Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần di truyền h...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần di truyền học – sinh học 12 – ban cơ bản.

.DOC
22
107
107

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình. Họ và tên: Đinh Thị Hoa Sinh ngày 20 tháng 10 năm 1979 Nơi công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình Chức danh: Cán bộ Trình độ chuyên môn: Cử nhân Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học – Sinh học 12 – Ban cơ bản. I. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Do cá nhân tác giả đầu tư. II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN *) Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Phương pháp dạy học. *) Vấn đề mà sáng kiến giải quyết Các giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng. III. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 1. Nội dung của sáng kiến 1.1. Tình trạng của giải pháp đã biết Toàn ngành giáo dục đã và đang từng bước thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên trong tất cả các bước lên lớp, việc đổi mới rõ nhất thể hiện ở bước kiểm tra bài cũ và dạy bài mới, bước củng cố bài học chưa thực sự được chú ý. Được dự nhiều giờ dạy của các đồng nghiệp cùng và khác bộ môn tôi thấy phương pháp củng cố bài còn đơn điệu nên chưa phát huy được tính sáng tạo, tư duy và chưa kích thích được tính chủ động, tích cực của học sinh. Cụ thể: - Giáo viên thường nhắc lại ngắn gọn kiến thức của bài học. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ cuối bài (Phần khung chữ in nghiêng cuối bài). - Giáo viên có sử dụng câu hỏi tự luận; câu hỏi trắc nghiệm; bản đồ tư duy,.. để củng cố bài. Tuy nhiên việc sử dụng chưa được sâu sắc, chưa phù hợp với kiểu bài và nội dung bài. Câu hỏi không đòi hỏi học sinh phải tư duy, sáng tạo để vận dụng trả lời. 1.2. Giải pháp mới *) Các bước thực hiện giải pháp: 1 - Bước 1: Nghiên cứu tổng quan tài liệu về các phương pháp dạy học tích cực. - Bước 2: Dự giờ đồng nghiệp. - Bước 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng. - Bước 4: Tiến hành dạy thử nghiệm tại trường, kiểm tra đánh giá học sinh sau tiết dạy. *) Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: - Hệ thống được một số phương pháp củng cố bài giảng: Sử dụng câu hỏi tự luận; câu hỏi trắc nghiệm; sơ đồ tư duy; tổ chức trò chơi,.. - Phân tích được ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp từ đó đề xuất được giải pháp để sử dụng mỗi phương pháp sao cho đạt hiệu quả cao. (Phụ lục 1) - Đã phân tích để làm rõ nội dung trọng tâm của các bài trong 3 chương phần Di truyền học – Sinh học 12 – Ban cơ bản (là phần kiến thức khó và trọng tâm của chương trình sinh học phổ thông, thường chiếm số lượng câu hỏi nhiều trong các đề thi Đại học). - Thiết kế các câu hỏi tự luận, trắc nghiệm, sơ đồ tư duy, trò chơi để dạy các bài trong 3 chương phần Di truyền học – Sinh học 12 – Ban cơ bản, có vai trò rèn tư duy lôgic, sáng tạo; kĩ năng vận dụng của học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm và hiểu bài ngay trên lớp. Đồng thời giúp giáo viên đánh giá được mức độ nhận thức và năng lực của học sinh. (Phụ lục 2) - Thiết kế 01 giáo án có sử dụng các phương pháp củng cố trên theo phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. (Phụ lục 3) *) Bảng mô tả nội dung đã cải tiến, sáng tạo của giải pháp: Phương pháp củng cố Giải pháp đã biết Sử dụng câu hỏi tự luận Thường sử dụng câu hỏi đơn giản, chỉ kiểm tra được độ nhớ kiến thức nhưng không phát huy được khả năng diễn đạt, suy luận sáng tạo của học sinh. Sử dụng câu hỏi trắc - Câu hỏi có các phương nghiệm án trả lời đơn giản, học sinh không phải suy luận để chọn đáp án. Giải pháp mới Sử dụng câu hỏi yêu cầu học sinh phải hiểu nội dung, từ đó tư duy, suy luận để trả lời. - Câu hỏi có các phương án trả lời mang tính “nhiễu” để tác động gây “nhiễu” với các học sinh có năng lực tốt và tác động thu hút các học sinh kém hơn. - Học sinh chọn đáp án - Học sinh chọn đáp án nhưng giáo viên không và giáo viên yêu cầu học yêu cầu học sinh giải sinh giải thích tại sao lại 2 Tổ chức trò chơi thích tại sao lại chọn đáp án đó. - Giáo viên thường tổ chức trò chơi giải đáp ô chữ. Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vừa học để giải đáp từng hàng ngang và tìm ra ô chữ hàng dọc. - Trò chơi chưa kiểm tra được nhận thức của học sinh, thiên về chơi nhiều hơn học. Giáo viên đưa ra sơ đồ tư duy rồi khái quát lại kiến thức vừa học. Sử dụng sơ đồ tư duy chọn đáp án đó. - Có thể tổ chức các trò chơi với nhiều hình thức khác nhau: Giải đáp ô chữ, ai nhanh hơn,.. - Trò chơi vừa kiểm tra được nhận thức, năng lực của học sinh sau khi học bài vừa tạo được không khí sôi động, hào hứng. - Giáo viên đưa ra sơ đồ tư duy khuyết rồi đặt câu hỏi để học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy. Dựa vào sơ đồ tư duy hoàn chỉnh giáo viên đưa ra câu hỏi tiếp theo để kiểm tra nhận thức của học sinh. - Giáo viên sử dụng hệ câu hỏi để cùng học sinh thiết lập sơ đồ tư duy. Bằng sự hiểu bài, học sinh tự tổng hợp kiến thức vừa học. Giáo viên thường tự tổng Học sinh tự tổng hợp hợp kiến thức bằng cách kiến thức nhắc lại những đề mục của bài. (Ví dụ về các phương pháp củng cố bài giảng minh chứng cho giải pháp mới được trình bày ở phụ lục 2 kèm theo). 2. Khả năng áp dụng sáng kiến Sáng kiến này được áp dụng để củng cố các tiết dạy môn Sinh học tại trường THPT Nho Quan B nơi tôi đã từng công tác. Khi đem trao đổi với những đồng nghiệp cùng chuyên môn tại các trường THPT trên toàn tỉnh Ninh Bình thì mọi người đều thấy có thể áp dụng sáng kiến này đối với tất cả giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Sinh học nói riêng vì những giải pháp mà sáng kiến nêu ra giúp cho học sinh có khả năng nhớ nhanh và hiểu sâu những nội dung trọng tậm của bài học. IV. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong việc soạn giáo án điện tử, thiết kế sơ đồ tư duy, câu hỏi trắc nghiệm,.. - Phòng học có máy chiếu,.. 3 V. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1. Hiệu quả kinh tế - Nếu Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên cốt cán dạy môn Sinh học THPT (108 người chia thành 03 lớp; tập huấn 02 ngày); BT THPT (40 người; 01 lớp; tập huấn 02 ngày) thì phải mất số kinh phí rất lớn. Cụ thể như sau: + Bồi dưỡng giảng viên: 02 người x 04 ngày x 500.000 đồng/1 ngày = 4.000.000 đồng + Bồi dưỡng học viên: (108 + 40 = 148) người x 02 ngày x 50.000 đồng/1 ngày = 14.800.000 đồng. + Tài liệu tập huấn cho học viên: 148 quyển x 20.000 = 2.960.000 đồng. + Thuê địa điểm: 04 phòng học x 02 ngày x 500.000 đồng/1 phòng/1 ngày = 4.000.000 đồng. + Bồi dưỡng người phục vụ: 02 người x 04 ngày x 50.000 đồng/1 ngày = 400.000 đồng. + Tiền nước uống: (148 giáo viên + 02 giảng viên = 150 người) x 02 chai nước khoáng x 6000 đồng/1 chai = 1.800.000 đồng. Như vậy tổng số kinh phí phải chi là: 27.960.000 (đồng). (Bằng chữ: Hai mươi bảy triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng) - Nếu sử dụng sáng kiến này để làm tài liệu cho số giáo viên cốt cán trên thì số kinh phí là: 148 quyển x 20.000 = 2.960.000 đồng. Như vậy nếu sử dụng sáng kiến này để áp dụng thì sẽ tiết kiệm được số tiền là: 27.960.000 – 2.960.000 = 25.000.000 đồng. (Bằng chữ: Hai mươi lăm triệu đồng). 2. Hiệu quả xã hội (Thể hiện bằng kết quả dạy học) Khi áp dụng giải pháp để trực tiếp giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT Nho Quan B thì kết quả dạy học ngày càng đạt tỉ lệ cao, cụ thể: *) Kết quả đại trà: - Hàng năm có 98% học sinh đạt trung bình trở lên, trong đó có từ 60% trở lên đạt khá giỏi. - Học sinh thi đỗ tốt nghiệp đạt 100%. - Học sinh thi đỗ đại học đạt 70%, trong đó có nhiều em thi đỗ vào các trường Đại học tốp cao như: Học viện Quân Y (em Đinh Công Pho; Đinh Thị Thanh lớp 12 A năm học 2012-2013); Đại học Y Hà Nội (em Đinh Hà Quỳnh Anh, Quách Thị Quỳnh Trang: lớp 12 G năm học 2013-2014), Đại học Y Thái Bình (em Đinh Thị Tuyết lớp 12 A năm học 2012-1013; em Nguyễn Nhật Dương lớp 12 A năm học 2013-2014), Đại học Y Hải Phòng (em Đinh Thị Thanh lớp 12 A, Tạ Thị Hoài Thương lớp 12 G: năm học 2013-2014), Đại học Y Huế, Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Khoa học-Tự nhiên,.. 4 *) Kết quả thi học sinh giỏi: - Học sinh giỏi tỉnh: Hàng năm đạt từ 60% trở lên số học sinh dự thi có giải, có nhiều năm đội tuyển được xếp thứ cao trong tỉnh. - Học sinh giỏi khu vực và quốc gia: 01 học sinh đạt giải nhì học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay môn Sinh học cấp khu vực (năm học 20102011). Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Ninh Bình, ngày tháng năm 2014 Người nộp đơn Đinh Thị Hoa 5 PHỤ LỤC 1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦNG CỐ BÀI GIẢNG 1) Phương pháp củng cố bài giảng bằng câu hỏi tự luận *) Khái niệm về câu hỏi tự luận (CHTL). Là hình thức kiểm tra gồm các câu hỏi dạng mở yêu cầu học sinh phải trình bày nội dung trả lời các câu hỏi để giải quyết vấn đề nêu ra. *) Ưu điểm của câu hỏi tự luận (CHTL). - Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng diễn đạt, suy luận sáng tạo của mình một cách không hạn chế, do đó có điều kiện để đánh giá đầy đủ học sinh. - Giúp học sinh tái hiện được kiến thức vừa học, lí giải được các khía cạnh của kiến thức, từ đó hiểu bài sâu sắc hơn. - Có thể thấy quá trình tư duy của học sinh đi đến đáp án. *) Nhược điểm của câu hỏi tự luận (CHTL). - Đòi hỏi phải có nhiều thời gian. - Chỉ kiểm tra được một số ít kiến thức trong thời gian nhất định nên phương pháp TNTL thiếu tính toàn diện và hệ thống. *) Giải pháp sử dụng câu hỏi tự luận (CHTL). - Đây là phương pháp củng cố bài truyền thống và có thể sử dụng trong mọi tiết dạy. Tuy nhiên cần chú ý vì thời gian để củng cố bài không nhiều nên phải xoáy vào kiến thức trọng tâm, kiến thức khó, kiến thức có vận dụng vào thực tiễn của bài; chú ý so sánh giữa các kiến thức giúp học sinh hiểu và vận dụng được. - Tránh tình trạng giáo viên đưa ra các câu hỏi chỉ để học sinh đọc lại những kiến thức vừa ghi được chứ thực sự chưa thể nhớ nổi. 2) Phương pháp củng cố bài giảng bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. *) Khái niệm về câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Trắc nghiệm khách quan là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn hoặc nếu học sinh phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ duy nhất có một cách viết đúng. Trắc nghiệm này được gọi là khách quan vì tiêu chí đánh giá đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm. *) Ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). - Có thể bao quát một phạm vi rất rộng của nội dung chương trình - Có tiêu chí đánh giá đơn nhất, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của người chấm. - Tiết kiệm thời gian cho giáo viên lên lớp *) Nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). - Không cho phép đánh giá năng lực diễn đạt của học sinh cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ của học sinh để trả lời một câu hỏi hoặc giải đáp một bài tập. - Việc biên soạn câu hỏi khó khăn và mất nhiều thời gian. *) Giải pháp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ). 6 - Để khắc phục nhược điểm giáo viên cần lựa chọn kiến thức trọng tâm để củng cố, mỗi câu hỏi kèm theo phần lựa chọn phương án đúng là phần giải thích tại sao hoặc tìm ra kết quả bằng những cách nào? Như vậy mỗi câu hỏi phải có hướng mở giúp học sinh có dịp vận dụng kiến thức vừa học để trả lời. - Tránh đưa ra những câu hỏi đóng chỉ “có hay không”, “đúng hay sai”… 3) Phương pháp củng cố bài giảng bằng tổ chức trò chơi *) Khái niệm về trò chơi học tập. Là phương pháp giảng dạy truyền tải một thông điệp hay một nội dung cụ thể đến người tham gia thông qua hình thức trò chơi làm cho người tham gia tự khám phá ra nội dung bài học đó một cách chủ động, thích thú và ghi nhớ được kiến thức một cách tự nhiên và sâu sắc nhất. *) Ưu điểm của phương pháp trò chơi học tập. - Hấp dẫn học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Giảm tính chất căng thẳng cho học sinh khi gần hết tiết học, nhất là các tiết học có lí thuyết mới. *) Nhược điểm của phương pháp trò chơi học tập. - Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống. - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. - Tốn nhiều thời gian để tổ chức trò chơi. *) Giải pháp sử dụng phương pháp trò chơi học tập. - Tổ chức trò chơi cho học sinh để củng cố bài phải tuân theo nguyên tắc đơn giản, bám sát kiến thức của phần, của bài, của chương cần củng cố; phải tiết kiệm thời gian mà hiệu quả cao; lượng kiến thức của các nhóm phải tương đương nhau. - Kết thúc trò chơi phải có kết quả đúng – sai, khen thưởng (như sự biểu dương của thầy cô, tràng pháo tay của cả lớp… nhưng với học sinh lớn không nên dùng thưởng bằng kẹo); phải tạo nên không khí hào hứng, sự thi đua giữa các nhóm. 4) Phương pháp củng cố bài giảng bằng sơ đồ tư duy *) Khái niệm về sơ đồ tư duy (SĐTD). SĐTD là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. *) Ưu điểm của sơ đồ tư duy (SĐTD). - Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh. - Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. - Giúp HS thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ sâu và nhớ chính xác những nội dung bài học, đặc biệt là những nội dung trọng tâm của bài thông qua khả năng phân tích, so sánh và móc nối các kiến thức. *) Nhược điểm của sơ đồ tư duy (SĐTD). - Khi củng cố bài, nếu giáo viên đưa ra SĐTD mà không có phương pháp khai thác một cách hợp lí thì học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, 7 khi đó học sinh chỉ cố nhớ những gì quan sát thấy trên SĐTD có sẵn của giáo viên mà không hề tư duy. - Không áp dụng để củng cố những bài có mảng kiến thức quá lớn. *) Giải pháp sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD). - Giáo viên nên sử dụng SĐTD ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. - Giáo viên có thể đưa ra SĐTD rồi đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức bài học để học sinh dựa vào SĐTD trả lời tốt nhất. - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào nội dung kiến thức vừa học để tư duy và vẽ được BĐTD hoàn chỉnh sau đó giáo viên chốt lại bằng SĐTD của mình nếu cảm thấy cần thiết. 5) Phương pháp củng cố bài giảng bằng cách cho học sinh tự tổng hợp kiến thức *) Ưu điểm của phương pháp. - Rèn cho học sinh kỹ năng trình bày vấn đề trước đám đông và kỹ năng tóm lược vấn đề. - Dễ áp dụng và thường áp dụng với những bài có nội dung đơn giản dễ tổng hợp lại kiến thức. *) Nhược điểm của phương pháp. - Có trường hợp học sinh chỉ nhìn vào kênh chữ trong sách giáo khoa hoặc trong vở ghi để khái quát kiến thức mà thực chất học sinh chưa hiểu gì. Nên phương pháp này ít gây hứng thú cho học sinh. - Ít kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. *) Giải pháp sử dụng phương pháp. - Giáo viên nên sử dụng đối với những bài có nội dung kiến thức ngắn, dễ hiểu, dễ vận dụng. - Nếu học sinh nhìn vào phần ghi nhớ cuối bài để trình bày thì giáo viên phải đưa ra câu hỏi để học sinh giải thích được những kiến thức đó. Như vậy, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư để thiết kế được những câu hỏi, sơ đồ tư duy, trò chơi,…sao cho phù hợp với nội dung kiến thức của bài và từng trình độ học sinh. 8 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ PHƯƠNG PHÁP CỦNG CỐ KHI DẠY CÁC BÀI TRONG 3 CHƯƠNG PHẦN DI TRUYỀN HỌC – SINH HỌC 12 – BAN CƠ BẢN Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN Ví dụ: Giáo viên sử dụng câu hỏi tự luận sau: 1. Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra theo những nguyên tắc nào? Hãy giải thích những nguyên tắc này? 2. Tại sao trên mỗi chạc sao chép chỉ có một mạch ADN được tổng hợp liên tục, còn một mạch lại tổng hợp gián đoạn? Đáp án: 1. *) Các nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc nửa gián đoạn, nguyên tắc bán bảo tồn, nguyên tắc khuôn mẫu. *) Nguyên tắc bổ sung: - A trên mạch khuôn liên kết với T tự do trong môi trường nội bào và ngược lại. - G trên mạch khuôn liên kết với X tự do trong môi trường nội bào và ngược lại. *) Nguyên tắc nửa gián đoạn: Trong 2 mạch mới được tổng hợp thì có 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki, sau đó nhờ enzim nối Ligaza nối lại tạo thành mạch mới hoàn chỉnh. *) Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch là mạch cũ (mạch mẹ) và một mạch mới được tổng hợp từ các nuclêôtit ở môi trường. *) Nguyên tắc khuôn mẫu: Hai mạch đơn của ADN đều là mạch khuôn để tổng hợp nên mạch mới. 2. Trên mỗi chạc sao chép chỉ có một mạch ADN được tổng hợp liên tục, còn một mạch lại tổng hợp gián đoạn là do: - Cấu trúc của ADN có 2 mạch pôlinuclêôtit đối song song. - Enzim polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ -> 3’ . Bài 2: Phiên mã và dịch mã Ví dụ: Giáo viên cùng học sinh xây dựng một số công thức. Một gen có tổng số nuclêôtit là N, gen tham gia phiên mã k lần tạo mARN, mỗi mARN có x Riboxom trượt qua không lặp lại. Hãy lập những công thức sau: 1. Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã trên? 2. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã trên? 3. Số liên kết peptit có trong các chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tạo ra? Đáp án: 1. Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã: k. N/2 2. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình dịch mã: k. x. (N/2.3 – 1) 9 3. Số liên kết peptit có trong các chuỗi polipeptit hoàn chỉnh: k. x. (N/2.3 – 3) Bài 3: Điều hòa hoạt động của gen Ví dụ: Giáo viên cho học sinh tự củng cố kiến thức bằng cách đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài này, em đã nắm được những nội dung kiến thức gì? - Giáo viên gọi 2 học sinh có mức độ nhận thức khác nhau để trả lời (1 học sinh có mức độ nhận thức trung bình; 1 học sinh có mức độ nhận thức khá giỏi). - Sau đó giáo viên gọi 2 học sinh khác lên bảng vẽ và giải thích sơ đồ hoạt động của các gen trong operôn Lac khi môi trường không có lactôzơ; khi môi trường có lactôzơ. Yêu cầu kiến thức cần đạt được: - Học sinh có mức độ nhận thức trung bình: phải nắm được cơ chế điều hòa hoạt động của gen khi môi trường không có lactôzơ và khi môi trường có lactôzơ. - Học sinh có mức độ nhận thức khá giỏi: hiểu được nhờ cơ chế điều hòa này mà trong tế bào có rất nhiều gen, song ở mỗi thời điểm chỉ có một số gen hoạt động phần lớn các gen ở trạng thái bất hoạt. Bài 4: Đột biến gen Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng SĐTD sau để củng cố bài học: ĐỘT BIẾN GEN Cơ chế phát sinh Bắt cặp nhầm trong quá trình nhân đôi ADN Tác động của các tác nhân gây đột biến 10 Khi đưa ra SĐTD trên giáo viên có thể đặt những câu hỏi sau để kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh: 1. Em hãy gọi tên các dạng đột biến ở SĐTD trên? Cho biết nguyên nhân, cơ chế phát sinh các dạng đột biến trên? 2. Tổng số lượng nuclêôtit, số lượng từng loại nuclêôtit, số liên kết hiđrô thay đổi như thế nào ở mỗi dạng đột biến trên? Đáp án 1.*) Các dạng đột biến: b. mất 1 cặp X-G; c. thêm 1 cặp T-A; d. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. *) Nguyên nhân: - Môi trường bên ngoài: vật lí, hóa học, sinh học. - Rối loạn sinh lí hóa sinh trong tế bào. *) Cơ chế phát sinh: - Bắt cặp nhầm trong quá trình nhân đôi. - Tác động của các tác nhân gây đột biến. 2. Tổng số lượng Số lượng từng Số liên kết Dạng đột biến nuclêôtit loại nuclêôtit hiđrô X-G giảm 1 Mất 1 cặp X-G Giảm Giảm 3 A-T không đổi X-G không đổi Thêm 1 cặp T-A Tăng Tăng 2 A-T tăng 1 Thay thế cặp T-A bằng X-G tăng 1 Không thay đổi Tăng 1 cặp G-X A-T giảm 1 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau: 1.Thứ tự nào sau đây được xem là cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp của nhiễm sắc thể: a. Nuclêôxôm, sợi nhiễm sắc, sợi cơ bản, nhiễm sắc thể. b. Nhiễm sắc thể, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc, nuclêôxôm. c. Nuclêôxôm, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc, nhiễm sắc thể. d. Nhiễm sắc thể, sợi nhiễm sắc, sợi cơ bản, nuclêôxôm. 2. Dạng đột biến chắc chắn làm tăng lượng ADN ở tế bào là: a. Mất đoạn b. Lặp đoạn c. Đảo đoạn d. Chuyển đoạn 3. Nhiễm sắc thể ban đầu gồm các đoạn 1 2 3 4*5 6 đột biến thành 1 2 3 5*4 6. Đó là đột biến loại: a. Biến dị tổ hợp. b. Đảo vị trí nuclêôtit. c. Đảo đoạn nhiễm sắc thể d. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. 4. Loại đột biến nhiễm sắc thể được vận dụng để loại bỏ gen có hại là: a. Đảo đoạn nhỏ b. Chuyển đoạn lớn. c. Thêm đoạn nhỏ d. Mất đoạn nhỏ. Đáp án: 1c – 2b – 3c – 4d. 11 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Ví dụ 1: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy còn khuyết sau để yêu cầu học sinh tư duy và hoàn thành sơ đồ bằng cách trả lời câu hỏi 1. Câu hỏi: 1. Phân biệt thể dị bội với thể đa bội về khái niệm, các dạng, cơ chế phát sinh? 2. Em hãy phân biệt thể đột biến 3n với (2n + 1)? Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh: Sau đó giáo viên sử dụng câu hỏi 2 để kiểm tra nhận thức của học sinh. 12 Đáp án: 1. Phân biệt thể dị bội và thể đa bội: Thể dị bội Làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hay vài cặp nhiễm sắc thể. Do sự không phân li của một hoặc một vài cặp nhiễm sắc thể trong phân bào. Có các dạng không nhiễm, một nhiễm, ba nhiễm, bốn nhiễm, không nhiễm kép,.. Gặp ở cả động vật và thực vật. Thường gây hại. Thể đa bội Làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Do sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong phân bào. Có các dạng tự đa bội (3n, 4n, 5n,..) và dị đa bội (Thể song nhị bội,..). Gặp chủ yếu ở thực vật, ít gặp ở động vật bậc cao. Thường có ý nghĩa trong trồng trọt. 2. Phân biệt thể 3n với (2n+1): - 3n: Tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều có 3 chiếc. - (2n+1): Một cặp nhiễm sắc thể có ba chiếc các cặp còn lại có hai chiếc Ví dụ 2: Để củng cố về các dạng đột biến nhiễm sắc thể giáo viên có thể tổ chức trò chơi sau: “Ai nhanh hơn?” - Giáo viên: chuẩn bị trước các thẻ ôn bài với các từ khóa: HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST ĐỘT BIẾN NST MẤT ĐOẠN HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI LẶP ĐOẠN ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST CHUYỂN ĐOẠN ĐẢO ĐOẠN - Giáo viên thành lập 2 đội bằng cách cho học sinh xung phong lên bảng, mỗi đội 3 em. - Giáo viên yêu cầu mỗi đội chọn lựa, sắp xếp dán các thẻ và nối các đường liên kết từ các thẻ sao cho hợp lí nhất. Hai đội lên dán, đội nào hoàn thành đúng và xong trước là đội chiến thắng. 13 Kết quả thu được sau củng cố bài có thể là dạng sơ đồ như sau: ĐỘT BIẾN NST ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST MẤT ĐOẠN LẶP ĐOẠN ĐẢO ĐOẠN ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST CHUYỂN ĐOẠN HIỆN TƯỢNG DỊ BỘI HIỆN TƯỢNG ĐA BỘI Khi hoàn thành xong thì giáo viên đặt những câu hỏi có liên quan đến những thẻ trên để kiểm tra học sinh kiến thức vừa học. Câu hỏi: Giáo viên vẽ hình 1 nhiễm sắc thể bình thường và 1 bộ nhiễm sắc thể bình thường: Nhiễm sắc thể bình thường: A B C D E F G Bộ nhiễm sắc thể bình thường: Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng: - 1 học sinh vẽ hình minh họa nhiễm sắc thể bị đột biến mất đoạn, chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể, lặp đoạn, đảo đoạn. - 1 học sinh vẽ hình minh họa đột biến thể một, thể ba, thể không kép, thể bốn kép, thể tam bội. Bài 8: Qui luật Men Đen: Qui luật phân li Ví dụ 1: 1. Ở một loài thực vật: biết A: hoa đỏ trội hoàn toàn so với a: hoa trắng. Hãy xác định kết quả của mỗi phép lai sau: P: Aa x aa P: Aa x Aa P: AA x aa 2. Ở một loài thực vật: biết A: hoa đỏ trội không hoàn toàn so với a: hoa trắng nên kiểu gen dị hợp tử qui định cây có hoa màu hồng. Hãy xác định kết quả của mỗi phép lai sau: P: Aa x aa 14 P: Aa x P: AA x Aa aa Đáp án: 1. P: Aa x aa -> 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. P: Aa x Aa -> 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. P: AA x aa -> 100% cây hoa đỏ. 2. P: Aa x aa -> 1 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. P: Aa x Aa -> 1cây hoa đỏ: 2 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. P: AA x aa -> 100% cây hoa hồng. Sau khi học sinh hoàn thành, giáo viên sử dụng bài tập trên để hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi sau: 3. Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện gì? 4. Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội? Đáp án 3. Cần có các điều kiện: - Cả bố và mẹ đều phải dị hợp tử về một cặp alen. - Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. - Số lượng con lai phải lớn. - Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau. 4. Cần sử dụng phép lai phân tích. Ở thực vật có thêm phương pháp cho cơ thể đó tự thụ phấn. Bài 9: Qui luật Men Đen: Qui luật phân li độc lập Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận sau: Cho phép lai sau: P: ♀ AaBbDd x ♂ AabbDd Các cặp gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định: 1. Số loại kiểu gen, kiểu hình được tạo ra ở đời con. 2. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống mẹ. 3. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ. Đáp án: 1. - Số loại kiểu gen: 3.2.3 = 18. - Số loại kiểu hình: 2.2.2 = 8. 2 1 2 1 4 2 4 8 3 1 3 9 3. . .  4 2 4 32 2. . .  Bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm sau: 1. Khi các gen alen qui định một kiểu hình thì đó là trường hợp: a. Nhiều gen -> 1 tính trạng (đa gen). b. Một gen -> 1 tính trạng (đơn gen) c. Một gen -> nhiều tính trạng (gen đa hiệu). 15 d. Nhiều gen -> nhiều tính trạng. 2. Theo quan niệm hiện đại thì kiểu quan hệ đúng nhất về vai trò của gen là: a. Một gen -> 1 tính trạng. b. Một gen -> 1 enzim hoặc 1 Protein. c. Một gen -> 1 chuỗi polipeptit. d. Một gen -> 1 polipeptit hay 1 ARN. 3. Ví dụ minh họa cho tương tác gen không alen là: a. Ở ruồi giấm: gen qui định cánh cụt đồng thời qui định đốt thân ngắn lại, cơ quan sinh sản biến đổi, chu kì sống giảm. b. Ở một loài cú: lông đen là tính trạng trội hơn lông xám, lông xám trội hơn lông đỏ. c. Ở đậu thơm: gen A và a với B và b cùng qui định màu của hoa. d. Ở đậu Hà Lan: gen A qui định hạt vàng, a qui định hạt xanh, B qui định vỏ hạt trơn, b qui định vỏ hạt nhăn. 4. Giả sử màu da người do ít nhất 3 cặp alen qui định, trong kiểu gen sự có mặt của mỗi alen trội bất kì làm tăng lượng melanin nên da sẫm hơn. Nếu 2 người cùng có kiểu gen AaBbDd kết hôn thì xác suất sinh con da trắng là: a. 1/16 b. 9/128 c. 3/256 d. 1/64 Đáp án: 1b – 2d – 3c – 4d. Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen Ví dụ: Để củng cố bài học giáo viên cho học sinh tự củng cố kiến thức bằng cách đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài này, em đã nắm được những nội dung kiến thức gì? Giáo viên gọi 2 học sinh có mức độ nhận thức khác nhau để trả lời (1 học sinh có mức độ nhận thức trung bình; 1 học sinh có mức độ nhận thức khá giỏi). Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân Ví dụ: GV có thể sử dụng câu hỏi tự luận sau để củng cố bài học: 1. Trong một gia đình, bố mẹ đều không mắc bệnh sinh 1 người con gái bình thường, 1 người con trai mù màu. Biết bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y qui định. Hãy xác định: a. Kiểu gen của cặp bố mẹ nói trên. b. Kiểu gen của người con gái. c. Xác suất cặp bố mẹ nói trên sinh được một người con bình thường là bao nhiêu? 2. Khi lai 2 thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau: Lai thuận: P: ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt -> F1: 100% xanh lục. Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục -> F1: 100% lục nhạt. Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kết quả như thế nào? Đáp án: 1.a. XMXm ; XMY b. XMXm hoặc XMXM c. 75%. 2. 100% lục nhạt. Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen 16 Ví dụ 1: GV có thể sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau: 1. Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến: a. Cây bàng rụng lá vào mùa đông, sang xuân ra lá. b. Người nhiễm chất độc da cam có con dị dạng. c. Người sống ở miền núi nhiều hồng cầu hơn sống ở đồng bằng. d. Thỏ xứ lạnh có lông trắc dày vào mùa đông, lông xám mỏng vào mùa hè. 2. Điều nào sau đây không đúng với thường biến? a. Thường biến là những biến đổi kiểu hình có cùng kiểu gen. b. Thường biến phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. c. Thường biến phát sinh trong đời cá thể không do biến đổi kiểu gen. d. Thường biến di truyền được. 3. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng? a. Mức phản ứng không được di truyền. b. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. c. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. d. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. Đáp án: 1b – 2d – 3a. Ví dụ 2: Giáo viên có thể sử dụng SĐTD sau để củng cố các loại biến dị sau khi học xong bài 13. (Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống các loại biến dị và cùng học sinh thiết lập SĐTD) Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể Ví dụ: Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm sau để củng cố phần I - Các đặc trưng di truyền cơ bản của quần thể. Một quần thể có 1000 cá thể, trong đó 500 cá thể có kiểu gen AA, 200 cá thể có kiểu gen Aa, 300 cá thể có kiểu gen aa. 1)Tần số các kiểu gen của quần thể này là: a. 0,5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa. b. 0,3 AA : 0,2 Aa : 0,5 aa. c. 0,5 AA : 0,3 Aa : 0,2 aa. d. 0,2 AA : 0,5 Aa : 0,3 aa. 2) Tần số các alen của quần thể là: 17 a. 0,4 A : 0,6 a b. 0,6 A : 0,4 a. c. 0,5 A : 0,5 a. d. 0,3 A : 0,7 a. (Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách tìm ra kết quả, với câu 2 nếu học sinh chỉ nêu một cách tính thì yêu cầu học sinh tìm cách làm khác). Đáp án:1a – 2b. Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) Ví dụ 1: Để củng cố nội dung định luật Hacđi – Vanbec trong phần III (cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối) GV có thể sử dụng bài tập sau: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen: - Quần thể 1: 100 % AA - Quần thể 2: 100 % aa - Quần thể 3: 100 % Aa - Quần thể 4: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. 1. Quần thể nào ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec? Vì sao? 2. Nêu cách xác định một quần thể nào đó có ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec hay không? 3. Quần thể không ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối sẽ trở về trạng thái cân bằng thành phần kiểu gen? (Khi học sinh làm được bài tập này thì các em đã hiểu thấu đáo nội dung và cách vận dụng định luật Hacđi – Vanbec.) Đáp án: 1. Quần thể 1, 2, 4 đạt trạng thái cân bằng. 2. Nếu p2.q2 = (2pq/2)2 -> quần thể cân bằng. Nếu p2.q2 ≠ (2pq/2)2 -> quần thể cân bằng. 3. Sau 1 thế hệ. Ví dụ 2: Giáo viên có thể tổ chức trò chơi để củng cố bài học: Trò chơi ai nhanh hơn ?: Chia lớp thành hai nhóm, nhóm 1 làm phần quần thể tự phối, nhóm 2 làm phần quần thể ngẫu phối, sau 30 giây đọc các phương án trên màn hình mỗi nhóm cử hai đại diện lên bảng dán các ý tương ứng vào phần của nhóm mình, nhóm nào làm đúng và nhanh hơn là thắng. Sắp xếp các đặc điểm sau vào quần thể tự phối hay quần thể ngẫu phối cho phù hợp? 1. Kiểu gen thường phân hóa thành các dòng thuần khác nhau. 2. Kiểu gen gồm các gen chủ yếu tồn tại ở trạng thái dị hợp tử. 3. Qua các thế hệ kiểu gen trong quần thể có xu hướng tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ thể dị hợp tử. 4. Tần số kiểu gen và tần số alen duy trì ổn định qua các thế hệ. 5. Trong quần thể có một lượng lớn biến dị tổ hợp. 6. Thường dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống. 7. Quần thể thường đơn điệu về di truyền. 8. Quần thể có nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Đáp án: - Quần thể tự phối: 1, 3, 6, 7. - Quần thể ngẫu phối: 2, 4, 5, 8. PHỤ LỤC 3 18 GIÁO ÁN MINH HỌA Tiết 18: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (Tiếp theo) II. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Thông qua bài, học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm quần thể ngẫu phối và đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối, - Giải thích được thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể. - Nêu được các điều kiện cần thiết để một quần thể sinh vật đạt được trạng thái cân bằng di truyền với một gen nào đó. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp kiến thức, phân tích. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn và vận dụng lí thuyết vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: máy chiếu 2. Học sinh: nghiên cứu trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Một quần thể có 1000 cá thể, trong đó có 300 cá thể có KG AA; 600 cá thể có KG Aa, 100 cá thể có kiểu gen aa. 1. Tần số các kiểu gen của quần thể là: a. 0,1 AA + 0,6 Aa + 0,3 aa = 1. b. 0,5 AA + 0,5 aa = 1. c. 0,3 AA + 0,6 Aa + 0,1 aa = 1. d. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1 2. Tần số các alen của gen là: a. 0,5 A; 0,5 a. b. 0,6 A; 0,4 a. c. 0.4 A; 0,6 a. d. 0,9 A : 0,1 a. ’ 3. Bài mới (35 ) THỜI PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG GIAN *Xét một gen có 2 alen A và a tạo 3 10’ III. CẤU TRÚC DI TRUYỀN KG trong QT là AA, Aa, aa. Hai CỦA QUẦN THỂ NGẪU QT có các kiểu giao phối: PHỐI QT 1: AA x AA; Aa x Aa; aa x aa 1. Quần thể ngẫu phối QT 2: AA x AA; Aa x Aa; aa x aa a) Khái niêm: Aa x Aa; Aa x aa; Aa x aa Hãy cho biết sự khác biệt giữa 2 quần thể đó về các kiểu giao phối? Đâu là quần thể ngẫu phối? - Thế nào là quần thể ngẫu phối? Là quần thể mà các cá thể trong - Hãy lấy ví dụ về quần thể ngẫu quần thể giao phối hoàn toàn phối? ngẫu nhiên. - Chiếu một số hình ảnh về quần thể ngẫu phối như quần thể bò rừng, quần thể ngô. b) Đặc điểm di truyền: 19 *VD: - Gen quy định dạng tóc ở người có 2 alen D và d. Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định dạng tóc? Hãy liệt kê? - Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, Io. Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định nhóm máu? Là những kiểu gen nào? - Trong quần thể người có bao nhiêu kiểu gen quy định dạng tóc và nhóm máu? - Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền nào? * VD: Tỉ lệ nhóm máu A, B, O, AB trong các quần thể người: O A B AB N.M (%) (%) (%) (%) Việt 48.3 19.4 27.9 4.4 Nam Nga 32.9 35.8 23.2 8.1 Nhật 32.1 35.7 22.7 9.5 - Hãy nhận xét về bảng số liệu đó? - Rút ra đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối? - Hãy đọc SGK: + Phát biểu ND ĐL Hacđi-Vanbec? + Giải thích về p, q? + Nếu 1 gen có 2 alen A và a thì thành phần KG của QT ở trạng thái cân bằng ntn? * VD: Cho các QT có TPKG: 1. 100% Aa. 2. 100% AA. 3. 100% aa. 4. 0,64AA:0,32Aa:0,16aa. (chiếu từng câu hỏi sau khi học sinh đã trả lời đúng câu hỏi trước) a) Đâu là QT ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec? Vì sao? b) Nêu cách xác định một QT nào đó có ở trạng thái cân bằng Hacđi- - Tạo nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu phong phú cho tiến hoá. 25’ - Có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau không đổi trong những điều kiện nhất định → duy trì được sự đa dạng về di truyền. 2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể: a) Nội dung định luật Hacđi-Van bec: SGK 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất