Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh...

Tài liệu Skkn một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường thpt.

.DOC
44
10
147

Mô tả:

MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Tính mới và những đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm......................................2 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................4 1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.............................................................................4 1.1. Các văn bản chỉ đạo.......................................................................4 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT....................................................................7 1.3. Vai trò của việc giáo dục pháp luật cho học sinh THPT......................................8 2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................9 2.1. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT tại tỉnh Nghệ An................9 2.2. Thực tế việc chấp hành pháp luật của học sinh và công tác giáo dục PL cho HS tại trường THPT Tân Kỳ......................................................................................10 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.........................................................................15 3.1.Đa dạng hóa hình thức tổ chức ngoại khóa giáo dục pháp luật cho học sinh....15 3.2.GDPL thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong môn học GDCD lớp 12.........................................................................................................21 3.3. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh......................................................................29 4. Kết quả đạt được.....................................................................................................33 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:...............................................................38 1. Kết luận:................................................................................................................... 39 2. Kiến nghị..................................................................................................................40 IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................41 V. PHỤ LỤC..........................................................................................43 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung ATGT An toàn giao thông CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDCD Giáo dục công dân GDPL Giáo dục pháp luật HS Học sinh LHTN Liên hiệp thanh niên SKKN Sáng kiến kinh nhiệm TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân VD Ví dụ VPPL Vi phạm pháp luật I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề học sinh trung học phổ thông vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Ủy ban pháp luật quốc gia, từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2018 - 2019 cả nước có khoảng 150.000/2.600.000 học sinh khối THPT vi phạm pháp luật. Việc vi phạm pháp luật của học sinh THPT để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Nhiều em phải vào tù khi tuổi đời còn rất trẻ, nhiều em phải dừng lại con đường học tập, nhiều em bỏ nhà ra đi, nhiều em bị mất đi cơ hội phát triển trong cuộc sống, nhiều em bị thương tật, nhiều gia đình chia ly... Đặc biệt ngoài thiệt hại về vật chất thì những thiệt hại về tinh thần là điều chúng ta không thể đong đếm được. Như vậy, việc vi phạm pháp luật của học sinh THPT đã trở thành vấn đề bức thiết của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Tại tỉnh Nghệ An những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật của học sinh THPT có chiều hướng gia tăng. Theo báo Công an Nghệ An, năm học 2017 – 2018 trong cả tỉnh có 3179 học sinh vi phạm pháp luật, trong đó có 4 học sinh vi phạm về ma túy, có 44 học sinh vi phạm về cưỡng đoạt tài sản, có 10 học sinh vi phạm về gây thương tích cho người khác, có 31 trường hợp tham gia bạo lực học đường nguy hiểm nhất là có 1 học sinh phạm tội giết người. Đến năm 2018 – 2019 cả tỉnh có 3052 học sinh THPT vi phạm pháp luật trong đó số học sinh vi phạm về ATGT có sự gia tăng đáng kể. Ngoài ra còn xuất hiện thêm tội trộm cắp tài sản, tàng trữ chất cháy nổ (pháo) trong học sinh. Tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An mặc dù đã có nhiều cố gắng song tình trạng vi phạm pháp luật, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành, thực thi pháp luật của một bộ phận học sinh hiện nay có nhiều bất ổn. Các em vẫn còn thờ ơ với việc tiếp cận các vẫn đề liên quan đến pháp luật, việc đánh nhau vẫn còn diễn ra nhiều, đâu đó vẫn còn nạn trộm cắp tài sản của bạn trong lớp, hiện tương học sinh vi phạm ATGT ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo nên sự lo âu không chỉ riêng gia đình học sinh mà còn là nỗi trăn trở của những người làm công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Theo điều tra của cơ quan chức năng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trong đó cần lưu ý đến nguyên nhân: Do các em đang trong giai đoạn dậy thì, tâm lý cũng như tình cảm có nhiều diễn biến phức tạp, bản thân các em đang trẻ con nhưng lại muốn làm người lớn, muốn khẳng định bản thân, muốn gây chú ý, muốn tạo chỗ đứng về mặt xã hội đối với bạn bè và mọi người. Sự non nớt về trình độ nhận thức cũng như khả năng làm chủ bản thân chưa vững còn thiếu kỹ năng mềm nên các em dễ vi phạm pháp luật. Cũng ở lứa tuổi này ý thức pháp luật của các em chưa đầy đủ và các em chưa ý thức được trách nhiệm bản thân, chưa nhận thức, lường trước được 1 những hậu quả nghiêm trọng do không tuân thủ pháp luật. Vì vậy mà việc vi phạm pháp luật của các em ngày càng tăng cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: bạn bè lôi kéo, rủ rê làm những việc xấu, gia đình chiều chuộng quá mức hay thờ ơ, vô trách nhiệm, nhà trường chưa có biện pháp đủ mạnh để giáo dục, nhiều cám dỗ từ mặt trái của cơ chế thị trường. Để góp phần giảm thiểu vấn đề trên, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã vào cuộc với nhiều giải pháp đề ra, như tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thực hiện một số giải pháp, song vẫn gặp nhiều bế tắc. Tỉnh Nghệ An nói chung và Sở GD&ĐT Nghệ An nói riêng cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo, nhiều hoạt động để nhằm tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh như cuộc thi tìm hiểu luật ATGT qua mạng, thi tìm hiểu luật ATGT qua sân khấu hóa,..., tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn. Tại huyện Tân Kỳ trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, so với mục tiêu giáo dục phổ thông cũng như hiệu quả thực tế mang lại thì công tác này vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm giải pháp đề ra trong thực tiễn, được đồng nghiệp và nhà trường đánh giá cao, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, vì vậy tôi đề xuất “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”. Mong rằng sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nói riêng và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung. Rất mong được sự nghiên cứu và đóng góp ý kiến của quý thầy, cô.. những người làm công tác giáo dục pháp luật để sáng kiến kinh nghiệm của tôi có giá trị cao hơn trong thực tiễn. 2. Tính mới và những đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm. - Tính mới: Đây là SKKN mà bản thân đúc rút trong thời gian dài. Trên thực tế chưa có SKKN nào tại trường THPT Tân Kỳ nói riêng và các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói chung đề cập về vấn đề này. - Những đóng góp của SKKN. Một, sáng kiến kinh nghiệm làm rõ thực trạng vi phạm pháp luật của HS trung học phổ thông Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An nói riêng và của học sinh THPT trong cả tỉnh Nghệ An nói chung. 2 Hai, sáng kiến kinh nghiệm đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho HS THPT Tân Kỳ nói riêng và học sinh THPT trong toàn tỉnh Nghệ An nói chung. Ba, hi vọng sáng kiến này có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giáo viên, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để làm công tác giáo dục pháp luật cho HS THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 1.1. Các văn bản chỉ đạo Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật cho học sinh, ngành giáo dục và đào tạo và các ban ngành liên quan đã thực hiện nhiều chủ trương, triển khai nhiều kế hoạch. Các chủ trương, kế hoạch đó đều được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, trở thành cơ sở quan trọng cho công tác giáo dục pháp luật cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Cụ thể đó là: - Văn bản chỉ đạo của Bộ. Từ trước tới nay Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản về chỉ đạo về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, như: + Văn bản về việc triển khai Quyết định 471/QĐ- TTg. ban hành đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 – 2021 của Bộ Tư pháp ngày 18/12/2019. + Công văn 3892/BGDĐT – GDTrH ngày 28/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2019 – 2020, trong đó đề cập đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. + Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021. Kế hoạch này ban hành kèm theo Quyết định số 3957/ QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là văn bản nói rõ nhất về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường. Kế hoạch đề cập đến rất nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề sau: Mục tiêu chung: “Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân”. Yêu cầu: “Phấn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, môn học, học phần về pháp 4 luật theo quy định”. Để đạt được mục tiêu, kế hoạch chỉ rõ yêu cầu cần phải phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, các cơ quan, đoàn thể để bảo đảm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Nhiệm vu: Kế hoạch đưa ra nhiều nhiệm vụ trong đó có một số nhiệm vụ có tính chất trọng tâm như: Cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ... Lộ trình của kế hoạch được tổ chức thực hiện trong giai đoạn từ 2017 đến năm 2021, trong đó mỗi năm có nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, năm sau kế thừa và phát triển nội dung của năm trước, đồng thời xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo với yêu cầu ngày càng đẩy mạnh và hoàn thiện hơn. Với kế hoạch rõ ràng và cụ thể như vậy cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ban ngành khác cũng rất quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. - Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An. Để làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đều xây dựng văn bản về triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo trong đó có đề cập đến nội dung giáo dục đạo đức, tác phong lối sống, hành vi của học sinh như: + Chỉ thị 15/CT – UBNDT ngày 30/8/2019 của UBND Tỉnh Nghệ An. + Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2018 triển khai thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là văn bản đề cập rõ nét nhất về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh của UBND tỉnh Nghệ An. Kế hoạch đề cập tới các nội dung như sau: Mục tiêu chung: Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn ngành giáo dục; góp phần đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nói riêng phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân. Từ mục tiêu chung, UBND tỉnh Nghệ An đã đề ra mục tiêu cụ thể trong từng năm trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021. Để làm tốt công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, UBND tỉnh yêu cầu cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các ban nghành cấp tỉnh. Có như vậy công tác giáo dục pháp luật cho học sinh mới đạt kết quả cao. Nội dung cần làm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho HS là: 5 - Tiếp tục thực hiện công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân, báo cáo viên và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục. - Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng và tuyên truyền về nhân quyền vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo; tập trung tuyên truyền, phổ biến các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; chú trọng giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tác động của chính sách pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách pháp luật về giáo dục. - Thực hiện lồng ghép, đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưu tiên kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy. Qua kế hoạch này cho thấy UBND tỉnh Nghệ An có quyết tâm rất cao trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. - Văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An. Hàng năm Sở GD&ĐT đều ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo hoạt động dạy và học trong toàn tỉnh Nghệ An. Trong hệ thống các văn bản đó có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Gần đây nhất là các văn bản: + Văn bản số 2394/SGD&ĐT-VP về việc triển khai bảo hiểm bắt buộc cháy nổ theo Nghị định 23 Chính phủ, ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2019. + Công điện số 59/CĐ-SGD&ĐT ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2020,về việc tăng cường công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về pháo trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. + Kế hoạch số 285/KH-SGD&ĐT ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2020, về việc thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” năm 2020 trong ngành giáo dục Nghệ An. + Kế hoạch số 297/KH-SGD&ĐT. Ban hành ngày 21 tháng 02 năm 2020, về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 của nghành giáo dục Nghệ An. + Văn bản số 1602/SGD&ĐT – GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2019 – 2020. Đây là văn bản chỉ đạo sát sao nhất đối với công tác dạy và học cũng như công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong đó vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật được nhắc đến đó là tăng cường thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội,..., đẩy mạnh giáo dục ATGT, văn hóa giáo thông... 6 Ngoài văn bản chỉ đạo chung, Sở GD&ĐT Nghệ An còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường. Nội dung văn bản đề cập đến việc chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ giáo viên và học sinh, việc cập nhật các văn bản pháp luật mới, việc bồi dưỡng pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân trong nhà trường.. Tất cả với mong muốn toàn xã hồi thực hiện tốt trách nhiệm sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật. - Văn bản chỉ đạo của trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Ngoài việc tuân thủ các văn bản chỉ đạo của bộ, tỉnh và các ban ngành, nhà trường còn cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo của cấp trên bằng các kế hoạch cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện trong nhà trường. Nhà trường tổ chức thực hiện bằng cách kiểm tra việc dạy pháp luật của giáo viên giáo dục công dân nhà trường. Tổ chức, kiểm tra các hoạt động ngoại khóa pháp luật trong nhà trường, tổ chức các hoạt động tập thể, các cuộc thi để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT. Nắm bắt đặc điểm, nhận thức, tâm sinh lý của học sinh THPT là cơ sở cần thiết để chúng ta biết được lý do vì sao lứa tuổi này hay vi phạm pháp luật, từ đó hiểu và xây dựng được biện pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật cho sinh trong nhà trường, đồng thời khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. HS THPT có độ tuổi từ 15 đến 18. Đây là giai đoạn phát triển, bắt đầu từ lúc dâ ̣y thì và kết thúc khi vào tuổi người lớn, là tuổi đầu thanh niên. Ơ lứa tuổi này các em có những thay đổi nhanh chóng về tâm lý, sinh lý. - Về mă ̣t sinh lý, ở tuổi này các em có sự phát triển khá hoàn chỉnh về cơ thể. Do có sự phát triển mạnh của các hoóc môn sinh dục ở tuổi vị thành niên, các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ, chứa đựng rất nhiều tâm trạng: thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung, phấn khởi... Tuy nhiên, có một số em không kiểm soát được cảm xúc của mình dẫn đến bị cuốn hút vào con đường yêu đương, tình ái nên các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy kết quả học tập, lao động và sức khỏe bị giảm sút rõ rệt, có nhiều hành vi thiếu kiểm soát dẫn đến những hậu quả xấu ngoài ý muốn của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. - Về mặt tâm lý, lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn có những chuyển biến lớn. Các em chưa thoát khỏi gia đình để hoàn toàn độc lập nhưng mong muốn được tự lập, chưa là người lớn nhưng muốn làm người lớn, muốn được trao đổi, bàn bạc nhiều vấn đề hơn với người lớn và có xu hướng tách khỏi sự 7 ràng buộc của gia đình. Các em không còn muốn đi chung với cha mẹ, muốn tự chọn bạn, muốn được thực hiện mọi việc theo ý thích của mình, tự chứng minh bản thân... Trong suy nghĩ thường thích lập luận, lý sự và nhìn sự viê ̣c theo quan điểm riêng, không còn coi gia đình là giá trị duy nhất, bắt đầu tìm những chỗ dựa nhất định từ phía giáo viên, nhà trường, bạn bè nơi mình đang sống và học tâ ̣p. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gia đình, nhà trường, bạn bè và xã hội, đồng thời đây cũng là giai đoạn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ, nhà trường và cộng đồng. 1.3. Vai trò của việc giáo dục pháp luật cho học sinh THPT Công tác giảng dạy, GDPL cho học sinh THPT có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng đô ̣i ngũ những người lao đô ̣ng mới phục vụ sự nghiê ̣p CNH, HĐH, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay. GDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống, đi vào ý thức, hành động của từng HS. GDPL là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, nó được bắt đầu bằng hoạt động GDPL cho HS. Thực hiện đúng pháp luật là mục tiêu, là biểu hiê ̣n đầu tiên của hiê ̣u quả GDPL, cụ thể: - GDPL là là̀ cho hoc sinh co hiểu biết pháp luật. Nếu không nhận thức được đầy đủ vị trí quan trọng của công việc này thì dù công tác xây dựng pháp luật có làm tốt đến mấy cũng không đạt được hiệu quả thực thi pháp luật. Tuy rằng bản chất pháp luật của nhà nước ta là tốt đẹp, phản ánh ý chí, nguyện vọng, mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội, nhưng nếu không được HS, những công dân tương lai biết đến và thực hiê ̣n với ý thức, thái đô ̣ tự giác, tự nguyện thì rất khó đưa pháp luâ ̣t đi vào cuộc sống. - GDPL nhằ hình thành lòng tin vào pháp luật cho HS: Pháp luật chỉ có thể được HS thực hiện nghiêm chỉnh khi các em tin tưởng vào những quy định của pháp luật. Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợi ích của HS nói riêng và nhân dân nói chung. Khi nào HS nhận thức được đầy đủ như vậy thì pháp luật không cần một biện pháp cưỡng chế nào mà HS vẫn tự giác, tự nguyện thực hiện. - GDPL gop phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của hoc sinh. Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của HS sẽ được nâng cao khi công tác GDPL cho HS được tiến hành thường xuyên, kịp thời và có hình thức, phương pháp phù hợp. - GDPL nhằ hình thành, củng cố tình cả̀ tốt đẹp của HS với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao hiểu biết của HS đối với các văn bản pháp luật và 8 các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho HS. - GDPL gop phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà trương, quản lý xã hội đối với HS. + Vai trò quan trọng này của công tác GDPL bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội của pháp luật là phương tiện hàng đầu để Nhà nước thực hiê ̣n quản lý xã hội, công tác quản lý của các nhà trường, quản lý của giáo viên đối với học sinh sẽ được nâng cao khi pháp luật ở đây được phổ biến đầy đủ và có hiệu quả. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT tại tỉnh Nghệ An Nhìn chung, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm gần đây đã quan tâm nhiều hơn về công tác GDPL cho học sinh. Đă ̣c biê ̣t là sau khi Luâ ̣t phổ biến, giáo dục pháp luâ ̣t ra đời. Các trường THPT đều phân công, biên chế cán bô ̣ quản lý, chỉ đạo phụ trách công tác GDPL; mỗi trường trên địa bàn đều bố trí một phó hiệu trưởng phụ trách công tác phổ biến GDPL. Chính vì vậy, trong những năm qua, bên cạnh dạy học theo chương trình bô ̣ môn GDCD, công tác quản lý chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường về giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua các hoạt đô ̣ng ngoài giờ lên lớp, thông qua tổ chức tuyên truyền, cổ đô ̣ng được quan tâm, đi vào thực chất hơn. BGH các nhà trường đã coi trọng hơn vị trí, vai trò của bộ môn GDCD trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Chỉ đạo, tổ chức xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo năm, quý, tháng cụ thể, chi tiết; thực hiện báo cáo các chuyên đề về pháp luật trước toàn thể giáo viên và học sinh. Các trường đã tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Phổ biến giáo dục pháp luật với thành phần chủ yếu gồm đại diện Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn trường, đội ngũ giáo viên dạy học bộ môn GDCD và một số tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền nhân ngày pháp luật Việt Nam 9/11 bằng các hình thức như nói chuyện chuyên đề, sân khấu hóa... Tuy nhiên, công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu các nhà trường ở đây vẫn còn mô ̣t chiều, coi công tác GDPL chỉ là hoạt đô ̣ng giảng dạy, việc giảng dạy còn mang tính truyền thống, chưa chịu khó đổi mới phương pháp dạy học. Các biê ̣n pháp GDPL trong nhà trường còn nặng về quản lý hành chính, các kế hoạch triển khai thực hiê ̣n còn mang tính thời vụ, chưa chú ý hướng đến hình thành ý thức tự giác và rèn luyê ̣n kỹ năng cho học sinh, chưa xây dựng được các cơ chế hoạt động, cơ chế thi đua phù hợp để hướng học sinh vào môi trường giáo dục tích cực, vào các sân chơi lành mạnh. Vì vậy, hoạt động giảng dạy, giáo dục pháp luật chưa mang lại hiệu quả cao. 9 Mă ̣t khác, hiện nay mă ̣c dù các trường học trên địa bàn đều tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luâ ̣t; tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật, tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến cho thấy các hoạt động này còn mang tính hình thức; nội dung, chương trình giáo dục pháp luật chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh cá biệt. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ luật ở mức cao, các nhà trường áp dụng hình thức xử lý chủ yếu là hạ bâ ̣c hạnh kiểm hoă ̣c đuổi học. Biện pháp này chưa phải là biê ̣n pháp tích cực nhất trong giáo dục học sinh, dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật. Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình không hay biết. Đây là điều kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật. Mă ̣t khác, nhiều học sinh có biểu hiê ̣n lê ̣ch lạc sau, khi tìm hiểu nhà trường biết được là do đời sống gia đình không tốt làm cho các em chán nản, tự ti... Tuy nhiên, nhà trường và gia đình ngại phối hợp để cùng trao đổi, bàn bạc mà thường né tránh. Như vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng, có nhiều thay đổi song hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. 2.2. Thực tế việc chấp hành pháp luật của học sinh và công tác giáo dục PL cho HS tại trường THPT Tân Kỳ. 2.2.1. Thực tế việc chấp hành pháp luật của học sinh trường THPT Tân Kỳ. Tân Kỳ là một huyện miền núi có 3 trường THPT đóng trên địa bàn trong đó trường THPT Tân Kỳ đóng tại địa bàn trung tâm. Trong 4 năm trở lại đây trường duy trì số lượng 39 lớp với số học sinh dao động trên, dưới 1500 học sinh tùy từng năm. Với đặc điểm kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên của trường THPT Tân Kỳ, đa số học sinh chăm lo học tập, có ý thức vươn lên trong cuộc sống. Các em được đánh giá là chăm ngoan, lễ phép, ít vi phạm đạo đức, pháp luật hơn so với các trường khác trong toàn tỉnh. Nhiều em có ý thức chấp hành pháp luật, luôn thực hiện tốt luật an toàn giao thông, như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy phân khối nhỏ hơn 50cc, xe đạp điện, xe máy điện, có nhiều em tham gia đội tình nguyện để giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Có nhiều em nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất (Em Trần Quang Hòa lớp 11C3 trường THPT Tân Kỳ nhặt được 750 ngàn đồng đã gửi lại cho Đoàn trường, em Trần Thị Quỳnh Trang lớp 11C9 trường THPT Tân Kỳ nhắt được 01 chiếc điện thoại đã nhờ Đoàn trường trả lại....) 10 Tuy nhiên, bên cạnh những mă ̣t tích cực thì vấn đề tiêu cực cũng nảy sinh ngày càng nhiều. Tại trường THPT Tân Kỳ, số lượng HS vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật cũng có chiều hướng tăng lên cả về số lượng và mức độ. Có thể phân ra các loại vi phạm cơ bản sau: - Vi phạm về ATGT. Vi phạm ATGT là vi phạm pháp luật phổ biến và nhiều nhất của HS THPT hiện nay. Khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến thì việc chế tạo ra nhiều loại xe phù hợp với nhu cầu, thị hiếu cho HS, phù hợp với giá tiền cùng sự nuông chiều của gia đình nên HS THPT hiện nay ai cũng có xe máy dưới 50cc, xe đạp, xe máy điện để đi. Thậm chí có nhiều gia đình còn cho con đi xe trên 50cc, xe đắt tiền. Điều này đã vô hình chung khiến HS VPPL như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, chở 3, thậm chí chở 4. Mặc dù thực tế vi phạm nhiều nhưng việc kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên, việc bắt và xử lý còn ít, số vi phạm bị xử lý phản ánh không đúng với thực trang đang diễn ra. Nguyên nhân là bởi lực lượng làm công tác ATGT rất mỏng không thể lúc nào cũng giải quyết triệt để các vấn đề trên, có chăng chỉ bắt giáo dục và xử lý vào những đợt ra quân, hết đợt đâu lại vào đấy. Đồng thời các em HS cũng thường xuyên tìm cách đối phó như mang mũ đi kèm, cho bạn xuống đi bộ qua đoạn đường có công an để không bị xử lý vi phạm, có công an không dàn hàng 3, hàng 4... Chưa kể có những địa phương vì bệnh thành tích mà che giấu những vi phạm pháp luật do con em mình tạo ra. - Vi phạm về đánh nhau: Bên cạnh những học sinh chăm ngoan còn có những học sinh lười học, ham chơi bời, thích gây gổ đánh nhau. Đây là nỗi lo của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc đánh nhau của HS THPT diễn ra ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, nguy hiểm, đối tượng tham gia không chỉ có nam mà còn có cả nữ. Những vụ việc trên diễn ra từ những nguyên nhân hết sức đơn giản như nhìn đểu nhau, thấy đối phương ghét ghét, thích thể hiện, thích chơi trội và ghen tuông trong tình yêu của tuổi học trò. Trên thực tế, học sinh đánh nhau diễn ra nhiều, tuy nhiên có nhiều vụ việc bị che lấp do sự thỏa thuận của gia đình đôi bên, do sự uy hiếp của đàn anh là dân chơi, xã hội đen và cả bệnh thành tích của một số nhà trường. - Vi phạm về trộm cắp tài sản: Trộm cắp tài sản là vấn đề không phổ biến trong HS, tuy nhiên sự việc này năm nào cũng có. Trên thức tế hành vi trộm cắp tài sản vẫn xẩy ra, nhưng do tính chất vụ việc nhỏ lẻ, yếu tố chủ quan của cá nhân bị sai phạm... mà vấn đề này không công khai, dẫn đến nó có sự mờ nhạt so với các hành vi khác. - Vi phạm tàng trữ pháo nổ: 11 Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có các chỉ thị cấm sử dụng pháo nổ. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà vấn đề tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là vào gần dịp tết âm lịch hàng năm. Đối tượng vi phạm pháp luật về pháo chủ yếu là người lớn và một số là HS cá biệt của các trườngTHPT. HS cá biệt sử dụng pháo khá nhiều, nhưng để phát hiện được là rất khó khăn, vì các em nổ pháo thường chọn thời điểm không có người có chức trách quan sát, pháo nổ rồi không còn vật chứng để truy tội, Để làm rõ vấn đề này, bản thân đã thực hiện thu thập thông tin số liệu tại cơ quan Công an huyện Tân Kỳ, Công an huyện đã cung cấp số liệu chung của cả ba trường THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ và số liệu riêng của trường THPT Tân Kỳ. Cụ thể được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 1.11.1 Thống kên số liênụ học sinh THPT vi pḥm pháp luâṭ ở huyệện Tân Kỳ Hành vi Năm học 2017 2018 Tổng Vi Phạm Vi phạm Tổng Vi phạm VP tàng trữ số đối an toàn trộm cắp tài số vụ đánh nhau. pháo. tượng giao thông. sản. VPPL VPPL số vụ số đối số tượng vụ số đối số tượng vụ số đối số tượng vụ số đối tượng 88 93 05 89 03 05 22 03 118 190 40 41 02 02 07 41 01 01 50 85 72 78 04 04 06 59 02 02 84 143 18 18 01 01 03 16 01 01 23 36 2019 51 54 0 0 05 17 0 0 56 71 2020 9 9 0 0 01 02 0 0 10 11 2018 2019 Nguồn: Số liêụ do ônng an huêêṇ Tân ỳ cung cấp tháng 12/2019 . (Số liệu in đậm là số học sinh VPPL của trường THPT Tân Kỳ) 12 Bảng 1.1..1 Thống kên số liênụ học sinh vi pḥm nội quyệ nhà trường, pháp luâṭ của Nhà nước ở các trường THPT trênn địa bàn huyệện Tân Kỳ Năm học 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 97/44 65/18 17/2 Đuổi học 1 năm.1 2/0 1/0 2/0 Đuổi học 1 tuần.1 7/3 5/3 4/1 Cảnh cáo trước toàn trường.1 41/14 33/6 6/1 Khiển trách trước hội đồng kỷ luật.1 38/13 21/4 4/0 Khác.1 9/10 5/5 3/0 VP và xử lý Số HS vi pḥm bị kỷ luật.1 Nguồn: Số liêụ thống ê ê th hội đồng ê M luật của 3 trương THPT trên địa bàn huêện Tân ỳ , tháng 1 /2020. (Số liệu in đậm là số học sinh của trường THPT Tân Kỳ) Từ những số liệu trên cho thấy số HS vi phạm pháp luật năm trước nhiều hơn rất nhiều so với năm sau. Vấn đề đáng lo ngại nhất là vi phạm ATGT. Về số vụ hàng năm có giảm nhưng không nhiều trên thực tế hành vi vi phạm ATGT của HS nhiều vô kể, việc vi phạm diễn ra hàng ngày, hàng giờ tuy nhiên ở nhà trươngf cùng chỉ mới nhắc nhở, giáo dục là chính. Chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý và chấm dứt tình trạng trên, Hàng năm công an huyện Tân Kỳ có gửi về danh sách học sinh bị xử lý vì vi phạm ATGT tuy nhiên số lương đó là rất ít, số liệu đó không phản ánh đúng thực tế vi phạm về ATGT của các em học sinh đang diền ra. Không chỉ về ATGT mà trộm cắp, đánh nhau, tàng trữ pháo nổ cũng diễn ra vô cùng phức tạp. Qua số liệu trên cho thấy HS vi phạm pháp luật diễn ra ngày càng nhiều, gây lo ngại cho gia đình và toàn xã hội. Điều đáng nói ở đây là số liệu do các cơ quan chức năng cung cấp vẫn chưa phản ánh hết thực tế đang diễn ra, chứng tỏ vấn đề bệnh thành tích vẫn còn níu giữ các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, số HS bị nhà trường ra quyết định buộc thôi học có thời hạn một năm cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng lên ( 2 em năm học 2017 - 2018, đến 2018 - 2019 có 0 em, nhưng đến năm học 2019 – 2020. Mặc dù mới chỉ diễn ra 01 học kỳ nhưng đã có 02 em bị duổi học). Những con số trên mặc dù chưa thực sự phản ánh hết thực tế đang diễn ra nhưng cũng đã phần nào nói lên tình hình vi phạm pháp luật của HS THPT trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong đó có trường THPT Tân Kỳ. 13 2.2.2. Thực tế công tác giáo dục pháp luật cho HS tại trường THPT Tân Kỳ 2.2.2.1. Thuận lợi Trong quá trình làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại nhà trường bản thân rút ra một số thuận lợi sau: - Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường luôn được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức đoàn thể quan tâm ủng hộ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tạo ra môi trường thuận lợi để thực hiện các chương trình giáo dục pháp luật do nhà trường đề ra và thực hiện. Tổ, nhóm chuyên môn có bề dày về thành tích trong công tác dạy học tại nhà trường. Đặc biệt, nhóm chuyên môn GDCD thường làm công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường thuộc diện nhiều so với các trường. Nhóm có tới 5 giáo viên dạy GDCD, các giáo viên trong nhóm chuyên môn đều nhiệt tình, yêu nghề và có chuyên môn khá vững vàng, luôn quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt. Đặc biệt trong công việc giảng dạy họ thường xuyên học hỏi trao đổi rút kinh nghiệm lẫn nhau, từ đó cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Bản thân là một giáo viên dạy môn GDCD trong nhà trường. Hàng năm, nhà trường thường giao nhiệm vụ tham vấn, hỗ trợ công tác giáo dục pháp luật, vì vậy tôi luôn cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố vừa khách quan, vừa chủ quan mà kết quả nhiều năm trước chưa đạt được như mong đợi nên bản thân luôn trăn trở, cố gắng tìm tòi để có hướng đi thích hợp nhằm làm tốt công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An là một trường miền núi, học sinh chủ yếu là con em nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.. Các em sống hiền lành, chất phác, thật thà, đây cũng là thuận lợi của nhà trường khi làm công tác này. 2.2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi còn có không ít những khó khăn khi làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại trường THPT Tân Kỳ, như: - Việc tổ chức giảng dạy pháp luật chính khóa còn mang nặng hình thức dạy học truyền thống, ngại sáng tạo đổi mới. Vì vậy chưa thu hút học sinh yêu thích học tập pháp luật. Kết quả là học sinh tiếp nhận được ít kiến thức pháp luật, vì vậy các em gặp khó khăn khi ứng xử những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. - Các hoạt động ngoại khóa giáo dục pháp luật chưa thực sự được chú trọng, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú đa dạng vì vậy chưa lôi cuốn học sinh trong các hoạt động này. Ngoài ra các hoạt động ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn về nội dung, cách thức thực hiện, cơ sở vật chất và kinh phí. 14 - Công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để làm công tác giáo dục pháp luật cho học sinh chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên, chưa nhất quán. - Chất lượng đầu vào học sinh rất thấp, cộng với con em dân tộc thiểu số còn nhiều, đời sống của nhân dân địa phương còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến ý thức học tập và thực thi pháp luật của học sinh chưa cao. Các em còn lơ là, chểnh mảng, thờ ơ với công tác tiếp cận các kiến thức về pháp luật và coi nhẹ hành vi vi phạm pháp luật của bản thân. Như vậy với cơ sở lý luận và thực tiễn như trên đã cho chúng ta thấy rằng việc thực hiện đề tài này là thiết thực và cần thiết. Đề tài sẽ góp phần thực hiện các cơ sở lý luận, đồng thời giải quyết những vấn đề vướng mắc, những khó khăn từ trong thực tiễn đã đặt ra. Cuối cùng, đề tài sẽ góp phần để trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật do cấp trên chỉ đạo và nhà trường đã đề ra. Hơn thế nữa là giúp cho học sinh ngày càng nhận thức đầy đủ, đúng đắn kiến thức về pháp luật, từ đó có hành vi đúng đắn, góp phần giảm bớt tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh trong nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung. 3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. 3.1. Đa dạng hóa hình thức tổ chức ngoại khóa giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong nhà trường hàng năm có nhiều chương trình ngoại khóa trong đó có ngoại khóa về pháp luật. Để thực hiện ngoại khóa pháp luật mang lại hiệu quả cao chúng ta có rất nhiều giải pháp. Giải pháp hữu hiệu nhất đó là đa dạng hóa hình thức tổ chức ngoại khóa. Cụ thể đa dạng hóa hình thức tổ chức ngoại khóa bằng những cách sau: 3.1.1. Áp dụng hình thức sân khấu hóa để tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Sân khấu hóa là một hình thức hợp tác của nghệ thuật sử dụng biểu diễn trực tiếp, thường bao gồm việc các diễn viên trình bày những trải nghiệm của một sự kiện có thật hay tưởng tượng trước những đối tượng khán giả tại chỗ ở một nơi cụ thể, thường là nhà hát hoặc nới có sân khấu. Các diễn viên (chuyên và không chuyên) có thể truyền tải kinh nghiệm này đến với khán giả thông qua sự kết hợp của cử chỉ, lời nói, bài hát, âm nhạc, và khiêu vũ. Các yếu tố của nghệ thuật như khung cảnh được dàn dựng và kịch nghệ như ánh sáng được sử dụng để nâng cao tính biểu tượng, sự hiện diện và tính tức thời của trải nghiệm. Nơi trình diễn các tiểu phẩm kịch, hát, thời trang... để tuyên truyền một nội dung, hay thông điệp nào đó cũng được gọi tên là sân khấu hóa. 15 Để công tác ngoại khóa pháp luật mang lại hiệu quả cao, có nhiều cách thức thực hiện trong đó sân khấu hóa là cách làm hay và mang lại hiệu quả. Bởi thông qua sân khấu hóa, các em học sinh sẽ tự nghĩ cách làm dưới sự hướng dẫn của cán bộ, giáo viên, từ đó các em sẽ phát huy hết năng lực bản thân hiểu pháp luật đầy đủ và sâu sắc hơn. Bên cạnh đó hình thức sân khấu hóa cũng gây hứng thú cho người xem, từ đó hiệu quả công tác truyên truyền, giáo dục pháp luật sẽ cao hơn rất nhiều. Để thực hiện tốt công tác sân khấu hóa nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho học sinh THPT, chúng ta cần phải hiểu được cách thức thực hiện, cụ thể như sau: Cánh thức thực hiện: 1. Lên kế hoạch. 2. Duyệt kế hoạch (Nhà trường) 3. Triển khai kế hoạch đến từng đơn vị lớp. 4. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện KH tại các đơn vị lớp 5. Chạy thử 6. Góp ý chỉnh sửa để hoàn thiện hơn 7. Tổ chức thi (trình diễn thật) 7. Tổng kết trao giải 9. Rút kinh nghiệm 10. Chọn các tiết mục xuất sắc công diễn vào các giờ chào cờ hay một số nơi khác khi phù hợp (mục đích góp phần tuyền truyền, giáo dục pháp luật) Ưu điểm: - Học sinh hào hứng. - Tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. - Hình thành được nhiều kỹ năng tích cực cho học sinh. - Giáo dục pháp luật đạt hiểu quả cao hơn. - Phát huy được khả năng, năng lực đặc biệt của học sinh. Hạn chế: - Mất nhiều thời gian. - Tốn kém kinh phí. - Ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. - Không phải học sinh nào cũng tham gia được. 16 Áp dụng thực tế tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua tại trường THPT Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, việc ngoại khóa pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa ngày càng được quan tâm hơn. Hoạt động này hàng năm đều được tăng lên về số lương (nằ 2016 – 2017 chưa co, 2017 – 2018 tổ chức 01 lần, 2018 – 2019 tổ chức 02 lần. hoc ê 1 nằ hoc 2019 – 2020 đã tổ chức 02 lần). Bên cạnh đó, chất lương sân khấu hóa của năm sau thường tốt hơn năm trước do các em rút được kinh nghiệm, đồng thời ngày nay kênh thông tin tham khảo cũng phong phú, đa dạng hơn. Một số hình ảnh về tổ chức ngọi khóa tuyệênn truyệền giáo dục pháp luật ṭi trường THPT Tân Kỳ bằng hình thức sân khấu hóa.1 17 3.1.2. Phối hợp các cơ quan chuyên ngành trên địa bàn để thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật cho học sinh tại trường. Ngoài việc áp dụng các hình thức sân khấu hóa thì việc phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành trên địa bàn để làm chương trình giáo dục pháp luật cho học sinh là cách làm hay, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh. Các cơ quan chuyên nghành có thể phối hợp gồm: - Lực lượng Công an (tuyên truyền về thực trạng vi phạm ATGT, giáo dục học sinh chấp hành luật ATGT, phòng chống cháy nổ). - Cơ quan Tòa án (đưa phiên tòa xét xử lưu động tại trường). - Trung tâm y tế huyện ( tuyên truyền về giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên). - Phòng Tư pháp, (tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, bà mẹ, trẻ em). - Trung tâm văn hóa huyện (tổ chức triển lãm ảnh về bệnh HIV, AIDS ...) Cánh thức thực hiện: 1. Xây dựng kế hoạch (dự thảo). 2. Trình Ban giám hiệu nhà trường duyệt. 3. Gặp đối tác để thống nhất nội dung, chương trình, thời gian thực hiện. VD: Muốn tuyên truyền về ATGT, ta gặp Công an huyện (đội Công an giao thông...) đặt vấn đề. Nếu họ nhất trí thì chúng ta thống nhất nội dung làm (nội dung gì? Thực trạng vi phạm ATGT của riêng học sinh hay chung cho mọi đối tượng, phạm vi toàn tỉnh hay toàn huyện hay cả hai...), có trình chiếu hình ảnh minh họa hay không, thời gian tuyên truyền là bao nhiêu, địa điểm tổ chức tuyên truyền, đối tượng tham gia... thời gian tiến hành tuyên truyền là vào thứ mấy, ngày, tháng năm nào..?. Bên Công an sang bao nhiêu người, nhà trường cần chuẩn bị những gì để việc tuyên truyền đạt hiệu quả...), tất cả phải được thống nhất trong đợt gặp gỡ này. 4. Khi thống nhất xong sẽ xây dựng kế hoạch chính thức. 5. Gửi kế hoạch chính thức cho nhà trường duyệt. 6. Gửi kế hoạch cho đối tác. 7. Ban hành kế hoạch đến học sinh. 8. Thực hiện kế hoạch. 9. Rút kinh nghiệm sau quá trình triển khai thực hiện. 10. Đề xuất hợp tác những lần sau. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan