Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 4 Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4

.DOC
3
214
90

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………… 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho chuyên môn tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Thuận lợi: Đa số các em nắm vững kiến thức, kĩ năng của phần văn miêu tả cây cối, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập luận ngôn bản, kĩ năng kể chuyện, miêu tả. Khó khăn: Bài văn miêu tả còn chung chung chưa thể hiện được đặc điểm nổi bật của cây định tả mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê các bộ phận của cây. Ngoài ra chưa biết sử dụng những từ gợi tả, biện pháp tu từ và cảm xúc của mình khi làm văn, từ đó viết được một đoạn văn hoặc bài văn hay, có sáng tạo thì thật là ít. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh viết được bài văn miêu tả hay, có tính sáng tạo, giàu hình ảnh, cảm nhận và hiểu được cái hay, cái đẹp trong các bài văn, hình thành kỹ năng viết câu đúng văn bản, ngôn bản. 3.2.2 Nội dung giải pháp: Điểm mới của giải pháp: Giúp học sinh hiểu vốn từ và biết cách sử dụng các biện pháp tu từ thông qua một số hoạt động học tập, vui chơi với các em. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Giải pháp này đã hệ thống các phương pháp có thể áp dụng trong các tiết dạy nhằm giúp cho học sinh có hứng thú học tập, từ đó giúp các em có kỹ năng làm văn và vận dụng tốt kiến thức đã học. Cách thực hiện: Trao đổi với đồng nghiệp; Thông qua việc giảng dạy trên lớp. Các bước thực hiện giải pháp mới: a. Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu của đề bài: Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với học sinh không thể thiếu trong mỗi bài văn. Nó giúp các em xác định được yêu cầu trọng tâm và giới hạn đề. Ví dụ: Tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. Với dạng bài này tôi hướng dẫn các em đọc kỹ đề bài sau đó đặt ra các câu hỏi như sau: Đề bài thuộc thể loại văn gì? Kiểu bài văn gì? Đối tượng miêu tả là cây gì? Cây cho bóng mát (cây ăn quả, cây hoa) là những loại cây nào? Sau đó giáo viên nhấn mạnh và học sinh dùng bút chì gạch chân dưới từ ngữ quan trọng. b. Rèn kỹ năng quan sát, tìm ý: Quan sát, tìm ý được coi là quan trọng nhất. Muốn tìm ý cho bài văn cần quan sát kỹ, quan sát nhiều lần để xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát cây đó theo trình tự từng thời kì phát triển của cây, từng bộ phận của cây. Quan sát cây bằng nhiều giác quan để phối hợp nhịp nhàng các bộ phận, những cảnh vật như: Quan sát bằng mắt để nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật. Quan sát bằng tai từ đó cảm nhận được âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc. Quan sát bằng mũi để thấy những mùi vị tác động đến tình cảm. Quan sát bằng vị giác và xúc giác để cảm nhận được hương vị và cảm giác của cây. Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý làm cho bài văn đa dạng, phong phú. Ví dụ: Quan sát cây phượng. Tôi hướng dẫn các em quan sát từ xa về hình dáng của cây. Quan sát khi đến gần về các bộ phận của cây như: rễ, thân, cành, lá, hoa, quả và những cảnh vật xung quanh tác động đến cây như chim chóc, ong, bướm,… để tìm ra nét riêng của cây. Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả học sinh phải làm nổi bật những đặc điểm này. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả. Tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa. Tả cây cho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá,… Cây cối luôn sống trong thiên nhiên. Khi miêu tả, cần gắn chúng với miêu tả sơ lược khung cảnh thiên nhiên xung quanh và cần chú ý tới lợi ích của chúng, tình cảm yêu mến gắn bó của người tả đối với cây. c. Kỹ năng lập dàn bài chi tiết: Để viết được một bài văn hay, tôi đã xác định cho học sinh phải có thói quen lập dàn bài, chọn lọc chi tiết để sắp xếp thành một dàn bài theo ba phần của bài văn miêu tả. Có như vậy bài văn của các em sẽ theo trình tự không lủng củng. Ví dụ: Làm dàn ý cho tả cây phượng. Mở bài: Giới thiệu cây phượng (bằng cách trực tiếp hay gián tiếp) - Cây phượng ở sân trường em; Có lúc nào em cũng không biết vì khi em bước chân vào lớp 1 đã có nó. Thân bài: - Tả bao quát: Từ xa, cây phượng như một mái đình xanh mướt. - Tả chi tiêt từng bộ phận (từng thời kỳ phát triển của cây): Gốc to như thùng đựng nước; Rễ hệt những con rắn bò trên mặt đất; Vỏ cây trơn láng; Thân cao và nhỏ dần lên trên; Tán lá xanh um, mát rượi như lá me; Đài hoa ôm lấy bông;… - Cảnh vật xung quanh: Chim chóc ríu rít trong vòm cây; Ve trong lùm kêu ra rả; Học trò quây quần dưới gốc cây đọc truyện. Kết bài: Nêu cảm nghĩ (theo cách mở rộng hoặc không mở rộng) - Cây cho bóng mát; Gợi bao kỉ niệm của tuổi học trò. d. Dựng đoạn và viết bài văn miêu tả: Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh bài văn. Từ các ý đã lập, các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn văn, bài văn. Ví dụ: Khi tả cây phượng Đoạn 1: Giới thiệu cây phượng Đoạn 2: Tả bao quát cây phượng (nhìn từ xa, khi đến gần) Đoạn 3: Tả từng bộ phận Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây phượng Ở bước này cần lưu ý các em: Lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc, sự liên kết các câu trọng đoạn để bài văn thêm sinh động và ý văn phong phú. Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng. e. Vận dụng phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp và rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ: Các bài học trong môn Tiếng Việt được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, các đơn vị học xoay quanh một chủ điểm. Như vậy, khi dạy tất cả các phần: Luyện từ và câu, Chính tả, Tập đọc,... đều nhằm mục đích giúp học sinh có kĩ năng hình thành văn bản, ngôn bản. Do đó, trong quá trình giảng dạy muốn các em làm văn tốt thì người giáo viên cần phải dạy Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, …thật tốt. Như vậy học sinh mới cảm nhận và hiểu được cái hay, cái đẹp trong các bài văn, hình thành kỹ năng viết câu đúng, từ đó các em mới có thể học tốt phần Tập làm văn. Học sinh viết câu chưa hay, chưa sâu, chưa có sắc thái biểu cảm là do các em còn nghèo vốn từ. Do đó, tôi đã tập trung làm giàu vốn từ bằng cách sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ,…góp phần làm cho bài văn miêu tả thêm sinh động. Ví dụ: Dùng từ so sánh, nhân hóa về đài hoa phượng: Đài hoa ôm lấy bông như người mẹ che chở cho đứa con thân yêu của mình. Sử dụng các điệp từ, điệp ngữ khi viết về chồi của cây bàng: Chỉ qua một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm hết cành to, cành nhỏ. Và rồi từng ngày, từng ngày những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc một khác. g. Chú trọng khâu chấm bài và sửa bài: Tôi cũng đặc biệt chú trọng ở khâu chấm bài, sửa bài cho học sinh. Góp ý nhẹ nhàng nhưng rất cụ thể với từng bài viết của từng em: Chỉ cho các em thấy những lỗi sai, vạch ra hướng để chữa lỗi sai. Khen ngợi, động viên khi các em viết được những câu hay, giàu cảm xúc, giao cho các em viết lại bài với yêu cầu cao hơn. Những lỗi sai điển hình tôi đưa ra sửa trước lớp (không nêu tên học sinh). Sau đó kiểm tra, đánh giá bài làm của học sinh đã được viết lại. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Qua giải pháp nêu trên tôi đã thực hiện đối với lớp mình chủ nhiệm, nhân rộng tại trường tiểu học thị trấn Kiên Lương 1 và có thể áp dụng cho chuyên môn ở cấp tiểu học. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: Với giải pháp nêu trên đã giúp học sinh tự tin, chủ động hơn trong giờ học làm văn miêu tả cây cối. Học sinh không còn lúng túng trong việc viết một đoạn văn hay bài văn. Các em đã biết miêu tả đặc điểm của cây theo yêu cầu, viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý, sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm. Biết sử dụng biện pháp tu từ khi viết văn. Nhờ vậy mà chất lượng làm văn miêu tả cây cối đã nâng lên rõ rệt. Xin trích dẫn vài số liệu thống kê kết quả như sau: Tổng số học sinh Đầu năm học: 38 Cuối năm học 37 (chuyển 1) 1. Viết được bài văn đúng bố cục, dùng câu, dùng từ hợp lí, câu văn có hình ảnh. 6 15,8% 19 51,4% 2. Viết được bài văn đúng bố cục, dùng câu, dùng từ chưa phong phú. 23 60,5% 17 45,9% 3. Chưa viết được bài văn miêu tả đủ ý. 9 23,7% 1 2,7% 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có Kiên Lương, ngày 5 tháng 5 năm 2017 Người mô tả Phạm Thị Liên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan