Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng ...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trường thpt

.PDF
25
186
137

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT” (Nguyễn Thị Tuyết Mai - trường THPT Chuyên Bến Tre Cao Thị Hồng Nhung - trường THPT Chuyên Bến Tre Lê Xinh Nhân - trường THPT Chuyên Bến Tre Phạm Ngọc Diệp - trường THPT Chuyên Bến Tre) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục kỹ năng sống 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngày càng được quan tâm và - từng bước đổi mới với nội dung đi vào chiều sâu, hình thức phong phú. Điều đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tổ chức hoạt động trải nghiệm là nội dung thiết yếu đã được nhà trường quan tâm đưa vào giảng dạy thông qua các hình thức: giáo dục trực tiếp, lồng ghép, - - với nhiều đề tài kinh nghiệm cũng được thực nghiệm và đem lại hiệu quả. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lí luận gắn liền với thực tiễn. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình,yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Vì vậy, hơn bao giờ hết tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh ở trường phổ thông đóng vai trò quan trọng đi cùng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông góp phần vào sự thành công mục tiêu giáo dục 2030 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu ra. Tuy nhiên, công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh vẫn còn một số bất cập, hạn chế: các hình thức tổ chức chưa phong phú nên chưa Trang: 1/25 mang lại hiệu quả cao; chưa phát huy hết sự sáng tạo, năng lực làm chủ của học sinh. Bằng nhiệt huyết trong công tác giáo dục, vai trò giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phụ trách công tác đoàn thanh niên, chúng tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT” để thực nghiệm ở khối lớp 11 và 12 năm học 2016 – 2017 và HỌC KÌ I năm học 2017 – 2018. - - 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1 . Mục đích của giải pháp Tăng cường sự phối hợp các môi trường giáo dục, các bộ phận giáo dục trong nhà trường tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh có hiệu quả về số lượng và chất lượng. Góp phần cùng nhà trường, giáo viên và học sinh chuẩn bị tốt tâm thế để tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện tại và tương lai. Tạo ra sự hứng thú, say mê cho học sinh khi tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. Qua các hoạt động ấy, bản thân học sinh thấy tầm quan trọng của việc đưa lí luận vào thực tiễn đời sống, các em mạnh dạn, nhiệt tình tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Từ đó phát huy hết khả năng, năng lực của từng cá nhân, của tập thể. - - - Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vừa có vai trò giáo dục học sinh tinh thần yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào của bản thân với quê hương Bến Tre, nơi các em được sinh ra và lớn lên. Thông qua các hoạt động ấy nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân mỗi học sinh đối với quê hương, đất nước. Từ các hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Sự lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai phải gắn liền với sở trường, sở thích năng lực của các em và nhu cầu của xã hội. 3.2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Khái niệm: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách,các năng lực…, từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng sáng tạo của cá nhân mình”. Như vậy việc tổ chức hoạt động sáng tạo trải nghiệm đã hướng đến mục tiêu giáo dục Trang: 2/25 trong giai đoạn mới (đến năm 2030) và thông qua đó hướng đến giáo dục toàn diện, tạo ra con người giỏi toàn diện cả “Đức”, “Tài”. Trong đó, sự phối hợp các môi trường giáo dục, các bộ phận giáo dục đều đóng vai trò quan trọng nhưng yếu tố “tự giáo dục” giữ vai trò quyết định nhất. Với vai trò giáo viên , tổ chức đoàn thể - một trong 3 môi trường giáo dục sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy được tính tích cực và khả năng rèn luyện của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả yếu tố “tự giáo dục” của mỗi học sinh. - - Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn liền với việc tích hợp giảng dạy lịch sử địa phương, địa lý địa phương của nhà trường và tổ chức các hoạt động của Đoàn thanh niên. Bên cạnh cung cấp kiến thức cho học sinh thì những hoạt động này tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh tiếp cận với các di tích văn hóa lịch sử địa phương, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa… Định hướng nghề nghiệp cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp”. Đây là hoạt động thiết thực, có hiệu quả nhất để các em phát huy được sở trường của mình, học sinh có môi trường vừa thể hiện niềm đam mê, sở thích vừa là môi trường nảy sinh ra ý tưởng khởi nghiệp. Và những ý tưởng đó gắn với việc định hướng nghề nghiệp sau này cho các em. 3.2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: a. Giải pháp 1: Xây dựng chủ đề dạy học tích hợp lịch sử địa phương – địa lý địa phương. - Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp lịch sử địa phương và địa lý địa phương. Mục tiêu hướng đến của kế hoạch: lấy trải nghiệm làm phương thức giáo dục và lấy sự sáng tạo của học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục. - Bước 2: Thiết lập chủ đề dạy học tích hợp gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Chương trình: Lịch sử địa phương và địa lý địa phương lớp 11 - Địa điểm hoạt động trải nghiệm ở di tích văn hóa lịch sử đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định và Làng nghể thủ công – Bánh tráng Mỹ lồng . (Phụ lục). Tổ chức thực nghiệm lớp 11 Sử - Địa; 12 Sử - Địa; 11 Văn; 12 Văn (năm học 2016 – 2017) và các lớp 11 Anh; 12 Anh; 11Toán; 12 Toán (Học kỳ I năm học 2017 – 2018). Trang: 3/25 - Tiến hành lấy phiếu điều tra nắm thông tin về sở thích và sở trường của học sinh liên quan đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Qua thông tin thu thập được giáo viên chia thành các nhóm cụ thể và đưa ra yêu cầu từng nhóm. Trang: 4/25 Nhóm Số lượng học sinh Sở thích, sở trường Yêu cầu - Thích tìm hiểu, nghiên cứu - Tìm hiểu câu trả lời cho lịch kiến thức lịch sử, các em có sự sử làng nghề Bánh tráng Mỹ 1 18 hiểu biết về lịch sử địa phương Lồng. - Các em sinh ra và lớn lên tại - Tìm hiểu nữ tướng Nguyễn địa bàn Chợ Mỹ Lồng, Lương Thị Định. Hòa (Giồng Trôm). - Học sinh có sở thích và năng - Tìm hiểu về nguồn nhiên liệu, 2 17 khiếu về ẩm thực. qui trình tạo ra sản phẩm bánh - Một ít học sinh giỏi kiến thức về hóa học. - Học sinh có gia đình làm nghề bánh tráng. tráng. - Tìm hiểu về vấn đề môi trường và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong các khâu sản xuất bánh tráng; - Học sinh thích tìm hiểu về - Tìm hiểu về sự cạnh tranh lĩnh vực kinh tế, nhạy bén biết của sản phẩm làng nghề, về xử lý các thông tin về thị đời sống kinh tế của bà con 3 4 5 18 16 15 trường. - Thông qua kiến thức hiểu biết học sinh phân tích thị yếu của thị trường đề ra các giải pháp làng nghề; - Tìm hiểu làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát triển khả thi làng nghề thủ công truyền thống - Học sinh thích các hoạt động - Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử văn hóa, kiến thức am hiểu lịch của khu tưởng niệm Nguyễn sử địa phương, có tâm huyết Thị Định để đề xuất các giải bảo tồn các di tích văn hóa pháp về bảo tồn văn hóa, lịch sử và nâng cao giá trị khu tưởng niệm gắn với du lịch. - Học sinh thích tham gia các hoạt động đoàn thể, tính hài hước, thích làm nhiếp ảnh. - Các em có năng khiếu tổ chức - Tổ chức các trò chơi thích hợp gắn với các điểm đến - Chụp hình ảnh có liên quan đến hoạt động trải nghiệm Trang: 5/25 trò chơi và quản các hoạt động, sáng tạo nhạy bén huống. - - trong xử lý tình Bước 3: Thực hiện + Theo kế hoạch (Phụ lục 1). + Yêu cầu: Tất cả các học sinh tham gia, đặc biệt tham gia quá trình làm bánh tráng tại làng nghề thủ công truyền thống. Bước 4 : Thu thập kết quả đạt được + Khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm: 100% học sinh đều tham gia nghiêm túc, tích cực và viết bài thu hoạch đầy đủ. + Qua phát huy được sở trường của từng học sinh, các em đã đề xuất các giải pháp thiết thực bảo tồn di tích văn hóa lịch sử, làng nghề thủ công truyền thống. + Thông qua các hoạt động tác động đến tâm tư tình cảm các em, học sinh thêm yêu quê hương, đất nước, biết yêu quí lao động, thành quả lao động. b. Giải pháp 2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo hưởng ứng phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp” và nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Xây dựng kế hoạch phối hợp: Đoàn trường – Giáo viên – Cha mẹ học sinh. - - - - Xuất phát từ yêu cầu thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo các em có thể nảy sinh sự sáng tạo, ý tưởng của mình gắn với phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp”. Vì vậy, địa điểm tổ chức các hoạt động này Đoàn trường sẽ chọn các mô hình kinh tế trong tỉnh. Thông qua đó các em trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và có thể phát huy được sở trường và ý tưởng khởi nghiệp của mình. Liên hệ các cơ sở sản xuất hỗ trợ các hoạt động để học sinh trực tiếp trải nghiệm (nhờ từ sự hỗ trợ cha mẹ học sinh). + Địa điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Vườn giống cây trồng và hoa kiểng tại Chợ Lách. + Lớp thực nghiệm: 12 Sử - Địa, 12 Toán. Qua quá trình trực tiếp tham gia trực tiếp qui trình chọn giống, ươm giống và chăm sóc cây học sinh lĩnh hội kiến thức và kĩ năng trồng trọt. Đặc biệt các em có đam mê về cây kiểng nảy sinh được những ý tưởng mới về khởi nghiệp Kết quả: Nhóm học sinh lớp 12 Sử - Địa đã nảy sinh và thực hiện được ý tưởng “Mầm xanh” – Bán về các loại cây kiểng nhỏ phong thủy (Phụ lục 2). Trang: 6/25 + Các em tự liên hệ và qua Chợ Lách mua giống các loại xương rồng, cây kiểng phong thủy về ươm và thiết kế các loại chậu cho phù hợp từng loại cây. - + Thành lập trang website: Mầm xanh chuyên bán các loại cây kiểng, xương rồng phong thủy. Ý tưởng của các em đã thực hiện và duy trì nay được 2 năm. c. Giải pháp 3: Phối hợp Đoàn thanh niên, cựu học sinh đề ra các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn liền với chủ đề tháng của Đoàn thanh niên - - Bước 1: Đoàn thanh niên cùng giáo viên bộ môn chọn chủ đề từng tháng. Các chủ đề phù hợp với mục đích hướng đến giáo dục cho các em học sinh. Sau khi tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức cơ bản Bước 2: Phối hợp cựu học sinh thiết kế các hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng chủ đề của tháng. Các hình thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo giáo viên chỉ nên đóng vai trò cố vấn cho học sinh. Ban chấp hành đoàn trường, cựu học sinh sẽ là người thiết kế các hoạt động trải nghiệm. Thông qua đây học sinh sẽ phát huy được năng lực tổ chức, điều hành, quản trò của mình. Đây cũng là một trong những cách thức truyền khả năng “tự giáo dục” giữa học sinh với nhau. STT 1 Bước 3: Tổ chức thực hiện. Thời gian thực hiện Tháng 12/2017 Tên chủ đề Ngày hội sách – Tôi vào Đại học năm 2017. Hoạt động trải nghiệm Kết quả Gắn với các chương trình của ngày hội: - Khu vực đường sách: thể hiện rõ thông điệp “Văn hóa đọc – Hãy đọc một cách thông minh”, Học sinh thể hiện được những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám là nơi giao lưu trực tiếp và chia sẻ kinh nghiệm đọc sách giữa những người tham gia sự kiện với nhau. Song song đó học sinh sẽ được trải nghiệm hoạt động kinh sát hoạt động; rèn luyện được tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm Trang: 7/25 doanh là mua bán các việc theo nhóm, có sức đầu sách giá trị và các khỏe và niềm đam mê. sản phẩm quà lưu niệm, ẩm thực. - HS được chia sẻ kinh nghiệm làm sao để sử dụng thời gian hiệu quả nhất qua hoạt động Workshop Quản lý thời gian hiệu quả. 2 Tháng 6/2017 Chương trình “Gắn kết yêu thương” Thăm và tham gia trải nghiệm một số hoạt động tại trường THCS Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú. - Giao lưu văn nghệ, trò chơi, tư vấn kinh nghiệm học tập. - Thi đấu giao lưu thể - Học sinh thực hiện được các kỹ năng thực hành xã hội; - Thể hiện được tình thương, trách nhiệm, sự quan tâm, chăm lo cho các bạn học sinh nhỏ hơn ở những địa phương khó khăn. thao giữa học sinh 2 trường (kéo co, nhảy dây,…) - Quyên góp sách vở và các dụng cụ học tập tặng cho các bạn học sinh THCS. - Tặng đồng phục đi học - Giúp các em hình thành nhân cách, tạo thói quen sống tích cực qua các hoạt động công ích. mới cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (5 cái áo trắng) - Trích quỹ Giúp bạn vượt khó tặng 4 suất học bổng cho các em có hoàn cảnh khó khăn học Trang: 8/25 giỏi - Tham quan di tích Đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam tại xã Thạnh Phong. Chiến dịch tập trung chủ Đây là môi trường rèn yếu vào các hoạt động luyện thực tiễn thiết xây dựng nông thôn thực nhất, giúp các em Tháng 3 7/2017 Chiến dịch mới, văn minh đô thị, sống có trách nhiệm, “Niềm tin Đền ơn đáp nghĩa, chăm chia sẻ yêu thương, tự xanh” sóc thiếu niên nhi đồng phấn đấu hoàn thiện bản và tham gia phòng thân và trở thành một chống tệ nạn xã hội chiến sĩ tình nguyện bản lĩnh trong tương lai d. Giải pháp 4: Tổ chức cuộc thi ý tưởng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Mục đích: tạo môi trường để các em thể hiện được ý tưởng sáng tạo của mình về - hình thức tổ chức một hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây là một trong những giải pháp hướng đến sự chủ động của học sinh, các em chủ động tổ chức hoạt động trải nghiệm, chủ động lĩnh hội tri thức, chủ động chia sẻ với bạn bè đặc biệt là sự tương tác với nhau trong quá trình phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Cách thức thực hiện: đoàn trường phối hợp với giáo viên xây dựng kế hoạch, triển khai đến học sinh. Yêu cầu: học sinh sẽ thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với chương trình môn học, bài học hoặc hoạt động đoàn thể … Tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch + Đầu tháng 9/2017: Lập kế hoạch và tờ trình xin chủ trương của Lãnh đạo nhà trường. + Cuối tháng 9/2017: Phát động cuộc thi đến các chi đoàn, thành lập Ban giám khảo cuộc thi + Đầu tháng 11/2017: Các chi đoàn lớp nộp sản phẩm và tiến hành thuyết trình ý tưởng hoạt động trải nghiệm của mình. + Đầu tháng 12/2017: Chấm điểm, tổng kết và phát giải. Trang: 9/25 - Đánh giá kết quả thu được sau hoặc động trải nghiệm sáng tạo, tính khả thi của mô hình đó cho những năm học sau. STT Khối lớp 1 Hóa Tên ý tưởng - Học sinh với ý tưởng khởi nghiệp từ sản phẩm làm bằng dừa. - Điểm chọn hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Thạch Kết quả I dừa Minh Châu - An toàn thực phẩm – với mô hình vườn rau sạch - Điểm chọn trải nghiệm sáng tạo: Tại trường KK - Học sinh với việc tiết kiệm điện trong trường học. KK - Toán thuật và những trò chơi bổ ích. - Tổ chức các trò chơi gắn với các con số. III Tin - Facebook và những bài học. KK Văn - Ứng xử trong học đường - Hình thức: giải quyết các tình huống trong quá trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo. KK 2 Sinh 3 Lý 4 Toán 5 6 7 Sử - Địa - Tôi làm hướng dẫn viên du lịch - Điểm trải nghiệm sáng tạo: làng nghề thủ công xã II Nhơn Thạnh. 9 - - - Ngoại ngữ - Học sinh với nét đẹp văn hóa học đường - Điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm: tại trường III Những ý tưởng về hoạt động sáng tạo đạt giải cao sẽ được nhà trường tạo điều kiện tổ chức thực hiện trong thời gian tới. Giáo viên chỉ là người tư vấn, học sinh của khối lớp đạt giải sẽ là người trực tiếp thực hiện các hoạt động trải nghiệm trên. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Có khả năng ứng dụng rộng rãi trong giáo dục cấp Trung học phổ thông trên toàn quốc. Dễ ứng dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Ít tốn tiền bạc. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Thứ nhất : Học sinh tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Trang: 10/25 + 100 % học sinh tham gia tích cực hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + 100% học sinh đều viết bài thu hoạch và đạt yêu cầu. - Thứ hai: Nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh + Giáo dục toàn diện cả về khả năng lĩnh hội tri thức và kỉ năng sống. + 100% hoc sinh xếp loại hạnh kiểm tốt. - Thứ ba: Hiệu quả trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh gắn với sự phát triển kinh tế của địa phương và phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp”. + Nhóm học sinh sau khi tham gia hoạt động trải nghiệm Vườn cây kiểng ở Chợ Lách đã xâu dựng môn hình khởi nghiệp “Mầm xanh” bán các loại cây kiểng nhỏ phong thủy. + Học sinh đề xuất các giải pháp tích cực nhằm phát triển làng nghề thủ công truyền thống làm bánh tráng ở Mỹ Lồng: 1. Tổ chức hội chợ (trong và ngoài nước) tạo điều kiện xuất khẩu, huyện Giồng Trôm nên dành vị trí thuận lợi để tổ chức các trung tâm, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của làng nghề. 2. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất và vốn đầu tư cho các làng nghề nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời cũng góp phần giải quyết các vấn đề môi trường cho làng nghề. 3. Phát triển các làng nghề truyền thống phải kết hợp chặt chẽ với các loại hình - - du lịch làng nghề, du lịch sinh thái giúp cho công tác quảng bá sản phẩm và tăng thêm thu nhập cho các nghệ nhân của làng nghề. + Thành lập trang website nhằm giới thiệu đến khách du lịch và sản phẩm, qui trình sản xuất. Thứ tư: Phát huy được sự phối hợp các môi trường giáo dục + Bên cạnh hoạt động tích cực của giáo viên, đoàn trường, thông qua các hoạt động trải nghiệm đã tạo điều kiện để cha mẹ học sinh, lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục học sinh mình. + Sự hỗ trợ làng nghề thủ công truyền thống, các cơ sở sản xuất.. Thứ năm: Phát huy sáng tạo, năng lực học sinh, học sinh có khả năng tự tổ chức, điều khiển hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + Học sinh tự tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề “Ngày hội sách”. (Phụ lục 3). + Qua cuộc thi ý tưởng về hoạt động trải nghiệm sáng tạo: có 8 ý tưởng Trang: 11/25 + Các ý tưởng được trình bày một cách thuyết phục và nhà trường sẽ tổ chức thực hiện trong thời gian tới. + Đây cũng là bước quan trọng để giáo viên và học sinh chuẩn bị cho việc thay đổi chương trình phổ thông. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Các bản phụ lục. Bến Tre, ngày 19 tháng 03 năm 2018 Trang: 12/25 PHỤ LỤC 1 1. Kế hoạch tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo SỞ GD&ĐT BẾN TRE TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẾN TRE Số: …… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bến Tre, ngày … tháng … năm 2016 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH NĂM HỌC 2016 – 2017 Căn cứ thông tư 04/TT - BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2014 của BGD&ĐT về việc ban hành quy định về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Hướng dẫn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/1/2015 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kĩ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX. I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Tăng cường mở rộng không gian lớp học cho học sinh với phương pháp “thực học, thực nghiệm”, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức người học. Tạo sự tương tác hiệu quả giữa gia đình - nhà trường, giáo viên - phụ huynh - học sinh trong việc xây dựng môi trường giáo dục toàn diện cho các em học sinh. - Tăng cường xây dựng các hoạt động giáo dục trải nghiệm, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, tiếp cận và phát triển năng lực của học sinh. - Qua quan sát giúp cho học sinh tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức học trên nhà trường và những gì trải qua trong hoạt động thực tiễn, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kỹ năng sống và năng lực cho học sinh. - Tạo cho học sinh tính chủ động để tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động, học sinh được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự Trang: 13/25 đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho học sinh những giá trị sống và năng lực cần thiết. - Tạo cơ hội cho HS được trực tiếp cảm nhận những khó khăn, vất vả và cả những niềm của người lao động qua đó các em có những cảm thông, chia sẻ và ý thức được trách nhiệm học tập của mình. - Tích hợp, liên môn giáo dục đạo đức, lối sống, lí tưởng sống, kĩ năng sống, giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các hoạt động học tập và rèn luyện. Ví dụ như tích hợp môn Lịch sử, Địa lý và GDCD về bảo tồn văn hóa, lịch sử cách mạng của tỉnh Bến Tre. - Tạo cho học sinh hiểu ý nghĩa “lao động là vinh quang”, lao động làm cho con người có sức khỏe và phát triển, có những định hướng đúng đắn về lao động, có lòng yêu lao động, yêu các sản vật quê hương. Xây dựng cho học sinh ý thức tôn trọng và biết nghe lời thầy, cô và yêu quí người lao động 2. Yêu cầu: - Tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chủ đề được xây dựng ở bộ các bộ môn đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình hiện hành. - Tổ chức các hoạt động học trải nghiệm cho học sinh phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và mục tiêu dạy học tiếp cận và phát triển năng lực, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng học tập của học sinh. - Xây dựng hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đánh giá qua các hoạt động của học sinh; đánh giá qua hồ sơ học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo kế hoạch dạy học của giáo viên và nhà trường; sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành, các hình thức đánh giá này được thông tin đầy đủ đến học sinh khi giao nhiệm vụ học tập. II. NỘI DUNG: 1. Thời gian: 01 ngày, dự kiến chia làm 2 đợt: giữa tháng 11 năm 2016 (đợt 1) và đầu tháng 3 năm 2017 (đợt 2). Trang: 14/25 - Đợt 1: Các em học sinh thuộc khối lớp 11 (11Sử - Địa; 11Văn). - Đợt 2: Các em học sinh thuộc khối lớp 12 (12 Sử - Địa; 12 Văn). - Dự kiến đợt 3 vào đầu tháng 11 năm 2017 cho các em 11Anh; 12 Anh; 11 Toán và 12 Toán) 2. Địa điểm học tập: Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định” tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm; Làng nghề truyền thống “Bánh tráng Mỹ Lồng” tại xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. 3. Đối tượng: Học sinh khối lớp 11 và lớp 12 4. Thành phần tham gia: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn Sử – Địa – GDCD, cán bộ y tế và đại diện hội PHHS và Ban chấp hành đoàn trường. 5. Hình thức: Trải nghiệm thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, thi, trò chơi lớn, đánh giá kết quả hoạt động,… 6. Phân công nhiệm vụ 6.1. Tổ trưởng chuyên môn - Chỉ đạo các nhóm môn xây dựng kế hoạch của bộ môn, hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư liệu và mục đích tìm hiểu qua hoạt động trải nghiệm phù hợp với bộ môn của mình. Đảm bảo hoạt động trải nghiệm có chất lượng, hoạt động đa dạng, phong phú gây hứng thú cho học sinh tích cực tham gia. - Chỉ đạo giáo viên bộ môn triển khai hướng dẫn học sinh tìm kiếm tư liệu, tự học, chuẩn bị cho chuyến trải nghiệm. Giáo viên thực hiện việc tích hợp để cho học sinh viết báo cáo thu hoạch. Ví dụ như: Môn Sử - Địa - GDCD tích hợp về nội dung bảo tồn văn hóa di tích lịch sử,… - Tổ chức các hoạt động: nghiệm thu, đánh giá sản phẩm của học sinh sau trải nghiệm; Rút kinh nghiệm đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn về phương pháp giáo dục, dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. 6.2. Bí thư đoàn - Phối hợp với Ban tổ chức chỉ đạo việc tiến hành các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. - Phân công đoàn viên giáo viên, BCH đoàn trường tham gia quá trình đánh giá rèn luyện của đoàn viên học sinh. Trang: 15/25 6.3. Giáo viên bộ môn Sử – Địa – GDCD: - Tham gia quản lý cùng GVCN và hướng đẫn học sinh tham gia các hoạt động theo sự phân công của ban tổ chức và theo đặc thù của bộ môn mình giảng dạy. - Xác định được ý nghĩa thiết thực của mục tiêu là phát triển giáo dục gắn với thực tiễn, hình thành kỹ năng cho học sinh. - Xây dựng kế hoạch, nội dung hướng dẫn học sinh tìm hiểu Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định và Làng nghề truyền thống “Bánh tráng Mỹ Lồng một cách cụ thể theo đặc thù bộ môn, hướng dẫn học sinh xác định những tiêu chí cần tìm hiểu, nghiên cứu, xác định đối tượng cần học hỏi, tham khảo ý kiến như nghệ nhân, thợ lành nghề,… - Biên soạn và xác định cho học sinh mục tiêu hoạt động và những thu hoạch học sinh (nhóm học sinh) cần đạt được sau khi thực hiện hoạt động như: những câu hỏi, bài tập,… và giao nhiệm vụ cho học sinh. - Xây dựng các phiếu học tập, phiếu khảo sát, điều tra và yêu cầu của bài thu hoạch sau khi kết thức chuyến học tập trải nghiệm. - Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin, hình ảnh để viết thu hoạch dưới dạng các báo cáo nhỏ (tập san, trình chiếu, bài viết,…). - Hướng dẫn học sinh (nhóm học sinh) tìm hiểu nhưng mục tiêu cụ thể, tự đặt ra những vấn đề cần tìm hiểu trước khi đến địa điểm tham gia hoạt động. + Nhóm 1: Tìm hiểu câu trả lời cho lịch sử làng nghề Bánh Tráng Mỹ Lồng, lịch sử Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định. + Nhóm 2: Tìm hiểu về nguồn nhiên liệu, qui trình tạo ra sản phẩm bánh tráng; + Nhóm 3: Tìm hiểu về vấn đề môi trường và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong các khâu sản xuất bánh tráng; + Nhóm 4: Tìm hiểu về sự cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, về đời sống kinh tế của bà con làng nghề; + Nhóm 5: Tìm hiểu làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề thủ công truyền thống; Trang: 16/25 + Nhóm 6: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định; + Nhóm 7: Tìm hiểu khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định để đề xuất các giải pháp về bảo tồn văn hóa, lịch sử và nâng cao giá trị khu tưởng niệm gắn với du lịch. Sau chuyến đi các nhóm đều phải có bài thu hoạch của nhóm để trình bày và đánh giá kết quả chuyến đi. 6.4. Giáo viên chủ nhiệm - Phối hợp với Đoàn trường, Ban tổ chức hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt cho hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu. - Phối hợp Đại diện PHHS và giáo viên bố trí lực lượng chăm lo, quản lý học sinh trong suốt hành trình. - Phân công học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm có thể đề xuất các vấn đề các em cần tìm hiểu và báo cáo sau khi kết thúc hoạt động. - Chủ động, sáng tạo và linh hoạt để tìm tòi, thiết kế và tổ chức các hoạt động phù hợp với đặc điểm của học sinh từng lớp. 6.5. Học sinh - Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Chủ động và tích cực tham gia hoạt động theo kế hoạch. - Thu thập tư liệu để làm báo cáo chung và hoàn thành bài thu hoạch nộp cho giáo viên bộ môn theo yêu cầu. - Quan sát và có thể tham gia để tự tay tạo ra sản phẩm dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân tại làng nghề. 7. Phương tiện, thiết bị, hậu cần: Thuê xe dịch vụ để di chuyển. 8. Chương trình thực hiện - 6h30: Xe đón học sinh tại trường, điểm danh quân số. Trên xe sẽ thông báo nội dung chương trình hoạt động, tổ chức chương trình vui chơi, ca hát (đoàn trường); kể chuyện lịch sử (giáo viên môn lịch sử); đố vui, trò chơi khoa học (giáo viên môn địa lý). - 7h00: Đến làng nghề Bánh tráng Mỹ Lồng, học sinh chia thành nhóm đi tham quan tìm hiểu làng nghề và ghi chép cần thiết cho bài thu hoạch. Học Trang: 17/25 sinh sẽ được nghe hướng dẫn và tận mắt chứng kiến phương thức sản xuất bánh tráng và có thể trực tiếp trải nghiệm các khâu sản xuất bánh tráng. - 9h30: Đoàn lên xe lên xe khởi hành Khu tưởng niệm Nguyễn Thị Định. Toàn đoàn thắp hương tại Đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thị Định, học sinh chia thành nhóm đi tham quan tìm hiểu khu tưởng niệm và ghi chép cần thiết cho bài thu hoạch. Học sinh tham quan các phòng trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu để minh họa về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động Cách mạng kiên cường, liên tục của Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã gắn bó với những chặng đường đấu tranh vô cùng oanh liệt của dân tộc ta. - 12h00: Đoàn ăn trưa và nghỉ ngơi. - 13h30: Đoàn trường tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi có thưởng bao gồm các trò chơi dân gian như: Đua ghe ngo, nhảy bao bố, đi cầu khỉ, kéo co,… (Phối hợp giao lưu với học sinh trường THPT Nguyễn Thị Định cạnh khu tưởng niệm). - 15h30: Đoàn tập hợp điểm danh và khởi hành về trường và kết thúc chuyến đi. 9. Kinh phí: Dự kiến kinh phí - Mỗi học sinh sẽ đóng góp tiền ăn. - Các khoản chi khác huy động xã hội hóa từ nguồn phụ huynh học sinh. - Các khoản phục vụ cho giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên phục vụ được triệu tập do nhà trường lo kinh phí. 10. Đánh giá - Chú trọng đánh giá các năng lực thông qua hoạt động bằng bài thu hoạch sau trải nghiệm. GVCN, giáo viên bộ môn Sử - Địa - GDCD, Đoàn thanh niên cần phải kết hợp đánh giá trước, trong và sau trải nghiệm để thấy được sự chuyển biến tích cực của học sinh: + Đánh giá học sinh trước trải nghiệm thông qua công tác chuẩn bị; + Đánh giá trong trải nghiệm thông qua các hoạt động trong lịch trình và báo cáo nghiệm thu; + Đánh giá sau trải nghiệm thông qua sự chuyển biến tích cực và hoạt động vận dụng. Trang: 18/25 - Việc đánh giá được tổng hợp từ đánh giá của nhóm, tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên. Kết quả đánh giá là một kênh để xét duyệt thi đua học kỳ, năm học. - Sau khi đánh giá, giáo viên cần động viên, nhắc nhở học sinh để định hướng hình thành và phát triển các năng lực chung, đặc biệt là năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý, tạo cơ hội để học sinh được rèn luyện và phát triển trong môi trường lớp, nhà trường và xã hội. - Việc đánh giá giáo viên được BGH, tổ, nhóm chuyên môn và tự bản thân giáo viên cùng tham gia đánh giá thông qua các hoạt động: Tự nghiên cứu, hướng dẫn học sinh trải nghiệm, giao việc, nghiệm thu và rút kinh nghiệm cho học sinh, rút kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn và vận dụng tổ chức các đợt trải nghiệm trong năm học. III. Tổ chức thực hiện - Mỗi lớp thực hiện được chia làm nhiều nhóm do GVCN (giáo viên giảng dạy) phân công. - Mỗi nhóm học sinh sẽ thực hiện theo yêu cầu cụ thể của mỗi giáo viên phân công hoặc gợi ý thực hiện khi tham gia hoạt động. - Mỗi nhóm học sinh được sự quản lý, hướng dẫn của 02 giáo viên (theo sự phân công của ban tổ chức). Trong đó có 01 GVCN và 01 giáo viên bộ môn. Ngoài ra có sự quản lý, giám sát của 01 phụ huynh học sinh của lớp. - Sau khi tham gia hoạt động mỗi nhóm học sinh nộp báo cáo thu hoạch theo yêu cầu cụ thể của giáo viên phụ trách và báo cáo trước lớp theo yêu cầu của giáo viên bộ môn (có sự tham gia của GVCN) về vấn đề đã tìm hiểu được. Trên đây là kế hoạch tổ chức trải nghiệm cho học sinh năm học 2017 – 2018. Kế hoạch có thể được điều chỉnh cho phù hợp tùy thuộc vào tình hình công việc và thực tế triển khai của nhà trường./. Duyệt của BGH Bến Tre, ngày … tháng … năm 2016 Giáo viên lập kế hoạch Trang: 19/25 Ghi chú: Kế hoạch tổ chức học tập trải nghiệm sáng tạo tiếp tục được thực hiện theo dự kiến đợt 3 vào đầu tháng 11 năm 2017 (năm học 2017 – 2018) cho các em 11Anh; 12 Anh; 11 Toán và 12 Toán). PHỤ LỤC 2 2. Mô hình khởi nghiệp “Mầm xanh” KẾ HOẠCH Ban Công việc Truyền thông Thông tin Ý tưởng - Giữ Page chính thức. Tạo sự kiện, cập nhật tin tức, góp ý,... - Truyền thông mạnh mẽ. - Nhận order từ page,.... - Trung Tín (trưởng) - Thanh Duy (phó) - Minh Nhàn (nhận order) Ban Kế hoạch Ban tổ chức - Lên kế hoạch. - Lên ý tưởng cho chương trình. - Giữ và quản lý sổ sách chi tiêu. - Văn bản thu chi, giấy tờ có liên quan. - Mai Phương (Sổ sách) - Thanh Huy (Idea) - Bích Hà (Quỹ) - Liên hệ cây giống, phân bón,đất trồng. - Tìm nhập giống mới,... Kiểng Tiên Chậu (mua, làm, chuẩn bị,...) - Thúy Diễm (Trưởng) - Bảo Trân - Như Thảo - Gia Bảo Làm thành phẩm, và chăm sóc - Kim Diệu - Ngọc Lê - Ngọc Nhi - Tuyết Nhi - Thanh Ngân - Diễm Thương - Gia Hân Vận chuyển - Bảo Duy (Châu Ban thực hiện Ban giao Thành viên Trang: 20/25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng