Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6...

Tài liệu Skkn một số giải pháp rèn kỹ năng nói tiếng anh cho học sinh lớp 6

.DOC
34
1009
77

Mô tả:

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG Mục lục 1 Bản cam kết 2 I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI II.GIỚI THIỆU 1.Hiện trạng 2.Giải pháp 3.Vấn đề nghiên cứu 4.Giả thuyết nghiên cứu III. PHƯƠNG PHÁP 1.Khách thể nghiên cứu 2.Thiết kế 3.Quy trình nghiên cứu 4.Đo lường 4.1 Sử dụng công cu đo, thang đo 4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung 4.3 Kiểm chứng độ giá trị tin cậy IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN 1.Phân tích kết quả dữ liệu 2.Khuyến nghị VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO VII.PHỤ LỤC Danh sách các sáng kiến kinh nghiệm đã viết CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BẢN CAM KẾT I.TÁC GIẢ Họ và tên: Hoàng Thị Toán Ngày,tháng, năm sinh: 31/08/1978 Đơn vị: THCSTT Cát Bà II.ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Tên đề tài: “Một số giải pháp rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 6” III.CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo về tính trung thực của bản cam kết này. Cát Hải, ngày 10/01/2013 Người cam kết Hoàng Thị Toán ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 6 QUA CÁC BƯỚC: “ PRE-SPEAKING,CONTROLLED PRACTICE,FREE PRACTICE/PRODUCTION”. (TRƯỜNG THCSTT CÁT BÀ) Tác giả: Hoàng Thị Toán Đơn vị: Trường THCSTT Cát Bà I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Ngày nay môn Ngoại Ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh đã chiếm vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ đối ngoại trên thế giới.Tiếng Anh giúp chúng ta nghiên cứu, giao tiếp với người nước ngoài ở nhiều lĩnh vực. Vì thế người học phải thành thạo và lưu loát ở các kỹ năng ngôn ngữ: nghe,nói, đọc, viết, Để nắm được bốn kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải có tính chăm chỉ học thường xuyên, ở mọi lúc ,mọi nơi.Với phương pháp đổi mới ngày nay cần rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sao cho cả bốn kỹ năng này đều được thuần thục, hỗ trợ nhau để nâng cao kết quả học tập của học sinh. Phương pháp tôi muốn đưa ra là rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 6 qua các bước “ Pre-speaking, Controlled practice, Free practice/ Production” đạt hiệu quả. Kỹ năng nói thường được rèn luyện tích hợp với một số kỹ năng khác thể hiện trong các hoạt động ngôn ngữ. Mục đích của các bài luyện nói là giúp cho học sinh nói trôi chảy, phát âm chính xác và hiểu được nội dung bài nói. Tùy theo mục đích yêu cầu của bài học mà giáo viên có thể chọn một số thủ thuật thích hợp để xây dựng các hoạt động học tập trong lớp và các bài tập giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau để từ đó mở rộng ra thành những ứng dụng giao tiếp trong cuộc sống, đáp ứng nhu cầu học nói của học sinh. Các hoạt động nói trong lớp thường được tổ chức và xếp loại như sau: +)Rèn luyện cấu trúc ngữ pháp +)Hành động lời nói +)Tham gia +)Quan sát Rèn kỹ năng nói giúp cho học sinh mạnh dạn,tự tin trong giao tiếp, có thêm niềm say mê yêu thích môn Tiếng Anh. Nói Tiếng Anh thành thạo sẽ giúp cho giờ học sôi nổi và đạt hiệu quả. Nghiên cứu được tiến hành ở 2 nhóm thuộc 2 lớp 6A1,6A2 trường THCSTT Cát Bà. Tôi chia 2 lớp thành 2 nhóm, một nhóm đối chứng (6A1) và một nhóm thực nghiệm( 6A2). Nhóm thực nghiệm rèn kỹ năng nói qua các bước “ Pre-speaking, Controlled practice, Free practice/ Production” từ Unit1- Unit 8. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của HS. Nhóm thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm có kết quả trung bình là 7,9 còn nhóm đối chứng là 6,8. Kết quả kiểm chứng T.Test cho thấy P< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 6 qua các bước “ Pre-speaking, Controlled practice, free practice/ production” trong dạy học Tiếng Anh làm nâng cao kết quả học tập HS lớp 6 trường THCSTT Cát Bà. II.GIỚI THIỆU: 1.Hiện trạng: Đổi mới sách giáo khoa, giảm tải chương trình, đổi mới phương pháp dạy, trên cơ sở toàn diện để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, lấy học sinh làm trung tâm. Vấn đề rèn kỹ năng nói cho học sinh qua các bước “ Pre-speaking, Controlled practice, free practice/ production” được đề cập trong nhiều tài lệu tham khảo, bồi dưỡng giáo viên do Bộ giáo dục - Đào tạo phát hành, trang bị cho giáo viên những cơ sở lý luận vấn đề. Học sinh cũng được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập bộ môn, những hình ảnh, bức tranh minh họa. Một số đồ dùng học tập hiện đại như băng đài, từ điển, kim từ điển... Trong thực tế nhiều em có năng khiếu học bộ môn nên rất ham mê, yêu thích môn học, có khả năng giao tiếp với bạn bè và người nước ngoài. Kỹ năng nói của học sinh chưa đồng đều, một số em vốn từ vựng ít, nắm cấu trúc ngữ pháp chưa chắc, phát âm chưa chuẩn, rụt rè chưa mạnh dạn, chưa tích cực, chưa tự giác học tập, chưa tự rèn luyện ở nhà. Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa chú ý tới việc sửa sai cách phát âm và ngữ điệu của học sinh khi nói. Để thay đổi hiện trạng trên, trong đề tài nghiên cức này tôi đã vận dụng các bước “ Prespeaking, Controlled practice, free practice/ production” để rèn kỹ năng nói Tiếng Anh trong các giờ dạy Tiếng Anh trên lớp. 2. Giải pháp thay thế: Làm thế nào để học sinh hiểu bài, tiếp thu bài nhanh, tạo hứng thú trong giờ học,đòi hỏi người dạy phải có những phương pháp dạy hay để cuốn hút học sinhtrong các giờ học luôn là những trăn trở với bản thân tôi nói riêng và giáo viên dạy Tiếng Anh nói chung. Rèn kỹ năng nói Tiếng Anh qua các bước: Pre-speaking, giáo viên giới thiệu bài nói mẫu (những phát ngôn riêng lẻ hay một bài hội thoại), yêu cầu học sinh luyện đọc (chú ý cách phát âm và nghĩa của từ mới), giáo viên dùng câu hỏi để gợi mở để HS tự rút ra cách sử dụng và cấu trúc câu, giáo viên yêu cầu bài nói.Controlled practice,HS dựa vào tình huống gợi ý ( qua tranh vẽ, từ ngữ, cấu trúc câu cho sẵn hoặc bài hội thoại mẫu) để luyện theo yêu cầu.HS luyện nói theo cặp nhóm, cá nhân dưới sự kiểm soát của GV(sửa lỗi phát âm, lỗi ngữ pháp, gợi ý từ…). GV gọi cá nhân hoặc cặp học sinh trình bày ( nói lại ) phần thực hành nói theo yêu cầu. Free practice/ Production HS nói về kinh nghiệm bản thân, bạn bè, người thân trong gia đình hoặc về quê hương, đất nước hay địa phương nơi mình ở. 3. Một số vấn đề gần đây liên quan đến đề tài: Trong thực tế đã có khá nhiều bài viết liên quan đến vấn đề được nói tới trong đề tài. Hầu hết các bài viết cũng đã nêu ra được các thủ thuật rèn kỹ năng nói Tiếng Anh, chỉ ra vai trò quan trọng trong việc giao tiếp Tiếng Anh vì nó là chiếc cầu nối giữ các quốc gia. Có 50 chuyên đề đổi mới và sáng tạo trong giảng dạy Tiếng Anh được trình bày tại hội nghị Quốc tế về giảng dạy bộ môn này.Hội nghị diễn ra tại TP.HCM trong 2 ngày 9,10/12/2012. 4. Vấn đề nghiên cứu: Rèn kỹ năng nói Tiếng Anh 6 qua các bước: Pre-speaking, Controlled practice, free practice/ production có hiệu quả hay không? 5. Giả thuyết nghiên cứu: Rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 6 qua các bước Pre-speaking, Controlled practice, free practice/ production , góp phần nâng cao khả năng nói và giao tiếp Tiếng Anh lớp 6 trường THCSTT Cát Bà III.PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi chọn 2 lớp 6A1,6A2 trường THCSTT Cát Bà Đây là hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nên thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng dụng. - Tôi chọn 2 lớp làm hai nhóm, hai nhóm tham gia nghiên cứu đều có điểm tương đương nhau về giới tính, dân tộc, và ý thức rèn luyện đạo đức.Cụ thể: Bảng 1: Giới tính, thành phần dân tộc của học sinh lớp 6A1,6A2 trường THCSTT Cát Bà năm học 2012-2013. Nhóm Đối chứng (6A1) Thực nghiệm (6A2) Tổng số học sinh 40 40 Nam 25 24 Nữ 15 16 Dân tộc kinh kinh - Đa số các em đều ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm. - Giáo viên chủ nhiệm có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh.các em đều đạt hạnh kiểm khá và học lực trung bình trở lên. 2. Thiết kế: Tôi chia 2 lớp thành 2 nhóm, nhóm I (6A1) là nhóm đối chứng, nhóm II (6A2) là nhóm thực nghiệm. Tôi dùng bài kiểm tra 15 tiết làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T.Tesh để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng 7,5875 Thực nghiệm 7,45 TBC p= 0,38711 p = 0,38711 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3): *Thiết kế nghiên cứu: Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ Thực nghiệm O1 O3 Nói theo tình huống Đối chứng gợi ý,nói tự do O2 Vận dụng cấu trúc ngữ O4 pháp để nói ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3.Quy trình nghiên cứu: a/ Chuẩn bị của giáo viên: *) Lớp đối chứng: Giáo viên hướng dẫn các nhóm chuẩn bị nội dung theo các bài như chủ đề bài học, từ vựng, mẫu câu. *) Lớp thực nghiệm: Sưu tầm tranh ảnh , đồ vật có liên quan, bảng phụ, poster, lựu chọn thông tin tại các websitebaigiangdientubackim.com, tvtlbachkim.com, giaovien.net, tulieu.vn… Máy Projecter, máy tính,loa. b/ Tiến hành thực nghiệm Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi đã lên kế hoạch rèn kỹ năng nói cho học sinh một các thường xuyên trong các tiết học theo TKB nhà trường, nhất là các tiết speaking.Kết hợp lấy ý kiến học sinh để có những đánh giá chính xác. Bảng 4: Thời gian dạy đối chứng và thực nghiệm Tuần/tháng Thứ, ngày Thứ 3 4/9 25/9 Thứ 4 26/9 Tiết dạy 1 3 2 4 Tiết Nhóm TN ĐC TN ĐC theo PPCT 16 17 Tên bài dạy Unit 3: Lesson 4 B3,4,5,6 Unit 3:lesson 5 C1,2,4 Thứ 3 2/10 9/10 Thứ 6 12/10 Thứ 3 4/10 23/10 Thứ 4 24/10 Thứ 3 1/11 6/11 Thứ 6 9/11 1 3 2 4 1 3 2 4 1 3 2 4 TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 24 26 29 30 35 37 Unit 4: Lesson 4 C1,2,3 Unit 5: Lesson 1A1,2 Unit 5: Lesson 4 B1,2,3,4 Unit 5: Lesson 5 C1 Unit 6: Lesson 3 B1,2,3,4,5 Unit 6: Lesson 5 C3,4,6 4.Đo lường 4.1 Sử dụng công cụ đo, đo thang: - Bài kiểm tra 15 phút của học sinh - Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra 15 phút môn Tiếng Anh. - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong Unit1,2,3 * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Sau khi thực hiện dạy xong các bài học nêu trên, tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian 15 phút ( có đề kèm theo).Sau đó chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung: Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu: - Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đề bài phân hoá được đối tượng học sinh. - Cấu trúc đề: phù hợp:Có 5 câu trắc nghiệm và 5 câu viết tự luận - Đáp án, biểu điểm: rõ ràng, phù hợp. *Nhận xét về kết quả hai nhóm: nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là 7,9, nhóm đối chứng có điểm trung bình là 6,8 thấp hơn nhóm thực nghiệm là 1,1. Điều đó chứng minh rằng nhóm thực nghiệm giáo viên dùng thủ thuật vận dụng cấu trúc ngữ pháp rèn kỹ năng nói kết quả cao hơn. 4.3 Kiểm chứng độ tin cậy: - Kiểm chứng độ tin cậy của kết quả kiểm tra bằng cách chia đôi dữ liệu. Tôi chia các điểm số của bài kiểm tra thành 2 phần và kiểm tra tính nhất quán giữa các điểm số của 2 phần đó bằng công thức Spearman-Brown. Kết quả: Hệ số tương quan chẵn lẻ rhh = 0,546328 Độ tin cậy Spearman-Brown rSB = 0,706613 > 0,7  Kết luận: Các dữ liệu thu được là đáng tin cậy. IV.PHÂN T LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1.Phân tích dữ liệu: Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động ĐTB Độ lệch chuẩn Giá trị P của T- test Chênh lệch giá trị TB chuẩn Nhóm đối chứng 6,8 1,343551 Nhóm thực nghiệm 7,9 1,2155287 0,000125 0,81873 (SMD) Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,000125, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =(7,9- 6,8):1,343551= 0,81873. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của rèn kỹ năng nói qua vận dụng cấu trúc ngữ pháp đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết của đề tài “Rèn kỹ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 6,sử dụng các bước; Pre-speaking,Controlled practice, Free practice/ Production trong giờ học môn Tiếng Anh làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng. Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 2. Bàn luận Kếết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC =8,1, kếết qu ả bài ki ểm tra t ương ứng c ủa nhóm đốếi chứng là TBC = 6,125. Đ ộ chếnh l ệch đi ểm sốế gi ữa hai nhóm là 1,975; Điếều đó cho thấếy đi ểm TBC c ủa hai lớp đốếi chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ r ệt, l ớp đ ược tác đ ộng có đi ểm TBC cao h ơn l ớp đốếi ch ứng. Số liệu trên cho thấy khi được tham gia vào quá trình rèn luyện kĩ năng nói của HS đã có sự tiến bộ rõ rệt. Giả thuyết của đề tài “Rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho học sinh lớp 6 qua các bước Prespeaking,Controlled practice, Free practice/ Production ” đã được kiểm chứng. 2.Bàn luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC =7,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,8. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,1; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng. Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,81873. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T- Test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0.000125 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động nghiêng về nhóm thực nghiệm. *) Hạn chế: Rèn kĩ năng nói Tiếng Anh cho HS lớp 6 góp phần giúp HS có điều kiện thuận lợi trong việc phát âm,sử dụng vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp nói Tiếng Anh, nâng cao năng lực giao tiếp Tiếng Anh, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng học tập bộ môn song việc làm này đòi hỏi cả giáo viên và học sinh cần phải kiên trì, thường xuyên luyện tập, trau dồi năng lực của bản thân. Tuy nhiên hiện nay số HS yêu thích học môn Tiếng Anh chưa nhiều, nhiều em kỹ năng nói còn hạn chế,phát âm chưa chuẩn, vốn từ vựng ít, cấu trúc câu chưa chắc chắn,e ngại rụt rè khi giao tiếp nên trong quá trình thực hiện đề tài còn gặp phải những khó khăn, hạn chế nhất định.Vì vậy, để khắc phục những hạn chế đó giáo viên phải có tâm huyết thực sự với nghề, gần gũi yêu quý các em học sinh, biết phát hiện khả năng nói Tiếng Anh của học sinh, động viên khuyến khích kịp thời. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục, đòi hỏi mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy , cách thức tổ chức giờ dạy có hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng đúng mục tiêu giảng dạy theo phương pháp giao tiếp. Đặc biệt với môn ngoại ngữ, một trong những môn học chính yếu giúp con người ngày càng hoà nhập vào thế giới hiện đại để nâng cao kiến thức, sự hiểu biết tự tin trong giao tiếp với sự thông thạo Tiếng Anh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn tiếp để tìm được nhiều biện pháp khả thi hơn trên cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn thực hiện công tác giảng dạy tốt hơn, có hiệu quả hơn. So với những năm trước đây, chất lượng bộ môn Tiếng Anh đã được tăng nên ở cả 4 kỹ năng “ Nghe- Nói - Đọc - Viết” . Trong đó kỹ năng nghe- nói được đặc biệt chú trọng hơn . Vì thế trong thời gian tới tất cả giáo viên chúng ta phải tiếp tục học tập phương pháp và biết vận dụng phù hợp vào bài dạy với từng lớp từng đối tượng học sinh, đồng thời học nâng cao trình độ chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm riêng của mỗi giáo viên…. Tất cả không ngoài mục đích nâng cao chất lượng dạy và học. Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sư tập hợp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít, do đó còn nhiều thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục , tôi hy vọng đề tài nhỏ này có thể góp một phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu từ thầy cô và các bạn đồng nghiệp. 2. Khuyến nghị Qua quá trình ứng dụng thực nghiệm, vận dụng đề tài bản thân tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị sau: Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy , thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT , tổ chức các chuyên đề cụ thể về việc rèn kỹ năng NgheNói- Đọc – Viết, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Đối với Ban giám hiệu nhà trường và Công đoàn nhà trường Cần quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ chuyên môn, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi GV. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện nghiên cứu KHSPƯD. Đối với GV: Cần nghiệm túc thực hiện sinh hoạt chuyên môn, các chuyên đề Tiếng Anh của trường hay của cụm, thống nhất nội dung trọng tâm giảng dạy và kiểm tra sao cho sát với chương trình và chuẩn KT-KN, phù hợp với đối tượng học sinh. Thường xuyên trao đổi các vấn đề đã giành được thành công trong giảng dạy,những khúc mắc trong mỗi giờ dạy để cùng nhau thống nhất ý kiến trong nhóm,tổ của mình. Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết thêm về CNTT, các kỹ năng dạy học Giáo viên phát hiện những học sinh có năng khiếu bộ môn, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Đối với phụ huynh và học sinh: Về phía cha mẹ học sinh cần quan tâm sát sao hơn nữa đến hoạt động học tập của con em mình, động viên và tạo điều kiện hết sức có thể để các em đến trường học đầy đủ trong các buổi học chính khoá và ngoại khoá. Các em học sinh cần có ý thức với môn học,có đầy đủ đồ dùng học tập bộ môn, thường xuyên học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức Tiếng Anh. Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sư tập hợp, đúc kết kinh nghiệm của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít, do đó còn nhiều thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục , tôi hy vọng đề tài nhỏ này có thể góp một phần nâng cao kỹ năng nói cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu từ thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Cát Bà, ngày 28 tháng 12 năm 2012 Người viết Hoàng Thị Toán VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của Bộ Giáo dục và đào tạo – Dự án Việt Bỉ. - Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6 – NXB GD - Sách giáo viên Tiếng Anh lớp 6 – NXB GD - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tiếng Anh 6 – NXB GD năm 2007 - Đổi mới nội dung và phương pháp dạy Tiếng Anh tháng 5/ 2005. - Mở rộng kiến thức Tiếng Anh phổ thông – NXB LĐ năm 2006 - Đổi mới nội dung và phương pháp dạy Tiếng Anh – chủ đề ứng dụng CNTT tháng 5/ 2007. - Ôn kiến thức, luyện kĩ năng Tiếng Anh 6 – NXB GD tháng 9/ 2007 - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá của học sinh môn Tiếng Anh trường THCS- 2008 - Mạng Internet: http: // flash. violet. vn; thuvientailieu. bachkim. com; thuvienbaigiangdientu. bachkim. Com. VII.PHỤ LỤC: PHỤ LỤC 1:BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG I.Choose the correct answer (5ps) 1.What ‘s your name?......................name’s Ba. A. My B. your C.I D.Me 2.How old are you? I…………eleven years old. A. is B.am C.are D.ma 3.I’m a student.This is………..school. A.her B.his C.my D.their 4…………do you live? I live ………the country. A.What/in B.How/in C.Where/on D.Where/in 5. How many …………are there in ………..family? A.people/your B.students/your C.teachers/my D.people/my II. Complete the dialogue ( 5ps) A: Good morning. B: Good morning. A: Please (1)……………down. B: thank you. A: (2)…………..are you? B: I am fine,thanks.(3)………..you? A: Very well, thanks.Where (4)……you live? B: I live(5)…………Tran Phu Street. ANSWER KEYS I.Choose the correct answer ( mỗi câu đúng được 1 điểm) 1.A 2.B 3.C 4.D 5.A II. Complete the dialogue ( mỗi câu đúng được 1 điểm) 1.seat 2.How 3.and 4.do 5.on PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG I.Choose the words having underlined pronounced differently. 1.A.rice B.time C.nine D.river 2.A.face B.class C.game D.lake 3.A.country B.shower C.house D.flower 4.A.love B.brother C.overseas D.lunch 5 A.hotel B.those C.hospital D.home II.Choose the correct answer. 1……….does your father do? A.What B.Who C.How D.Where C.are D.do 2.What…………Hung and nam do? A.is B.does 3.My parents………in an apartment. A.live B.lives C.living D.to live 4.There aren’t ……..stores on the street. A.no B.any 5. I ……………my homework now. C.a D.some A.doing B.is doing C.am doing D.are doing ANSWER KEYS I.Choose the correct answer ( mỗi câu đúng được 1 điểm, tổng 5 điểm) 1.D 2.B 3.A 4.C 5.C II. Complete the dialogue ( mỗi câu đúng được 1 điểm, tổng 5 điểm) 1. A 2.D 3.A 4.B 5.C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan