Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc trong trường tiểu học...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc trong trường tiểu học

.PDF
10
202
151

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến Huyện Hoa Lư - Hội đồng sáng kiến Phòng GD&ĐT Hoa Lư. Chúng tôi là: S T T Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Trường TH Hiệu trưởng Đại học 40% Ninh Mỹ Trường TH Phó Hiệu 2 Tạ Thị Hồng Thoa 01/9/1975 Đại học 30% Ninh Mỹ trưởng Trường TH 3 Phạm Thị Hồng Quyên 15/10/1969 CTCĐ Đại học 30% Ninh Mỹ I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng: Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng văn hóa đọc trong trường tiểu học” Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục - Đào tạo II. Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm: 1.1. Xây dựng phòng Thư viện: Trong các trường tiểu học nói chung và tiểu học Ninh Mỹ nói riêng, mỗi trường đều có 01 phòng Thư viện được đặt tại nơi thoáng mát, cao ráo, có đủ ánh sáng, với tổng diện tích 60 m2. Trong đó có 40 m2 làm phòng đọc, 20 m2 làm kho sách, có nội quy phòng Thư viện. Kho sách được sắp đặt theo loại, sắp xếp ngăn nắp dễ tìm, dễ nhìn, dễ lấy. Bao gồm: Sách giáo khoa; Sách tham khảo; Sách nghiệp vụ. Trong đó có cả tủ sách giáo dục đạo đức cho học sinh, bảng tiến độ bạn đọc. Phòng đọc có 01 máy tính được nối mạng Internet phục vụ cho việc đọc sách của giáo viên, học sinh. Phòng đọc của học sinh được sắp xếp gọn gàng, có đủ bàn ghế, có giá quay giới thiệu sách, bảng giới thiệu sách, bảo đảm đủ sách cho học sinh mượn; trang trí khang trang, đẹp mắt. 1 Phạm Thị Thúy Hòa 15/02/1972 1.2. Xây dựng kế hoạch đọc sách cho giáo viên, học sinh. 1 - Xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương trình học của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh, giáo viên. - Cán bộ thư viện lên lịch đọc, lịch mượn, trả cho giáo viên, học sinh toàn trường như sau: + Giáo viên: Tất cả các ngày trong tuần khi có nhu cầu và bố trí thời gian hợp lý. + Học sinh: Thứ Buổi Thứ Hai Sáng Khối 1 đọc, mượn Chiều Khối 2 đọc, mượn Thứ Ba Khối 1 đọc, trả Khối 2 đọc, trả Khối 3 đọc, mượn Thứ Tư Thứ Năm Khối 4 đọc, mượn Khối 3 đọc, trả Khối 4 đọc, trả Nghỉ Khối 5 đọc, mượn Thứ Sáu Khối 5 đọc, trả Tổng kết tuần 1.3. Thành lập tổ cộng tác thư viện ngay từ đầu năm học: Tổ cộng tác viên gồm đại diện học sinh của các khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu sách theo đối tượng, chủ điểm, với hình thức này cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch đọc sách theo từng chủ điểm phù hợp với kế hoạch của nhà trường, được lãnh đạo nhà trường kí duyệt. 1.4. Xây dựng nề nếp học sinh lên Thư viện: Có lịch hoạt động thư viện cho từng lớp. Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp cùng cán bộ thư viện giám sát việc mượn, trả của học sinh. Xây dựng cho học sinh ý thức tự giác, cùng nhau thực hiện tốt nội quy thư viện. Các em hăng hái, phấn khởi, siêng năng lên phòng đọc để đọc sách theo hình thức cá nhân, đọc cho nhau nghe, nghe thầy cô đọc. 1.5. Cán bộ quản lý chỉ đạo thực hiện hoạt động Thư viện Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư, huy động các nguồn lực tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động thư viện. Cán bộ thư viện luôn duy trì trang nhật ký cho học sinh mượn trả đúng quy định. Hằng năm đánh giá cán bộ thư viện thông qua việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra đột xuất. Ưu điểm: Học sinh của nhà trường ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được gia đình quan 2 tâm mua sắm đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Các em hăng hái, phấn khởi, siêng năng lên phòng đọc của thư viện để đọc sách. Cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh trong trường luôn ủng hộ công tác thư viện, góp phần làm cho công tác thư viện ngày càng phát triển. Bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của Ban giám hiệu, của cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường năm học 2011 - 2012 thư viện nhà trường đã được công nhận Thư viện Xuất sắc năm 2012 theo QĐ số 28/2012/TV ngày 24/4/2012 và duy trì trong các năm học tiếp theo. Tồn tại, hạn chế - Số lượng học sinh tham gia đọc sách chưa nhiều do thời gian học sinh học 2 buổi/ngày, những giờ ngoại khóa, hay những hoạt động tập thể thì thường dành cho công tác Đội nên chỉ đọc vào giờ ra chơi. - Một số ít giáo viên chưa hào hứng đến thư viện để tự học, tự nghiên cứu. - Một số học sinh có nhận thức chậm hay những học sinh chưa ham muốn đọc sách thì việc đọc của các em chưa được thường xuyên. - Tuy đã có nhân viên chuyên làm công tác thư viện song chưa có chuyên môn nghiệp vụ thư viện mà chỉ dựa vào kinh nghiệm và việc tự học, kinh nghiệm chưa nhiều nên trong công tác còn gặp khó khăn. - Cách thức tổ chức một số hoạt động chưa thực sự phù hợp. Việc tuyên truyền, vận động độc giả đến với thư viện chưa hấp dẫn, chưa lôi cuốn. - Nội dung tổ chức các hoạt động đọc chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu. - Cơ sở vật chất của nhà trường tuy đã được tăng cường xong hiện tại chưa thể đáp ứng nhu cầu đổi mới, các tài liệu tham khảo, các sách nghiên cứu khoa học nói chung còn ít. 2. Giải pháp mới cải tiến a) Mô tả bản chất của sáng kiến Sách luôn là công cụ hỗ trợ các em học tập tốt nhất. Đọc sách sẽ giúp các em sử dụng ngôn ngữ, sử dụng thời gian tốt hơn và tránh xa những việc tán gẫu trên mạng xã hội, chơi game, rượu chè, cờ bạc… Nhà văn học nổi tiếng người Mỹ Mark Twain đã từng nói “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc”. Điều đó cũng giống như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói rằng “sách là thuốc bổ tinh thần”. Nếu không đọc sách, chúng ta sẽ trở thành những con người sáo rỗng, khiếm khuyết về tâm hồn, nhận thức và tình cảm. Đọc sách để chúng ta tăng kiến thức, độ hiểu hiểu biết, là cách để rèn luyện trí óc nhanh nhạy, đọc sách để kết nối với những tư tưởng vĩ đại. Việc đọc sách không chỉ là giải trí mà nó còn mở ra cho tâm trí chúng ta rất nhiều khả năng tiềm tàng. Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường là nền tảng để xây dựng thành công xã hội học tập. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, định hướng đọc cho mọi người, tùy thuộc vào trình độ, công việc và điều kiện sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống. Từ đó, góp phần hình thành môi trường học tập tốt. 3 b) Những giải pháp mới cải tiến Giải pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về mục đích, ý nghĩa của “Văn hóa đọc” - Đầu năm học nhà trường tiếp tục triển khai Công văn số 1077/SGDĐTGDTH ngày 22/10/2015 về việc Nâng chất lượng “Văn hóa đọc” trong nhà trường tiểu học. - Triển khai Công văn số 68/SGDĐT-GDTH ngày 03/02/2017, Công văn số 24/PGDĐT-GDTH ngày 08/02/2017 về việc Nâng chất lượng “Văn hóa đọc” trong nhà trường tiểu học. - Tuyên truyền các nội dung như: + Lợi ích của việc đọc sách: Khám phá tri thức, không chỉ cải thiện trí nhớ và gia tăng khả năng thấu hiểu của bản thân, hoạt động đọc sách còn khiến chúng ta cảm thấy tích cực hơn trong nội tâm của chính mình, giúp giảm căng thẳng, cải thiện tinh thần và thể chất. + Những tài liệu mới gắn với chủ điểm từng tháng, các loại báo, tạp chí: Nhi đồng, Thiếu niên tiền phong, Măng non, Văn học và Tuổi trẻ, Toán tuổi thơ 1, ... - Tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Tiết sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp, các tiết đọc sách trên thư viện, giới thiệu sách báo mới qua bảng tin, bảng thư viện, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Mời cán bộ Thư viện tỉnh về giao lưu, trò chuyện tuyên truyền ý nghĩa của việc đọc sách cho học sinh và cha mẹ học sinh. - Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh đọc sách, truyện, các loại báo tạp chí phục vụ cho việc dạy và học. Tại thư viện lớp học, giáo viên tổ chức cho HS đọc sách và trao đổi, chia sẻ về nội dung đã đọc, rút ra bài học, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Tuyên truyền bằng cách làm các PANO, áp phích treo ở tiền sảnh, hàng cây, hiên nhà dãy lớp học, trong góc thư viện lớp, thư viện trường, thư viện xanh, thư viện thân thiện như: + Không đọc sách thì cuộc sống thực là nặng nề. (V.I.Lênin) + Để vàng, để bạc không bằng để sách cho con. (Ngạn ngữ Việt Nam) + Án sách cây đèn hai bạn cũ Song mai liên trúc một lòng xanh. (Nguyễn Trãi) + Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng Chẳng bằng kinh sử một vài pho. (Lê Quý Đôn) + Học ở đâu? Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân. (Hồ Chí Minh) + Sách là thuốc bổ tinh thần Sách là thuốc chữa tội ngu. (Hồ Chí Minh) + Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc. (Gunte Grass) 4 + Đọc sách là một phần đối với bổn phận của người phong nhã. (Christine de Pisan) Giải pháp 2. Đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học - Xây dựng cảnh quan thư viện khang trang, sạch đẹp để thu hút các em. - Xây dựng thư viện xanh, thư viện thân thiện: Được thiết kế ở nơi thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, được trang trí dây hoa lộng lẫy, có kệ đựng sách, truyện, báo, tạp chí,…, có ghế ngồi, ánh sáng đảm bảo cho người đọc. - Thư viện lớp học: Ở mỗi lớp học có một góc thư viện được trang trí nổi bật có nhiều loại đầu sách, được phụ huynh, học sinh quyên góp sách xây dựng tủ sách, ban thư viện lớp quản lý hàng ngày, thường xuyên giới thiệu và cho bạn mượn sách, truyện hay, mới. - Phòng thư viện trường: Được cán bộ thư viện sắp đặt khoa học, có các góc như góc tra cứu, góc truyện thiếu nhi, góc sáng tạo. Nền nhà được trải thảm mọi người vào mượn và ngồi trên nền thảm sạch đẹp đọc. - Thư viện cầu thang: Dưới cầu thang hai bên có kệ sách cho học sinh, giáo viên ngồi đọc vào những ngày thời tiết mưa. - Trên sân trường, kê nhiều ghế đá dưới gốc cây bàng cho mọi người ngồi đọc. Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại sân trường khi thời tiết nắng ráo, cán bộ thư viện cùng với tổ cộng tác viên chuẩn bị sách báo vào các giỏ hoa được trang trí rất đẹp mắt, treo trên mỗi gốc cây ở sân trường. Trong những lần đọc sách như thế cán bộ thư viện để những sách, truyện, có nội dung ngắn phù hợp với thời gian của giờ ra chơi để các em đọc, nghiên cứu với mục đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy, sáng tạo, có hứng thú trong giờ học tiếp theo. - Tổ chức các trò chơi có thưởng bằng cách hái hoa dân chủ để trả lời những câu hỏi có nội dung trong các câu chuyện các em đã đọc. - Tổ chức thi giới thiệu sách hay. - Tổ chức thi sắp xếp sách báo theo theo chủ điểm. - Tổ chức đọc to nghe chung vào sáng thứ Hai đầu tuần để tất cả các em kể cả những em nhận thức chậm hay những em khuyết tật đều có thể tham gia. - Tổ chức các buổi chuyên đề, lễ phát động hưởng ứng ngày văn hóa đọc, ngày sách Việt Nam,…Trường tiểu học Ninh Mỹ đã tổ chức thành công ngày hội “Đọc sách cùng con” vào tháng 3 năm 2019, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dự, thu hút được các ban, ngành đoàn thể vào cuộc. Chương trình của ngày hội “Đọc sách cùng con” với mục đích nhằm tôn vinh giá trị của sách và văn hóa đọc. Khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể CB,GV, NV, CMHS và học sinh toàn trường từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường. Góp phần nâng cao trình độ, chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập. Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để giáo viên, CMHS, học sinh và các tổ chức cộng đồng trên địa bàn xã có điều kiện giao lưu học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, qua đó góp phần thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nội dung chính của chương trình ngày hội “Đọc sách cùng con” bao gồm: 5 ND1. Chia sẻ về lợi ích đọc sách-VH đọc: CBTV tỉnh. ND2. Giao lưu đọc sách cùng con: Hoạt cảnh gia đình thể hiện văn hóa đọc, Gồm 8 thành viên: Gia đình có ông, bà, bố, mẹ và 2 con (01HS lớp 1 và 01 HS lớp 5), 01 cô giáo, 02 học sinh lớp 4, 5. Các thành viên chia sẻ tình cảm gắn kết với nhau, đọc thơ, văn cho nhau nghe cả bằng tiếng Anh, tiếng Việt,… ND3. Giới thiệu trang Fanpage về Thư viện của nhà trường. ND4. Nhận quà ủng hộ sách. ND5. Bài múa trên nền bài hát “Đến với thư viện”. ND6. Tham quan các gian sách của từng khối và không gian Thư viện - Tổ chức thảo luận trong trường, trao đổi với cha mẹ học sinh để thống nhất áp dụng quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà, trong đó có thời gian cha mẹ đọc sách cùng con; lựa chọn, giới thiệu những cuốn sách thiết thực, phù hợp với tâm lí lứa tuổi, phù hợp với mục tiêu giáo dục. Giải pháp 3. Điều tra khảo sát nhu cầu đọc của giáo viên, học sinh để xây dựng nguồn tài liệu phù hợp đối tượng - Ngay từ đầu năm học, trường Tiểu học Ninh Mỹ đã mở rộng mô hình “Thư viện thân thiện” với chủ đề " Chung tay xây dựng thư viện, thường xuyên đọc nhiều sách hay” thực hiện phong trào quyên góp sách cũ để tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các câu lạc bộ đọc sách với các hoạt động đa dạng, thiết thực. - Nhà trường chỉ đạo Tổ cộng tác thư viện cùng với giáo viên chủ nhiệm qua nghiên cứu, trao đổi, phân tích để nắm bắt được nội dung những cuốn sách mà các em cần: + Ở lớp 1 các em thích nghe kể chuyện, thích xem các truyện tranh, chữ to, màu sắc đẹp. Vì vậy chọn những cuốn sách có hình ảnh đẹp, ngôn ngữ trong sáng dễ hiểu, là một yêu cầu quan trọng. + Ở lớp 2, 3 bước đầu có nhu cầu đọc sách, nhưng chủ yếu là những truyện tranh, truyện cổ tích ngắn. + Ở lớp 4, 5 thích đọc sách về Bác Hồ, thích đọc truyện tranh, truyện các thiếu niên anh hùng, truyện lịch sử, cổ tích và báo Thiếu niên tiền phong, báo ảnh của địa phương, truyện chiến đấu, văn học tuổi trẻ, toán tuổi thơ ... - Đầu năm học, cán bộ thư viện phát phiếu thăm dò nhu cầu đọc, nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, giáo viên từ đó rà soát, đề nghị Hiệu trưởng xét duyệt mua sắm bổ sung sách báo, phân loại tài liệu hiệu quả đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc của học sinh, giáo viên. - Mặt khác, liên hệ với thư viện tỉnh Ninh Bình làm tốt việc luân chuyển nguồn sách cho phong phú. Phối hợp với UBND xã và các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội cựu giáo chức để mượn tài liệu phục vụ cho hoạt động dạy học, nghiên cứu của GV, HS như các loại sách pháp luật, tạp chí, tài liệu tìm hiểu quê hương đất nước, di tích lịch sử địa phương, .... Giải pháp 4: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thư viện Đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác tổ chức các hoạt động và quản lí thư viện, 6 góp phần đổi mới hoạt động dạy học của nhà trường bằng biện pháp tạo điều kiện cho Cán bộ Thư viện được thăm quan, học tập những trường có hoạt động thư viện xuất sắc áp dụng cho trường mình. Tháng 1 năm 2019, nhà trường đã tạo điều kiện cho đồng chí cán bộ thư viện đi tham quan học tập mô hình thư viện thân thiện tại Bắc Giang Chỉ đạo cán bộ thư viện đẩy mạnh hoạt động quảng bá cho các dịch vụ thư viện, chẳng hạn: Tổ chức các câu lạc bộ bạn đọc, xây dựng đội ngũ cộng tác viên là các bạn Hội đồng tự quản là Ban thư viện lớp hay những bạn thường xuyên lên thư viện. Hoặc có thể phối hợp với Ban giám hiệu trường trong những giờ sinh hoạt đầu tuần, tổ chức những cuộc thi về giới thiệu sách hay vẽ tranh theo chủ để của sách, tổ chức các chuyên đề nói chuyện sách gắn với những ngày sự kiện lớn... để thu hút sự chú ý của các em học sinh. Đây là một hoạt động thiết thực bởi nó khơi gợi cho các em sở thích đọc sách và hình thành văn hóa đọc trong nhà trường. - Tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng học sinh. - Cán bộ thư viện kết hợp với hoạt động của Đội để phối hợp với việc sinh hoạt sao mà giới thiệu sách hay, sách mới, đến với các em thêm nữa các em trong tổ cộng tác viên cũng hăng hái giới thiệu sách cho các bạn cùng tham khảo, cùng đọc như: Báo Măng non, Thiếu nhi dân tộc, Văn học tuổi trẻ, Toán tuổi thơ, ... Sử dụng hình thức tuyên truyền qua tổ cộng tác viên thư viện phát huy tác dụng rất lớn vì nếu có nhiều em đọc thì sẽ có nhiều em biết giới thiệu và cứ thế nhân rộng hơn. - Mỗi đợt sách mới về, vào sáng thứ hai trong tiết chào cờ cán bộ thư viện tranh thủ giới thiệu sách mới đến với các em bằng hình thức là các lớp thi với nhau. Việc làm này không chỉ góp phần nhân rộng phong trào đọc sách trong nhà trường mà còn góp phần rất lớn cho phong phào trào thi đua:“Dạy tốt, học tốt”. - Trước các kỳ kiểm tra khoảng một tháng, chỉ đạo cán bộ thư viện tiến hành giới thiệu cho các em mượn các loại sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra... Vì vậy việc đọc sách theo kế hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức, rèn luyện các kĩ năng, từ đó các em biết vận dụng vào việc học tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ kiểm tra. Nhờ hình thức này mà thư viện đã thu hút được rất nhiều học sinh đến đọc sách, báo. Cán bộ thư viện đã gợi mở, hướng dẫn các em tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong các em, khơi dậy sự tò mò cho người đọc. - Ngoài các biện pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường khen thưởng cho các cá nhân hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ đó khích lệ tinh thần đọc sách cho các em. - Không chỉ đọc sách để tăng thêm vốn hiểu biết cho riêng mình mà còn khuyến khích học sinh, giáo viên trao đổi, chia sẻ với bạn về những nội dung mình đã được tìm hiểu. - Cán bộ thư viện nâng cao nghiệp vụ, thực sự trở thành cầu nối giữa bạn đọc và vốn tài liệu, có trình độ chuyên môn và kĩ năng phục vụ, gần gũi học sinh, tạo tâm lí thoải mái để các em mạnh dạn, yêu thích thư viện. Giải pháp 5. Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh 7 Chỉ đạo giáo viên ra đề kiểm tra theo hướng tận dụng các nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa, nhất là thông tin từ thư viện để nâng cao chất lượng giáo dục, khuyến khích học sinh đọc các tài liệu in và tài liệu kỹ thuật số, rèn luyện năng lực tự học, năng lực học tập suốt đời. Giải pháp 6. Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu thu hút, phục vụ bạn đọc. - Cán bộ quản lí cần làm tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, UBND xã tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường. - Liên kết luân chuyển nhằm đa dạng các nguồn tài liệu. Có chính sách bổ sung hợp lí, phù hợp. - Năm học 2018-2019, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền với Cha mẹ học sinh, bằng nguồn xã hội hóa, nhà trường mua sắm mỗi lớp 01 tủ thư viện đặt ngay tại lớp học để thuận tiện cho việc đọc và nghiên cứu, tham khảo cho giáo viên, học sinh ngay tại lớp với tổng số tiền 28.500.000 đồng. Các lớp huy động được tổng số sách, truyện là 1020 quyển. III. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế: Vận dụng sáng kiến chỉ đạo hoạt động đọc sách ở thư viện ở trường Tiểu học với các biện pháp đơn giản, sáng tạo nhưng đã thu hút được nhiều bạn đọc. Sáng kiến này mang lại nhiều lợi ích kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức. Việc áp dụng các biện pháp trong sáng kiến này đã nâng cao được chất lượng văn hóa đọc trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới mang tính chất thời sự của sự nghiệp giáo dục đối với xã hội hiện nay. Để đưa ra được các giải pháp nêu trên, chúng tôi đã dành nhiều công sức, thời gian nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm thực tế, tổng kết toàn bộ lý luận và thực tiễn vấn đề tìm ra hướng áp dụng vào đổi mới cách thức tổ chức hoạt động đọc, quản lý công tác thư viện, từ đó có cơ sở nghiên cứu và áp dụng cho việc nâng cao hiệu quả văn hóa đọc trong trường tiểu học. Sáng kiến giúp cán bộ quản lý và GV tiết kiệm được thời gian tìm hiểu và tổng kết hệ thống lý luận cho bản thân, tiết kiệm thời gian trong quá trình chuẩn bị của giáo viên và học sinh do vậy tăng hiệu quả kinh tế cho xã hội. 2. Hiệu quả xã hội: Một trong những mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển năng lực tự học, biết thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau và ngày càng đa dạng, phong phú để có năng lực học tập suốt đời. Hệ thống thư viện trường học với các tiêu chí mới sẽ góp phần tích cực đáp ứng yêu cầu đó. Nhằm phát huy hiệu quả của hệ thống thư viện trường học, thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen đọc, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; đồng thời khuyến khích học sinh tìm hiểu, thực hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn, của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong năm học 2017-2018 và 2018-2019, khi áp dụng các biện pháp trên thì 100% cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường tích cực đọc sách, báo, 8 tài liệu. Hoạt động đọc sách ở thư viện nó là động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục, cải tiến chất lượng giáo dục nhà trường, sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho việc học tập, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng các hoạt động giáo dục, các môn học được tăng cao và bền vững. Năm học 2018-2019, nhà trường duy trì bền vững các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cấp độ 3; duy trì danh hiệu đơn vị Trường học thân thiện, học sinh tích cực. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng 1.1. Đối với giáo viên, học sinh - Biết giữ gìn và bảo quản sách. Luôn có tinh thần trách nhiệm. - Hăng say học hỏi từ những kiến thức trong sách biết vận dụng vào thực tế. 1.2. Đối với cán bộ thư viện - Luôn tự học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của công tác thư viện cập nhật thông tin, điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp. - Luôn chuẩn bị tài liệu, sách báo cập nhật nội dung mới, hay để tuyên truyền nhanh chóng kịp thời đến bạn đọc. - Có tinh thần trách nhiệm, tôn trọng ý kiến bạn đọc, ân cần hướng dẫn giúp đỡ bạn đọc và luôn tâm huyết với nghề. 1.3. Đối với nhà trường - Phân công lãnh đạo phụ trách thư viện, chỉ đạo và sát sao trong công tác kiểm tra. - Đầu tư kinh phí cho hoạt động thư viện. - Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện phụ trợ đẩy mạnh hoạt động của thư viện, trang bị thêm để học sinh có điều kiện tiếp cận với những thông tin mới đặc biệt là những thông tin về thành tựu giáo dục Tiểu học. 2. Khả năng áp dụng: Sáng kiến này được áp dụng trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động đọc sách ở thư viện của trường Tiểu học Ninh Mỹ, có thể áp dụng rộng rãi phạm vi các trường Tiểu học trong toàn huyện. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Ninh Mỹ, ngày 15 tháng 4 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ NGƯỜI NỘP ĐƠN Phạm Thị Thúy Hòa Tạ Thị Hồng Thoa 9 Phạm Thị Hồng Quyên 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng