Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp sử dụng phần mềm netop school trong các tiết thực hành tin...

Tài liệu Skkn một số giải pháp sử dụng phần mềm netop school trong các tiết thực hành tin học 6 ở trường thcs thị trấn cát bà

.DOC
40
1004
58

Mô tả:

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 MỤC LỤC BẢN CAM KẾT.................................................................................................2 TÊN ĐỀ TÀI.......................................................................................................3 TÊN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC.........................................................................3 I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.........................................................................................3 II. GIỚI THIỆU.................................................................................................5 1. Hiện trạng.....................................................................................................5 2. Giải pháp thay thế:.......................................................................................6 3. Vấn đề nghiên cứu:......................................................................................9 4. Giả thuyết nghiên cứu:.................................................................................9 III. PHƯƠNG PHÁP.........................................................................................9 1. Khách thể nghiên cứu..................................................................................9 2. Thiết kế........................................................................................................9 3. Quy trình nghiên cứu.................................................................................10 4. Đo lường....................................................................................................11 4.1. Sử dụng công cụ đo, thang đo.............................................................11 4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung..........................................................12 4.3. Kiểm chứng độ tin cậy........................................................................13 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ.............................13 1. Phân tích dữ liệu........................................................................................13 2. Bàn luận kết quả.........................................................................................14 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................15 1. Kết luận......................................................................................................15 2. Khuyến nghị...............................................................................................15 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................17 VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................18 Phụ lục 1: Đề và đáp án kiểm tra trước và sau tác.........................................18 Phụ lục 2: Giáo án liên quan đến đề tài nghiên cứu.......................................20 Phụ lục 3: Bảng điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng..............................37 MỘT SỐ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT.....................................40 UBND HUYỆN CÁT HẢI NGUYỄN MẠNH LINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ NĂM HỌC 2012-2013 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN CAM KẾT 1. TÁC GIẢ: Họ và tên: Nguyễn Mạnh Linh Ngày, tháng, năm sinh: 09/08/1985 Chức vụ: Giáo viên – PT CNTT Đơn vị: Trường THCS TT Cát Bà ĐT: 0313887882; Di động: 0919100735 2. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG: “Một số giải pháp sử dụng phần mềm NetOp School trong các tiết thực hành tin học 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà” 3. CAM KẾT: Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nội dung đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này. Cát Bà, ngày 26 tháng 12 năm 2012 NGƯỜI CAM KẾT Nguyễn Mạnh Linh TÊN ĐỀ TÀI NGUYỄN MẠNH LINH 2 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 “Một số giải pháp sử dụng phần mềm NetOp School trong các tiết thực hành Tin học 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà” TÊN TÁC GIẢ VÀ TỔ CHỨC Người nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: Nguyễn Mạnh Linh - Giáo viên Trường THCS thị trấn Cát Bà I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Phần mềm dạy học là một trong những phương tiện dạy học rất quan trọng đối với các môn học nói chung và môn Tin học nói riêng. Phần mềm dạy học nhằm hỗ trợ cho người giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, mà nó còn tạo hiệu quả cao trong giờ học, và nó trở nên sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự học, tự giác, tích cực chủ động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức môn học. Giảng dạy bộ môn tin học có những đặc thù riêng và luôn có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại là phòng máy vi tính, tuy nhiên để minh họa cho học sinh các thao tác trong môn học cần có máy chiếu hỗ trợ, trong khi đó máy chiếu là thiết bị đắt tiền, số lượng có hạn trong khi đó các môn học khác cũng cần máy chiếu. Mặt khác trong việc giảng dạy tin học ở phòng máy vi tính có nhiều hoạt động mà máy chiếu không thể đáp ứng được ví dụ như: Quan sát hoạt động của máy học sinh, khóa máy hay hạn chế truy cập internet, copy dữ liệu và giao bài tập đến từng máy con, thu bài thi bài thực hành về máy giáo viên, khởi động lại hoặc tắt toàn bộ hệ thống máy học sinh…đặc biệt là tạo ra một phòng học đa phương tiện công nghệ cao. Mặt khác, môn tin học là môn học thực hành vận dụng và thông thường sau mỗi tiết học lí thuyết là những tiết học thực hành, số lượng các tiết thực hành ở môn Tin học thường chiếm khoảng từ 45 – 55%. Đối với các tiết thực hành, giáo viên thường giao các yêu cầu, bài tập cho từng học sinh, các em sẽ phải tự hoàn thành các yêu cầu, bài tập đó. Trong quá trình học sinh học tiết thực hành trên máy tính, người giáo viên luôn phải thường xuyên đứng bên cạnh các em để giám sát, nhắc nhở giúp đỡ. Tuy người giáo viên rất cố gắng NGUYỄN MẠNH LINH 3 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 giúp đỡ các em nhưng cũng không thể giúp học sinh học tập một trong các tiết thực hành đạt hiệu quả nhất và trong tiết học thực hành thường gặp phải một số hiện trạng sau: còn một số học sinh thực hiện các yêu cầu của bài thực hành ở mức độ thấp, chưa phát huy được tính tích cực, tự giác và chủ động trong các tiết thực hành, và tiết thực hành sẽ nhàm chám, dẫn đến kĩ năng thực hành của một số học sinh chưa tốt. Từ đó tôi đã đưa ra giải pháp là sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học các tiết thực hành môn Tin học 6 thay cho việc giảng dạy thực hành bằng phương pháp dạy học truyền thống. Với phần mềm NetOp School thì người thầy sẽ chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, quản lý và điều khiển hoạt động dạy học sao cho tiết học thực hành đạt hiệu quả cao nhất. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành chia thành hai nhóm lớp tương đương: cụ thể là hai lớp trong khối 6 của trường THCS thị trấn Cát Bà. Là lớp 6A4 là lớp thực nghiệm và lớp 6A1 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài thực hành từ tiết 28 đến tiết 31 theo PPCT của môn Tin học 6. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra thực hành đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,26, điểm bài kiểm tra thực hành đầu ra của lớp đối chứng là 7,50. Qua việc chia lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, thì có kết quả kiểm chứng T-test như sau: p=0.0000035 < 0,05 từ đây ta thấy đã có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học sẽ nâng cao hiệu quả giảng day và có kết quả cao trong việc học tập của học sinh trong các tiết dạy thực hành môn Tin học 6 ở trường trung học cơ sở thị trấn Cát Bà. II. GIỚI THIỆU NGUYỄN MẠNH LINH 4 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 1. Hiện trạng Trong nhà trường việc giảng dạy bộ môn tin học phải thực hiện đồng thời dạy lý thuyết và rèn kĩ năng thực hành cho HS đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với những học sinh THCS khi bắt đầu tiếp xúc với máy tính Với các tiết dạy thực hành môn Tin học 6, thì các tiết thực hành chiếm phần lớp theo phân phối chương trình ở học kì I, và chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ bản là rèn kỹ năng thực hiện các thao tác đối với thư mục và tệp tin, mà đối tượng là học sinh lớp 6. Sơ đồ phòng máy vi tính Vậy với các tiết dạy thực hành người giáo viên chỉ dừng lại ở việc giao yêu cầu hoặc đưa ra các bài tập, và yêu cầu học sinh thực hành theo, thì rất khó cho học sinh có thể hoàn thành tốt nội dung bài thực hành một cách hiệu quả. Với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và tin học nhà trường nói riêng, cùng với việc xuất hiện các phần mềm là công cụ hỗ trợ dạy học là một trong những bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi của các phương pháp dạy học mới và hay là phương pháp dạy hiện đại. Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong dạy học, thì mỗi tiết học có sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng đã luôn tạo ra sự thay đổi rõ rệt, và sự thay đổi đó có thể là phương pháp dạy của thầy, và cách học của trò, cũng có thể là sự thay đổi đó đến từ chính sự nhận thức, đồng thời tự đổi mới và tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Bên cạnh đó NGUYỄN MẠNH LINH 5 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 khi có sự hỗ trợ của phần mềm ứng dụng cũng đã tạo ra sự sinh động, hấp dẫn cho mỗi tiết học, đảm bảo mối quan hệ tác động đa chiều giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với học sinh. Qua việc dự giờ, thăm lớp của một số đồng nghiệp cùng chuyên môn ở một số trường trên địa bàn, tôi thấy trong các tiết dạy thực hành môn tin học người giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức cho học sinh thực hiện theo đúng trình tự của tiết thực hành, còn chưa đầu tư đến việc xây dựng và tổ chức cho các tiết thực hành sao đạt hiệu quả cao nhất, và khi tổ chức các tiết thực hành như vậy người giáo viên rất vất vả trong việc tổ chức, giám sát, giúp đỡ học sinh, còn học sinh thì phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên, chính vì điều này đôi khi tạo cho học sinh tính ỷ lại, và một thực tế là việc đánh giá kết quả thực hành của học sinh chủ yếu đến từ giáo viên, thường là đánh giá một chiều. Để thay đổi thực trạng trên, cụ thể là trong các tiết thực hành môn Tin học 6, tôi đã nghiên cứu sử dụng phần mềm ứng dụng NetOp School cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đó là phương pháp dạy học có sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm ứng dụng nhằm thay thế cho hình thức tổ chức dạy học cũ. 2. Giải pháp thay thế: Với sự hỗ trợ của phần mềm NetOp School đã tạo cho người giáo viên có cơ hội đổi mới về phương pháp dạy, hình thức tổ chức dạy học và ở trong mỗi tiết thực hành cần có sự hỗ trợ của phần mềm NetOp School, người giáo viên chỉ cần đưa ra các yêu cầu của tiết thực hành, và tại vị trí máy server giáo viên sẽ thực hiện toàn bộ hoạt động dạy học, bởi phần mềm NetOp School cho phép người giáo viên có thể truy cập vào tất cả các máy tính client hay máy tính của học sinh, nhưng với điều kiện tất cả các máy tính phải được cài đặt, kết nối mạng LAN đồng thời cài đặt phần mềm ứng dụng NetOp School. Giáo viên giám sát các máy của HS qua máy chủ NGUYỄN MẠNH LINH 6 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 Trong quá trình tiến hành các hoạt động dạy học, người giáo viên có thể bao quát toàn bộ quá trình thực hành của từng đối tượng học sinh từ việc thực hiện các yêu cầu của nội dung bài học, cho tới việc giúp đỡ, nhắc nhở, động viên, sữa sai, thậm chí có thể đưa ra những đáng giá, nhận xét trực tiếp vào bài làm của học sinh khi cần, mà không phải đi tới từng vị trí học tập của từng học sinh. Bên cạnh đó trong quá trình thực hành học sinh cũng có thể trao đổi với giáo viên hoặc trình bày những ý kiến của mình trước một vấn đề, hay yêu cầu sự giúp đỡ của các bạn trong lớp khi gặp khó khăn, hoặc có thể trao đổi những ý kiến của bản thân về những vấn đề liên quan đến nội dung học tập để từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá cho các bạn trong lớp. Thanh công cụ điều khiển hoạt động các máy của học sinh Vậy việc đổi mới phương pháp dạy học, có sử dụng công cụ hỗ trợ là các phần mềm ứng dụng trong dạy học đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu nghiên cứu khoa học sư phạm: - B2003-05-01 “ Một số nghiên cứu về khai phá dữ liệu trong hệ thống quản lý đào tạo ĐHTN” – TS. Vũ Mạnh Xuân – Năm 2003 - B2004. “ Ứng dụng CNTT vào dạy học một số nội dung trong chương trình hình học THCS” – TS. Trịnh Thanh Hải – Năm 2004. - B2004-03-56. “ Ứng dụng phương pháp hướng đối tượng vào xây dựng hệ thống phần mềm chuyên dụng” – TS. Nguyễn Mạnh Đức – Năm 2004. - B2009. “ Ứng dụng CNTT vào dạy học toán THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”. TS. Trịnh Thanh Hải – Năm 2009. NGUYỄN MẠNH LINH 7 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 - B2010-TN-03-23. “Nghiên cứu mô hình quan hệ của các hệ thống đối tượng - thành phần và ứng dụng vào thiết kế các hệ thống phần mềm”. TS. Nguyễn Mạnh Đức – Năm 2010. - B2010-TN. ”Ứng dụng phần mềm Working Model trong dạy Vật Lý cơ học”. Nguyễn Đình Ngọc – Năm 2010. Các đề tài nghiên cứu này đều đề cập đến việc sử dụng phần mềm ứng dụng trong quá trình dạy học, cũng như tác dụng và hiệu quả của phần mềm ứng dụng. Nó chính là phương tiện, là công cụ để người giáo viên có thể tổ chức hoạt động dạy học, đảm bảo tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức và còn góp phần phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Có thể nói việc sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học được thể hiện ở rất nhiều đề tài nghiên cứu, với nhiều mục đích khác nhau, nhưng có những đề tài chưa đi sâu vào chính mục đích nghiên cứu của mình. Vậy việc “Một số giải pháp sử dụng phần mềm NetOp School trong các tiết thực hành Tin học 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà” chính là đề tài nghiên cứu của tôi trong việc Đổi mới phương pháp dạy học cho học sinh lớp 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà. Thông qua việc tìm hiều, nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi hiểu rõ hơn về vai trò, tác dụng của phần mềm NetOp School trong dạy học các tiết thực hành môn tin học 6, mà còn cho thấy vị trí và tầm quan trọng của các phần mềm ứng dụng trong việc thay đổi phương pháp dạy học “Dạy học hiện đại”, ở đó người giáo viên có thể chủ động trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, người học chủ động, tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, để từ đó tạo cho học sinh sự say mê, yêu thích môn học, đồng thời giúp các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, một điều rất cần của các em học sinh trong hành trang xây dựng đất nước. 3. Vấn đề nghiên cứu: NGUYỄN MẠNH LINH 8 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 Việc sử dụng phần mềm NetOp School trong các tiết dạy thực hành môn tin học 6 có nâng cao hiệu quả dạy học và kết quả học tập môn tin học nhà trường của học sinh lớp 6 không? 4. Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học thực hành môn tin học 6 sẽ nâng cao hiệu quả dạy học và kết quả học tập môn tin học cho học sinh lớp 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Hai lớp được tham gia nghiên cứu là lớp 6A1 và 6A4 có nhiều điểm tương đồng về kiến thức, kĩ năng và giới tính. Cụ thể như sau: Bảng 1: Giới tình và trình độ của học sinh hai lớp 6A1 và 6A4 Số học sinh các nhóm Học lực Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp 6A1 40 15 12 19 07 2 0 25 Lớp 6A4 39 23 16 11 20 07 1 0 Đây chỉ là kết quả học tập của học sinh xếp loại học lực cả năm của hai nhóm lớp thực nghiệm (6A4), và lớp đối chứng (6A1) trong năm học 20112012. Kết quả đó được tôi tổng hợp lại sau khi Ban giám hiệu nhà trường tiến hành biên chế học sinh vào các lớp của khối 6. 2. Thiết kế Để tiến hành công tác nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng phần mềm NetOp School trong các tiết dạy thực hành môn tin học 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà, tôi đã tiến hành công tác kiểm tra, đối chiếu trên hai lớp, đó là lớp 6A4 là lớp thực nghiệm và lớp 6A1 là lớp đối chứng. Tôi thực hiện với các bài kiểm tra thực hành thuộc phạm vi kiến thức của học kì I làm bài kiểm tra trước tác động. Qua bài kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T – Test để kiểm chứng sự chênh lệch về điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động. Lớp NGUYỄN MẠNH LINH 9 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,15 6,33 p= 0,272 P = 0,272 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương: Bảng 3: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau tác động Dạy học có sử dụng phần mềm NetOp School Dạy học không sử dụng Đối chứng O2 phần mềm NetOp School Ở thiết kế này tôi đã sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập Thực nghiệm O1 O3 O4 3. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài của giáo viên Để tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả của phần mềm NetOp School trong dạy học thực hành môn tin học 6, tôi đã tiến hành giảng dạy ở một số nội dung bài dạy với cùng một nội dung như nhau nhưng giảng dạy bằng hai phương pháp khác nhau: - Ở lớp đối chứng tôi thiết kế bài dạy không sử dụng phần mềm NetOp School, quá trình chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học (không sử dụng phần mềm NetOp School). - Ở lớp thực nghiệm tôi thiết kế bài giảng có sử dụng phần mềm NetOp School, và để hỗ trợ tốt cho tiết dạy có sử dụng phần mềm NetOp School trước đó, tôi đã tiến hành cài đặt phần mềm NetOp School trên tất cả các máy tính trong phòng máy. Và tôi đã nghiên cứu kỹ cách sử dụng, các tính năng cũng như những hạn chế của phần mềm này thông qua một số Website: www.diendantinhoc.vn, www.netop.com, qua một số sách tin học, và các đợt NGUYỄN MẠNH LINH 10 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 tập huấn của Sở giáo dục có đề cập về việc sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học, hoặc thậm chí qua những đồng nghiệp cùng chuyên môn, có kĩ năng sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng nói chung và phần mềm NetOp School nói riêng, đồng thời tôi cũng hướng dẫn học sinh cách sử dụng phần mềm này trong tiết học thực hành sao cho đạt hiệu quả cao nhất. * Tiến hành thực nghiệm Thời gian tiến hành thực nghiệm tôi thực hiện theo phân phối chương trình của bộ môn, kế hoạch và thời khóa biểu dạy học tại nhà trường để đảm bảo tính khác quan trong quá trình thực nghiệm giữa hai nhóm lớp thực nghiệm 6A4 và đối chứng 6A1: Bảng 4: Thời gian thực nhgiệm Lớp Thời gian 6A4 6A1 23/11/ 2012 6A4 6A1 6A4 6A1 6A4 6A1 24/11/2012 Môn Tin học 6 27/11/2012 Tin học 6 30/11/2012 27/11/2012 Tin học 6 30/11/2012 04/12/2012 Tin học 6 07/12/2012 Tiết theo PPCT 28 29 30 31 Tên bài dạy Bài thực hành số 3: Các thao tác với thư mục (T1) Bài thực hành số 3: Các thao tác với thư mục (T2) Bài thực hành số 4: Các thao tác với tệp tin (T1) Bài thực hành số 4: Các thao tác với tệp tin (T2) 4. Đo lường 4.1. Sử dụng công cụ đo, thang đo Bài kiểm tra trước tác động là bài thực hành thuộc phạm vi kiến thức trong học kì I năm học 2012 – 2013. Đối với môn tin học ở trường THCS thị trấn Cát Bà chỉ có một giáo viên phụ trách giảng dạy, do đó các đề kiểm tra định kỳ và học kỳ cũng do giáo viên trực tiếp giảng dạy ra đề, và nội dung của các bài kiểm tra căn cứ theo phân phối chương trình của môn tin học nhà trường. NGUYỄN MẠNH LINH 11 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 * Tiến hành kiểm tra Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học sinh đã học xong tiết 31 (theo phân phối chương trình tin học 6) do giáo viên giảng dạy phụ trách ra đề để kiểm tra trên hai lớp là lớp 6A4 và lớp 6A1 với cùng một nội dung như nhau (phần phụ lục 1). Bài kiểm tra sau tác động gồm 2 câu hỏi thực hành và yêu cầu học sinh thực hành trên máy tính. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi tiến hành quá trình giảng dạy các tiết thực hành với lớp thực nghiệm 6A4 và lớp đối chứng 6A1, tôi đã đánh giá kết quả học sinh qua tiết kiểm tra thực hành, và đồng thời tiến hành công tác chấm bài kiểm tra thực hành của học sinh. 4.2. Kiểm chứng độ giá trị nội dung Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu: - Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đề kiểm tra đã được phần hoá theo từng đối tượng học sinh. - Cấu trúc đề phù hợp: là các câu hỏi thực hành trên máy tính - Đáp án, biểu điểm: rõ ràng, phù hợp với từng nội dung, và kĩ năng thực hành của học sinh. * Nhận xét về kết quả hai nhóm: nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 8,15, nhóm đối chứng có điểm trung bình là 7,48 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 0,67. Điều đó chứng minh rằng với nhóm thực nghiệm giáo viên đã sử dụng phần mềm NetOp School trong các tiết thực hành đạt kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng 4.3. Kiểm chứng độ tin cậy Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách chia đôi dữ liệu. NGUYỄN MẠNH LINH 12 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 Tôi chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm số của 2 phần đó bằng công thức Spearman-Brown. Kết quả: Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh = 0,55144679 Độ tin cậy Spearman-Brown rSB = 0,7108807 > 0,7 Vậy các dữ liệu thu được là đáng tin cậy IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 7,48 8,15 Độ lệch chuẩn 0,82 0,49 Giá trị P của T- Test 0,0000132 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,39 Với kết quả như trên đã chứng minh kết quả hai lớp 6A1 và 6A4 trước tác động là tương đương. Sau quá trình kiểm tra tác động kiểm chứng chênh lệch giữa ĐTB bằng T – Test cho kết quả P = 0,0000132, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB lớp thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD  (8,15  7,48) 1,39 . 0,49 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng phần mềm NetOp School đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. NGUYỄN MẠNH LINH 13 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 Giả thuyết của đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp sử dụng phần mềm NetOp School trong các tiết thực hành Tin học 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà”, đã được kiểm chứng. 2. Bàn luận kết quả Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm với điểm trung bình = 8,15, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng với điểm trung bình = 7,48. Độ chênh lệch điểm số của hai nhóm là 0,67, điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn so với lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra là SMD = 1,39. Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T – Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,0000132 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, điều đó đã nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế Với việc sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học các tiết thực hành tin học 6 là rất hiệu quả, nhưng để sử dụng được phần mềm này đòi hỏi người dạy phải biết sử dụng thành thạo phần mềm NetOp School, biết thiết kế bài dạy sao cho sinh động, hấp dẫn, phát huy được tính tự giác, tích cực của học NGUYỄN MẠNH LINH 14 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 sinh, bên cạnh đó hệ thống máy tính phải được cài đặt phần mềm NetOp School và cài đặt hệ thống mạng LAN đồng thời người học phải có kỹ năng sử dụng phần mềm này. Cần có sự hỗ trợ về mặt tài chính để đầu tư thêm các thiết bị kết nối mạng. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua việc sử dụng phần mềm NetOp School trong dạy học các tiết thực hành môn tin học 6 ở trường THCS thị trấn Cát Bà đã cho thấy tính ưu việt của phần mềm ứng dụng nói chung và phần mềm NetOp School nói riêng. Với phần mềm NetOp School được coi là phương tiện hiện đại và đóng vai trò quan trọng khi giảng dạy môn tin học nhà trường. Phần mềm NetOp School còn tạo ra sự thay đổi về phương pháp giảng dạy cũng như hình thức tổ chức dạy học của người giáo viên và cách học của học sinh, và còn tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn hơn, phát huy được tính tự giác, tích cực của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đồng thời góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh, điều mà các các năm học trước chưa thực hiện được. 2. Khuyến nghị Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đối với công tác giảng dạy của môn tin học nhà trường, cũng như về cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết như: tranh ảnh, tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, các phần mềm ứng dụng trong dạy học tin học và đặc biệt là giáo dục cho các em học sinh có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của môn tin học hiện nay trong sự phát triển chung của xã hội, một môn học mà không ít các em cho rằng đây chỉ là “môn phụ”, học môn tin học cũng như chơi Games và không quan tâm đến việc học tập bộ môn. Đối với giáo viên: Với đặc trưng môn tin học là môn thực hành ứng dụng, thì môn tin học có sự khác biệt so với các môn học khác được tiến hành NGUYỄN MẠNH LINH 15 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 giảng dạy ở bậc THCS, sự khác biệt được thể hiện trong việc sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học cũng như tiến hành các hoạt động dạy và học. Với yêu cầu ngày càng cao đối với giáo viên trong công tác dạy học, người giáo viên phải có nền tảng kiến thức cơ bản đối với môn học, do đó người giáo viên cần phải trang bị thêm cho mình sự vững chắc về trình độ và kiến thức bộ môn, việc cập nhật các phương tiện hỗ trợ như phần mềm ứng dụng chính là những công cụ dạy học mới thông qua việc tự học, tự bồi dưỡng qua sách báo, qua đồng nghiệp, qua các trang Web…, để từ đó góp phần vào việc thay đổi phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Với kết quả nghiên cứu của đề tài này, tôi rất hy vọng các đồng nghiệp cùng chuyên môn có thể nghiên cứu và đưa ra những ý kiến góp ý để xây dựng đề tài ngày một hoàn thiện hơn. Từ đó có thể vận dụng vào thực tế dạy học môn tin học nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tin học. Cát Bà, ngày 26 tháng 12 năm 2012 NGƯỜI NGHIÊN CỨU Nguyễn Mạnh Linh NGUYỄN MẠNH LINH 16 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt Bỉ – Bộ GD&ĐT năm 2009. - Phần mềm ứng dụng NetOp School - Sách Tin học - NXB Giáo dục. - Sách giáo viên Tin học - NXB Giáo dục. - Đọc Help của chương trình Netop School. - Sách thiết kế giáo án 12, NXB Hà Nội - Một số đề tài khoa học: + B2003-05-01 “ Một số nghiên cứu về khai phá dữ liệu trong hệ thống quản lý đào tạo ĐHTN” – TS. Vũ Mạnh Xuân – Năm 2003 + B2004-03-56. “ Ứng dụng phương pháp hướng đối tượng vào xây dựng hệ thống phần mềm chuyên dụng” – TS. Nguyễn Mạnh Đức – Năm 2004. + B2004. “ Ứng dụng CNTT vào dạy học một số nội dung trong chương trình hình học THCS” – TS. Trịnh Thanh Hải – Năm 2004. + B2009. “ Ứng dụng CNTT vào dạy học toán THPT theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”. TS. Trịnh Thanh Hải – Năm 2009. + B2010-TN-03-23. “Nghiên cứu mô hình quan hệ của các hệ thống đối tượng – thành phần và ứng dụng vào thiết kế các hệ thống phần mềm”. TS. Nguyễn Mạnh Đức – Năm 2010. NGUYỄN MẠNH LINH 17 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI Phụ lục 1: Đề và đáp án kiểm tra trước và sau tác 1. Đề và đáp án kiểm tra trước tác động UBND HUYỆN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ MÔN TIN HỌC 6 Phần: Thực hành Câu 1: (2 điểm) Nhận biết và nêu tác dụng của một số biểu tượng chính trên màn hình Windows XP Câu 2: (4 điểm) - Thực hiện thao tác mở cửa sổ Mycomputer - Thực hiện các thao tác phóng to, thu nhỏ, di chuyển, đóng cửa sổ Mycomputer Câu 3: (3 điểm) - Mở hai chương trình ứng dụng bất kỳ theo 2 cách - Thực hiện thao tác tắt máy tính * Lưu ý: Thời gian và thao tác (1 điểm) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIN HỌC 6 Phần thực hành Câu 1: (2 điểm) Học sinh chỉ được các biểu tượng chính có trên màn hình Windowsxp và nêu được tác dụng của các biểu tượng như: Mycomputer, Mydocument, thùng rác…. Câu 2: (4điểm) - Thực hiện mở cửa sổ Mycomputer trên máy tính và nêu được thao tác (1điểm) - Thực hiện các thao tác phóng to, thu nhỏ, di chuyển, đóng cửa sổ trên MT (3 điểm) Câu 3: Học sinh thực hiện và nêu được thao tác (3điểm) * Mở chương trình ứng dụng bất kỳ (2điểm) Cách 1: Nháy đúp chuột vào một biểu tượng chương trình trên màn hình nền Windows xp (1điểm) Cách 2: Nháy chuột nút Start/Programs hoặc All Programs/ nháy chuột vào chương trình ứng dụng cần mở (1 điểm) * Thực hiện thao tác tắt máy đúng (1điểm) - Nháy chuột vào Start /Turn off/ Turn off computer * Thao tác nhanh, chính xác: (0,5 điểm) * Thời gian ngắn: (0,5 điểm) NGUYỄN MẠNH LINH 18 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 2. Đề và đáp án kiểm tra sau tác động UBND HUYỆN CÁT HẢI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ TRƯỜNG THCS TT CÁT BÀ Năm học 2012-2013 Môn: Tin học 6 – Tiết 33 Phần: Thực hành Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) - Sử dụng Mycomputer để xem nội dung ổ đĩa D:\, và liệt kê các thư mục có trong ổ đĩa D:\ - Hiển thị các tệp và thư mục dưới dạng hình ảnh thu nhỏ Câu 2: (7 điểm) D:\ - Tạo cây thư mục sau: CONGVAN CVDI CVDEN SACHG KDOS - Sao chép 3 tệp tin trong ổ đĩa E: sang thư mục DOS - Di chuyển thư mục SACHG sang thư mục CONGVAN - Đổi tên 1 tệp tin trong thư mục DOS thành vanban.txt - Xóa cây thư mục vừa tạo * Lưu ý: Thời gian và thao tác (1 điểm) ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Môn: Tin học 6 – Tiết 33 Phần: Thực hành Câu 1: Học sinh thực hiện các thao tác: - Mở cửa sổ Mycomputer và mở ổ đĩa D:\ và liệt kê các thư mục có trong ổ đĩa D:\ (1 điểm) - Hiển thị được thư mục dưới dạng hình ảnh thu nhỏ (1 điểm) Câu 2: Học sinh thực hiện các thao tác: - Tạo được cây thư mục (3điểm) - Sao chép 3 tệp tin trong ổ đĩa E: sang thư mục DOS (1 điểm) - Di chuyển thư mục SACHG sang thư mục CONGVAN (1 điểm) - Đổi tên 1 tệp tin trong thư mục DOS thành vanban.txt (1 điểm) - Xóa cây thư mục vừa tạo (1 điểm) * Thao tác nhanh, chính xác: (0,5 điểm) * Thời gian ngắn: (0,5 điểm) NGUYỄN MẠNH LINH 19 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2012-2013 Phụ lục 2: Giáo án liên quan đến đề tài nghiên cứu Tiết 28 Ngày soạn: 05/11/2012 Tuần 14 Ngày dạy: 6A1: 23/11/2012; 6A4: 24/11/2012 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC (T1) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Làm quen với hệ thống quản lí tệp tin trong Hệ điều hành Windows xp. - Sử dụng Mycomputer để xem nội dung ổ đĩa và các thư mục. 2. Kỹ năng - Thực hiện được việc xem nội dung của thư mục, và ổ đĩa 3. Thái độ: - Nghiêm túc khi thực hành, có tác phong suy nghĩa và làm việc hợp lí, chính xác, có thái độ đúng đắn và có ý thức ứng dụng tin học trong học tập và cuộc sống. - Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁCH THỨC a. Phương tiện thực hiện - GV: Phòng máy, phần mềm, phiếu học tập, tranh ảnh, đoạn phim - HS: đồ dùng học tập, SGK b. Cách thức tiến hành - Lấy HS làm trung tâm. - Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác. III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định, trật tự lớp học: Giáo viên chia nhóm 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong giờ thực hành NGUYỄN MẠNH LINH 20 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT BÀ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan