Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5...

Tài liệu Skkn một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5

.DOC
8
124
82

Mô tả:

Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU: I. II. Đặt vấn đề. Lí do chọn đề tài. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. IV. Mục đích nghiên cứu. PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận: II. Nhận thức thực trạng: III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: PHẦN KẾT LUẬN: I. Những bài học kinh nghiệm: Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Trang 1 NH:2013-2014 Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 PHẦN MỞ ĐẦU: I. Đặt vấn đề. Trong các môn học ở Tiểu học môn Toán có vị trí không kém phần quan trọng, phân môn này có cấu trúc đa dạng và đòi hỏi phải thật chính xác. Nó cũng là động lực thúc đẩy học sinh học tập năng động và sáng tạo hơn. Do đó, việc phụ đạo học sinh học yếu môn Toán là yêu cầu cần thiết trong thực tiển giảng dạy. II. Lí do chọn đề tài. Trong năm học này lớp tôi chủ nhiệm có số lượng học sinh mất căn bản về Toán khá nhiều, chẳng hạn như các em thực hiện các phép tính còn chậm, đa số học sinh còn ngán ngại với việc giải toán có lời văn, kĩ năng giải toán liên quan đến yếu tố hình học còn rất kém… Đó là vấn đề bức xúc mà tôi quan tâm- nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn Toán lớp 5” để nghiên cứu. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Đề tài “Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn Toán lớp 5” chọn 15 em học sinh lớp 5D thuộc trường Tiểu học Hướng Phùng điểm trường Chênh Vênh để khảo sát và nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán của học sinh khối 5 trong nhà trường. IV. Mục đích nghiên cứu. Nhằm tìm hiểu thực trạng học sinh học yếu môn Toán ở lớp 5, trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học môn Toán của lớp mình chủ nhiệm nói riêng và cho cả học sinh toàn khối 5 của trường nói chung. Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Trang 2 NH:2013-2014 Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 PHẦN NỘI DUNG: I. Cơ sở lí luận: Dạy Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức ban đầu về số học như các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính, đo lường giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng cách, phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần bước đầu hình thành phương pháp tự học và tự làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Chương trình Toán ở Tiểu học được biên soạn theo hướng đồng tâm, đòi hỏi học sinh phải nắm vững từng mạch kiến thức ở từng lớp học. Nếu các em bị hụt ở một mãng kiến thức nào đó thì các em sẽ bị thiếu tự tin và không còn thấy hứng thú học môn Toán nữa, thế là môn Toán bị yếu. Vì thế việc phụ đạo cho học sinh học yếu môn Toán là rất cần thiết và phải được thực hiện xuyên suốt cả cấp học chứ không chỉ riêng ở khối lớp 5. II. Nhận thức thực trạng: Ngay từ đầu năm học tôi nhận lớp và tiến hành khảo sát chất lượng học sinh sau hai tuần lễ ôn tập, tôi nhận thấy chất lượng học Toán của lớp quá yếu, điểm từ trung bình trở xuống chiếm gần lớp, mặc dù ở lớp 4 các em được thầy cô giảng dạy rất kĩ. Tuy nhiên khi bước vào lớp 5 với chương trình Toán nâng cao hơn, các em phải thực hiện các phép tính với số thập phân, làm toán về tìm tỉ số phần trăm, các em làm quen với nhiều dạng hình học khó hơn, v.v.. Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Trang 3 NH:2013-2014 Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 - 100% học sinh là dân tộc thiểu số, gia đình thuộc diện khó khăn, phụ huynh chỉ lo làm ăn ít quan tâm đến việc học của con em mình nên việc kèm cập ở gia đình chưa được chú trọng. - Học sinh học yếu đa phần chưa thuộc hết các bảng nhân, bảng chia – dẫn đến việc thực hiện các phép tính nhân, tính chia sai; cách đặt tính cộng, tính trừ chưa đúng; khả năng giải toán có lời văn còn rất yếu. - Vào lớp học sinh yếu ít chịu tập trung nghe giảng bài, có thái độ ngán ngại khi gặp đề toán có lời văn, thao tác tính toán còn rất chậm… - Học sinh yếu thường có tính nhút nhát, rụt rè, các em không dám hỏi những điều mình nắm chưa được, không dám nêu lên những ý kiến mà mình thắc mắc…Lâu dần các em trở nên tự ti, ít nói, ít giao tiếp, mặc cảm với cái nghèo, với việc học yếu của bản thân mình. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Từ những thực trạng trên tôi đề ra một số giải pháp như sau:  Ở lớp: Đầu năm tôi cho học sinh cả lớp làm bài kiểm tra khảo sát chất lượng để nắm sát đối tượng học sinh trong lớp. Tiếp đó tôi phân loại học sinh yếu theo từng nhóm, từng dạng: Thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên còn chậm và sai kết quả; khả năng giải toán có lời văn còn yếu; Chưa nắm được khái niệm cơ bản của các dạng hình học.v.v..Từ đó tôi đề ra những biện pháp phụ đạo phù hợp với từng nhóm, từng dạng học sinh như: - Đối với nhóm học sinh thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số tự nhiên còn chậm và sai. Tôi yêu cầu học sinh học thuộc các bảng nhân, bảng chia; hướng dẫn lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính, sau đó cho học sinh thực hành tính nhiều lần để học sinh nắm chắc cách tính, vì khi tính thành thạo các phép tính với số tự nhiên thì khi chuyển sang tính với số thập phân sẽ dễ dàng hơn. Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Trang 4 NH:2013-2014 Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 - Đối với học sinh có khả năng giải toán có lời văn còn yếu. Tôi yêu cầu học sinh đọc đề bài nhiều lần, hướng dẫn học sinh tìm những dữ kiện của bài toán cho và tập dần cách giải quyết những vấn đề mà bài toán đặt ra. Sau đó tôi cho học sinh giải nhiều bài toán có lời văn theo mức độ từ đơn giản đến khó hơn... - Đối với học sinh chưa nắm được các khái niệm hình học, tôi sử dụng triệt để các đồ dùng dạy học có liên quan đến các dạng hình học, hướng dẫn lại các khái niệm về góc, cạnh, đoạn thẳng, đường thẳng; chu vi, diện tích… của một hình; yêu cầu học sinh ghi nhớ và hướng dẫn học sinh áp dụng các quy tắc tính chu vi, diện tích của một hình trong giải toán. - Trong lớp, tôi tổ chức cho các em học theo nhóm, theo tổ, theo “Đôi bạn cùng tiến”, xây dựng các phong trào thi đua giữa các tổ, các nhóm như: Phong trào thi đua học giỏi môn Toán; Phong trào tặng cô “hoa điểm mười”; Phong trào giúp bạn học tốt môn Toán: Tôi cho học sinh đăng kí dạy kèm bạn học yếu, sau một, hai hoặc ba tuần tôi kiểm tra lại nếu học sinh yếu đó có tiến bộ thì tôi tặng thưởng cả hai học sinh… Ngoài ra tôi còn sắp xếp học sinh khá giỏi kèm cập học sinh yếu, nhằm để cho học sinh yếu bắt chước cách học tập năng động của học sinh giỏi mà từ đó các em sẽ tiến bộ hơn. - Trong tiết dạy, mỗi ngày tôi kiểm tra bài cả ba đối tượng học sinh: Khá giỏi, trung bình và yếu. - Tôi cho lớp làm bài kiểm tra sau mỗi chương, mỗi phần học để nắm được sự tiến bộ của các em. Trong đề kiểm tra, tôi soạn các câu hỏi, các bài tập theo mức độ khó tăng dần từ trình độ Chuẩn kiến thức đến phát triển nâng cao. Qua đó, tôi sẽ dễ dàng phát hiện ra trình độ học Toán của học sinh để tiếp tục phụ đạo, bồi dưỡng. Nếu em nào học yếu có tiến bộ, tôi tặng thưởng phần quà nho nhỏ nhằm khích lệ các em. Còn những Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Trang 5 NH:2013-2014 Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 học sinh nào nhiệt tình kèm cập, giúp đỡ bạn có tiến bộ tôi cũng tặng thưởng nhằm để tuyên dương tinh thần của các em. - Hướng dẫn học ở nhà: giao bài tập về nhà. * Đối với gia đình học sinh: Khi họp phụ huynh học sinh, tôi chú ý nêu cụ thể rõ ràng chương trình học của từng môn trong năm học, đặc biệt là môn Toán - vì môn này lớp có nhiều học sinh học còn yếu. Sau buổi họp, tôi gặp gỡ trao đổi riêng với phụ huynh của từng học sinh yếu, nêu rõ về tình trạng học yếu của con em họ. Đối với những học sinh học chưa tiến bộ tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh bằng cách gặp trực tiếp nhằm phối hợp với phụ huynh tìm giải pháp để phụ đạo kèm cập cho con em họ. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Bản thân đã áp dụng những giải pháp viết trong đề tài vào việc giảng dạy cho học sinh của lớp mình trong năm học vừa qua, nhận thấy kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Chẳng hạn, ngay từ đầu năm kết quả khảo sát môn Toán của lớp có số học sinh dưới điểm trung bình rất nhiều, nhưng sau một học kì thì điểm thi môn Toán của các em tăng lên đáng kể, đến cuối năm thì không còn điểm yếu về môn Toán nữa. Điều đáng nói hơn là thái độ học tập của các em tích cực hơn. Khi học môn Toán, các em hào hứng hơn, chịu khó tìm tòi suy nghĩ và say mê giải Toán hơn.Cụ thể điểm các lần kiểm tra định kì môn Toán là: KS đầu năm Giữa HK I Cuối HK I Giữa HK II Giỏi 0 1 3 2 Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Khá 2 4 1 3 Trang 6 Trung bình 3 7 5 6 Yếu 10 3 6 4 NH:2013-2014 Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 PHẦN KẾT LUẬN: I. Những bài học kinh nghiệm: - Để không còn học sinh yếu trước hết cần phải tiến hành việc điều tra, tìm hiểu cụ thể từng đối tượng học sinh cũng như theo dõi sự chuyển hoá của từng em. Trong từng thời điểm cụ thể mà có biện pháp phụ đạo phù hợp cho từng đối tượng học sinh. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. - Việc phụ đạo học sinh yếu cần thực hiện bằng nhiều con đường thông qua nhiều hình thức khác nhau và vận dụng linh hoạt chúng. - Khi thực hiện phụ đạo học sinh yếu cần tránh xúc phạm đến nhân cách của học sinh, giáo viên cần có thái độ phù hợp và phải có tính kiên trì, yêu thương gần gũi với học sinh. - Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng. Luôn động viên khuyến khích khi các em có tiến bộ. - Do thời gian và năng lực có hạn tôi rất mong Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp hãy nhiệt tình đóng góp thêm nhiều kinh nghiệm quý báu hơn nữa để cho đề tài “Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn Toán lớp 5” được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn. Hướng Phùng, Ngày 05 tháng 4 năm 2014 Người viết Mai Thị Thùy Dương-GV lớp 5D Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Trang 7 NH:2013-2014 Đề tài: Một số giải pháp phụ đạo học sinh học yếu môn toán lớp 5 Ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường: .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa toán 5 2. Phương pháp dạy học toán ở tiểu học/ Đào Thái Lai; Đỗ Tiến Đạt- NXB GD Giáo viên:Mai Thị Thùy Dương Trang 8 NH:2013-2014
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan