Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số giải pháp nâng chất lượng trong kiểm tra thường xuyên trên lớp...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nâng chất lượng trong kiểm tra thường xuyên trên lớp

.DOC
14
114
64

Mô tả:

1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:…………………………………………………………………… 1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN TRÊN LỚP. (GV: Trần Giang Trúc Loan; Trường THPT Diệp Minh Châu, Châu Thành, Bến Tre) 2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, trong bối cảnh đó, nền giáo dục còn có những bất cập về chất lượng giáo dục, nhiều giáo viên sử dụng phương pháp kiểm tra truyền thống thiếu cải tiến đã gây nên tình trạng thụ động trong học tập của học sinh dẫn đến hiệu quả kiểm tra chưa cao. Học sinh ít được lôi cuốn, động viên, khích lệ để hứng thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học ở một số bộ phận học lực yếu kém. Cùng với nhiều nguyên nhân, tình trạng này trở nên khá gay gắt, khó khắc phục. Nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra trong tình hình hiện nay, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng chất lượng trong kiểm tra thường xuyên trên lớp”. Đây cũng là một số nét định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra phát huy tính tích cực sáng tạo của giáo viên và người học. 2 - Ưu điểm : + Có thể áp dụng để kiểm tra cho mọi đối tượng học sinh trên lớp từ học sinh yếu đến trung bình, khá, giỏi và áp dụng chung cho các lớp khác nhau. + Qua kiểm tra, giáo viên phân loại được thành các nhóm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi để sau đó có phương pháp dạy học phù hợp theo suốt từng học kì của năm học. + Những học sinh có khởi đầu kiến thức yếu, trung bình qua vài lần kiểm tra theo phương pháp mới sẽ có phương pháp học, chọn được cách kiểm tra phù hợp để kiểm tra đạt hiệu quả cho những lần kiểm tra sau và dần dần nâng chất lượng môn học cho bản thân. + Những học sinh khá, giỏi có động lực học để kiểm tra lấy điểm khuyến khích từ giáo viên. + Các học sinh không bị áp lực chung trong mỗi lần kiểm tra bài cũ. - Hạn chế : + Có một số học sinh ỷ lại, không nỗ lực hết khả năng của mình để giành lấy điểm cao nhất có thể được vì biết sẽ được kiểm tra nhiều lần. + Thời gian dành để đầu tư cho phương pháp kiểm tra này nhiều, giáo viên cần photo nhiều tài liệu cho phương pháp kiểm tra này, tốn kém một khoản chi phí nhỏ để phục vụ cho các lần kiểm tra. Qua thực tế tôi thấy cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra cho phù hợp tình hình hiện nay. Mọi học sinh đều được nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn. Phương pháp kiểm tra tích cực trong trường Trung học phổ thông là hình thức đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh trên cơ sở làm việc hợp tác. Còn đối với giáo viên thì không 3 phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn, hiểu khả năng của học sinh hơn. Vì vậy, việc thay đổi phương pháp kiểm tra là một vấn đề cần thiết. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập của học sinh ở trường Trung học phổ thông. Qua đó phát triển các kỹ năng ra đề kiểm tra và nhân rộng ở các lớp, giúp học sinh chia sẻ lẫn nhau, tăng cường tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động hơn, tự tin hơn,… góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập. 3.2.2. Nội dung giải pháp: a. Thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: Kiểm tra theo phương pháp tích cực là nhằm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ học tập của mình. Hiện nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực sẽ phát huy được vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn. - Đối với giáo viên: + Thu nhận được nhiều thông tin từ người được kiểm tra, có biện pháp khắc phục để chất lượng bài kiểm tra ngày càng hiệu quả hơn. + Đỡ mất thời gian hoạt động của người ra đề, uy tín của giáo viên được nâng cao. + Kỹ năng sư phạm, tay nghề, chuyên môn ngày càng hoàn thiện. + Tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế từ người được kiểm tra. 4 - Đối với người được kiểm tra: + Nâng cao thêm ý thức là người được kiểm tra chứ không phải bị kiểm tra. + Được thể hiện mình và có khả năng sáng tạo. + Nâng cao kĩ năng thực hành và diễn đạt sự hiểu biết của chính mình, hiểu ý diễn đạt của người khác. + Nâng cao tư duy độc lập, ghi nhớ kiến thức lâu hơn. * Khó khăn: - Đòi hỏi tốn nhiều thời gian để đa dạng hóa hình thức và nội dung của đề kiểm tra. - Học sinh chưa thực sự hình thành thói quen theo hướng kiểm tra mới, năng lực giải quyết vấn đề của một số học sinh còn hạn chế. b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: + Trước đây, quan điểm kiểm tra của giáo viên chủ yếu là đến giờ lên lớp có tiết kiểm tra thì chủ yếu là giao cho học sinh đề kiểm tra theo ý của mình đã soạn sẵn theo khuôn mẫu những câu nào học sinh cần phải làm, làm đúng ở câu nào đó thì mới được số điểm đó. Ví dụ muốn đạt 5 điểm thì phải hoàn thành những câu mà giáo viên soạn sẵn trong đề, không thể là những câu mà học sinh thấy làm được mới chọn làm vì có thể học sinh học thuộc kiến thức ở câu này mà không thuộc kiến thức ở câu kia. Điều đó khiến cho học sinh được kiểm tra nếu như làm bài không tốt sẽ mất tinh thần, chán nản và không có động lực cho những buổi học sau. + Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua học thuộc lòng hoặc việc áp dụng bài học vào thực tiễn một cách máy móc: “Thầy bảo thế nào thì làm thế đó”. Đánh giá cảm tính, không thông qua biểu hiện cụ thể. 5 + Hình ảnh, mô hình thí nghiệm, biểu đồ cũng ít khi được sử dụng trong ra đề kiểm tra. Bài kiểm tra chỉ là những câu trắc nghiệm đơn giản gồm 4 đáp án lựa chọn A, B, C, D để học sinh chọn một. Ngoài ra còn các yếu tố làm cho giáo viên chưa kiểm tra được theo phương pháp tích cực: - Ảnh hưởng của phương pháp kiểm tra truyền thống. - Kinh nghiệm tự ra đề của giáo viên chưa nhiều, chủ yếu dựa trên đề có sẵn trên mạng rồi thay đổi lại hoặc của giáo viên dạy trước. - Chưa hiểu được tầm quan trọng và ích lợi của các phương pháp kiểm tra tích cực mang lại. - Nguồn quỹ phục vụ cho việc kiểm tra còn hạn chế. c. Các phương pháp kiểm tra tích cực: + Kiểm tra miệng theo hướng mới: Là phương pháp kiểm tra mà giáo viên ra đề kiểm tra sẵn gồm 10 câu trắc nghiệm để người được kiểm tra nghiên cứu đề, tìm giải pháp để thực hiện sau đó giải quyết đề công khai lên bảng để giáo viên kết luận điểm. * Các bước tiến hành:  Bước 1. Giáo viên chia bảng thành 8: 4 ô phía dưới bảng dành cho 4 học sinh được kiểm tra miệng trong tiết đó, 4 ô phía trên bảng dành để giáo viên bổ sung, sửa bài cho mỗi em.  Bước 2. Dùng nam châm treo 4 đề đã được in sẵn vào 4 ô đó, mỗi đề gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm.  Bước 3. Gọi 4 học sinh ở 4 tổ lên bảng, mỗi học sinh vào 1 ô để làm đề của mình và ghi kết quả lên bảng. Ví dụ 1A, 2B, …., 10C, hoặc ghi cách làm đối với một số câu mà giáo viên yêu cầu ghi ra.  Bước 4. Vừa đọc nhanh câu hỏi và đáp án vừa kết luận điểm công khai trên lớp. 6  Bước 5. Rút kinh nghiệm cho cả lớp đối với những câu khó, đồng thời lưu ý cho học sinh những câu hỏi dễ, thường gặp để học sinh nắm chắc phần cơ bản. Ví dụ: Đề bài kiểm tra miệng cho 4 học sinh khi học xong bài Ankan có nội dung là: Câu 1. Ankan có công thức phân tử dạng A. CnH2n. B. CnH2n-2. C. CnH2n+2 (n≥1). D. CnH2n+2 (n≥2). Câu 2. C3H8 có tên gọi là A. etan. B. propan. D. pentan. C. butan. Câu 3. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng phân hủy. Câu 4. S.phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2- đimetylpropan là (1) CH3C(CH3)2CH2Cl. (2) CH3C(CH2Cl)2CH3 . (3) CH3ClC(CH3)3 A. (1); (2). B. (2); (3). C. (2). D. (1). Câu 5. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có C.thức p.tử C5H12 ? A. 3 đồng phân. B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân. Câu 6. Hiđrocacbon X có 25% H về khối lượng. X có CTPT nào sau đây? A. CH4 B. C2H6 C. C2H4 D. C3H8 Câu 7. Tên gọi của ankan (CH3)2CHCH2C(CH3)3 là A. 2-đimetyl-4-metylpentan. B. 2,4-trimetylpetan. C. 2,4,4-trimetylpentan. D. 2,2,4-trimetylpentan. Câu 8. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây? A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút. B. Crackinh butan. C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước. D. A, C. Câu 9. Crackinh CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 cho bao nhiêu sản phẩm? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 10. Hợp chất có tên gọi 1- clo- 2,3 – đimetylpentan là CTCT nào sau đây? 7 A. Cl – CH2 – CHCH3-CHCH3-CH2-CH3 B. CH3 – CHCH3 – CHCH3 – CH2 – CH2Cl C. Cl-CHCH3-CHCH3-CH2-CH2-CH3 D. CH2Cl-CH2-CHCH3-CHCH3-CH3 Hình minh họa Cần lưu ý một số điều kiện để thực hiện phương pháp kiểm tra miệng theo hướng mới đạt hiệu quả: + Đối với phương pháp kiểm tra miệng này, lớp phải có bảng từ và chuẩn bị nhiều nam châm (ít nhất 4 nam châm nhỏ). Đối với lớp có sẵn máy chiếu thì bước 4 và 5 giáo viên sẽ thực hiện nhanh hơn. Các học sinh được kiểm tra theo phương pháp này cũng ít trao đổi bài nhau (dù giáo viên có in đề giống nhau) và không có tình trạng học sinh ngồi ở dưới nhắc bài bạn (biết đề đâu mà nhắc), học sinh được kiểm tra đối diện riêng với đề của chính mình. Học sinh được điểm tối đa là 10, chất lượng cuối học kì được nâng cao, được thành thạo với hình thức trắc nghiệm. + Trong phương pháp này, giáo viên có thể cho điểm cộng đối với học sinh giải quyết được câu mà bạn mình không làm được khi sửa bài ở bước 4, 5. Điều này thu hút tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia vào hoạt động chung này, tránh tình trạng học sinh không được kiểm tra thì ngồi dưới lớp xao nhãng, không chú ý. 8 Với cách chia bảng như vậy, sau khi kiểm tra miệng các học sinh, giáo viên cho học sinh trực xóa phần nội dung, giữ lại 8 ô như đã chia, dạy bài học mới trên bố cục bảng đó luôn: Giáo viên ghi lại sườn bài, nội dung chính vào 4 ô trên, trong quá trình học gọi các học sinh lên áp dụng vào 4 ô bên dưới, và chỉ xóa bảng 4 ô dưới khi cần. Như vậy có thể giữ lại sườn bài đến cuối tiết học để củng cố. Do đó các học sinh sẽ được khắc sâu kiến thức và nắm chắc trọng tâm hơn. + Phương pháp kiểm tra lấy điểm tích lũy: Là phương pháp mà giáo viên chuẩn bị nội dung kiểm tra cho cả lớp, tất cả học sinh hoàn thành đề kiểm tra nộp lại cho giáo viên chấm điểm, một lần đạt 10 điểm ứng với đạt 2 điểm tích lũy, năm lần đạt 10 điểm ứng với đạt 10 điểm vào thang điểm cuối cùng. Học sinh đạt được bao nhiêu điểm cho mỗi lần thì giáo viên tích điểm tích lũy cho mỗi lần đó. Ví dụ: Điểm kiểm tra của em Phạm Nguyễn Bảo Trân ở lớp 11B1 qua 5 lần như sau: Lần Điểm Điểm tích lũy 1 10 2 2 8 1.6 3 9 1.8 4 5 1 5 7 1.4 Điểm miệng cuối cùng 7.8 Cần lưu ý một số điều kiện để thực hiện phương pháp kiểm tra lấy điểm tích lũy đạt hiệu quả: + Giáo viên thực hiện đầy đủ số lần như đã nêu ra. + Mỗi lần thực hiện là 10 phút đầu tiết. 9 + Soạn những câu hỏi dễ, tránh câu hỏi hóc búa gây mất thời gian cho học sinh suy nghĩ. + Soạn ít nhất 2 đề khác nhau cho 2 học sinh ngồi kế nhau. + Nội dung kiểm tra chủ yếu là những câu hỏi dành kiểm tra bài cũ. Học sinh quen với cách thực hiện kiểm tra này thì sẽ tránh xao nhãng việc học bài cũ, đến lớp nắm chắc bài hơn, chất lượng môn học nâng lên, có tinh thần học bài, nhỡ học sinh không làm được bài lần này thì còn cơ hội làm bài cho lần sau. + Phương pháp ra đề kiểm tra định kì theo hướng mở: Là phương pháp áp dụng cho các lần kiểm tra 15’ hoặc kiểm tra 45’ hoặc kiểm tra chất lượng cùng khối. Trong mỗi đề kiểm tra, ngoài những câu hỏi bắt buộc mà học sinh phải làm, giáo viên soạn dư 1 hoặc 2 câu hỏi để cho học sinh được lựa chọn câu nào mình làm được. Học sinh chỉ làm những câu mình chọn, câu nào không chọn thì ghi rõ không chọn ở đầu dòng. Ưu điểm của phương pháp này: Các học sinh ngồi cạnh nhau có thể chọn câu không giống nhau, hạn chế tình trạng trao đổi bài. Câu hỏi lựa chọn thường là câu khó để phân loại học sinh, qua kiểm tra sẽ biết được học sinh nào thật sự giỏi. Cần lưu ý một số điều kiện để thực hiện phương pháp kiểm tra định kì theo hướng mở đạt hiệu quả: + Áp dụng đối với hình thức câu hỏi trắc nghiệm. + Đối với đề kiểm tra 15’ có thể soạn dư 1 câu, đối với đề kiểm tra 15’ có thể soạn dư 2 câu. + Vẫn soạn ít nhất 2 đề khác nhau cho mỗi lần kiểm tra. + Không cần tách biệt câu lựa chọn trong đề, tuy nhiên những câu lựa chọn là những câu hơi khó nhằm phân loại học sinh. + Những câu lựa chọn có thể cho 5 đáp án là A, B, C, D, E để tránh tình trạng trao đổi bài ở học sinh và xác suất chọn đại mà trúng là thấp hơn câu bình thường. 10 + Đối với những câu hỏi khó, khi trả bài kiểm tra, giáo viên photo kèm theo hướng dẫn giải phát ra cho học sinh biết cách làm. Có thể phát mỗi tổ 1 tờ cho tổ trưởng giữ. Ví dụ: Sau đây là nội dung đề kiểm tra 15’ minh họa đã áp dụng để kiểm tra các lớp 12B1, 12B8 trong học kì 1 vừa qua: Trường THPT ____________________________ Nhận xét Điểm Kiểm Tra 15’Peptit-Protein-Polime Lớp 12B--Họ Tên HS:____________________________________ Học sinh được chọn 1 câu không làm và ghi “không làm” ở đầu dòng. Câu 1. Tơ nilon -6,6 thuộc loại A. Tơ tổng hợp. B. Tơ bán tổng hợp. C. Tơ thiên nhiên. D. Tơ nhân tạo. Câu 2. Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo? A. Tơ visco. B. Tơ capron. C. Nilon -6,6. D. Tơ tằm. Câu 3. Tơ lapsan thuộc loại A. tơ axetat. B. tơ polieste. C. tơ visco. D. tơ poliamit. Câu 4. Polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp là A. Polisaccarit. B. poli (vinyl clorua). C. Protein. D. nilon-6,6. Câu 5. Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng: A. Poli(metylmetacrylat). B. Polistiren C. Polipeptit. D. Poliacrilonitrin. Câu 6. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? A. trùng hợp vinyl xianua. B. trùng ngưng axit ε-aminocaproic. C. Trùng hợp metyl metacrylat. D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. Câu 7. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. Stiren. B. Isopropen. C. Propen. D. Toluen. 11 Câu 8. Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,78% clo về khối lượng. Hỏi trung bình có bao nhiêu mắc xích PVC kết hợp với một phân tử clo? A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. E. 5. Câu 9. Đipeptit Gly-Ala có %N là A. 17,07%. B. 19,18%. C. 5,76%. D. 9,58%. E. 19,81%. Câu 10. Phân tử khối trung bình của polietilen X là 476000 (đvC). Hệ số polime hóa của PE là A. 12000. B. 13000. C. 15000. D. 17000. Câu 11. Trong phân tử Gly-Ala, amino axit đầu N chứa nhóm A. CHO. B. COOH. C. NH2 . D. NO2. + Phương pháp ra đề kiểm tra có lồng ghép kiến thức thực hành: Là phương pháp ra đề kiểm tra sau mỗi chương hoặc sau mỗi học kì, giáo viên kiểm tra học sinh về kiến thức thực nghiệm dựa trên hình ảnh, sơ đồ thí nghiệm đã được học hoặc giáo viên sưu tầm, sáng tạo sơ đồ mới dựa trên các quá trình điều chế được học trong lý thuyết. Ví dụ: Trong đợt kiểm tra học kì 1 khối lớp 11vừa qua, trong các đề bài tôi đã đưa ra các câu hỏi như sau: Câu hỏi số __. Trong sơ đồ thí nghiệm sau, bóng đèn ở cốc thứ 3 cháy sáng, hiện tượng đó chứng tỏ dung dịch trong cốc thứ 3 có thể là A. natri clorua. B. saccarozơ. C. ancol etylic. D. glixerol. dd B dd A 1 dd C 2 3 Câu hỏi số __. Dựa vào sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm sau, phát biểu nào là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3? 12 A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. Câu hỏi số __. Hình trên minh họa cho thí nghiệm xác định sự có mặt của C và H trong hợp chất hữu cơ. Trả lời 2 câu hỏi sau: * Chất X và dung dịch Y (theo thứ tự) là A. CaO, H2SO4 đặc. B. Ca(OH)2, H2SO4 đặc. C. CuSO4 khan, Ca(OH)2. D. CuSO4.5H2O, Ca(OH)2. * Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ. B. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm. C. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH) 2 bằng dung dịch Ba(OH)2. 13 D. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ. Các câu hỏi nêu trên đều dựa vào hình ảnh có sẵn trong SGK hoặc hình ảnh tải về từ mạng, kiến thức đã được học trên lớp, giáo viên sáng tạo ra cách hỏi phù hợp với kiến thức học sinh mà thôi. Ưu điểm của những câu hỏi này là hình ảnh sinh động, giáo viên dễ tìm thấy trên mạng, học sinh rất dễ lấy được điểm, nhìn hình là hiểu ý, phù hợp với yêu cầu học hỏi trong tình hình mới. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Đề tài có khả năng áp dụng vào việc kiểm tra trên lớp trong trường Trung học phổ thông trong và ngoài tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: Giáo viên đã nhận thức được những lợi ích của việc kiểm tra theo phương pháp tích cực: mọi học sinh đều được kiểm tra nhiều lần, học sinh nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn,v.v... và phát triển những kĩ năng cho học sinh, như biết cách học bài và vận dụng như thế nào, biết phải nắm vững phần kiến thức trọng tâm nào, biết rèn luyện kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm như thế nào. Còn đối với giáo viên thì khi soạn nhiều đề kiểm tra như vậy thì sẽ có nguồn tài nguyên đề: đa dạng, phong phú, hình thức gợi mở, có thể áp dụng cho nhiều lớp dạy trong một khối. Do đó, giáo viên cần chuẩn bị kiến thức kĩ lưỡng hơn, hiểu khả năng của học sinh hơn. Qua đó, học sinh bước đầu đã có những kĩ năng làm việc, bước đầu biết bày tỏ quan điểm, ý kiến và trình bày tốt kết quả làm việc của mình. 14 Trong năm học này, Tôi đã tiến hành áp dụng các phương pháp nêu trên qua 5 lớp mà tôi đang dạy, ở 2 khối lớp 11 và 12. Tôi thấy kết quả học tập ở cuối học kì 1 của 5 lớp đều được nâng cao. Riêng với hai lớp có khả năng nhận thức trung bình so với toàn khối đó là 11B8 và 12B8 tôi thấy học sinh ở hai lớp này dần tiến bộ hơn, điểm miệng cuối học kì được cải thiện hơn, số điểm bài kiểm tra 15 phút ở hai lớp này dần đạt cao hơn so với lúc đầu khi nhận lớp, ở lớp dần có nhiều học sinh khá, giỏi. Vì vậy, tôi thấy việc kiểm tra theo phương pháp tích cực là vấn đề cần thiết và dễ thực hiện. Bến Tre, ngày 16 tháng 03 năm 2018.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan