Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng anh cho học ...

Tài liệu Skkn một số giải pháp xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng anh cho học sinh thcs

.PDF
30
216
75

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ============================ ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi:Hội đồng sáng kiến thành phố Ninh Bình. Chúng tôi: Số TT 1 2 3 Chức danh Trình độ Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Đinh Minh Hằng Trường THCS 05/11/1973 Ninh Thành Hiệu trưởng Thạc sỹ 60% Nguyễn Bá Hoành 10/8/1962 Trường THCS Ninh Thành Phó HT Đại học 20% 19/8/1977 Trường THCS Ninh Thành Giáo viên Đại học 20% Họ và tên Nguyễn Thị Bình Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS. I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng -Tên sáng kiến: Một số giải pháp xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS. - Lĩnh vực áp dụng: Phát triển môi trường học tiếng Anh cấp THCS. Mục tiêu của đề án là đổi mới toàn dạy và học ngoại ngữ trong các trường của Việt Nam với mục đích "đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử 1 dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người”. Như vậy, việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường THCS rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc hoàn thành mục tiêu đề án. Mặc dù trong nhiều năm qua giáo viên dạy tiếng Anh đã được tham gia nhiều lớp tập huấn để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học, xong trong thực tế việc học tiếng Anh của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, học sinh chưa thực sự hứng thú trong việc học, các hình thức tổ chức dạy chưa thực sự tạo niềm đam mê tìm tòi tự học của học sinh. Là một nhà quản lý, một giáo viên dạy tiếng Anh tôi luôn xác định được tầm quan trọng của việc khơi gợi niềm đam mê trong học tập của học sinh, bởi với tôi “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà”. Chính từ nhận thức đó tôi luôn tìm cách xây dựng môi trường và tạo động lực họccho học sinh. II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ 1.1. Thực trạng việc dạy và học tiếng Anh ở trường THCS hiện nay: *Giáo viên:Dạy theo các chủ đề trong sách giáo khoa, dạy theo đúng phân phối chương trình, các hoạt động dạy và học phần lớn được thực hiện trong lớp với thời gian quy định là 45 phút. Gần đây một số trường đã đưa nội dung sử dụng tiếng Anh qua các buổi chào cờ đầu tuần, các chuyên đề sinh hoạt tiếng Anh toàn trường hoặc các khối lớp do giáo viên lựa chọn, chủ động lên kế hoạch, hình thức tổ chức chủ yếu giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời. Trong buổi hoạt động ngoại khóa, giáo viên xây dựng về chủ đề. VDtrong tháng 4 năm 2018 giáo viên xây dựng chủ đề“chào mừng kỉ niệm 1050 nhà nước Đại Cồ Việt” GV: When did Đinh Bo Linh become the King? HS: in 968 GV: How long ago did Ly Cong Uan leave Hoa Lu? HS: 1009 years ago. 2 Câu hỏi trong các buổi ngoại khóa chủ yếu được các em học sinh có lực học khá tốt trả lời, hoạt động này chưa mang tính lan tỏa đến mọi đối tượng học trong nhà trường. *Học sinh: Trong tiết học chính khóa: Học sinh thường học theo yêu cầu của giáo viên, phần lớn học sinh học theo nội dung sách giáo khoa, học theo sự định hướng của giáo viên soạn giảng, chuẩn bị trước. Học thuộc từ mới, cấu trúc câu và pphatts triển các kỹ năng chủ yếu qua các phần các mục kiến thức trong sách. Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa: học sinh nghe câu hỏi được giáo viên chuẩn bị trước và trả lời. Mặc dù trong những năm gần đây các trường có vận dụng đổi mới, xong việc đổi mới vẫn chưa tạo được cho người học thế chủ động, chưa phát huy tính sáng tạo, niềm đam mê học tập của học sinh. 1.2.Ưu điểm giải pháp cũ: - Đảm bảo đầy đủ những nội dung theo chương trình sách giáo khoa, đủ các bước theo quy định dạy chung cho mọi đối tượng. - Giáo viên luôn ở thế chủ động, luôn kiểm soát, định hướng và chuẩn bị được kiến thức từ trước điều này không gây lúng túng cho giáo viên. - Học sinh luôn được giáo viên chủ động giao nhiệm vụ và các nội dung để chuẩn bị cho bài học tiếp theo, các thông tin và nội dung được giao chủ yếu đều có sẵn trong sách giáo khoa. 1.3. Nhược điểm giải pháp cũ - Chưa tạo được cơ hội cho học sinh phát huy khả năng, năng lực phẩm chất, trách nhiệm của bản thân. - Học sinh không phát huy được tính tự chủ, sáng tạo. Luôn thụ động thực hiện các hoạt động do giáo viên đề ra. - Các phần rèn luyện kỹ năng thường bị lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho học sinh. 3 - Chưa tạo được môi trường, niềm đam mê, hứng thú trong việc học tập của học sinh. - Những học sinh không có năng khiếu học ngoại ngữ, những học sinh bị hổng kiến thức hoặc những học sinh chưa học tốt môn tiếng Anh không có cơ hội bù đắp và nâng cao kiến thức của mình. 2. Giải pháp mới: 2.1. Giải pháp đột phá thiết lập môi trường học tiếng Anh trong nhà trường. 2.1.1. Tăng cường và làm mới công tác tuyên truyền. * Đối với giáo viên: Các công văn chỉ đạo đổi mới được gửi vào mail của giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tự nghiên cứu tài liệu, truy cập mạng internet để bổ sung thông tin cần thiết, sau đó yêu cầu giáo viên sinh hoạt nhóm thảo luận về nội dung văn bản giúp giáo viên hiểu tường minh các văn bản được triển khai, từ đó cho giáo viên lựa chọn và xây dựng các chủ đề, chuyên đề phù hợp với đối tượng học sinh, các chủ đề được gắn liền với nội dung chỉ đạo chung theo tuần hoặc theo tháng. Hướng dẫn giáo viên thực hiện các trò chơi đơn giản nhằm tạo môi trường học cho tất cả mọi đối tượng học sinh. Với các hình thức tổ chức các trò chơi đơn giản,giúp GV không mất nhiều thời gian chuẩn bị, giáo viên áp dụng thực hiện được trong các hoạt động dạy trong tiết chính khóa hoặc các hoạt động ngoại khóa. Học sinh hào hứng, chủ động, không bị áp lực, dễ dàng tiếp nhận kiến thức cho mọi đối tượng học sinh. *Đối với học sinh: Hình thức tuyên truyền thông qua các khẩu hiệu trên sân trường,trên lớp hoặc qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức cho học sinh thi thiết kế các khẩu hiệu bằng tiếng Anh, trả lời các câu hỏi tiếng Anh vào các buổi hoạt động tập thể, cho học sinh xem clips về các đoạn hội thoại ngắn nói lên tầm quan trọng của tiếng Anh trong giao tiếp được sử 4 dụng khi đi ra nước ngoài, hoặc cho học sinh nghe các bài hát tiếng Anh thông dụng dễ học, dễ hát nhằm khơi dạy mong muốn học tiếng Anh và tạo hưng phấn cho các em học sinh. Ngoài ra phối hợp với các tổ chức, các trung tâm dạy tiếng Anh trên địa bàn thành phố đến giao lưu với các em. Khích lệ học sinh xây dựng các tiểu phẩm với các chủ đề, nội dung phù hợp dưới sự hỗ trợ của các thầy cô. * Đối phụ huynh: Tổ chức họp phụ huynh toàn trường theo khối lớp, hiệu trưởng chủ trì việc tuyên truyền, quán triệt nội dung xây dựng môi trường học tiếng anh và hình thức đổi mới dạy học tiếng Anh hiện nay, phổ biến một số phương pháp giúp con em mình học tốt môn tiếng Anh. 5 2.1.2. Các hoạt động được thực hiện nhằm xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh trong nhà trường. *Đối với giáo viên: + Giáo viên dưới 40 tuổi khi xin phép hiệu trưởng nghỉ, hoặc đổi giờ phải nói ít nhất một câu bằng tiếng Anh + Khích lệ giáo viên biết tiếng Anh qua nhiều hình thức như thiết kế bảng giới thiệu về nhiệm vụ của đội ngũ CBGVNV nhà trường bằng tiếng Anh. Hiệu trưởng yêu cầu tất cả CBGVNV đều nói được môn mình dạy và nhiệm vụ của mình bằng tiếng Anh. + Trong các buổi họp trường, hiệu trưởng thường sử dụng tiếng Anh để chào hỏi. 6 *Đối với học sinh: - Tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động như: + Tổ chức cho các lớp thi thiết kế khẩu hiệu bằng tiếng Anh trên sân trường và trong lớp học. Sau đó các nội dung này được giáo viên tiếng Anh duyệt và làm các khẩu hiệu treo ở sân trường và ở trong lớp. Đấy chính là hình thức xã hội hóa nhằm mục đích xây dựng môi trường học tiếng Anh trong nhà trường, với hình thức này các em không chỉ được học trong lớp mà còn được học bằng chính những hoạt động thường ngày của mình. Học sinh đi đâu, nhìn bất cứ chỗ nào trong nhà trường cũng được học và được tiếp thu. Nó sẽ găm vào trí nhớ của học sinh một cách lâu nhất và có hiệu quả nhất. Đây không phải là hình thức học tập ép buộc, mà tự học sinh tiếp thu, học sinh tự tạo hứng thú, nó gắn với cuộc sống hàng ngày nên rất gần gũi với học sinh trong quá trình học tập. 7 + Tổ chức thi nói tiếng Anh toàn trường trong các kỳ thi khảo sát chất lượng đầu năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo lịch thi khảo sát các môn văn hóa của phòng Giáo dục và đào tạo thành phố. + Tổ chức các buổi ngoại khóa tiếng Anh tại các khu di sản văn hóa địa phương. + Tổ chức cho học sinh thi trang trí sân vườn và thuyết trình với chủ đề “Nét đẹp quê hương em”bằng tiếng Anh. + Tổ chức sinh hoạt tiếng Anh cho học sinh theo khối dưới hình thức nghe và hát theo các bài hát. + Khích lệ học sinh nói tiếng Anh khi gặp hiệu trưởng. (HS có thể nói cả câu, hoặc một từ bất kỳ mà học sinh biết). + Tổ chức lễ hội và thi tài năng tiếng Anh cấp trường. 8 + Khích lệ và giao nhiệm vụ cho học sinh theo khối lớp, tự chuẩn bị nội dung sinh hoạt như đóng kịch, hát, nói tiếng Anh vào sáng thứ 2 hàng tuần với lượng thời gian là 7 đến 10 phút.( Các nội dung này được duyệt và hướng dẫn thực hiện vào chiều thứ 3 hàng tuần) + Tổ chức cho học sinh tiếp cận với các hình thức trải nghiệm bằng tiếng Anh như: Hùng biện, sân chơi trí tuệ, văn hóa ẩm thực, văn hóa lễ hội, tình yêu quê hương đất nước, giới thiệu di tích lịch sử, hoa cây cảnh và các di sản của địa phương. + Chỉ đạo tổ chức trải nghiệm trên lớp học hướng tới các hoạt động như tổ chức sinh nhật giáo viên, học sinh, kỷ niệm các ngày lễ, các chủ đề liên quan đến thầy cô và mái trường, các tệ nạn xã hội, các vẫn nạn học sinh hay mắc phải, thi hùng biện tranh cử các chức danh trong lớp, thi làm profile.... Hoạt động này được giáo viên tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm phối hợp thực hiện thường xuyên trong giờ sinh hoạt lớp và một số tiết học tiếng Anh. Trên cơ sở hoạt động trải nghiệm trên lớp, Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo khối lớp: 01 lần/tháng với tổ hợp các nội dung như thi làm thiếp tiếng Anh các ngày lễ lớn và tổ chức ngày hội văn hóa, tổ chức các sân chơi trí tuệ...... 2.1.3. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức các trò chơi. Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung tổ chức các trò chơi. ( Hình thức chơi này được áp dụng trong các hoạt động khởi động của giờ học chính khóa và trong buổi hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập thể) + Thường xuyên tổ chức các trò chơi cho học sinh vào sáng thứ 2 đầu tuần như: Đuổi hình bắt chữ, Tìm từ, Hãy làm theo tôi nói, không làm theo hành động của tôi ....... 9 VD1. Đuổi hình bắt chữ GV đưa ra 2 bức tranh Đáp án: horsefish Đáp án: Badminton Đáp án: History 10 Thực hiện trò chơi đuổi hình bắt chữ, hình thức này vừa dễ thực hiện vừa gây hứng thú rất lớn cho học sinh, phát huy được năng lực phán đoán, chí tưởng tượng và óc sáng tạo của học sinh. VD2: Tìm từ Cách chơi: Giáo viên nói một từ bất kỳ, từ đó kết thúc bằng con chữ nào thì học sinh được chỉ định nói ra từ tiếp theo bắt đầu bằng từ con chữ đó GV nói : Want HS nói: teach/ teacher hoặc bất kỳ từ nào cố chữ “ T” Với hình thức chơi này giúp hầu hết các đối tượng học sinh đều tham gia được. VD3: Hãy làm theo tôi nói, không làm theo hành động của tôi. Giáo viên nói “ Hãy sờ lên mắt/ Touch your eyes” nhưng giáo viên lại sờ lên đầu. Học sinh làm theo mệnh lệnh của giáo viên, không được làm theo hành động của giáo viên. ( học sinh nào bị nhầm, bắt buộc phải hát một bài hoặc một câu tiếng Anh. Đối với học sinh học yếu sẽ được khích lệ nói ra một câu hoặc một từ học sinh đó biết) 2.1.4. Tạo sức lan tỏa và động lực hưng phấn, niềm đam mê học tiếng Anh. * Tổ chức cho giáo viên và học sinh chọn nhạc nước ngoài và nhảy + Hình thức: cho giáo viên và học sinh lựa chọn nhóm, chọn nhạc và điệu nhảy mình thích. ( Đối với học sinh có thể nhảy tập thể cả lớp hoặc nhóm) + Tổ chức thi và trao giải 01 lần/2 tháng. 11 * Phối hợp với các trung tâm Anh ngữ trên địa bàn thành phố tổ chức thi “ Chinh phục cambridge” 12 13 2.2. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp. Với các giải pháp, nội dung, quy trình, cách thức thực hiện được nêu trên đã giúp cho người học có được môi trường sử dụng tiếng Anh, tạo động lực hưng phấn trong học tập, tạo được tính lan tỏa cao không chỉ đối với học sinh mà còn đối với giáo viên, giúp cho người học có cơ hội thể hiện năng lực. Mọi đối tượng đều được vận dụng tiếng Anh vào thực tiễn. Hình thành bản lĩnh tự tin, ý chí độc lập, chủ động, sáng tạo. Học sinh có cơ hội rèn các kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình...... Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS.”của tôi tập trung đổi mới một số nội dung: -Tăng cường hoạt động ngoài giờ, hoạt động trải nghiệm. - Đổi mới nội dung hoạt động. -Đổi mới phương pháp: Áp dụng đa dạng các hình thức tổ chức, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. + Phương pháp thảo luận nhóm. + Phương pháp đóng vai. + Phương pháp giải quyết vấn đề. + Phương pháp tình huống. + Phương pháp giao nhiệm vụ. + Phương pháp trò chơi. + Phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu. + Phương pháp diễn đàn. - Đổi mới vai trò nhân sự trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động, và điều hành các hoạt động : Học sinh của các lớp phải là những chủ nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.... Các em không những là diễn viên hoàn toàn làm chủ sân khấu với những hình thức phong phú, đa dạng mà còn cùng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tiếng Anh trong khâu dựng kịch bản cũng như làm đạo diễn. 14 - Chỉ đạo đổi mới cách thức triển khai nội dung hoạt động. - Chỉ đạo đổi mới trong các bước thực hiện tiết học tiếng Anh. Xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh nhằm cho quá trình dạy-học đồng thời phát triển các phẩm chất, năng lực và kỹ năng sống cho học sinh. III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi có giá trị phát triển những năng lực sẵn có của các em, giúp các em rèn luyện và phát triển ý chí độc lập, tự chủ, sáng tạo, hoàn thiện kỹ năng sống cho các em để đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay, đồng thời giáo dục và đào tạo ra một thế hệ công dân có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên, có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người Việt, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ Quốc, khẳng định vị thế Việt Nam trên thế giới. Do đó hiệu quả kinh tế là vô giá. 2. Hiệu quả xã hội: Mô hình dạy và học tiếng Anh với nhiều ình thức hoạt động phong phú , sinh động, học sinh đi đâu, nhìn bất cứ chỗ nào trong nhà trường cũng được học và được tiếp thu đã đem lại kết quả ngoài mong đợi của giáo viên cũng như học sinh trong nhà trường. Những giải pháp trên đã tạo cơ hội cho các em học sinh thể hiện khả năng ngôn ngữ, tạo động lực học tiếng Anh trong nhà trường, xóa đi những mặc cảm, những khó trong việc học tiếng Anh. Giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức, tự tin vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp và học tập. kết quả đạt được lại rất khả quan, học sinh ngày càng tiến bộ, các em chăm ngoan hơn. Thông qua các hoạt động trong giờ sinh hoạt các em được trau dồi, nâng cao năng lực tin học, ngoại ngữ; khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội. 15 * Xếp loại Học lực: Khối 6 7 8 9 Năm học Số học sinh Xếp loại Giỏi Khá TB SL % SL % SL % SL % 2015-2016 111 27 24.3 50 45.0 32 28.8 2 1.8 2016-2017 125 38 30.4 64 51.2 22 17.6 1 0.8 2017-2018 141 31 21.99 85 60.28 22 15.60 3 2.13 2015-2016 108 18 16.7 52.8 27.8 3 2.8 2016-2017 110 17 15.45 53 48.18 35 31.82 5 4.55 2017-2018 128 36 28.13 59 46.09 30 23.44 3 2.34 2015-2016 104 11 10.6 43.3 41.3 4 3.8 2016-2017 112 17 15.17 58 51.79 29 25.89 8 7.14 2017-2018 109 15 13.76 44 40.37 44 40.37 6 5.5 2015-2016 61 7 11.5 26 42.6 24 39.3 4 6.6 2016-2017 100 18 29.43 43 43.0 39 39.0 0 00 2017-2018 113 16 14.16 50 44.25 39 34.51 8 7.08 57 45 30 43 *Thành tích đội tuyển học sinh giỏi: + Khối lớp 9: Năm học 2015- 2016: xếp thứ 8 cấp thành phố Năm học 2016- 2017: xếp thứ 7 cấp thành phố Năm học 2017- 2018: xếp thứ 5 cấp thành phố + Khối lớp 8: 16 Yếu Năm học 2015- 2016: xếp thứ 7 cấp thành phố Năm học 2016- 2017: xếp thứ 4 cấp thành phố Năm học 2017- 2018: xếp thứ 2 cấp thành phố, có 01 học sinh đạt thủ khoa cấp thành phố. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ, ĐỘNG LỰC HỌC, NĂNG LỰC TỰ TIN SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MỨC ĐỘ VẬN DỤNG T.A TRONG GIỜ HỌC STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ KHỐI 1 Học sinh tự nguyện phát biểu trong giờ học chính khóa. 7,8,9 2 Vận dụng tiếng Anh trong giờ học chính khóa. 7,8,9 3 4 Vận dụng tiếng Anh ngoài giờ học. 7,8,9 Môi trường và động lực học tiếng Anh. 7,8,9 NĂM SỐ PHIẾU RẤT NHIỀU NHIỀU ÍT SL % SL % SL % 74,3 3/2017 322 32 9,9 51 15,8 239 3/2018 350 98 28,0 157 44,9 95 3/2017 322 36 11,2 69 21,4 217 67,4 3/2018 350 94 26,9 162 46,3 94 26,8 3/2017 322 13 4,0 27 8,4 282 87,6 3/2018 350 47 13,4 135 38,6 168 48,0 3/2017 322 13 4,0 29 9,0 166 87,0 3/2018 350 96 27,4 160 45,7 94 26,9 • Mức độ đánh giá rất nhiều là từ 70% trở lên • Mức độ đánh giá nhiều là từ 50 đến dưới 70% • Mức độ đánh giá ít là từ 15 đến 30% Sau một thời gian thực hiện các giải pháp trên tôi đã thực hiện điều tra khảo sát sự tự tin vận dụng tiếng Anh trong giao tiếp và học tập, và hứng thú học tiếng Anh của học sinh các khối lớp bằng các phiếu thăm dò (phụ lục). 17 27,1 IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1.1. Đối tượng áp dụng - Sáng kiến này được áp dụng đối với giáo viên và học sinh THCS. - Luôn tạo sự đổi mới, sáng tạo trong công việc để tăng sự thu hút từ phía học sinh. - Phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức trong và ngoài nhà trường tạo môi trường và động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS. 1.2. Môi trường được áp dụng. Các trường trung học cơ sở. Kinh phí hoạt động ngoại khóa để xây dựng và tạo động lực học cho học sinh được trích từ ngân sách chi tiêu thường xuyên của nhà trường. 2. Khả năng áp dụng sáng kiến Các giải pháp và quy trình xây dựng môi trường và tạo động lực học tiếng Anh cho học sinh THCS mà tôi đã nêu ở trên đã được áp dụng vào thực tế tại trường THCS Ninh Thành, thành phố Ninh Bình. Sáng kiến này có tính khả thi cho tất cả các học sinh các trường THCS. Trên đây là bản sang kiến kinh nghiệm của tôi đã áp dụng thành công, tạo môi trường và động lực học tiếng Anh cho học sinh trong nhà trường. Kính đề nghị Hội đồng sáng kiến kinh nghiệm các cấp thẩm định và công nhận. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tôi viết trong sang kiến này. Xin trân trọng cảm ơn! TP. Ninh Bình, ngày 18 tháng 4 năm 2018 TRƯỜNG THCS NINH THÀNH XÁC NHẬN 18 NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ, ĐỘNG LỰC HỌC, NĂNG LỰC TỰ TIN SỬ DỤNG TIẾNG ANH TRONG GIAO TIẾP VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MỨC ĐỘ VẬN DỤNG T.A TRONG GIỜ HỌC STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ KHỐI NĂM SỐ PHIẾU RẤT NHIỀU SL 3/2017 1 Học sinh tự nguyện phát biểu trong giờ học chính khóa. 2 Vận dụng tiếng Anh trong giờ học chính khóa. 7,8,9 Vận dụng tiếng Anh ngoài giờ học. 7,8,9 3 4 Môi trường và động lực học tiếng Anh. 7,8,9 3/2018 3/2017 3/2018 3/2017 3/2018 3/2017 7,8,9 3/2018 • Mức độ đánh giá rất nhiều là từ 70% trở lên • Mức độ đánh giá nhiều là từ 50 đến dưới 70% • Mức độ đánh giá ít là từ 15 đến 30% 19 % NHIỀU SL % ÍT SL % HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VÀ TẠO ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS ( H1.Các khẩu hiệu học sinh tự thiết kế) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng