Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy đội ngũ từng người không có sú...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy đội ngũ từng người không có súng lớp 10

.PDF
15
195
91

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………………………. 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy Đội ngũ từng người không có súng lớp 10”. (Trần Quốc Phan, Nguyễn Quốc Lâm, @THPT Phan Thanh Giản) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Quốc phòng và An ninh lớp 10. 3. Mô tả bản chất sáng kiến: Giáo viên đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả bài 3: Đội ngũ từng người không có súng làm cơ sở để học sinh hô khẩu lệnh và thực hiện được động tác, phát huy ý thức tự giác, tích cực luyện tập để khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng đội ngũ từng người không có súng làm cho tiết học sinh động, hào hứng để qua đó nâng cao hiệu quả luyện tập và hạn chế tối đa những sai sót mà học sinh thường mắc phải. 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Đội ngũ từng người không có súng là một bài học có nhiều nội dung như: Nghiêm; nghỉ; quay bên phải, bên trái, đằng sau; chào; ngồi xuống – đứng dậy; tiến – lùi; qua trái – qua phải; giậm chân – đứng lại; đi đều – đứng lại, thời gian lại ít (4 tiết), mặt khác trong quá trình luyện tập chỉ tập trung một số học sinh mạnh dạn làm Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh to – rõ, dứt khoát, còn một số học sinh rụt rè chưa mạnh dạn thì không hô được khẩu lệnh to – rõ, dứt khoát đó là nguyên nhân làm cho học sinh thực hiện hô khẩu lệnh không đồng bộ (hô khẩu lệnh và thực hiện động tác) khi luyện tập đây là nội dung rất quan trọng trong rèn luyện tác phong Quân đội nói chung và tác phong học sinh nói riêng. Để khắc phục hiện trạng này Tôi phải nghiên cứu phương pháp giảng dạy như thế nào để khắc phục được hiện trạng này. Đề tài này thực hiện trên cơ sở nâng cấp đề tài năm qua bằng các giải pháp cụ thể mang đến hiệu quả cao hơn. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: MỤC TIÊU a. Về kiến thức: Trang 1 Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng trong Điều lệnh Đội ngũ của Quân đội nhân dân Việt Nam. b. Về kĩ năng: - Học sinh thuộc tất cả các khẩu lệnh và hô rõ ràng, dứt khoát - Thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng. - Biết vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. c. Về thái độ: - Hô khẩu lệnh và tự giác luyện tập để thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng. - Đoàn kết, có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. d. Các năng lực dự kiến hướng tới: - Năng lực tự học. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực hợp tác. - Năng lực quản lý. GIẢI PHÁP Đa số học sinh xem nhẹ môn Quốc phòng và An ninh bởi vì môn học này không thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và không tham gia xét tuyển vào các trường đại học, trong khi Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh để đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới, hiện nay các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên đã đưa môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh vào trong chương trình giảng dạy. Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi vận dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy học mới để học sinh hứng thú hơn. Bản thân đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau: - Trong một tiểu đội tất cả các học sinh cùng lúc tập hô khẩu lệnh to – rõ, dứt khoát và thực hiện động tác, sau đó luân phiên đảm nhận cương vị tiểu đội trưởng thực hành hô khẩu lệnh cho cả tiểu đội thực hiện động tác. - Trường hợp những học sinh còn rụt rè chưa mạnh dạn, hô khẩu lệnh chưa to – rõ, chưa dứt khoát thì tập hợp lại cùng thực hiện với giáo viên khi nào thực hiện được về tiểu đội luyện tập tiếp. Trang 2 - Các chiến sĩ trong tiểu đội tự sửa sai với nhau: Chỉ huy sửa sai động tác cho chiến sĩ, chiến sĩ sửa sai khẩu lệnh cho chỉ huy thể hiện sự đoàn kết thống nhất trong luyện tập. - Tổ chức hội thao: Mỗi tiểu đội giáo viên cho tự chọn tiểu đội trưởng để thực hiện nội dung hội thao, tiểu đội 2 nhận xét tiểu đội 1, tiểu đội 3 nhận xét tiểu đội 2, tiểu đội 1 nhận xét tiểu đội 3 để củng cố nội dung bài học. Giáo viên nhận xét đánh giá chung sau đó cho 1 học sinh xung phong làm lại nếu làm tốt giáo viên cho 10 điểm vào cột miệng. + Tiểu đội nào hô khẩu lệnh đúng, to - rõ, dứt khoát và thực hiện đồng loạt động tác cộng 1,5 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên. + Tiểu đội nào hô khẩu lệnh đúng, to - rõ, dứt khoát và thực hiện chưa thực sự đồng loạt động tác cộng 1 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên. + Tiểu đội nào hô khẩu lệnh đúng, to - rõ, chưa dứt khoát và thực hiện chưa đồng loạt động tác cộng 0,5 điểm vào cột kiểm tra thường xuyên. - Trong tiết kiểm tra, giáo viên đưa ra hình thức kiểm tra lấy điểm chung cho từng tiểu đội. Riêng nếu có trường hợp vẫn chay lười tập luyện thì cho kiểm tra cá nhân. * Nội dung kiểm tra: Tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh để cả tiểu đội thực hiện động tác như: Nghiêm; nghỉ; quay bên phải, bên trái, đằng sau; chào; ngồi xuống – đứng dậy; tiến – lùi; qua trái – qua phải; giậm chân – đứng lại; đi đều – đứng lại, đây là nội dung rất quan trọng làm cơ sở cho những nội dung tiếp theo. * Phương pháp kiểm tra: - Giáo viên: Chỉ định bất kì học sinh nào trong từng tiểu đội sẽ làm tiểu đội trưởng thực hiện nội dung kiểm tra. - Học sinh: Được chọn làm tiểu đội trưởng cơ động tiểu đội của mình ra vị trí kiểm tra. Từ phương pháp này mà tất cả học sinh có hứng thú luyện tập và luyện tập tích cực, đồng đều (học sinh nào cũng phải hô khẩu lệnh và thực hiện động tác) để thực hiện thuần thục từng khẩu lệnh, động tác làm cho tiết học đạt hiệu quả cao hơn. CÁCH THỰC HIỆN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: Đội ngũ từng người không có súng là một nội dung của Điều lệnh Đội ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam trong khối kiến thức, kĩ năng về quân sự, có tác dụng rèn luyện cho Trang 3 học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong khẩn trương, hoạt bát, tinh thần luôn chấp hành mệnh lệnh. Đồng thời thể hiện sự thống nhất, trang nghiêm, hùng mạnh của nhà trường trong các hoạt động, sinh hoạt tập thể. Giáo viên xác định vị trí, tập hợp lớp, kiểm tra sỉ số, vật chất, trang phục, quy định vị trí để vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ, cho học sinh ngồi xuống, phổ biến các quy định về kỉ luật, vệ sinh, giải thích kí hiệu, tín hiệu luyện tập. Giáo viên nêu tên bài, mục tiêu bài học, nội dung trọng tâm, thời gian học tập, tổ chức và phương pháp luyện tập, tài liệu học tập và tham khảo. Từ buổi học thứ hai thứ tự công tác tổ chức thường là: Chọn vị trí, tập hợp, kiểm tra sĩ số, trang phục, vật chất, chỉnh đốn hàng ngũ, kiểm tra bài cũ, nêu nội dung và thời gian của buổi học. Phạm vi bài này đề cập đến đội ngũ từng người không có súng, nhằm giúp học sinh nắm chắc khẩu lệnh và thực hiện được động tác đội ngũ từng người không có súng, biết vận dụng linh hoạt vào trong học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Hoạt động 1: Giới thiệu động tác nghiêm. - Giáo viên nêu ý nghĩa của động tác nghiêm hoặc trên cơ sở học sinh đọc trước sách giáo khoa, giáo viên đặt câu hỏi để cho học sinh phát biểu ý nghĩa của động tác nghiêm, sau đó kết luận. Vì đây là lần đầu tiên học sinh nghe thấy các khái niệm: khẩu lệnh, dự lệnh, động lệnh. Do vậy, trước khi giản nội dung này, giáo viên có thể phân tích làm rõ các khái niệm trên. - Khi hô khẩu lệnh: “ Nghiêm” giáo viên nói rõ khẩu lệnh chỉ có động lệnh “ Nghiêm”, không có dự lệnh. - Giáo viên làm mẫu động tác nghiêm theo hai bước: Bước 1: Hô khẩu lệnh và làm nhanh động tác. Bước 2: Làm chậm, phân tích Trang 4 Sau khi làm mẫu xong, giáo viên nêu và thực hiện một số điểm chú ý khi đứng nghiêm. Hoạt động 2: Giới thiệu động tác nghỉ. Giáo viên nêu ý nghĩa của động tác nghỉ, sau đó nêu động tác nghỉ gồm: - Động tác nghỉ cơ bản. - Giáo viên làm mẫu động tác nghỉ theo hai bước như động tác nghiêm. Hoạt động 3: Giới thiệu động tác quay tại chỗ. Giáo viên nêu ý nghĩa của động tác quay, sau đó giới thiệu động tác quay gồm - Quay bên phải. - Quay bên trái - Quay nửa bên phải, nửa bên trái - Quay đằng sau Giáo viên phải trình bày lần lượt từng động tác ( không nên gộp) * Động tác quay bên phải. - Giáo viên hô khẩu lệnh “ Bên phải – Quay” và phân tích rõ khẩu lệnh gồm có dự lệnh “ Bên phải” và động lệnh “ Quay” - Giáo viên làm mẫu động tác theo ba bước: + Bước 1: Hô khẩu lệnh và thực hiện nhanh động tác + Bước 2: Làm chậm, phân tích ( nói đến đâu thực hiện đến đó) từng cử động của động tác với tốc độ chậm. + Bước 3: Làm tổng hợp, giáo viên hô khẩu lệnh và thực hiện từng cử động. * Động tác quay bên trái. Sau khi hô và phân tích khẩu lệnh, nêu những điểm khác khi quay bên phải, sau đó hô khẩu lệnh và thực hiện nhanh động tác quay bên trái. Trang 5 * Động tác quay đằng sau. - Đây là động tác khó nhất trong các động tác quay. Vì vậy, khi làm mẫu giáo viên phải tiến hành theo ba bước như khi giảng động tác quay bên phải. - Sau khi trình bày hết các động tác, giáo viên nêu và thực hiện một số điểm chú ý khi quay. - Giáo viên gọi một số học sinh thực hiện lại động tác theo khẩu lệnh, theo dõi và nhận xét, chuyển nội dung học hoặc tổ chức luyện tập. Hoạt động 4: Giới thiệu động tác chào. Giáo viên nêu ý nghĩa của động tác chào, sau đó giới thiệu các động tác chào. - Chào khi không đội mũ - Giáo viên làm mẫu động tác chào, thôi chào theo hai bước như động tác nghiêm, nghỉ. Hoạt động 5: Giới thiệu động tác tiến, lùi, qua trái, qua phải. Khi làm mẫu động tác, giáo viên thực hiện theo hai bước như đã trình bày ở động tác nghiêm, nghỉ. Hoạt động 6: Giới thiệu động tác ngồi xuống, đứng dậy. Khi làm mẫu động tác, giáo viên thực hiện theo hai bước như đã trình bày ở động tác nghiêm, nghỉ. Hoạt động 7: Giới thiệu động tác đi đều, đứng lại. Đây là nội dung khó, nội dung trọng tâm của bài học. Vì vậy, giáo viên phải giới thiệu, giải thích lần lượt từng động tác: * Động tác đi đều: - Giáo viên nêu ý nghĩa của động tác đi đều. - Hô khẩu lệnh: “ Đi đều – Bước” và phân tích làm rõ: “ Đi đều” là dự lệnh, “Bước” là động lệnh. Trang 6 Giáo viên làm mẫu động tác theo ba bước như động tác quay bên phải. * Động tác đứng lại: - Cách thức thực hiện như động tác đi đều. Giáo viên phải phân tích cho học sinh rõ tiếng hô của người chỉ huy, dự lệnh “ Đứng lại” và động lệnh “ Đứng” khi chân phải bước xuống. - Khi làm mẫu động tác “ Đứng lại” phải thực hiện từ động tác đi đều. Sau khi trình bày xong động tác đi đều, đứng lại, giáo viên đặt câu hỏi, gọi 3 – 5 học sinh thực hiện lại động tác theo khẩu lệnh của giáo viên. Chú ý theo dõi, uốn nắn học sinh thực hiện đúng động tác. Hoạt động 8: Giới thiệu động tác giậm chân, đứng lại. - Cách thức thực hiện tương tự như trình bày ở động tác đi đều, đứng lại. - Giáo viên làm mẫu các động tác, sau đó yêu cầu một số học sinh thực hiện động tác. Chú ý theo dõi, uốn nắn cho học sinh. Hoạt động 9: Tổ chức luyện tập. Trong từng buổi học, sau khi giới thiệu, giải thích xong 2 – 3 động tác (dễ) hoặc một động tác (khó), giáo viên phải tổ chức luyện tập ngay. * Cách tổ chức luyện tập: - Nếu không gian hẹp, số lượng học sinh ít, cả lớp tổ chức thành một bộ phận. giáo viên trực tiếp duy trì luyện tập. - Nếu điều kiện cho phép, chia lớp thành các bộ phận, các tổ trưởng đã được bồi dưỡng duy trì luyện tập, giáo viên theo dõi chung. Dù vận dụng hình thức nào, trong một buổi tập giáo viên phải tiến hành các bước sau: * Phổ biến kế hoạch luyện tập: - Nội dung luyện tập. - Thời gian luyện tập. Trang 7 - Tổ chức và phương pháp luyện tập. - Vị trí luyện tập: Giáo viên quy định rõ vị trí luyện tập và quy định hướng tập của từng nhóm. - Kí hiệu, tín hiệu luyện tập. - Người phụ trách. * Duy trì luyện tập, sửa tập: - Giáo viên chia lớp thành nhiều bộ phận, sau khi phổ biến kế hoạch luyện tập, giáo viên phát lệnh cho các tổ về vị trí triển khai luyện tập. Khi các tổ về đến vị trí, giáo viên phát lệnh: “ Bắt đầu tập”. Trong khi các tổ luyện tập, giáo viên quan sát, theo dõi các bộ phận để nhắc nhở, uốn nắn. Khi sửa khẩu lệnh và động tác của học sinh, phải thực hiện sai đâu sửa đó, nếu sai ít sửa trực tiếp, sai nhiều phải tập hợp để thống nhất lại nội dung đó. - Cách thức thực hiện từng bộ phận: Học sinh thay nhau phụ trách để hô khẩu lệnh và điều hành luyện tập theo các bước sau: + Tập hợp tổ thành hàng ngang ( dọc). + Cho học sinh tự nghiên cứu tập lại động tác. + Hô khẩu lệnh cho học sinh tập chậm từng cử động, người phụ trách theo dõi, sửa tập cho từng học sinh cho đến khi thuần thục. + Hô khẩu lệnh cho học sinh tập tổng hợp các động tác. Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. * Kết thúc luyện tập: - Hết thời gian luyện tập, giáo viên phát lệnh “ thôi tập, các tổ chỉ huy về vị trí tập trung”. - Giáo viên tập hợp cả lớp, nhận xét ý thức và kết quả luyện tập của học sinh. Nếu còn thời gian có thể kiểm tra một số học sinh. Sau khi giảng xong nội dung, giáo viên triển khai tập luyện. Trang 8 Trong quá trình luyện tập để phát huy được tính tự giác tích cực luyện tập của học sinh, làm cho tiết học sinh động mà đảm bảo được tính nghiêm túc thì giáo viên đưa ra hình thức kiểm tra lấy điểm chung: Cho nên trong quá trình luyện tập các em sẻ tự chỉ định ai là tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh để cả tiểu đội thực hiện động tác và cùng đóng góp ý kiến để tự sửa sai với nhau. Trong từng buổi học giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập. Trước khi triển khai tập luyện giáo viên phổ biến nội dung luyện tập, thời gian luyện tập, phương pháp luyện tập, địa điểm luyện tập. ĐỐI VỚI HỌC SINH Mỗi lớp chia thành 3 tiểu đội, khi tập luyện học sinh thực hiện theo 4 bước: + Bước 1: Tập hợp tổ thành hàng ngang ( dọc). + Bước 2: Tự nghiên cứu động tác. Trang 9 Động tác nghiêm Động tác nghỉ Động tác đằng sau quay Động tác nghiêm Động tác nghỉ Động tác bên trái quay Động tác bên phải quay Động tác chào Động tác ngồi xuống Trang 10 Động tác ngồi xuống Động tác đi đều Động tác lùi Động tác ngồi xuống Động tác giậm chân Động tác đi đều Động tác tiến Động tác qua trái – phải + Bước 3: Hô khẩu lệnh cho học sinh tập chậm từng cử động, người phụ trách theo dõi, sửa tập cho từng học sinh cho đến khi thuần thục. Trang 11 + Bước 4: Luân phiên làm tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh cho cả tiểu đội tập tổng hợp các động tác. Trong quá trình luyện tập các em có thể chia tiểu đội của mình ra nhiều nhóm nhỏ và tự chỉ định bạn nào là tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh và cùng sửa sai với nhau. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Qua thời gian thực hiện, căn cứ kết quả kiểm tra và thái độ học tập của học sinh bản thân nhận thấy các giải pháp trên là phù hợp và có thể áp dụng trong những năm tiếp theo. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được: Trang 12 - Các tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh to - rõ, dứt khoát và thực hiện động tác rất chuẩn. - Học sinh ít sai sót như các năm trước như: động tác chưa đều, hô nhịp đi đều chưa đúng thời cơ. - Do có phần khuyến khích điểm số nên các tiểu đội tập luyện hăng sai, hầu như không có học sinh chay lười luyện tập. - Học sinh thuộc, hô khẩu lệnh to – rõ, dứt khoát chiếm tỉ lệ cao. - Rèn kĩ năng nói, mạnh dạn đứng trước đám đông. + Năm học 2015 – 2016: Tổng số học sinh 188 số lượng học sinh hô khẩu lệnh chưa to – rõ, chưa dứt khoát là 42 học sinh tỉ lệ 22,3%. + Năm học 2016 – 2017: Tổng số học sinh 328 số lượng học sinh hô khẩu lệnh chưa to – rõ, chưa dứt khoát là 25 học sinh tỉ lệ 7,6%. + Năm học 2017 – 2018: Tổng số học sinh 363 số lượng học sinh hô khẩu lệnh chưa to – rõ, chưa dứt khoát, động tác chưa đẹp là 19 học sinh tỉ lệ 5,2%. - Đa số học sinh say mê luyện tập nhiều học sinh có thể làm tiểu đội trưởng hô khẩu lệnh to – rõ, dứt khoát thể hiện trong kết quả kiểm tra nội dung này so với năm học qua như sau: Năm học Tỷ lệ Giỏi khá 2015 - 2016 76,5% 23,5% 2016 - 2017 91,8% 8,2% 2017 - 2018 93, 9% 6,1% * So sánh kết quả trước và sau khi đưa ra giải pháp ta thấy: - Số lượng học sinh thực hiện hô khẩu lệnh chưa to – rõ, chưa dứt khoát, động tác chưa đẹp năm học 2016 - 2017 so với năm học 2015 - 2016 giảm 14,7%. - Số lượng học sinh thực hiện hô khẩu lệnh chưa to – rõ, chưa dứt khoát, động tác chưa đẹp năm học 2017 - 2018 so với năm học 2016 - 2017 giảm 2,4%. Trang 13 - Số lượng học đạt loại giỏi khi kiểm tra nội dung này năm học 2016 - 2017 so với năm học 2015 - 2016 tăng 15,3%. - Số lượng học đạt loại giỏi khi kiểm tra nội dung này năm học 2017 - 2018 so với năm học 2016 - 2017 tăng 2,1%. Như vậy, qua kết quả đạt được khi áp dụng các giải pháp bản thân nhận thấy học sinh tập luyện tích cực hơn, hiệu quả kiểm tra đánh giá cao hơn đây là động lực để bản thân từng bước tự tin trong giảng dạy. 3.5. Tài liệu đính kèm: File hình. Bến Tre, ngày 18 tháng 03 năm 2018 Trang 14 Kết quả chấm SKKN của Hội đồng Trường THPT Phan Thanh Giản Xác nhận của Sở GD & ĐT Bến Tre Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng