Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống tư vấn hướn...

Tài liệu Skkn một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống tư vấn hướng nghiệp trực tuyến học sinh phổ thông

.DOC
9
122
127

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Ninh Bình Chúng tôi gồm: Họ và tên Năm sinh 1 Mai Hữu Thiết 1979 2 Nguyễn Xuân Cảnh 1977 3 Phạm Thanh Lịch 1984 4 Hồ Ngọc Vĩnh 1961 5 Phạm Hoài Thanh 1979 TT Chức vụ Nơi công tác Phó Chánh văn Văn phòng Sở phòng GD&ĐT Trung tâm GDTX, Phó Giám đốc TH&NN tỉnh Trung tâm GDTX, Giáo viên TH&NN tỉnh Trung tâm GDTX, Phó Giám đốc TH&NN tỉnh Phòng GDTrH, Sở Chuyên viên GD&ĐT Tỷ lệ % Trình độ đóng góp chuyên vào việc tạo môn ra sáng kiến Cử nhân 30% Thạc sĩ 30% Thạc sĩ 20% Sau ĐH 10% Cử nhân 10% 1 I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống tư vấn hướng nghiệp trực tuyến học sinh phổ thông tỉnh Ninh Bình”. II. Lĩnh vực áp dụng: Công nghệ thông tin và Truyền thông; tư vấn hướng nghiệp III. Mô tả bản chất sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những biến đổi lớn về thị trường lao động. Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hoá khiến cho các ngành nghề phát triển đa dạng. Bên cạnh sự xuất hiện của nhiều nghề mới thì không ít nghề cũ phải mất đi hoặc thay đổi công nghệ… Ở bất cứ ngành nghề hoặc lĩnh vực hoạt động nào, nguồn lực con người luôn là yếu tố cơ bản cho sự phát triển, quyết định sự thành công hay thất bại. Do đó, vấn đề nguồn nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy, con người có thể phát huy tất cả thế mạnh của mình nếu được làm công việc yêu thích và phù hợp. Điều này được bắt nguồn từ việc định hướng đúng đắn về nghề nghiệp định chọn. Việc chọn được nghề phù hợp để lập nghiệp sau này không phải dễ dàng, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: năng lực, hứng thú, tính cách, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, nhu cầu xã hội… Chính vì vậy, học sinh cần sự hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và xã hội trong quá trình hướng nghiệp, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Việc chọn nghề không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của chính bản thân học sinh, mà nó ảnh hưởng đến cả gia đình và xã hội. Để chọn được nghề phù hợp, học sinh cần sự hướng nghiệp từ phía nhà trường, trong đó, tư vấn hướng nghiệp là một khâu rất quan trọng. Tư vấn hướng nghiệp trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về các ngành nghề trong xã hội, từ đó giúp các em biết định hướng và lựa chọn nghề phù hợp. Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ biết điều chỉnh xu hướng nghề cho phù hợp với đặc điểm của bản thân và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ đó các em tự tin xác định nghề và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp. Có thể thấy vai trò của công tác tư vấn hướng nghiệp rất quan trọng đối với học sinh phổ thông nhất là học sinh cuối cấp. Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp học sinh phổ thông (cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông) là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục tỉnh Ninh Bình nhằm mục đích giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh, thực hiện phổ cập cấp trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân. Tuy nhiên, việc triển khai công tác tư vấn, hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục tại Ninh Bình hiện nay còn tồn tại một số vấn đề sau: - Chưa được các trường phổ thông coi trọng, quan tâm đúng mức - Công tác tư vấn, hướng nghiệp thực hiện tại các nhà trường thông qua môn giáo dục hướng nghiệp và lồng ghép cùng với môn giáo dục nghề phổ thông lớp 11. 2 - Các tài liệu về tư vấn hướng nghiệp nhiều nhưng thiếu đồng bộ. - Việc cập nhật thông tin, trao đổi trực tiếp với học sinh cần nhiều thời gian, có thể diễn ra bất cứ lúc nào và cần nhiều người tham gia nhưng giáo viên tại các trường thì ít chưa đáp ứng được công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. - Nhận thức của người dạy và người học chưa được quan tâm đúng mức, một mặt do đây là những môn học không bắt buộc và không tính điểm học lực cho học sinh nên nhiều trường thường thực hiện mang tính hình thức, cụ thể: Môn giáo dục nghề phổ thông các trường thường dạy dồn cho hết chương trình nên nội dung hướng nghiệp lồng nghép trong đó thường bỏ qua; môn giáo dục hướng nghiệp thường được giao cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện trong các buổi sinh hoạt lớp, nên nhiều giáo viên bỏ qua nội dung này, có giáo viên thực hiện thì do không có chuyên môn, tài liệu thì sơ sài, lại không được cập nhật nội dung thường xuyên, học sinh có hỏi thì trả lời chung chung không rõ ràng, không định hướng được ngành nghề phù hợp để học sinh lựa chọn. - Chính vì các trường chưa quan tâm nhiều đến công tác hướng nghiệp, tài liệu hướng nghiệp thì sơ sài, lạc hậu nên giáo viên, học sinh và phụ huynh thường phải tra cứu thông tin tư vấn hướng nghiệp trên mạng internet. Trên mạng thì cũng có nhiều trang thông tin về tư vấn hướng nghiệp nhưng thường nội dung chủ yếu là cập nhật các thông tin tuyển sinh, giới thiệu các cơ sở đào tạo, nội dung dành cho tư vấn hướng nghiệp rất sơ sài thậm chí là không có. Các trang thông tin điện tử đó cũng chỉ cung cấp thông tin một chiều, chưa có sự tương tác với người cần thông tin. Khi học sinh cần đến thông tin nào lại phải tra cứu thông tin đó, với rất nhiều nội dung không được kiểm định viết ra chủ yếu để thu hút người xem rồi chèn quảng cáo vào đó. Do đó, học sinh sẽ rất khó để tự định hướng lựa chọn cho mình ngành nghề phù hợp với mình. Thực tế, đã có nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, cao học chịu cảnh thất nghiệp hoặc làm trái với ngành nghề đã được đào tạo. Nên nếu được tư vấn hướng nghiệp bài bản ngay từ đầu thì con số đó có thể đã giảm đi nhiều. - Trước khi xây dựng giải pháp mới, việc thực hiện tư vấn hướng nghiệp tại các trường học trong tỉnh sử dụng tài liệu trên giấy, nên chi phí cho việc in tài liệu, hồ sơ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tốn kém. Có thể thấy, hàng năm mỗi đợt xét tuyển sinh đại học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp học sinh phải nộp hồ sơ đăng ký các nguyện vọng xét tuyển. Nếu không được tư vấn hướng nghiệp học sinh sẽ băn khoăn và với nhiều sự tác động bên ngoài sẽ lựa chọn rất nhiều nguyện vọng. Đối với tỉnh Ninh Bình mỗi năm, có khoảng 12.000 học sinh cuối cấp khối Trung học phổ thông sẽ tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung bình mỗi học sinh có 5 nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Nếu công tác tư vấn hướng nghiệp tốt có thể giúp học sinh giảm số nguyện vọng, tiết kiệm chi phí của học sinh. Số tiền tiết kiệm được cho gia đình, xã hội hằng năm rất lớn. 3 Do đó, việc xây dựng xây dựng hệ thống tư vấn hướng nghiệp trực tuyến dành cho học sinh phổ thông tỉnh Ninh Bình nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại nêu trên là rất cần thiết. Hệ thống mới sẽ giúp cho việc quản lý, chỉ đạo, phân tích, đánh giá, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông (nhất là học sinh cuối lớp 9 THCS và học sinh cuối lớp 12 THPT) một cách đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm; giúp cho học sinh, người học có nhu cầu tìm hiểu khả năng bản thân, tìm hiệu, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mọi lúc, mọi nơi, thông qua hệ thống tư vấn hướng nghiệp trực tuyến có thể khai thác qua các thiết bị tin học có kết nối Internet. 2. Giải pháp mới cải tiến Từ kinh nghiệm rút ra qua nhiều năm theo dõi, tham mưu chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trong ngành GD&ĐT tỉnh Ninh Bình, nhóm tác giả giới thiệu một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống tư vấn hướng nghiệp trực tuyến học sinh phổ thông tỉnh Ninh Bình. Hệ thống được xây dựng tại địa chỉ: http://huongnghiep35.com và https://www.facebook.com/tuvanhuongnghiep35 (Có Phụ lục 1 và 2 kèm theo)hiện nay được bàn giao cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh Ninh Bình quản lý, cập nhật thông tin. Với lượng truy cập trang thông tin điện tử tính tới thời điểm hiện tại trung bình gần 200 lượt trong ngày, và lượng theo dõi trang Facebook là hơn 700 lượt, những con số đó đang tăng từng ngày. Hệ thống có khả năng tương tác cao với học sinh, không chỉ cung cấp cho học sinh các nội dung tư vấn hướng nghiệp, thông tin tuyển sinh các cấp mà còn kết nối trực tiếp học sinh với các cán bộ tư vấn hướng nghiệp của các nhà trường giúp việc giải đáp thắc mắc, tư vấn định hướng nghề nghiệp, chọn ngành học, trường học cho học sinh kịp thời, sát với yêu cầu thực tế. a) Mô tả bản chất của giải pháp mới: Để xây dựng giải pháp mới, nhóm tác giả sử dụng bộ mã nguồn WordPress với ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL; cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình thông dụng hiện nay để xây dựng trang thông tin điện tử cung cấp các nội dung chủ yếu cho người dùng, cụ thể như sau: - Nội dung thứ nhất: là thông tin về tuyển sinh Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, trung cấp nghề, thông tin về kì thi THPT Quốc gia hàng năm, thông tin về kì thi tuyển sinh lớp 10 của tỉnh Ninh Bình. - Nội dung thứ hai: Là thông tin về thế giới nghề nghiệp, các ngành nghề trong xã hội, các ngành nghề đang có triển vọng trong tương lai, các ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cần tránh, cách lựa chọn ngành nghề phù hợp. - Nội dung thứ ba: Tư vấn hướng nghiệp trực tuyến, học sinh có thể thực hiện các phiếu trắc nghiệm hướng nghiệp trực tuyến làm xong có thể biết được kết quả sơ bộ sau đó sẽ được cán bộ tư vấn bổ sung thêm các lời khuyên lựa chọn ngành nghề, trường học chính xác hơn đồng thời có thể trao đổi trực tuyến giữa học sinh và cán bộ tư vấn. 4 - Ngoài ra trang thông tin điện tử này cũng cung cấp thêm một số nội dung khác như: thông tin về các ngành nghề truyền thống địa phương tỉnh Ninh Bình, thông tin về những việc làm đang cần tuyển dụng, thông tin về khởi nghiệp, kinh nghiệm khởi nghiệp, gương khởi nghiệp, ... Đồng thời, với ưu thế vượt trội của mạng xã hội Facebook nhóm tác giả đã xây dựng một trang FanPage với khả năng liên kết, chia sẻ thông tin nhanh chóng đến học sinh và đặc biệt là khả năng tương tác, trao đổi tư vấn trực tiếp. Tỉ lệ sử dụng Facebook hiện nay của giới trẻ Việt Nam rất cao, với tỉ lệ này thì việc đưa thông tin tư vấn hướng nghiệp, thông tin tuyển sinh tiếp cận với học sinh phổ thông qua trang Facebook có rất nhiều ưu điểm. Nhiều học sinh sẽ được tiếp cận thông tin nhanh chóng, kịp thời. Thông qua việc tương tác, các thông tin về tuyển sinh sẽ được chia sẻ lượng lớn học sinh, nhanh hơn rất nhiều so với việc tiếp cận trang thông tin điện tử qua con đường tìm kiếm bằng các công cụ tìm kiếm trên mạng hoặc giới thiệu, chia sẻ qua thư điện tử. Đặc biệt, với tính năng tương tác với học sinh qua công cụ trò chuyện (chát - Messenger), cũng như khả năng liên kết, nhúng qua lại giữa Facebook và trang thông tin điện tử thì việc xây dựng một trang FanPage sẽ tạo một con đường ngắn nhất, rộng nhất để thông tin từ trang thông tin điện tử tiếp cận đến học sinh. Những bài viết bên trang thông tin điện tử dễ dàng có thể chia sẻ đường liên kết tới trang Facebook, từ đó học sinh xem được bài viết trên trang Facebook ở dạng tiêu đề, tóm tắt và để xem chi tiết thì truy cập vào bài viết sẽ chuyển sang trang thông tin điện tử. Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử cũng cung cấp khả năng hiển thị bình luận cho mỗi bài viết từ tài khoản Facebook của học sinh mà không cần phải tạo tài khoản rồi đăng nhập trên trang thông tin điện tử. Từ trang thông tin điện tử cũng tích hợp tính năng trao đổi trực tiếp bằng công cụ tin nhắn giữa học sinh và cán bộ tư vấn hướng nghiệp. b) Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Giải đáp ra đời đáp ứng các tiêu chí chủ yếu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp quản lý, dạy và học; tăng cường, tạo sự chủ động trong việc trao đổi thông tin về tuyển sinh, hướng nghiệp nghề giữa giáo viên và học sinh. Giải pháp đã cung cấp đầy đủ, đa dạng, chính thức những thông tin về tuyển sinh Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, trung cấp nghề, kì thi THPT Quốc gia, thi tuyển sinh lớp 10, ...; thông tin về nghề nghiệp, các ngành nghề trong xã hội, các ngành nghề mới có triển vọng trong tương lai, các ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cần tránh, ... để học sinh có hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp; tư vấn, hướng nghiệp trực tuyến hoặc thông qua các phiếu trắc nghiệm có kết quả ngay sau khi lựa chọn; cộng tác, chia sẻ kinh nghiệm trong cộng đồng giáo dục. 5 Giải pháp cũng giúp cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh có thể tra cứu, theo dõi, trao đổi thông tin trên hệ thống mọi lúc, mọi nơi thông qua máy tính cá nhân, Iphone, Ipad, Smatsphone, … ở bất cứ đâu nếu có kết nối mạng Internet. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm về công nghệ thông tin hằng năm của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và cũng là yêu cầu quan trọng đáp ứng Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”; Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 11/7/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 tỉnh Ninh Bình (trong lộ trình thực hiện của kế hoạch năm học 2019-2020 yêu cầu Ngành GD&ĐT phải xây dựng trang tông tin điện tử để tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh phổ thông); đáp ứng Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khoá XI) về đổi mới căn, toàn diện giáo dục đào tạo trong đó một trong những nhiệm vụ Trọng tâm là “Đẩy mạnh phân luồng sau THCS, định hướng nghề nghiệp THPT, đảm bảo học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng nhu cầu phân luồng sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn sau phổ thông có chất lượng”. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội Có thể nói, ngành GD&ĐT luôn là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy, học, đặc biệt là đổi mới trong công tác tư vấn, hướng nghiệp, thi, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để có thêm những giải pháp mới thiết thực hiệu quả trong quản lý, dạy, học, nhóm tác giả đã triển khai sáng kiến một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống tư vấn hướng nghiệp trực tuyến học sinh phổ thông tỉnh Ninh Bình đã áp dụng Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh và một số trường THPT trong tỉnh. Sau hơn 01 năm triển khai, có thể đánh giá hiệu quả của hệ thống như sau: a) Lợi ích về mặt kinh tế Thực tế khi áp dụng giải pháp mới tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh trong năm học 2018 - 2019 cho 1.127 học sinh đến từ 05 Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Ninh Bình (gồm: Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình - Bạc Liêu và Nguyễn Công Trứ) đã tiết kiệm gần 1,5 tỷ đồng kinh phí thực hiện so với giải pháp cũ. Bảng so sánh kinh phí đầu tư hằng năm cho một số việc chính trong công tác tư vấn hướng nghiệp trực tuyến tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh Ninh Bình: TT Nội dung công việc 1 Tiền học phí cho lớp tư vấn hướng nghiệp Khái toán kinh phí (triệu đồng) Giải Giải Chi phí pháp cũ pháp mới tiết kiệm 1.578 0 Ghi chú Giải pháp cũ: 40.000đ x 1 1.578 tiết x 35 tiết x 1.127 HS Giải pháp mới: 0 đồng. 6 Kết quả cho thấy, nếu áp dụng thành công hệ thống trong toàn ngành với 176 đơn vị: 142 Trường THCS, 26 Trường THPT, 8 Trung tâm GDNN-GDTX, mỗi năm ngành GD&ĐT sẽ tiết kiệm được số tiền rất lớn cho học sinh, xã hội góp phần quan trọng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành. b) Hiệu quả xã hội - Giảm chi phí cho người học: Với sự phát triển của Internet, mạng xã hội do đó chi phí cho những khóa học sẽ được giảm đáng kể. - Tự định hướng, tự điều chỉnh: Qua hệ thống tư vấn, hướng nghiệp trực tuyến có thể tự định hướng, tự điều chỉnh cho mình lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, tránh lựa chọn nhầm ngành, nghề, tiết kiệm chi phí cho gia đình và xã hội. - Tính linh hoạt: Đa số người học, người dân đều có máy vi tính, IPAD, điện thoại thông minh, … nên có thể truy cập vào hệ thống, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi tham gia vào hệ thống không phụ thuộc vào không gian và thời gian thông qua máy tính, các thiết bị di động và mạng xã hội có kết nối Internet. - Tính đồng bộ: Hệ thống đã được thiết kế trên nền tảng công nghệ mới nhất, nội dung được xây dựng dựa trên các nghiên cứu khoa học về tư vấn, hướng nghiệp. Do vậy, đảm bảo tính đồng bộ. - Tương tác và hợp tác: Trên hệ thống trực tuyến học sinh có thể trao đổi, tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể giao lưu, trao đổi, thảo luận, mở rộng quan hệ, tương tác với một người hoặc một nhóm người cùng lúc. 4. Khả năng áp dụng của sáng kiến a) Điều kiện áp dụng - Về điều kiện cơ sở vật chất: Tính đến cuối năm học 2018-2019, 100% các cơ sở giáo dục trong tỉnh đều có 1 đến 4 đường kết nối Internet tốc độ cao phục vụ hoạt động của đơn vị. 100% các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD&ĐT có từ 1 đến 4 phòng máy với số lượng 25 máy/1 phòng. 100% các cơ sở giáo dục trong ngành có máy vi tính và máy chiếu. Đa số cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh có điện thoại di động (trong đó nhiều người có máy vi tính, điện thoại thông minh). 7 - Về nhân lực: Trên 95% cán bộ giáo viên trong toàn ngành đã được tập huấn, kiểm tra sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng. Các yêu cầu về đội ngũ làm tin học chuyên trách, khả năng sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ, giáo viên và học sinh trong ngành hiện tại hoàn toàn đảm bảo cho việc đưa hệ thống vào ứng dụng. Hằng năm, ngành liên tục mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học; phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập được đẩy mạnh, giáo viên thường xuyên sử dụng internet, bài giảng, giáo trình điện tử phục vụ dạy học. Các Trường THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX đều có cán bộ, giáo viên được tập huấn hàng năm về công tác tư vấn hướng nghiệp có thể trao đổi, tư vấn trực tiếp cho học sinh trên hệ thống. Trong tương lai ngành GD&ĐT cần tuyển cán bộ, giáo viên có chuyên môn tư vấn hướng nghiệp đồng thời có thể mời các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của các trường đại học tham gia vào hệ thống. b) Khả năng áp dụng Với các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin đã được đảm bảo, việc áp dụng thành công hệ thống là rất rõ ràng. Từ năm học 2017-2018, giải pháp của chúng tôi đã triển khai tốt tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh và các trường THPT trên địa bàn thành phố Ninh Bình đáp ứng yêu cầu đặt ra của nhóm tác giả khi phân tích, thiết kế hệ thống được cán bộ, giáo viên học sinh một số trường THPT tại thành phố Ninh Bình nhiệt tình ủng hộ triển khai. Hiện tại, hệ thống đang hoạt động ổn định tại địa chỉ WWW.Huongnghiep35.com với lượng truy cập trung bình gần 200 lượt trong ngày, lượt tương tác, trao đổi trực tiếp trung bình đạt 30% lượt truy cập. Từ các số liệu thống kê, nhóm tác giả nhận định cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và nhân lực trong ngành đảm bảo đủ điều kiện để triển khai hệ thống thành công. c) Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Trình độ 1 Trần Thị Sáu 1964 P.trưởng phòng ĐH 2 Lê Thị Vinh 1966 Giáo viên ĐH 3 Phạm Thị Ngọc 1970 Giáo viên ĐH 4 Phạm Thị Nga 1984 Giáo viên ĐH 5 Đàm Phương Chi 1986 Giáo viên ĐH 6 Đinh Thị Hòa 1984 Giáo viên ĐH 7 Nguyễn Đình Toản 1981 Giáo viên ĐH Nội dung công việc hỗ trợ Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng 8 TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Trình độ 8 Phạm Thanh Lịch 1984 Trưởng phòng ThS 9 Đặng Anh Tuấn 1974 Giáo viên ĐH 10 Phạm Hải Đăng 1990 P.trưởng phòng ĐH 11 Bùi Lan Hương 1988 Giáo viên ĐH 12 Phạm Ngọc Đăng 1984 P.trưởng phòng ĐH 13 Trần Văn Nhận 1960 Giáo viên TC 14 Trần Văn Hải 1989 Giáo viên ĐH 15 Nguyễn Thanh Khiết 1970 P.trưởng phòng ĐH Nội dung công việc hỗ trợ Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu Áp dụng thử kiến lần đầu và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng và áp dụng sáng Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Ninh Bình, ngày 15 tháng 9 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ NGƯỜI NỘP ĐƠN (Ký, ghi rõ họ tên) 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất