Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn môn ngữ văn ở trường thpt...

Tài liệu Skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn môn ngữ văn ở trường thpt

.PDF
16
127
138

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỉ lệ T T Họ và tên Trình (%)đóng Ngày,tháng Nơi công Chức độ góp vào năm sinh tác danh chuyên việc tạo môn ra sáng kiến Phó HT 01 Nguyễn Thị Kiều Nga 05/10/1970 THPT phụ Thạc sĩ Đinh Tiên trách Tiếng Hoàng chuyên Anh 20% môn THPT 02 Ngô Thị Thu Hiền 04/6/1984 Giáo Thạc sĩ viên Ngữ văn THPT Đinh Giáo Thạc sĩ Tiên Hoàng viên Ngữ văn Đinh Tiên Hoàng 03 Nguyễn Thị Liên 04/4/1977 10% 60% Tổ 04 Phạm Thị Xoan 20/11/1976 THPT Đinh trưởng Cử nhân Tiên Hoàng chuyên Ngữ văn môn 1 10% 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Ngữ văn ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong việc chỉ đạo, tổ chức dạy học nâng cao chất lượng mũi nhọncác môn văn hóa trong nhà trường THPT. 2. Nội dung 2.1. Giải pháp cũ thường làm a. Cách thức thực hiện * Công tác chỉ đạocủa Ban giám hiệu, tổ chuyên môn - Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch, triển khai tới tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phụ trách đội tuyển. Tổ chức Hội nghị giáo viên phụ trách các đội tuyển ngay từ đầu năm học để phân tích, đánh giá tình hình đội tuyển và đề ra một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn. Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đội tuyển. Quản lí thời gian dạy học theo số buổi quy định. - Giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phối kết hợp với phụ huynh học sinh… - Ban giám hiệu đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua kết quả điểm thi của học sinh. - Tổ trưởng chuyên môn triển khai kế hoạch thực hiện, thường xuyên nhắc nhở giáo viên thực hiện theo đúng kế hoạch. * Công tác lựa chọn đội tuyển Giáo viên thường căn cứ vào một số tiêu chí sau: - Những học sinh đã tham gia và có giải cấp thành phố hoặc cấp tỉnh về môn Ngữ Văn ở cấp THCS - Những học sinh có điểm trúng tuyển vào trường môn Ngữ Văn cao nhất - Qua giới thiệu của các thày cô dạy môn Văn trên lớp và sự đề xuất của các bạn cùng lớp - Sàng lọc qua một số bài thi chọn đội tuyển đầu năm học do giáo viên phụ trách đội tuyển tự ra đề. Kết hợp các tiêu chí trên chúng tôi thường chọn ra được từ 5 đến 8 học sinh tham gia học đội tuyển ngay từ đầu năm lớp 10. 2 * Xây dựng nội dung chương trình - Nội dung chương trình được xây dựng theo từng năm học. Giáo viên phụ trách đội tuyển hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng. Học sinh thường không được biết chương trình học của mình xuyên suốt năm học đó. - Chương trình được xây dựng bám sát vào chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ Giáo dục quy định. Ngoài ra có một số chuyên đề được nâng cao và chuyên sâu. * Tài liệu bồi dưỡng - Giáo viên phụ trách tự tìm tòi, nghiên cứu qua nguồn sách tham khảo tự có hoặc qua các trang mạng. - Chia sẻ với các giáo viên đã từng phụ trách đội tuyển những năm học liền kề trước đó. * Phương pháp và hình thức dạy học - Phương pháp chủ yếu được lựa chọn là thuyết trình, cắt nghĩa, giảng giải. Với mỗi chuyên đề, học sinh sẽ được nghe giáo viên giảng trên lớp, sau đó giáo viên giao bài tập về nhà, qua đó các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài. - Bên cạnh đó, thỉnh thoảng các em cũng được thảo luận nhóm, chữa bài và chấm chéo để rút kinh nghiệm. * Kiểm tra đánh giá - Giáo viên trực tiếp giảng dạy kiểm tra đánh giá học sinh sau mỗi chuyên đề. Kiểm tra đánh giá chủ yếu thông qua bài viết của học sinh với các mức độ tăng tiến từ dễ đến khó. - Tổ chuyên môn và nhà trường tiến hành đánh giá học sinh qua các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường vào cuối năm học. b. Ưu điểm và nhược điểm * Ưu điểm - Với cách làm như trên, công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn không gây áp lực và căng thẳng với giáo viên. Giáo viên gần như được chủ động hoàn toàn từ khâu lựa chọn đội tuyển, xây dựng chương trình, tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh… - Việc thành lập đội tuyển nhanh gọn, không mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Giáo viên phụ trách tuyển chọn được những học sinh có kết quả điểm thi môn Ngữ văn cao nhất thông qua các kỳ thi ở cấp THCS, thi tuyển sinh và một số bài kiểm tra sàng lọc ban đầu. - Chương trình học đảm bảo tính vừa sức, học sinh không quá bị áp lực và căng thẳng. 3 - Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức vì vậy học sinh tiếp thu kiến thức liền mạch, logic và có hệ thống. - Học sinh không mất nhiều thời gian, công sức để lập kế hoạch học tập, nghi nhật kí, nhận xét quá trình học của bản thân và cũng không mất nhiều thời gian tìm tài liệu và tìm hiểu kiến thức cho các chuyên đề. - Việc kiểm tra đánh giá của giáo viên thuận tiện và dễ thực hiện. * Nhược điểm - Việc chỉ đạo, quản lý của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn chủ yếu về mặt thời gian và chú trọng đến hiệu quả công việc. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn hầu như không quan tâm nhiều đến quá trình ôn luyện của đội tuyển. Có những lúc giáo viên, học sinh gặp khó khăn nhưng chưa được chia sẻ, động viên, khích lệ kịp thời. - Công tác chọn đội tuyển của giáo viên phụ trách chỉ tập trung vào kết quả điểm số của học sinh qua các kỳ thi, kỳ kiểm tra là chủ yếu, vì thế đã bỏ sót không ít học sinh có năng khiếu cảm thụ văn học nhưng vì lí do này, lí do khác mà các em chưa được phát hiện và nuôi dưỡng tình yêu đối với văn học. Với cách tuyển chọn này, giáo viên chưa thực sự gần gũi, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm; chưa truyền được lửa nhiệt tình cũng như tình yêu và sự đam mê tới các em. - Việc xây dựng chương trình theo từng theo năm học riêng lẻ khiến học sinh không nắm được chương trình học tổng thể. Chương trình được xây dựng chưa chú ý đến việc phân hóa học sinh theo năng lực, điều này đã hạn chế rất nhiều đến khả năng tự học, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. - Về phương pháp và hình thức giảng dạy: do có ít thời gian nên phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là thuyết trình. Điều này khiến cho việc tiếp nhận của học sinh mang tính thụ động, phụ thuộc nhiều vào thầy cô; đánh mất khả năng tìm tòi, sáng tạo đặc biệt là tư duy phản biện của học sinh giỏi. Hơn nữa, phương pháp thuyết trình được lặp lại ở các tiết học sẽ gây ra cảm giác nhàm chán, mệt mỏi, học sinh không tìm thấy một sự hứng thú và mong đợi ở các tiết học tiếp theo. - Công tác kiểm tra đánh giá cũng bộc lộ một số nhược điểm. Chúng tôi chỉ đánh giá được năng lực viết bài và làm bài của học sinh. Còn những năng lực khác như: năng lực tự học, năng lực tự tìm kiếm thông tin, năng lực đọc, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tư duy phản biện, năng lực phân tích, đánh giá và tổng hợp chưa đánh giá được. Đặc biệt học sinh không được tham gia vào quá trình tự đánh giá bản thân và đánh giá các bạn trong cùng đội tuyển. 4 Như vậy bản chất của các giải pháp cũ vẫn là lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh không được tham gia nhiều vào các hoạt động học đa dạng, không được tham gia xây dựng, góp ý chương trình học tập cho chính bản thân mình. Giáo viên hoàn toàn chủ động xây dựng chương trình, chủ động trong việc cung cấp kiến thức cũng như kiểm tra và đánh giá học sinh. Với giải pháp này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội tuyển. Điều đặc biệt là ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. 2.2. Các giải pháp mới cải tiến Từ những tồn tại và hạn chế trong công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi như trên, trong những năm gần đây, căn cứ vào những yêu cầu đổi mới của toàn ngành giáo dục đặc biệt là đổi mới về phương pháp kiểm tra và đánh giá, đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học; căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, nhóm Văn nói chung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng đã luôn trăn trở, nỗ lực tìm ra giải pháp tích cực nhằm khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm giúp đội tuyển học sinh giỏi đạt thành tích cao hơn. Với sự vào cuộc quyết liệt của Ban Giám hiệu cũng như tổ chuyên môn chúng tôi đã mạnh dạn đổi mới cách nhìn, cách nghĩ, cách làm. Đó là thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Ngữ văn. a. Bản chất của giải pháp * Tăng cường và đổi mới công tác quản lý - Ban giám hiệu tổ chức các cuộc họp nhiều hơn, quy mô hơn. Các cuộc họp và hội nghị chuyên đề bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn với sự vào cuộc của tất cả giáo viên toàn trường và các phụ huynh có con tham gia đội tuyển nên đã huy động được các nguồn lực và sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng. - Trước đây, công tác quản lý của Ban giám hiệu chủ yếu ở tầm vĩ mô, trong những năm gần đây Ban Giám hiệu tham gia trực tiếp và chỉ đạo cả tầm vi mô: Ban giám hiệu không chỉ quan tâm đến khung thời gian quy định và kết quả điểm đạt được của học sinh mà còn chú trọng đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng ở tất cả các khâu: từ khâu họp bàn đến xây dựng kế hoạch, thành lập đội tuyển, xây dựng nội dung chương trình, sự tiến bộ của học sinh sau mỗi chuyên đề, hoặc khó khăn của đội tuyển… - Chỉ đạo giáo viên phụ trách đội tuyển khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin thời đại 4.0, “biến cái bất lợi thành cái thuận lợi” để tạo nên bước đột phá quan trọng trong kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi. 5 Từ việc tăng cường và đổi mới công tác quản lý của Ban Giám hiệu, hiệu quả của việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn đã được cải thiện rõ rệt. Giáo viên và học sinh luôn cảm thấy được chia sẻ, động viên và khích lệ, từ đó có động lực để thực hiện và hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. * Cải tiến, bổ sung cách thức thành lập đội tuyển Việc chọn lựa học sinh tham gia đội tuyển không chỉ căn cứ vào một số tiêu chí đã được đề cập ở trên, mà chúng tôi kết hợp cùng lúc nhiều cách thức khác nhau với mục đích chọn lựa được chính xác những học sinh không chỉ có kiến thức chắc chắn về văn học mà còn có những kỹ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết khác. - Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và kết hợp với nhóm Văn tổ chức Diễn đàn văn học cho học sinh lớp 10. Hệ thống câu hỏi không chỉ tập trung kiểm tra kiến thức văn học mà còn có những câu hỏi mở, hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của các em. - Chúng tôi thường gần gũi, chia sẻ, động viên và khích lệ các em có khả năng cảm thụ văn học nhưng chưa mạnh dạn, giúp các em có những nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về môn học, hiểu được tầm quan trọng của văn học đối với cuộc sống, để từ đó các em tham gia học đội tuyển một cách hào hứng, chủ động và hiệu quả nhất. - Học sinh được gặp gỡ, giao lưu với các đội tuyển khóa trước. Được tham gia vào những buổi ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm của nhà trường, của ngành. Qua đó các em bộc lộ hết những năng lực, phẩm chất của mình. - Nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn chỉ đạo tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển chính thức với chất lượng đề ra đảm bảo tính phân hóa cao, chọn ra được những học sinh thực sự có tố chất. Qúa trình tuyển chọn diễn ra ở nhiều kênh thông tin, nhiều góc nhìn, qua nhiều hình thức. Công tác tuyển chọn phối kết hợp được với nhiều lực lượng vì vậy chúng tôi đã lựa chọn được đội tuyển có chất lượng như mong muốn, không để bất cứ học sinh có tố chất nào bị bỏ sót. * Xây dựng chương trình toàn cấp, theo hướng mở và phù hợp với năng lực học sinh Chúng tôi xây dựng chương trình toàn cấp với sự tham gia trí tuệ của cả nhóm, đặc biệt là đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn. - Chương trình được thiết kế dựa trên định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của từng học sinh. Cách xây dựng chương trình như vậy, giáo viên và học sinh nắm được chương trình tổng thể, thuận tiện và hiệu quả cho công tác chỉ đạo, tổ chức dạy học. 6 - Học sinh học đội tuyển cũng được tham gia vào việc xây dựng chương trình:các em được góp ý, bổ sung và đề xuất một số nội dung học tập. Trong quá trình triển khai, nếu thấynội dung kiến thức nào chưa phù hợp với yêu cầu, giáo viên và học sinh sẽ điều chỉnh, bổ sung để chương trình được hoàn thiện, phù hợp. - Chương trình được xây dựng có sự tăng cường của kiến thức thực tiễn qua những buổi học tập ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, giao lưu học hỏi… Cách xây dựng chương trình như vậy giúp học sinh hứng thú hơn với môn học và học sinh trưởng thành hơn rất nhiều. Bởi những hoạt động trải nghiệm không chỉ bổ sung kiến thức thực tiễn mà giúp các em có thêm nhiều kỹ năng mới, phát huy được năng lực còn đang tiềm ẩn, bồi đắp cho tâm hồn thêm tinh tế đặc biệt là tăng cường khả năng tư duy về các vấn đề xã hội, văn hóa, lịch sử, địa lí… Như vậy bản chất của việc xây dựng chương trình là: Chương trình phải đầy đủ cho cả 3 lớp,phù hợp với từng học sinh, xây dựng theo hướng mở và tiến hành theo nhiều vòng. Nội dung chương trình vừa phải đảm bảo những kiến thức cơ bản, vừa có nâng cao và chuyên sâu ở một số chuyên đề và phải định hướng phát triển được năng lựcvà phẩm chất của từng học sinh (Xem phụ lục 1). * Đổi mới phương pháp day học theo hướng tích cực gắn với việc khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin và hoạt động trải nghiệm thực tế Các phương pháp dạy học chủ yếu là: lớp học đảo ngược, dạy học theo chủ đề, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm thực tể, học tập gắn liền với ghi nhật kí…); kết hợp với việc khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin và mạng xã hội. Với phương pháp mới này, học sinh hoàn toàn chủ động tiếp cận và làm chủ kiến thức của mình. Không phụ thuộc vào bài giảng và kiến thức của giáo viên. Thậm chí học sinh chính là người phát hiện và đề xuất những kiến thức mới có tính chuyên sâu, có khả năng thuyết phục cao đối với người đọc. Với phương pháp dạy học mới chúng tôi coi trọng tư duy phản biện của học sinh, tăng cường trao đổi thảo luận ở những chuyên đề khó, khích lệ và động viên học sinh bày tỏ cách hiểu và đề xuất quan điểm của mình. Thày trò chúng tôi thực sự có những tiết học bổ ích và lí thú. Các em trưởng thành và mạnh dạn lên rất nhiều sau mỗi một chuyên đề. - Một số chuyên đề chúng tôi tiến hành trong không gian mở qua những chuyến trải nghiệm đầy ý nghĩa: tại thư viện của nhà trường, thư viện tỉnh Ninh Bình, bảo tàng Dân tộc học, Đề thờ Trương Hán Siêu, Núi Thúy, thành phố Vinh, Quê Bác, khu tưởng niệm Nguyễn Du, khu tưởng niệm Nam Cao, làng Vũ Đại. Với phương pháp dạy học gắn liền với không gian 7 mở, học sinh không còn cảm thấy ngại học, mệt mỏi mà luôn cảm thấy thích thú, hồi hộp, mong đợi đến tiết học tiếp theo. Các em tìm thấy giá trị, ý nghĩa của môn học cũng như tác dụng thiết thực của môn học đối với cuộc sống của chính mình. - Trong khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực chúng tôi còn tận dụng triệt để lợi ích của công nghệ thông tin và mạng xã hội trong việc trao đổi nội dung học tập. Từ việc triển khai nội dung học tập trong tuần, trong tháng theo kế hoạch đến việc tìm tài liệu; đặt sách, mua sách; tham dự lớp học trực tuyến; lớp học onlie; gửi bài giáo viên chấm cho đến việc trao đổi, giải đáp các thắc mắc…Việc giáo viên biết vận dụng lợi thế của công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học giúp các em học sinh khai thác được kho tài liệu khổng lồ của tri thức nhân loại. Khi tri thức đó được cập nhật thường xuyên, liên tục, do vậy các em sẽ tích lũy được kiến thức phong phú, đa dạng dưới nhiều cách nhìn, cách đánh giá. Đặc biệt chúng tôi cũng có điều kiện quan sát, nắm bắt tâm lý của học sinh để tư vấn, điều chỉnh kịp thời giúp các em ổn định tinh thần, tập trung vào việc học. Thêm vào đó, việc thường xuyên tương tác để giải quyết các vấn đề thông qua trang mạng sẽ giúp chúng tôi tận dụng được thời gian online của các em vào những công việc tích cực. Hạn chế thời gian “rong chơi” trên mạng thông tin khổng lồ. - Để học sinh nhanh chóng hoàn thành mục tiêu học tập của mình, chúng tôi còn khuyến khích học sinh ghi nhật kí. Việc nghi nhật kí các em dễ dàng kiểm soát được quá trình học tập của bản thân, giúp học sinh nhận ra phương pháp học tập và những kỹ năng tốt nhất, lên kế hoạch cụ thể cho các chuyên đề, thấy được những cái đã làm và chưa làm được, theo dõi mức độ tiến bộ trong học tập của mình thông qua điểm số. Không những thế chúng tôi còn sử dụng chính những học sinh giỏi hỗ trợ học tập cho các bạn cùng lớp. Các em học sinh giỏi đã trở thành những chuyên gia, những trợ giảng đắc lực cho mỗi buổi ôn tập ở trên lớp. Sau mỗi buổi học như vậy chính các em học sinh giỏi đã khắc sâu được kiến thức cho mình, được rèn luyện thêm rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng lắng nghe. Và các năng lực cần thiết cũng được bổ sung như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Đặc biệt hơn là qua những tiết học này các em được hoàn thiện hơn những phẩm chất đáng quý của người học sinh như biết quan tâm chia sẻ với khó khăn của các bạn, sống trung thực và có trách nhiệm hơn. (Xem phụ lục 2) 8 * Tài liệu bồi dưỡng - Thu thập tài liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy khác nhau, chia sẻ không chỉ giáo viên trong trường, ngoài trường, mà còn ở các tỉnh bạn đặc biệt là những trường có chất lượng bồi dưỡng học sinh mũi nhọn đạt giải cao như trường: THPT Chuyên Lương Văn Tụy, THPT Chuyên Vĩnh Phúc, THPT Chuyên Phan Bội Châu… - Thu thập tài liệu từ thư viện nhà trường, từ thư viện tỉnh, thậm chí có tài liệu chúng tôi phải liên hệ để phô tô lại từ thư viện trường Đại học Sư Phạm, thư viện Quốc gia. - Tìm kiếm và thu thập hết các nguồn tài liệu cần thiết sau đó biên soạn lại cho phù hợp với từng năm, kế hoạch đề ra và năng lực của học sinh. Có những tài liệu phải chuyển trước hàng tháng để học sinh nghiên cứu và tìm hiểu. * Đổi mới đồng bộ kiểm tra đánh giá - Chúng tôi đã đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá. Cụ thể như sau: đánh giá việc xây dựng kế hoạch học tập, tìm hiểu kiến thức, hoạt động nhóm, lên thư viện, khi thuyết trình, viết bài, phản biện và bổ sung cho bạn, ghi nhật kí học tập. Kiểm tra đánh giá này không chỉ giúp các thầy cô định hướng cho các em về phương pháp, kiến thức và kỹ năng, năng lực cũng như hạn chế… mà còn điều chỉnh phương pháp, cách thức, năng lực dạy học của chính giáo viên. - Người tham gia đánh giá: Ban Giám hiệu, giáo viên trong nhóm chuyên môn, giáo viên giảng dạy, học sinh tự đánh giá lẫn nhau và tự bản thân học sinh đánh giá chính mình. - Điểm đặc biệt trong mọi hoạt động đánh giá chúng tôi yêu cầu mỗi học sinh có một Nhật kí học tập. Nhật kí được ghi chép hàng ngày về quá trình học tập, những điều đã học và những điều còn băn khoăn, chưa rõ. Sau mỗi tuần, mỗi tháng, chúng tôi yêu cầu học sinh nhìn lại nhật kí và rút ra những bài học cho mình và ghi ra những điều nhận xét cũng như quyết tâm, mục đích phấn đấu. Với sự xuất hiện của Nhật kí học tập, chúng tôi nhận thấy tinh thần của học sinh được cải tiến rõ rệt. Học sinh ổn định và kiên trì mục tiêu nỗ lực phấn đấu. b. Tính mới, tính ưu việt của giải pháp - Tính mới: + Việc xây dựng kế hoạch nội dung chương trình giảng dạy có tính xuyên suốt và kế thừa, phù hợp với năng lực của từng học sinh. + Việc thu thập, lựa chọn tài liệu bồi dưỡng từ nhiều nguồn tin cậy khác nhau và được sắp xếp, phân loại một cách có hệ thống khoa học. 9 + Học sinh học đội tuyển cùng được tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung ôn luyện, lựa chọn tài liệu học phù hợp. + Các phương pháp và hình thức dạy học được đa dạng hóa. Học sinh không chỉ được học trên lớp mà còn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, học theo chuyên đề, dự án, hoạc qua “trường học kết nối”. + Học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá. - Tính ưu việt: + Học sinh hoàn toàn chủ động, hứng thú và say mê học đội tuyển. Các em có ý thức rất rõ về trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia đội tuyển cũng như luôn cảm thấy tự hào được các thày cô lựa chọn. + Học sinh được phát huy tối đa khả năng của bản thân, nhiều năng lực mới được hình thành. + Thông qua các hình thức học tập được đa dạng hóa không chỉ ở trên lớp mà còn không gian bên ngoài lớp học. + Giáo viên luôn tâm huyết, tận tụy với công việc mà không cần đến sự nhắc nhở, giám sát của Ban giám hiệu. + Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chuyên môn, giữa giáo viên và học sinh ngày càng thân thiện, gắn bó. Môi trường sư phạm nhà trường thực sự rất đáng tin cậy, là nơi mà tất cả giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh cũng như xã hội muốn hướng tới. + Việc cải tiến một số giải pháp trong công tác bồi dưỡng học sinh mũi nhọn thực sự đã mang lại hiệu quả giáo dục to lớn. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế Sáng kiến có thể đạt hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế (đặc biệt là kinh tế tri thức) khi được chia sẻ và áp dụng rộng rãi trong tỉnh cũng như trên toàn quốc thông qua các trang mạng violet.vn, doko.vn, ninhbinh.edu.vn,… 3.2. Hiệu quả xã hội -“Văn học là nhân học” vậy nên sáng kiến đã được áp dụng cho tất cả giáo viên môn Văn trong nhà trường và có thể nhân rộng trong các nhóm chuyên môn Ngữ văn ở các trường THPT trong toàn tỉnh và trên toàn quốc. 10 - Áp dụng phương pháp dạy học theo sáng kiến này, tạo nên sự hứng thú, yêu thích học tập của học sinh, khơi dậy niềm yêu thích đối với bộ môn Ngữ văn, bồi đắp tâm hồn, rèn luyện kĩ năng sống, kỹ năng mềm và nhân cách… cho học sinh. - Sáng kiến hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh một dung lượng kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kỹ năng tiến trình khoa học như quan sát, thu thập dữ liệu (thông tin); xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận và áp dụng thực tiễn. Sáng kiến hướng tới bồi dưỡng các kỹ năng làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính hợp tác trong việc giải quyết vấn đề của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 các em rất cần những kĩ năng thực tế để áp dụng cho công việc của mình sau này. - Sáng kiến góp phần thúc đẩy nhiều phong trào thi đua trong trường của giáo viên và học sinh như phong trào hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn 20/11, 26/3… - Sáng kiến là tiền đề quan trọng giúp đội ngũ giáo viên Ngữ văn tăng cường phương pháp đổi mới, tích lũy những kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết đáp ứng được các yêu cầu để giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới, phục vụ kịp thời những thay đổi trong chương trình thi THPT quốc gia. 3.3. Kết quảcụ thể đối với học sinh sau khi áp dụng sáng kiến - Sau khi áp dụng sáng kiến trong 02 năm học gần đây, kết quả thi học sinh giỏi đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, ứng dụng toàn diện các mặt của sáng kiến, bám sát đối tượng học sinh, tìm kiếm các tài năng, tăng cường sự tương tác giáo viên – học sinh, kết quả thi học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn đã dần có sự ổn định ở mức cao, luôn ở tốp đầu trong tỉnh. Nhiều học sinh đã đạt đến giải Nhì, có học sinh đã vượt qua vòng thi loại nhiều lần để tham dự đội tuyển học sinh giỏi quốc gia. Đối với một trường không phải trường chuyên, học sinh không có nhiều thời gian và được đầu tư nhiều cho môn chuyên thì giáo viên và học sinh đã phải rất nỗ lực, vận dụng toàn bộ các giải pháp của sáng kiến để đưa các em đến với đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia. Quan trọng hơn, những học sinh giỏi đã thực sự say mê môn Ngữ văn, có ý thức theo đuổi các công việc có liên quan đến bộ môn và ý thức chia sẻ niềm đam mê đó với các bạn. Đây là nòng cốt để nâng cao chất lượng học bộ môn Ngữ văn trong Nhà trường nói chung. - Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường. Tổ Văn – Sử nói chung và nhóm Văn nói riêng trong hai năm học 2017-2018 và 2018-2019 đều đạt thành tích cao, xếp thứ nhất trong phong các phong trào thi đua của Nhà trường. 11 Về kết quả thi Học sinh giỏi môn Ngữ văn trong hai năm học của Nhà trường Năm học Số lượng giải đạt được Xếp hạng 2017-2018 01 giải Nhì, 04 giải Ba, 0 giải KK Xếp thứ nhất toàn tỉnh 2018-2019 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 02 giải KK. Xếp thứ nhất cụm thi đua 01 học sinh tham dự thi HSG quốc gia Đặc biệt khi nhân rộng một số giải pháp trên cho học sinh toàn trường và xây dựng đôi ngũ cán sự môn Ngữ văn ở các lớp là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi thì kết quả chung về môn Ngữ văn của toàn trường cũng được nâng lên. Các em học sinh đều có sự say mê, hứng thú với môn Ngữ văn. Không chỉ học sinh giỏi, các học sinh khá, trung bình cũng tự tổ chức các nhóm ôn tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh luôn tích cực trao đổi với nhau về các bài tập, xây dựng đề cương ôn luyện, tìm tòi các dạng đề, trao đổi với nhau qua các phương tiện thông tin. Đặc biệt, các chuyên đề của môn Ngữ văn đều được các em hưởng ứng, thực hiên nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm cao, tiếp thu được nhiều điều bổ ích. Theo đó, kết quả của kì thi THPT quốc gia cũng có sự tăng lên đáng kể: nhiều học sinh đạt điểm giỏi, một số học sinh còn đạt điểm từ 9,0 trở lên, có học sinh đạt điểm cao nhất toàn tỉnh như em Nguyễn Ngọc Phương Anh đạt 9.25 điểm; Nguyễn Ngọc Hiền Mai đạt 8.5 điểm. Nguyễn Hương Giang đạt 8.0 điểm. Em Phạm Khánh Huyền 8.5 điểm. Số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình còn rất ít.. Về kết quả thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 -2018 Điểm bình Xếp thứ điểm BQ Điểm quân môn BQ Số lượng học sinh đạt của lớp đạt điểm 8,0 – 10 Ngữ văn kết quả cao nhất trường Trường THPT Đinh 02/27 6.9 Tiên Hoàng (sau THPT 7.9 (Lớp Lương Văn Tụy) 12A5) 68/378 (17,9%) Toàn tỉnh 6.27 865/8285 (10,4%) Toàn quốc 5.45 38603/901806 (4,28%) Ngoài ra, bên cạnh những kì thi lớn của Tỉnh, của Quốc gia, xếp loại học lực giỏi môn Ngữ văn của học sinh trong trường có tiến bộ vượt bậc. Học sinh toàn trường đã được truyền cảm hứng học tập môn Ngữ văn, các em hiểu và yêu thích các tác phẩm văn học, tích cực rèn 12 luyện kĩ năng nghị luận, thuyết trình, tăng cường ứng dụng trong đời sống. Hoạt động học tập môn Ngữ văn cũng rất phong phú, đa dạng như lập nhóm học trên Zalo, làm báo tường theo chủ đề, thi hùng biện… Nhờ vậy, kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi, Khá. Tỉ lệ học sinh có học lực Yếu giảm hẳn và không còn học sinh có học lực Kém. Cụ thể là: Kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn của học sinh năm học 2017- 2018 Tổng số học sinh 1107 Giỏi Khá Yếu TB Kém Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ số % số % số % số % số % 168 15,1 708 63,96 227 20,5 2 0,18 2 0,18 Kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn của học sinh năm học 2018 - 2019 Tổng số học sinh 1121 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ số % số % số % số % số % 180 16,0 791 70,56 140 12,4 10 0,89 0 0 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng a. Điều kiên về cơ sở vật chất Để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả, cơ sở vật chất trong nhà trường cần đảm bảo một số yếu tố sau: - Triển khai kết nối Internet băng thông rộng (cáp quang). Đường truyền ổn định, đảm bảo phục vụ cho cộng việc của nhà trường. - Đảm bảo hệ thống máy tính, máy chiếu và thư viện phục vụ cho các hoạt động học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa của học sinh. - Xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ngay từ đầu năm học. - Bổ sung một số đầu sách bổ trợ, và nâng cao cho môn Ngữ Văn phụ vụ cho công tác đào tạo chất lượng mũi nhọn cho những năm học tiếp theo. b. Điều kiện về năng lực chuyên môn của cán bộ và giáo viên Để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả, mỗi người quản lí và giáo viên cần chú ý đến một số vấn đề sau: 13 - Tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường - Căn cứ tình hình thực tế, hoàn cảnh, trình độ học sinh trong mỗi năm học, mỗi lớp học để có sự điều chỉnh kế hoạch và bổ sung hoàn chỉnh. - Linh hoạt, đa dạng trong cách thức sử dụng các hình thức dạy học, phương pháp dạy học. - Luôn đặt lên hàng đầu sự quan tâm, chia sẻ đến học sinh trong mỗi giờ học và theo sát sự tiến bộ và động viên kịp thời đối với học sinh giỏi. - Bổ sung thêm các tiết dạy, các chủ đề dạy học, chuyên đề dạy học khi cần thiết. - Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp học một cách hiệu quả, tránh mất nhiều thời gian của học sinh. - Tổ chức các chuyên đề soạn giáo án điện tử, yêu cầu sử dụng trình chiếu cho tất cả các giờ dạy của GV trong các hội thi, thao giảng, động viên sử dụng thường xuyên trong các giờ dạy. - Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về sử dụng các thiết bị CNTT hiện đại, các phần mềm mới cập nhật 4.2. Khả năng áp dụng Sáng kiến này có khả năng áp dụng được đối với đối tượng học sinh giỏi môn Ngữ văn ở tất cả các khối lớp trong tất cả các trường THPT trên toàn tỉnh cũng như trên toàn quốc đặc biệt là đối với các trường chuyên, lớp chọn. Đặc biệt, khi vận dụng linhh hoạt, thay đổi và điều chỉnh phù hợp có thể sử dụng cho mọi đối tượng học sinh cấp THPT khi học môn Ngữ văn, giúp các em có được kết quả học tập tốt nhất. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 14 Ninh Bình, ngày 5 tháng 10 năm 2019 Người nộp đơn XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Nguyễn Thị Liên 15 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng