Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc thcs...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc thcs

.PDF
20
938
57

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định “GD&ĐT cùng với KH&CN là quốc sách hàng đầu; là nền tảng và là động lực thúc đẩy CNH – HĐH đất nước. Đầu tư cho giáo duc là đầu tư cho sự phát triển. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức, có văn hoá, có kĩ năng nghề nghiệp… gắn học với hành, tài với đức..” Để định hướng trên đi vào Giáo dục một cách thiết thực trong nhiều năm qua các cuộc thi Học sinh giỏi Olympic, thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, cấp quốc gia hay các cuộc thi tìm ra nhân tài trên truyền hình như “Đường lên đỉnh Olimpia", "Theo dòng lịch sử"… luôn được tổ chức và đi vào chiều sâu. Nhằm chọn ra nhân tài cho đất nước. Đối với địa phương Lai Châu - thuộc khu vực vùng cao Tây Bắc, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, công việc “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” lại là một thách thức đối với ngành giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm qua, đặc biệt từ khi thay sách đến nay, công tác phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà cũng ngày càng được quan tâm. Bằng chứng là các cuộc thi học sinh giỏi các cấp luôn được Tỉnh chỉ đạo thực hiện sát sao hàng năm. Các đơn vị trường trong toàn huyện ngày càng đầu tư vào chất lượng giáo dục. Vì vậy công tác “Bồi dưỡng nhân tài” hay nói một cách khác đi việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng được chú trọng. Mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục địa phương và Trường PTDT Nội trú Than Uyên là chuẩn bị cho học sinh sau khi học hết cấp ra trường có thể thích ứng nhanh chóng với sự phát triển của kinh tế xã hội ở địa phương. Cụ thể là học sinh phải được trang bị kiến thức để có hiểu biết về tổ quốc về cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, về tinh thần làm chủ và nếp sống văn 1 minh về nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của các dân tộc thiểu số về những cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước đang tiến hành ở miền núi và vùng dân tộc...Học sinh phải được chuẩn bị kiến thức các môn học ở các lớp như học sinh ở các trường phổ thông trong cả nước. Học sinh phải được rèn luyện thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường để sau khi ra trường có thể tham gia tổ chức và điều khiển các hoạt động cải tạo và xây dựng xã hội trong cộng đồng dân tộc ở địa phương. Để đạt được mục tiêu trên trong quá trình giáo dục nhà trường phải thực hiện đầy đủ các nội dung giáo dục: Đức - Trí - Thể - Mĩ và lao động hướng nghiệp trong đó việc bồi dưỡng và phát huy tính tích cực học tập của học sinh để nâng cao kết quả là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong những năm học qua huyện Than Uyên nói chung, Trường PTDT Nội trú Than Uyên nói riêng đã thực hiện các công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khá tốt. Chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao, song phương pháp bồi dưỡng và học tập của các em chưa hiệu quả cao. Do vậy chất lượng học tập nói chung chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trên cơ sở phân tích những lí do khách quan và chủ quan như đã nêu trên tôi mạnh dạn lựa chọn Sáng kiến “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn bậc THCS”. II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này tôi xin đề cập đến “Một số kinh nghiên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp THCS” mà bản thân tôi và một số đồng chí đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh Lai Châu đã vận dụng thành công. Trong đó tôi đã vận dụng cụ thể ở các khối lớp 6,7,8,9 tại các đơn vị: trường THCS xã Pắc Ta; ôn học sinh giỏi huyện Tân Uyên; Trường PTDT Nội trú Than Uyên - Than Uyên - Lai Châu. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hình thức tổ chức và hướng ôn luyện học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp THCS. Chương trình Ngữ văn lớp 6,7,8,9 được chia ra làm 6 kiểu văn bản: tự sự, 2 miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, điều hành (hành chính công vụ) và được phân đều ra các lớp. Khi ôn luyện học sinh giỏi văn mỗi lớp chủ yếu là các kiểu văn bản sau: - Lớp 6: kiểu văn bản tự sự, miêu tả - Lớp 7: kiểu văn bản biểu cảm, nghị luận - Lớp 8: kiểu văn bản tự sự (kết hợp các yếu tố), nghị luận, thuyết minh. - Lớp 9: kiểu văn bản nghị luận; thuyết minh (sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, miêu tả; tự sự đặc điểm và sự kết hợp các yếu tố). Riêng kiểu văn bản điều hành phân phối đều phần cuối năm của tất cả các khối lớp. Như vậy cách thức bồi dưỡng học sinh giỏi văn phải dựa vào đặc điểm này để ôn luyện sao cho sát thực tế, trọng tâm kiến thức, kĩ năng của các lớp. nên đối tượng nghiên cứu ở đây là cách ôn luyện học sinh giỏi văn ở bậc THCS nói chung. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt chất lượng mũi nhọn trong quá trình học tập môn Ngữ Văn của học sinh cấp THCS. Từ đó giúp chất lượng giáo dục của địa phương nâng lên và phát huy được năng lực vốn có của học sinh. Với mục đích cuối cùng là sau khi ra trường học sinh có thể tự tin học bộ môn ở bậc THPT và có cơ sở thi và học chuyên nghiệp tốt hơn. Từ đó đào tạo được nhân tài cho địa phương, cho đất nước. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ sự vận dụng thành công sáng kiến, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình trao đổi với bạn bè đồng nghiệp trong công tác bồi dưỡng, ôn luyện học sinh giỏi môn văn. Kinh nghiệm này dựa chủ yếu vào thực tế hoạt động sư phạm của bản thân mà các nhà nghiên cứu, viết sách chưa đề cập đến hoặc đề cập một cách chung chung trong khi địa phương tỉnh Lai Châu - khu vực cư trú, sinh sống, học tập chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số Thái, H’ Mông, Dao, Khơ Mú…không thể vận dụng được. 3 Khi viết sáng kiến, người viết xuất phát từ nhận thức đúng về bộ môn: “Giáo viên văn học tiếp xúc với học sinh của mình là để chỉ đạo hoạt động nhận thức, giúp các em phát triển nhân cách”- GS Phan Trọng Luận. Ngoài ra còn xuất phát từ yêu cầu kiến thức cơ bản của chương trình văn học THCS để lựa chọn phương pháp và cách thức ôn luyện và giúp học sinh làm bài có hiệu quả. Tôi không đưa ra cách tiến hành cụ thể một khối lớp nào mà đề ra phương pháp bồi dưỡng nói chung để khi vận dụng giáo viên có thể ứng dụng với tất cả các lớp. 4 PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Bồi dưỡng khả năng học Văn cho học sinh là một việc rất quan trọng và rất cần thiết vì nó góp phần tạo cho con người Việt Nam phát triển toàn diện. Để làm được điều đó giáo viên Ngữ văn phải giúp cho các em say mê học Văn. Việc này chỉ đạt được kết quả cao khi thầy giáo biết động viên khích lệ các em trong học tập, biết tạo điều kiện để các em tự bộc lộ được khả năng của mình và say sưa tham gia xây dựng bài, tích cực tự giác, tự học, tự rèn luyện. Theo Giáo trình "Phương pháp dạy học văn" của Đại học Quốc gia Hà Nội thì "Bồi dưỡng học sinh giỏi văn hiểu theo nghĩa thông thường tức là giáo viên - người hướng dẫn biết khơi dậy khả năng, năng lực cảm thụ văn học của học sinh trên cơ sở vốn hiểu biết học sinh đã có và cao hơn nữa là cung cấp cho các em những điểm mới, sâu hơn về văn học mà học sinh chưa có. Để từ đó các em vận dụng vào việc làm văn hiệu quả". Nói đến thành công của một bài văn là nói đến nhiều phương diện. Bài văn hay là sản phẩm của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân…Có thể nói bài văn là sản phẩm tổng hợp nhất của tất cả năng lực của học sinh. Bởi thế người ta nhìn vào bài văn sẽ biết được năng lực của học sinh song một phần thấy được khả năng bồi dưỡng của người dạy văn. Nói như vậy có nghĩa là công việc bồi dưỡng khả năng, năng lực vốn có của học sinh là rất qua trọng, sẽ giúp học sinh phát huy năng lực của bản thân trở thành người giỏi văn thực thụ. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1. Thuận lợi Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi về SGK, phương pháp dạy học, Bộ GD&ĐT cũng hết sức quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong tỉnh nhà, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng quan tâm, thực hiện chế độ ưu đãi đối với những giáo viên, học sinh có thành tích tốt 5 trong giảng dạy và học tập... Đây là động lực rất lớn động viên thày và trò trường PTDT Nội trú Than Uyên thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, trong đó có công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi. 2. Khó khăn Qua trải nghiệm thực tế có thể nhận định: “Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc mới và khó đối với giáo viên và học sinh. Mới bởi đây là phần việc liên quan đến công tác giáo dục chất lượng mũi nhọn nên toàn bộ nội dung, kế hoạch hoạt động đều không nằm trong phân phối chương trình, không được tiến hành xuyên suốt trong năm, không có tài liệu biên soạn dành riêng cho công tác này, việc dạy và học cũng không áp dụng đại trà chung cho mọi đối tượng...Góc độ tiếp cận vấn đề này của huyện và tỉnh nhà so với phong trào hoạt động chung của cả nước và quốc tế còn rất khiêm tốn - Thực tế là chúng ta chưa có học sinh tham gia trong đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế trong nhiều năm gần đây. Khó bởi mặt bằng chất lượng giáo dục nói chung của chúng ta còn yếu. Mặc dù công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được các Trường, Phòng và Sở GD&ĐT quan tâm rất nhiều song việc kéo gần khoảng cách giữa chất lượng giáo dục ở địa phương với các vùng miền khác trong nước và quốc tế là rất khó. Thực tế trên biểu hiện ngay cả ở chất lượng giáo dục phổ thông, đại trà lẫn công tác giáo dục chất lượng mũi nhọn. Bởi vậy việc lên lớp của giáo viên ở huyện, tỉnh nhà thông thường vốn đã khó, bồi dưỡng học sinh giỏi lại càng khó hơn. Qua thực trạng trên đây cho thấy nếu thầy tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, hướng dẫn học, tăng cường kiểm tra đúc rút kinh nghiệm, bổ sung kịp thời phù hợp thì chắc chắn học sinh sẽ tích cực học tập, say sưa học tập và như thế kết quả dạy và học chắc chắn tốt. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không muốn nói nhiều đến các giải pháp mang tính chất lí luận mà chủ yếu là chia sẻ với đồng nghiệp một số kinh nghiệm, 6 việc làm cụ thể qua thực tế việc thực hiện công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở các đơn vị trường tôi đã từng công tác và vận dụng. 1. Sự tâm huyết và lòng nhiệt tình Tiêu chí này cần có ở cả giáo viên và học sinh tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Song ở đây chúng ta bàn nhiều hơn tới các thày cô. Thông thường qua các cuộc họp Hội đồng, họp Chuyên môn, khi nghe Ban giám hiệu trưng cầu ý kiến nguyện vọng rằng: “Ai có thể đảm nhận công tác ôn luyện học sinh giỏi? Người nào? Môn nào?”... Rất thông thường sự đáp lại là biểu hiện im lặng. Bởi tâm lí chung là không ai muốn đương đầu với một công việc khó khăn mà danh hiệu, kết quả và thù lao là cái không thể nhìn thấy hoặc tính trước được. Vì vậy việc đầu tiên đặt ra ở đây là: Hãy mạnh dạn đứng lên đảm nhận công tác này bằng cả tâm huyết và lòng nhiệt tình. Công việc nào cũng vậy, hãy nhận và làm, tiếp theo rồi sẽ “vỡ vạc” và ít nhiều thu nhận dược thành quả. 2. Việc lựa chọn học sinh Ở bậc THCS chúng ta hay nói tới công tác ôn luyện học sinh giỏi ở lớp 9. Các lớp 6,7,8 cũng có tham gia công tác này nhưng mức độ và phạm vi hẹp hơn, song đó không phải là vấn đề chính. Điều đáng nói ở đây là giáo viên đảm nhận công tác này cần chú ý quan tâm và lựa chọn học sinh, phát hiện “Nhân tài” ngay từ các lớp dưới. Bởi học sinh giỏi phải là người có tố chất, năng khiếu, sự sáng tạo và vốn kiến thức cơ bản vững chắc ... Điều này thể hiện rõ nhất qua kết quả và hoạt động học tập của các em trên lớp. Giáo viên căn cứ vào đó để lựa chọn những học sinh thực sự có năng lực và tố chất tham gia vào đội tuyển ôn luyện học sinh giỏi. 3. Lên kế hoạch chủ động bồi dưỡng, ôn luyện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học Đã gọi là hoạt động, là công tác “mũi nhọn” thì phải “xuyên suốt”. Một số trường chỉ thực hiện công tác này trước thời điểm thi học sinh giỏi vài tháng, thường là vào đầu học kì II của năm học. Nếu thực hiện như vậy thì quỹ thời gian ôn luyện dành cho các em là rất ngắn. Trong khi như đã nóỉ ở phần đầu: học sinh của chúng ta xuất phát từ một mặt bằng giáo dục còn thấp. Các trường nằm ở vùng thuận lợi đã 7 vậy, các trường ở vùng sâu, vùng xa, trường chuyên biệt như trường PTDT Nội trú muốn có học sinh giỏi càng phải tiến hành ôn luyện sớm hơn. Nói rằng: “Lấy cần cù bù thông minh” cũng chưa hoàn toàn đúng song tóm lại: Nếu thày và trò chủ động lên kế hoạch, mục tiêu rồi tiến hành ôn luyện học sinh giỏi ngay từ đầu năm học thì chắc chắn sẽ thu được kết quả tốt hơn. Đây là một thực tế. 4. Bồi dưỡng, giáo dục học sinh một cách toàn diện, linh hoạt sáng tạo và chu đáo a. Bồi dưỡng, giáo dục về tư tưởng Nhắc đến từ “tư tưởng” ta thường nghĩ đến điều gì đó to lớn, trừu tượng và phức tạp. Song vấn đề ở đây rất đơn giản, đó là : Động viên học sinh, giúp các em yêu thích môn học, có mục tiêu, lí tưởng phấn đấu, có động lực quyết tâm ôn và thi học sinh giỏi đạt giải. Đây là việc dễ làm, nên làm nhưng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, theo đánh giá: Rất ít giáo viên ôn luyện học sinh giỏi quan tâm đến vấn đề này, phần đa chỉ chú trọng đến mảng ôn luyện kiến thức. Điều này cần nhưng chưa đủ bởi sẽ thật khó khơi dậy ở các em lòng đam mê và nhiệt tình theo đuổi môn học nếu không biết mình đi thi học sinh giỏi sẽ có gì, được gì trong khi thời gian và các môn học chính khoá với các em đã là cả một gánh nặng...Chính vì vậy công tác giáo dục về tư tưởng là tối cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, song hành với việc ôn luyện về kiến thức. Trước tiên, hãy cho các em biết tham gia đội tuyển học sinh giỏi và đạt giải sẽ có gì, được gì, ví dụ: - Về kiến thức: Đó là phần kiến thức chuyên sâu liên quan đến sở trường, năng lực của các em, hỗ trợ cho các em rất hiệu quả, đắc lực khi vào học cấp III (THPT) và thi tuyển vào các trường chuyên nghiệp sau này. - Về danh hiệu: Thật vinh dự khi các em thi đạt giải sẽ được cả trường, huyện, tỉnh biết đến. Đây quả là phần thưởng vô giá và tuyệt vời. - Về quyền lợi: Các em sẽ được một khoản tiền thưởng nhất định, được ưu tiên khi xét tuyển vào trường Dân tộc Nội trú của tỉnh hay trường THPT, được tuyên dương ghi nhớ danh hiệu trong hồ sơ học bạ... 8 Ví dụ đơn cử trên chỉ là công tác tư tưởng ban đầu định hướng cho học sinh động cơ học tập, phấn đấu và đạt giải. Ngoài ra, việc động viên khích lệ về tư tưởng phải được tiến hành thường xuyên trong từng tiết học giờ học bằng lời nói, hành động việc làm cụ thể: Một lời khen ngợi, động viên, một phần quà nhỏ như chiếc bút bi, quyển vở, hay gói kẹo “liên hoan”... sẽ giúp các em phấn khởi và tích cực học tập rất nhiều... Sau mỗi buổi học, giáo viên cần dành thời gian để rút kinh nghiệm giờ học, tháo gỡ mọi thắc mắc và chỉ rõ ưu, nhược điểm trong bài viết, hướng suy nghĩ của các em, có sự so sánh, khen ngợi, góp ý cụ thể từng học sinh trong nhóm, giúp các em tiến bộ từng ngày. Có thể nói: làm tốt công tác giáo dục về tư tưởng cho học sinh có nghĩa là chúng ta đã thành công một nửa trong công tác ôn luyện học sinh giỏi. b. Bồi dưỡng về kiến thức Nhiều giáo viên, học sinh quan niệm: Giỏi là trên mức bình thường. Vì vậy kiến thức ôn luyện học sinh giỏi phải cao sâu... Thực tế không hoàn toàn như vậy. Giống như việc chúng ta xây nhà, phải bắt đầu từ nền móng. Kiến thức và kĩ năng cũng vậy: không có kiến thức, kĩ năng cơ bản sẽ không có chuyên sâu. Do đó, nên ôn cho học sinh hiểu và nhớ kiến thức cơ bản trọng tâm trong chương trình phổ thông trước đã. Khi đã có vốn kiến thức cơ bản trọng tâm vững chắc rồi thì dù có gặp đề khó, các em sẽ biết kết hợp cái nền tảng mình đã có chính là kiến thức kĩ năng cơ bản với năng khiếu, sự sáng tạo, cùng với áp lực, động lực thi cử... để giải đáp được mọi câu hỏi mà đề bài yêu cầu. Đương nhiên việc cung cấp cho các em vốn kiến thức nâng cao và chuyên sâu cũng là điều cần thiết song chỉ nên và chỉ được đưa ra mang tính chất tham khảo và bổ trợ. Có thể bồi dưỡng về kiến thức cho học sinh theo những phương pháp sau đây: b.1. Cung cấp đầy đủ những kiến thức lí thuyết định hướng thực hành Không có lí thuyết định hướng học sinh sẽ rơi vào tình trạng nói, viết tuỳ tiện. Có những giờ bồi dưỡng chỉ nhằm rèn luyện một thao tác, khẳng định một phần kiến thức nhưng có giờ giáo viên nhằm vào việc củng cố, làm rõ nhiều vấn đề lí thuyết và nhiều kĩ năng. Những lí thuyết này có thể học sinh chưa học trong chương trình chính 9 khoá, có thể giáo viên củng cố, khẳng định, nâng cao hơn lí thuyết học sinh đã học. Bởi vậy, khi cung cấp giáo viên luôn quan tâm đến từng đối tượng tiếp nhận để học sinh thấy tầm quan trong của lí thuyết và ý nghĩa của lí thuyết đối với thực hành. Ví dụ: khi ôn học sinh giỏi lớp 7 phần văn nghị luận - học kì II Việc đầu tiên giáo viên cung cấp kiến thức đơn giản có trong sách giáo khoa như: Thế nào là văn nghị luận? đặc điểm của luận điểm, luận cứ, lập luận và phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Sau đó, giúp học sinh hiểu cách làm bài văn nghị luận chứng minh, nghị luận giải thích, nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích. Tiếp theo, giáo viên cung cấp kiến thức về văn bản như “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh; “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” - Phạm Văn Đồng... học sinh hiểu kiến thức nội dung, nghệ thuật của văn bản và khắc sâu hơn kiến thức về đặc điểm của văn nghị luận. Từ lí thuyết đã cung cấp, học sinh có cơ sở để thực hành. b.2. Chuẩn bị tốt nội dung viết Chỉ có kiến thức lí thuyết về các kiểu bài văn và các thao tác làm văn, học sinh chưa thể tạo ra một bài văn tốt. Học sinh sẽ không biết viết gì trong bài làm của mình khi chưa có hiểu biết đầy đủ về đối tượng trình bày. Bởi vậy tư liệu, kiến thức càng sâu, rộng, phong phú, đa dạng thì nội dung càng hàm súc, chặt chẽ. Giáo viên cần cung cấp thêm kiến thức sâu, rộng của vấn đề từ đó học sinh có cái nền vững chắc cho bài viết. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh, không phải tất cả hiểu biết đều đưa vào bài mà cần biết chọn lọc, lựa chọn cái gì trong vốn hiểu biết của mình cho phù hợp với đề bài. Do vậy việc chuẩn bị tốt những nội dung cho học sinh lựa chọn là điều không thể thiếu trước khi làm bài. Chẳng hạn, với đề văn “Hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” - Ngữ Văn 8, tập II, ít ra học sinh phải nắm các nội dung cụ thể: Thế nào là tư tưởng nhân nghĩa? và có thêm kiến thức như: thời đại, thân thế và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn trãi… càng nhiều càng tốt. Hay khi bồi dưỡng về mảng “Truyện Kiều” của Nguyễn Du -Văn 9, tập I, giáo viên không 10 thể không cung cấp những câu chuyện xoay quanh những điển tích, điển cố được tác giả sử dụng trong các đoạn trích.Thiếu những hiểu biết đó, đặc biệt những kiến thức phục vụ trực tiếp cho đề bài, học sinh không thể không tránh khỏi lúng túng khi triển khai bài viết của mình. C. Bồi dưỡng về kĩ năng làm bài C.1. Kĩ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết: Để xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và vạch ra phương hướng triển khai bài viết một cách đúng đắn, học sinh cần phải: - Đọc kĩ đề bài, chú ý tới các dữ kiện đề bài đưa ra và những yêu cầu mà đề bài đòi hỏi. Khi đề có lời dẫn thì hết sức thận trọng, tìm hiểu cẩn thận từng từ ngữ, từng mối quan hệ giữa các thành phần câu để có thể hiểu một cách chính xác nội dung mà đề được nêu. Giả dụ: lời dẫn là một câu tục ngữ, châm ngôn hoặc lời nói có ngụ ý sâu xa cần phải xem xét cả nghĩa đen và nghĩa bóng để có thể hiểu đúng hướng, tránh sự hiểu lầm hoặc suy diễn thiếu cơ sở. - Xác định những yêu cầu chính của đề: nội dung, giới hạn, dạng đề, mức độ cần giải quyết… Để có thể định được phương hướng triển khai bài viết, học sinh cần trả lời được các câu hỏi: viết cái gì? Viết để làm gì? viết cho ai? Viết theo cách nào? Việc trả lời các câu hỏi này càng rõ ràng, cụ thể, chính xác thì hiệu quả của bài viết càng cao. Đặc biệt câu hỏi “Viết cái gì?”. Nếu không xác định rõ sẽ dẫn tới chỗ lạc đề, loãng đề hoặc phá vỡ nội dung bố cục bài viết. C.2. Kĩ năng lập dàn ý Lập dàn ý là cách sắp xếp nội dung chủ yếu của bài viết theo một chiến lược nhất định. Đó là cách tổ chức các luận điểm của bài sao cho bộc lộ được nội dung và lô gíc vấn đề, có tác động tới tư tưởng, tình cảm và hành động của người đọc. 11 Giáo viên nên hướng dẫn học sinh chia nội dung các ý thành những nhóm nhỏ theo quy định của tiểu chủ đề. Mỗi chủ đề thể hiện một ý riêng không trùng lặp với ý chủ đề khác. Cũng cần lưu ý học sinh nhất thiết phải vạch ra dàn ý. Không cần quá chi tiết, song việc dành ra 5- 10 phút cho xác định ý là điều không thể thiếu. C.3. Kĩ năng viết đúng theo dàn ý Hiện nay, nhiều học sinh khi làm bài có lập dàn ý nhưng khi viết không điều khiển được ngòi bút, suy nghĩ nên bài viết không bám sát dàn ý, hoặc thoát li hoàn toàn dàn ý. Việc này làm cho dàn ý mất hết ý nghĩa nên việc lập dàn ý trở thành hình thức, máy móc. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng viết đúng dàn ý là điều cần thiết với học sinh. Để học sinh viết đúng dàn ý, giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý sát với đề bài, chu đáo, có như vậy khi viết mới liên tục, chủ động. Khi làm bài không có dàn ý chẳng khác nào người đi trong rừng rậm hoặc đi biển mà không có la bàn, học sinh sẽ viết lung tung, phá vỡ sự tập trung của chủ đề, thiếu ý hoặc loãng ý. Khi viết bài, học sinh có thể bổ sung ý vào bài viết của mình khi cần thiết song phải đảm bảo mạch lạc sự phát triển của vấn đề, không được tạo ra sự gãy khúc trong khi trình bày văn bản. C.4. Kĩ năng lập luận Lập luận là cách thức đưa vấn đề, trình bày vấn đề sao cho có tính thuyết phục và luôn luôn đảm bảo sự nhất quán trong suốt quá trình trình bày. Luận điểm, luận cứ, luận chứng là những yếu tố quan trọng của lập luận. Luận điểm là mội dung quan trọng mà người viết muốn đề cập đến, phục vụ cho việc làm sáng rõ nội dung của bài viết. Luận điểm được coi là một tiểu chủ đề. Còn luận cứ là những lí lẽ mà người viết đưa ra nhằm thuyết minh, làm sáng tỏ luận điểm. Đây chính là những ý phụ của luận điểm. Một luận điểm có thể chia làm nhiều luận cứ. Như vậy luận điểm không cùng bậc với luận cứ, nó thuộc bậc trên, bậc lớn hơn. Còn luận chứng là những tài liệu, dẫn chứng minh hoạ… làm sáng tỏ luận cứ. Chính vì vậy lập luận chính là sự xâu chuỗi 12 các luận cứ, luận chứng sao cho hợp lí, thuyết phục người đọc nhất, giúp người đọc nhận ra luận điểm, tin ở luận điểm. Để lập luận chặt chẽ, yêu cầu học sinh sử dụng một số cách triển khai đoạn văn như liệt kê, quy nạp, móc xích, song hành, hỏi đáp, tương phản. C.5. Kĩ năng hành văn Trong thực tế ôn luyện, nhiều học sinh lầm tưởng rằng khi viết văn càng dùng nhiều hình ảnh, nhiều sự ví von, so sánh hoặc nhiều từ ngữ sinh động bài viết càng đạt kết quả cao. Vì sự ngộ nhận này mà nhiều lúc các em cố tình dùng từ ngữ sáo mòn, diễn đạt vòng vèo, cầu kì, không phù hợp với phong cách của bài viết. Vì vậy trong khi ôn luyện cần rèn cho học sinh viết đúng phong cách, phù hợp với nội dung bài viết. Muốn viết đúng phong cách, bài hay cần có vốn từ, nắm vững các kiểu kết cấu ngữ pháp của câu, thường xuyên vận dụng, luyện tập. Muốn vậy giáo viên phải luôn kiểm tra, sửa chữa bài viết của mỗi học sinh thì bài làm của các em mới đạt đến cái đích: trong ý và sáng trong lời. C.6. Kĩ năng hoàn thiện bài viết Giáo viên ôn luyện phải thường xuyên đòi hỏi học sinh có năng lực biết tự nhận xét, tự đánh giá, điều chỉnh bài viết của mình. Biết tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu; phân tích để thấy đâu là cái đúng, đâu là cái sai… trong bài viết. Việc hoàn thiện, điều chỉnh có thể tiến hành ngay sau khi học sinh thực hành viết xong, cũng có thể ở buổi ôn sau rồi giáo viên mới thu, chấm và nhận xét, chỉ ra những lỗi để học sinh điều chỉnh cho đúng, dựa theo sự gợi ý của giáo viên. Tóm lại các kĩ năng đã nêu trên, giáo viên phải hình thành thuần thục cho học sinh trong quá trình ôn luyện. Không phải lúc nào giáo viên cũng tiến hành đồng thời tất cả các kĩ năng này. Song giáo viên cần có kế hoạch cụ thể để rèn toàn bộ các kĩ năng. Cái đích cuối cùng cần đạt đến là trước khi thi, học sinh phải thuần thục vận dụng các kĩ năng, trở thành kĩ xảo - mức độ cao của kĩ năng. d. Linh hoạt sáng tạo và chu đáo trong công tác ôn luyện học sinh giỏi 13 Mỗi đối tượng học sinh đều có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, mỗi dạng đề cũng có những cách tiếp cận khác nhau. Bởi vậy thày cô phải biết được đặc điểm riêng của từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài để từ đó đề ra phương pháp giảng dạy cho hợp lí. Yêu cầu này không mới và không khó. Nếu chúng ta thực sự tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tin chắc sẽ làm được. Sự chu đáo cũng bắt nguồn từ tâm huyết. Nên quan tâm rèn nắn cho học sinh đến từng câu văn, nét chữ... đưa các em đi thi, nhắc nhở các em chuẩn bị giấy vở, bút mực trước khi vào phòng thi... Những cử chỉ, hành động, sự quan tâm tưởng chừng như nhỏ nhoi ấy, đời thường ấy thực ra lại có sức lan toả rất lớn, là động lực giúp các em lập nên kì tích. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua quá trình vận dùng cho đối tượng học sinh giỏi ở trường THCS Pắc Ta Tân Uyên, học sinh giỏi huyện Tân Uyên, học sinh giỏi trường PTDT Nội trú Than Uyên và được sự quan tâm của của các cấp lãnh đạo, các Tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân tôi, trong những năm học gần đây, khi còn giảng dạy tại trường THCS xã Pắc Ta - Tân Uyên - Lai Châu tôi liên tục có đội tuyển học sinh tham gia và đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh, cụ thể: + Năm học 2006-2007 có 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện; 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh. + Năm học 2007-2008 có 03/05 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện; 02/05 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh. + Năm học 2008-2009 có 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện; 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh. + Năm học 2009-2010 có 01/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện. Ôn luyện đội tuyển HSG huyện Tân Uyên có 04/05 học sinh đạt giải cấp Tỉnh. + Năm học 2010-2011 có 02/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Huyện; 02/02 học sinh tham gia và đạt giải HSG cấp Tỉnh. Ôn học sinh giỏi huyện Tân Uyên cấp Tỉnh với 11 học sinh, trong đó có 6 em đạt giải cấp Tỉnh. 14 PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để công tác ôn luyện đạt hiệu quả cao trước hết cần lòng tâm huyết, nhiệt tình của giáo viên bồi dưỡng. Bởi chỉ có lòng tâm huyết với nghề, với công việc mình đang làm mới tìm tòi nghiên cứu, tích luỹ và thêm kinh nghiệm trong công tác ôn luyện. Trong khi bồi dưỡng, giáo viên cần có nhiều tài liệu tham khảo, mở rộng có thể là những bài văn hay, những bài văn mẫu, các đề thi và bài làm đạt giải của học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh, Quốc gia trong các năm học để học sinh đọc tham khảo. Tham khảo ở đây không phải là học vẹt, học tủ theo những bài đã viết sẵn mà để học sinh học cách hành văn, sử dụng từ, cách khai thác đề… Đây cũng có thể được coi là dẫn chứng cho lí thuyết mà giáo viên đưa ra. Luôn động viên, khuyến khích kịp thời với những tiến bộ dù nhỏ nhất của học sinh cũng là một biện pháp. Đối với học sinh, khi nhận xét đánh giá một bài viết cần nghiêm khắc chỉ ra ưu khuyết điểm để các em sửa chữa đồng thời cần khích lệ các em đặc biệt với học sinh dân tộc - vùng khó khăn lại càng cần điều này. Sự mềm dẻo, linh hoạt của giáo viên trong các tình huống sư phạm cũng là điều giúp ôn luyện học sinh thành công. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, công tác “Bồi dưỡng nhân tài” là đặc biệt cần thiết. Điều đó không những giúp đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng giáo dục mà điều quan trọng từ việc nâng cao đó học sinh có điều kiện phát huy khả năng trong các năm học THPT và học chuyên nghiệp, và trưởng thành tiến tới góp mình xây dựng quê hương, đất nước. Tính đến thời điểm hiện tại những học sinh đạt giải trong các kì thi do tôi ôn luyện nhiều em đã trở thành giáo viên, cán bộ , nhà báo. Nhiều em đang theo học tại các trường chuyên nghiệp danh tiếng như: Đại học Luật, Đại học Công đoàn, Đại học Sư phạm, Đại học KHXH và Nhân văn…Để được điều 15 đó - như các em tâm sự - cũng là nhờ vào quá trình bồi dưỡng của các thầy cô giáo từ cấp II. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI Sáng kiến có thể áp dụng ở tất cả các vùng miền trên cả nước. Đặc biệt thích hợp với học sinh vùng núi như khu vực Lai Châu. Bởi đặc điểm vùng miền, học sinh ở đây không chỉ cần bồi dưỡng cho giỏi kiến thức, kĩ năng mà còn cần cả sự động viên, khích lệ của nhà giáo đối với phụ huynh, học sinh. Có như vậy, gia đình các em mới tạo điều kiện cho các em đi học, các em mới có niềm vui khi đến trường. IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Trong những năm gần đây công tác ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi đã nhận được sự quan tâm, động viên rất lớn từ các cấp lãnh đạo Ngành. Tuy nhiên, như đã nói, đây là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết và thời gian của cả thày và trò khi tham gia đội tuyển. Chính vì vậy kính mong các cấp lãnh đạo Ngành, đặc biệt là Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo sớm có văn bản mang tính pháp quy, quy định cụ thể về chế độ khen thưởng ưu đãi đồng thời quan tâm hơn nữa tới chế độ động viên, khen thưởng về vật chất, tinh thần đối với các tập thể, cá nhân giáo viên và học sinh có nhiều đóng góp có thành tích trong công tác ôn và thi học sinh giỏi nhằm nâng cao hiệu quả, thành tích và chất lượng của công tác ôn luyện học sinh giỏi nói riêng và mặt băng chất lượng giáo dục của huyện, tỉnh nhà nói chung. Nhµ v¨n X« ViÕt Alexandor Phadeep viÕt; “Ng­êi thÇy gi¸o, c¸i tõ míi ®Ñp lµm sao...! T­¬ng lai cña trÎ em chóng ta, cña nh©n d©n chóng ta ë trong tay c¸c thÇy gi¸o, ë trong tr¸i tim vµng cña thÇy gi¸o”. Gi¸o viªn víi t­ c¸ch lµ nhµ gi¸o dôc ph¶i kh«ng ngõng n©ng cao nhËn thøc, hiÓu biÕt, n©ng cao n¨ng l­c chuyªn m«n, phÊn ®Êu lµ mét nhµ chuyªn m«n giái, mét thÇy gi¸o d¹y V¨n giái, ®µo t¹o ®­îc nh©n lùc, båi d­ìng ®­îc nh©n tµi phôc vô ®Êt n­íc. §Ó lµm ®­îc ®iÒu ®ã ph¶i kh«ng ngõng häc hái nh­ng trªn hÕt ph¶i cã tr¸ch nhiÖm víi häc sinh. Chóng ta “kh«ng thÓ ®µo t¹o 16 ®­îc nh÷ng häc sinh ph¸t triÓn vÒ V¨n häc mµ chÝnh b¶n th©n thÇy gi¸o ch­a cã sù chuyÓn ho¸ vÒ chÊt l­îng vµ giíi h¹n t­ t­ëng t×nh c¶m”- GS. Phan Träng LuËn. Trªn ®©y lµ mét sè kinh nghiÖm cña b¶n th©n ®· ®óc rót trong c¸c n¨m häc ®Ó h×nh thµnh kü n¨ng tæ chøc ho¹t ®éng “Båi d­ìng häc sinh giái m«n Ng÷ V¨n THCS”. MÆc dï cã nhiÒu cè g¾ng nh­ng trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ vËn dông ch¾c kh«ng thÓ tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt, rÊt mong ®­îc sù ®ãng gãp ý kiÕn cña quý ®ång nghiÖp. T«i ch©n thµnh c¶m ¬n! Than Uyên, ngày 05 tháng 03 năm 2012 Người viết: Nguyễn Duy Tú 17 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ THAN UYÊN Nhận xét: ................................................................................................................................. .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ............................................................................................................... Tổng điểm:..................; Xếp loại:................. Ngày......tháng......năm 2012 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 18 TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Lê A - Nguyễn Quang Ninh - Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy hoc tiếng vịêt, Nhà xuất bản Giáo dục, 239 trang. 2. Bồi dưỡng chuyên môn chu kì III năm 2004 - 2007, quyển 1,2,3, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Phan Trọng Luận - Trương đĩnh - Nguyễn Thanh Hùng - Trần Thế Phiệt, Phương pháp dạy học Văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 415 trang. 4. SGK và SGV Ngữ Văn lớp 6,7,8,9 THCS - Nhà xuất bản Giáo dục. 19 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1 II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2 1. Phạm vi nghiên cứu 2 2. Đối tượng nghiên cứu 2 III. Mục đích nghiên cứu 3 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4 Phần nội dung I. Cơ sở lí luận 5 II. Thực trạng của vấn đề 5 1. Thuận lợi 5 2. Khó khăn 6 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6 1. Sự tâm huyết và lòng nhiệt tình 7 2.Việc lựa chọn học sinh 7 3. Lên kế hoạch chủ động bồi dưỡng, ôn luyện học sinh giỏi ngay 7 từ đầu năm học. 4. Bồi dưỡng, giáo dục học sinh một cách toàn diện, linh hoạt sáng 8 tạo và chu đáo. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 14 Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm 15 II. Ý nghĩa của SKKN 15 III. Khả năng triển khai ứng dụng 16 IV. Những đề xuất, kiến nghị 16 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan