinh về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giúp các em hứng thú hơn trong quá trình đọc - hiểu văn bản đồng thời cũng có điều kiệm chiêm nghiệm sâu hơn về triết lí “nhàn” mà tác giả thể hiện trong tác phẩm. Tuy bài học trong SGK không có chữ nhàn nào trừ nhan đề song học sinh có thể cảm nhận được khá đầy đủ và rõ nét những biểu hiện triết lí nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 2. Dùng phương pháp đọc sáng tạo Trong số các môn học trong nhà trường, thì khâu “đọc” là đặc thù của môn văn học. Chúng tôi quan niệm nếu đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình mà quên mất khâu đọc sáng tạo thì văn bản sẽ giảm cái hay đi một nửa. Đọc tốt văn bản giúp cho học sinh cảm thụ trực tiếp được tác phẩm văn học. Đọc văn bản còn đòi hỏi người đọc, người nghe đều phải chú ý đến từ, câu, nhịp điệu,...gây cảm xúc và kích thích họat động hình dung tưởng tượng, biết phân tích, đánh giá, thưởng thức tác phẩm. Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bài thơ vừa có chất trữ tình vừa có chất triết lý, ngôn ngữ rất mộc mạc đời thường nhưng lại ẩn ý thâm trầm thể hiện quan niệm sống nhàn và nhân cách thanh cao của nhà thơ giữa cuộc đời còn nhiều thăng trầm. Chúng tôi hướng dẫn học sinh: - Phát âm rõ ràng, chính xác, đọc một cách giản dị, tự nhiên phù hợp với nội dung tư tưởng tác phẩm. - Đọc với giọng thong thả, chú ý đến sự biến đổi trong cách ngắt nhịp để ngắt giọng cho đúng. Ví dụ: - Một mai,/ một cuốc,/ một cần câu, Nhịp 2/2/3 Giọng thong thả như lời đếm các dụng cụ lao động. - Ta dại,/ ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn,/ người đến chốn lao xao 5 Cả hai câu nhịp 2/5 Giọng tự tin, hơi hóm hỉnh, thấm đượm chất triết lí. - Ở những cặp câu đối (hai câu thực, hai câu luận) đọc với giọng nhịp nhàng hơn để làm nổi bật ý thơ. Ví dụ: Thu/ ăn măng trúc, đông/ ăn giá, Xuân/ tắm hồ sen, hạ/ tắm ao. Sử dụng nhịp 1/3 – 1/2 và nghệ thuật đối Âm điệu toát lên cái hào hứng, thích thú, sảng khoái của nhà thơ khi hòa mình vào cuộc sống dân dã của thiên nhiên bốn mùa. Sau đó, thầy và trò đều tham gia vào quá trình đọc diễn cảm. Trò đọc hào hứng say sưa, thầy nhận xét rồi đọc truyền cảm. Nhờ đó giờ học trở nên rất hấp dẫn và đầy sinh khí. Việc đọc sáng tạo đã khởi đầu và tạo đà cho quá trình khám phá giá trị của bài thơ. 3. Xây dựng hệ thống câu - hỏi, phát huy vai trò chủ thể của học sinh Đứng trước mỗi giờ Văn, giáo viên thường trăn trở tìm ra hệ thống câu hỏi khoa học, lô gic và chặt chẽ để giúp học sinh từng bước khám phá, phát hiện ra những giá trị đặc sắc của tác phẩm. Câu hỏi phải đạt được hai yêu cầu : Thứ nhất là vừa sức với học sinh và sát hợp với tác phẩm, thứ hai là khêu gợi hứng thú và sự suy nghĩ tìm tòi sáng tạo của các em. Trên cơ sở đó chúng tôi hướng vào loại câu hỏi sau: a. Loại câu hỏi phân tích, lý giải. Loại câu hỏi này giúp học sinh chú ý suy nghĩ đến những vấn đề, những từ ngữ, những cách hiểu khó cần tìm hiểu trong tác phẩm. Ví dụ: - Em hãy giải thích nhan đề “Nhàn” của tác phẩm ? - Hai chữ “dại”, “khôn” được dùng với nghĩa như thế nào ? Có thực là Nguyễn Bỉnh Khiêm “dại” thật và nhiều người đời “khôn” thật không ? b. Loại câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm: Loại câu hỏi này gợi dần cho học sinh nhận biết những vấn đề về nội dung và hình thức của tác phẩm từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát. Loại câu hỏi này khá phổ biến và có nhiều dạng nhỏ: + Câu hỏi phát hiện giá trị nghệ thuật. Ví dụ: - Câu thơ “Một mai, một cuốc, một cần câu” có nghệ thuật gì đặc biệt ? - Em hãy trình bày những nét nghệ thuật nổi bật của bài thơ ? + Câu hỏi tìm hiểu nội dung, ngữ nghĩa của tác phẩm - Từ “thơ thẩn” gợi trạng thái như thế nào ? - Nhận xét về cuộc sống sinh hoạt của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu thơ luận ? Tâm trạng của thi nhân trước cuộc sống ấy ? - Nghệ thuật đối: Ta dại > < Người khôn Nơi vắng vẻ > < Chốn lao xao thể hiện quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ra sao ? Qua đó cho thấy vẻ đẹp nhân cách của thi nhân như thế nào ? 6 c. Loại câu hỏi nâng cao Loại câu hỏi này giúp học sinh phát triển tư duy, nâng cao hiểu biết trên cơ sở biết cách khái quát vấn đề sâu rộng hơn. Câu hỏi này thường dành cho học sinh khá hoặc thảo luận nhóm. Ở cuối bài sau khi đã đọc – hiểu toàn bộ tác phẩm, chúng tôi đưa ra những câu hỏi: - Theo em, triết lý “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì ? - Có người cho rằng chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thoát ly cuộc sống xã hội chỉ cốt lo sự nhàn hạ cho bản thân, ý kiến của em như thế nào ? Ba loại câu hỏi trên có tác dụng khác nhau, hỗ trợ cho nhau được chúng tôi đan cài vào những vị trí khác nhau trong bài giảng giúp học sinh khi trả lời cũng là lúc tự chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm một cách chủ động, hào hứng. Ở phần giáo án dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày hệ thống câu hỏi một cách chi tiết hơn. 4.Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm Hoạt động theo nhóm là một trong những phương pháp mới của việc dạy học văn hiện đại. Nó giúp cho học sinh phát triển tư duy và có dịp bày tỏ ý kiến cá nhân vốn rất phong phú, sáng tạo của mình. Trong thời lượng một tiết học, chúng tôi cho học sinh thảo luận nhóm trên cơ sở hai câu hỏi đã nêu ở trên: - Giải thích ý nghĩa nhan đề “Nhàn” của tác phẩm. - Có người cho rằng chữ “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thoát li cuộc sống xã hội chỉ cốt lo sự nhàn hạ cho bản thân, ý kiến của em như thế nào ? Các em thảo luận nhóm 4 người (hai bàn liền nhau) với không khí sôi nổi hào hứng. Thời gian thảo luận mỗi lần 3 – 4 phút. Sau đó đại diện các nhóm phát biểu, giáo viên tổng kết và chốt lại ý. Không khí giờ học sôi nổi hào hứng hơn. 5. Soạn giáo án điện tử Đây là một trong những phương pháp dạy học hiện đại ngày nay tác động vào khả năng “tai nghe, mắt thấy” của học sinh. Đối với việc dạy và học tác phẩm văn học, việc soạn bài giảng bằng giáo án điện tử một cách hợp lý sẽ làm tăng tính khoa học, tính hấp dẫn của tiết học. Ở phần trình chiếu giáo án điện tử trên máy Projecter, chúng tôi hướng tới việc trình bày hệ thống chú ý một cách khoa học hợp lý: ngắn gọn dễ hiểu, nêu bật được những vấn đề trọng tâm, tránh rườm rà chung chung; Sử dụng sơ đồ bảng biểu khi cần thiết. Ở những tiêu mục lớn hoặc những từ quan trọng thì sử dụng những chữ lớn có kích thước và gam màu khác nhau để thu hút sự chú ý của học sinh. Bên cạnh đó là một số hình ảnh minh hoạ để làm tăng tính hấp dẫn của bài học (tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh cũng cần chọn lọc để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng của học sinh). Hệ thống câu hỏi Nội dung giáo án điện tử A. GIỚI THIỆU CHUNG 7 Hãy nêu những nét chính về cuộc đời và con người của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm? Kể tên những tập thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Nêu xuất xứ bài thơ? Em hãy giải thích nhan đề “Nhàn” của tác phẩm? I. Tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) 1. Cuộc đời - Quê: Làng Trung Am, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. - Đỗ Trạng Nguyên (1535), làm quan dưới triều Mạc - Cáo quan về quê ở ẩn, dựng am Bạch Vân dạy học. - Đã từng dâng sớ chém 18 tên lộng thần, không được vua chấp nhận. - Người đời gọi ông: Bạch Vân cư sĩ, Tuyết Giang Phu Tử, Trạng Trình. 2. Con người - Tính tình thẳng thắn, cương trực. - Học vấn uyên thâm, tương truyền có nhiều câu sấm ngữ đoán định tương lai. 3. Sự nghiệp văn chương - Là nhà thơ lớn của dân tộc - Để lại 2 tập thơ: + Bạch Vân am thi tập (700 bài) + Bạch Vân quốc ngữ thi (170 bài) - Nội dung: Mang đậm chất triết lí giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, phê phán những điều xấu xa trong xã hội. - Nghệ thuật: + Giản dị, mộc mạc, tự nhiên, linh hoạt, có nhiều ẩn ý xâu xa. + Sự kết hợp giữa trữ tình và triết lí. II. Bài thơ Nhàn 1. Xuất xứ: “Nhàn” là bài thơ Nâm số 73 trong tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi”. 2. Nhan đề: Nhàn - “Nhàn” theo từ điển Tiếng Việt: Có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến. - “Nhàn” trong bài thơ: Ca ngợi thú thanh nhàn trong cuộc sống ẩn dật của thi nhân. Từ đó hiện lên nhân cách cao đẹp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. “Nhàn” là quan niệm sống, là triết lí sống. 3. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN I. Đọc, tìm bố cục Giáo viên hướng dẫn học sinh 1. Đọc: Thong thả, ngắt nhịp hợp lý, giọng nhẹ cách đọc. nhàng, thanh thản, hóm hỉnh. 8 2. Bố cục Tìm bố cục bài thơ? Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm Vẻ đẹp cuộc sống Nguyễn Bỉnh Khiêm (Câu 1, 2, 5, 6) Vẻ đẹp nhân cách Trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm (Câu 3, 4, 7, 8) Triết lí sống “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm Câu thơ “Một mai, một cuốc, một cần câu” có nghệ thuật gì đặc biệt? Gợi cuộc sống thôn quê của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Từ láy “thơ thẩn”, cụm từ “dầu ai vui thú nào” gợi trạng thái nào của thi nhân? Hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu đầu? II. Tìm hiểu văn bản: 1. Vẻ đẹp chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm a. Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm * Câu 1, 2: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. - Điệp số từ: “Một” ba lần - Kết hợp danh từ: Mai, cuốc, cần câu - Nhịp thơ 2/2/3 Tư thế ung dung, sẵn sàng cho cuộc sống lao động “tự cung tự cấp” chốn làng quê. Cụ Trạng Trình vui sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền” - Từ láy “thơ thẩn”: Trạng thái thảnh thơi, vô tư, không vướng bận gì. Cụm từ “ dầu ai vui thú nào”: Không bận tâm với lối sống bon chen, không chạy đua với danh lợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm – con người trí thức có danh vọng trở về sống ung dung, tự tại giữa cuộc sống lao động thuần phác nơi thôn dã, tâm hồn thảnh thơi không màng đến thế sự, pha chút ngông ngạo trước thói đời. 9 * Câu 5, 6: Học sinh đọc 2 câu thơ. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Nhận xét về cuộc sống sinh Đông tắm hồ sen, hạ tắm ao. hoạt của Nguyễn Bỉnh Khiêm + Cuộc sống sinh hoạt hiện lên: qua hai câu thơ? - Thức ăn: Thu: măng trúc Đông: giá đỗ - Sinh hoạt: Xuân: tắm hồ sen Hạ: tắm ao Cuộc sống đạm bạc, nghèo nhưng thanh cao, trở về với tự nhiên mùa nào thức ấy. Nhận xét về cách ngắt nhịp + Cách ngắt nhịp 1/3 – 1/2: trong hai câu thơ: - Thời gian bốn mùa Thu/ăn măng trúc, đông/ ăn - Cuộc sống hòa mình với nhịp điệu thiên nhiên giá bốn mùa. Đông/ tắm hồ sen, hạ/tắm ao Tâm trạng thi nhân vô cùng sảng khoái và thích Tâm trạng của thi nhân trước thú giữa môi trường sống thanh tao của thiên nhiên. cuộc sống ấy? Hai câu thơ vẽ nên một số bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp: có cảnh, có người, có mùi vị, hương sắc. Trong đó con người thảnh thơi tận hưởng niềm hạnh phúc do thiên nhiên mang lại. * Tiểu kết Bốn câu thơ đã thể hiện vẻ + Nội dung: Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh đẹp cuộc sống của Nguyễn Khiêm thể hiện ở niềm vui với công việc lao động Bỉnh Khiêm như thế nào? nơi thôn dã, hòa mình vào thiên nhiên, sống thuận theo lẽ tự nhiên. + Nghệ thuật: Nghệ thuật biểu đạt? - Nhịp thơ thong thả, cách ngắt nhịp linh hoạt - Ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi cảm. b. Vẻ đẹp trí tuệ, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm * Câu 2, 3: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chôn lao xao Nghệ thuật đối: - Điệp từ: Ta, người Ta dại > < Người khôn - Phép đối: Ta dại > < Người khôn Nơi vắng vẻ > > Chốn lao Nơi vắng vẻ > < Chốn lao xao xao Thể hiện rõ nét những quan niệm sống đối lập: Thể hiện quan niệm sống của - Nơi vắng vẻ: Nơi tĩnh tại với thiên nhiên, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm ra sao? không có bon chen, mưu lợi, nơi thanh thản tâm Qua đó cho thấy vẻ đẹp nhân hồn. cách của thi nhân như thế - Chốn lao xao: Nơi ngựa xe tấp nập, nơi chen nào? chúc giành giật danh lợi. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự tách mình ra khỏi số đông, lựa chọn một cách dứt khoát, quyết liệt lối sống thanh cao, nhàn tản vượt lên danh lợi phú quý. Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người có nhân cách 10 Hai chữ “dại”, “khôn” được dùng với nghĩa như thế nào? Có thực là Nguyễn Bỉnh Khiêm “dại” thật và nhiều người đời “khôn” thật không? GV liên hệ với những bậc nho sĩ xưa trở về ở ẩn để giữ vẹn nhân cách như Nguyễn Trãi, Chu Văn An,…. Học sinh nhắc lại điển tích Thuần Vu Phần Nhà thơ mượn trạng thái “say” để thể hiện cái nhìn như thế nào trước hiện thực? Bốn câu thơ đã thể hiện vẻ đẹp con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? Nghệ thuật có gì đặc sắc? Các em thảo luận nhóm 4 người: Theo em, triết lí “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? GV lắng nghe, bổ sung và chốt lại vấn đề. Hãy trình bày những nét nghệ thuật nổi bật của bài thơ? thanh cao, có trí tuệ, sáng suốt tỉnh táo trong cách “xuất xử” lựa chọn. Hai chữ “dại”, “khôn” là cách nói ngược nghĩa một cách hóm hỉnh đùa vui song rất ý vị, thâm trầm. Dại thực chất là khôn. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm cái khôn của người thanh cao là quay lưng lại với danh lợi tìm sự thư thái trong tâm hồn, sống ung dung hòa hợp với tự nhiên, cái cốt yếu không phải là vinh hoa phú quý mà cái cốt yếu là giữ cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sạch. * Câu 7, 8: Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. - Mượn điển tích, mượn trạng thái “say” thể hiện một cái nhìn tỉnh táo: Công danh, của cải, phú quý chỉ là phù du, chỉ là một giấc chiêm bao mà thôi. Coi thường công danh phú quý. - Hai chữ “nhìn xem” thể hiện một thế đứng cao hơn hiện thực, nắm được quy luật của hiện thực mà nhìn nhận, mà cười cợt giấc mơ danh lợi của bao người. Khẳng định mạnh mẽ bản lĩnh sống của một con người có nhân cách cao đẹp, có trí tuệ uyên thâm. * Tiểu kết: + Nội dung: Giữa thói đời đen bạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định lối sống thanh cao, không màng danh lợi, luôn sáng suốt tỉnh táo trong việc thể hiện bản lĩnh sống của mình. Lời thơ sáng lên vẻ đẹp trí tuệ và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Nghệ thuật: - Sử dụng điệp từ, phép đối tài tình - Sử dụng điển tích - Ngôn ngữ hàm súc, ý vị, thâm trầm, giàu chất triết lí. 2. Triết lí “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Là sống thanh thản, thuận theo lẽ tự nhiên - Không tranh đua, không bon chen, biết vượt lên danh lợi. - Luôn giữ được cốt cách thanh cao trong mọi hoàn cảnh. III. Tổng kết + Nghệ thuật: - Có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí. - Lời thơ mộc mạc, tự nhiên, thâm trầm, nhiều ẩn ý. 11 - Cách ngắt nhịp linh hoạt, tài hoa. + Nội dung: Hãy trình bày nội dung tư - Bài thơ như một lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc tưởng tác phẩm? khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi. Từ đó sáng lên vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Đây cũng là tiếng nói chung của lớp nhà nho có nhân cách trong giai đoạn xã hội phong kiến suy vi, khủng hoảng. Bài tập củng cố: Các em thảo luận nhóm Có người cho rằng chữ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thoát li cuộc sống xã hội chỉ cốt lo sự nhàn hạ cho bản thân. Ý kiến của em như thế nào? 12 PHẦN C: KẾT LUẬN Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi khi tiến hành áp dụng vào việc dạy và học bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm - một bài thơ hay và khó trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Biện pháp khắc phục của chúng tôi cũng không nằm ngoài sự đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên mọi miền tổ quốc, bao gồm: Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà, phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi phát huy vai trò chủ thể của học sinh, hướng dẫn các em thảo luận nhóm và soạn giáo án điện tử. Kết quả sau khi thực hiện sáng kiến đã cho chúng tôi một niềm tin vào công việc của mình đã làm. Từ kết quả đó chúng tôi tiếp tục áp dụng những biện pháp trên vào các tiết học khác của bộ môn Ngữ văn với mong muốn nâng cao chất lượng giờ văn. Với lòng yêu quý Nguyễn Bỉnh Khiêm, một tài thơ của dân tộc và lòng yêu quý nghề nghiệp của mình, bài viết này của chúng tôi mong được đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy môn văn được tốt hơn. Tuy nhiên trong khuôn khổ vài trang giấy, bài viết không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi kính mong được sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở, sự đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Đông Sơn, tháng 4 năm 2012 Người viết Lê Thị Phượng 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất