Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp giúp hs học tốt môn thể dục tiểu học...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giúp hs học tốt môn thể dục tiểu học

.DOC
6
1352
86

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐAM RÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC Ở TIỂU HỌC Thực hiện :Nguyễn Thanh Tuấn Đơn vị: Trường Tiểu học Lương Thế Vinh I NỘI DUNG: Trong cuộc sống lao động đấu tranh sinh tồn trong cuộc sống, có những lúc vất vả, gian khổ mà con người phải trải qua, phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Chính trong cuộc sống đó con người vươn lên thể hiện tài trí và sức mạnh của mình nhờ đó xã hội loài người tồn tại và phát triển như ngày nay. Qua các thao tác mang tính chất tự nhiên, dưới hình thức vui chơi và học tập, tập luyện đã có hiệu quả trong cuộc sống lao động, đấu tranh với sự sinh tồn và phát triển của con người. Như vậy, trò chơi đã mang ý nghĩa giáo dục quan trọng trong cuộc sống loài người. Khi xã hội loài người phát triển ở mức cao, trường học được hình thành và mở rộng; trường học trở thành trung tâm thu hút những mầm non của xã hội, là nơi giáo dục toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ cho thế hệ trẻ. Trong chương trình giáo dục thể lực cho học sinh có phần kiến thức đó là trò chơi giải trí sau thời gian học chính khóa. Vì vậy thông qua trò chơi, các em phát huy khả năng của mình, đồng thời qua những trò chơi học sinh giải tỏa những căng thẳng về tâm lí sau một tiết học mệt mỏi. Chính trong quá trình chơi đã hình thành cho các em tác phong nhanh nhẹn, khẩn chương, tính kỉ luật, sự sáng tạo từ đó hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao. Ngoài ra còn góp phần giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho các em. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là yêu cầu bắt buộc với mỗi giáo viên,nó giúp giáo viênluôn tự tìm tòi ,không ngừng học tập nang caotrình độ chuyên môncủa mình và có trách nhiệm với công việc luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với dối tượng học sinh,giúp học sinh dễ hiểu không mang tính áp đặt. Đổi mới phương pháp thông qua bài giảng giùp học sinh lĩnh hội những kiến thức một cách dễ hiểu .mỗi môn học có phương pháp giảng dạy khác nhau Chính vì vậy mà tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra “Một số giải pháp vận dụng vào môn Thể dục ví dụ như trò chơi,đội hình đội ngũ ,bài thể dục phát triển chung,bài tập RLTTCB,môn thể thao tự chọn trong dạy học môn Thể dục ở Tiểu học”. 1– THỰC TRẠNG A) Thuận lợi: + Trang thiết bị phục vụ cho môn Thể dục khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cho học sinh học tập và rèn luyện. + Về tâm lí chung, đa số học sinh Tiểu học rất thích học môn Thể dục, đặc biệt là thích chơi những trò chơi trong tiết học, ở các buổi sinh hoạt ngoại khóa. + Môn Thể dục được biên chế giáo viên dạy chuyên nên có điều kiện đầu tư cho chuyên môn cũng như đánh giá chất lượng học tập sát sao đến từng khối lớp, từng học sinh. + Luôn được sự quan tâm, đầu tư của BGH nhà trường cho Bộ môn, bên cạnh đó các GVCN có tinh thần hợp tác, phối kết hợp kịp thời cũng góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng học tập môn Thể dục. B) Khó khăn: + Trường TH Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn xã Đạ Rsal (xã vùng 3) + Cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập chưa đảm bảo yêu cầu của Bộ môn. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã lập ra kế hoạch và đưa ra những giải pháp cụ thể khi dạy trò chơi trong môn Thể dục đạt hiệu quả cao. II– GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN: A GIẢI PHÁP : Đổi mới phương pháp theo hướng tích cực của học sinh bằng biện pháp thi đua,thi đấu trình diễn bên cạnh đó khi dạy cần nâng cao tính tự giác khả năng tự quản của học Sinh để phát huy sáng tạo,chủ động tập tích cực hơn.phối hợp tổ chức tập đồng loạt vơi lần lượt cho hợp lý .tăng cường chia tổ tập luyện làm cho giờ học luôn tự nhiênva 2hấp dẫn. Mỗi giờ học cần áp dụng hình thức chủ động hóa Học Sinh bằng cváh áp dụng tối đa phương pháp trò chpi7,dành thời gian cho học Học Sinh tập luỵen,hoạt động,vui chơiva 2tích cực tham gia vào quá trình nhân xét ,đánh giá Ngoài ra để áp dụng việc đổi mới phương pháp GV cần phải có sự chuẩn bị bài dạy ,trang thiết bị,đồ dúng dạy học .Kể cả việc tập luyện trước các động tác kĩ thuật mới đạt được nhiêừ thành tích và có kết quả như mong đợi. Ví dụ:Khi tập nội dung bài thể dục phát triển chung,GV cần nêu tên động tác ,sau đó làm mẫu và giải thích động tác để Học Sinh nắm được .Những lần đầu ,có thể đồng thời cho Học Sinh nắm bắt theo, khi làm mâũ Gv nên thực hiện động tác cùng hướng với Học sinh để các em dễ phân biệt hướng và không bị nhầm lẫn động tác .Những lần sau Gv gọi tên động tác ,sau đó có thể làm mẫu động tác hoặc không và đếm nhịp cho HS tập .Khi tập GV dùng khẩu lẹnh để điều hành động tác …chuẩn bị,sau đó hô nhịp cho HS tập .Một vài nhịp đầu GV nên hô với tốc độ chậm để HS thực hoiện đúng động tác để các em định hình được động tác ngay từ lần tập đầu tiên. Đối với một số động tác khó hơn,GV nên cho HS tập trước các cự động khó một số lần ,rồi kết hợp với tập toàn bộ cá cự động khác theo nhịp .và trước khi giới thiệu động tác mới ,GV cần ôn lại toàn bộ động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.Giữa các lần tập GV cần uốn nắn sửa sai và cho thi đua có khen thưởng và tuyên dương để các em có tính tự giác tập luyện tốt. Ví dụ:như khi dạy nội dung rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản ,GV cần tập chung rèn luyện cho các em tư thế đứng ngay từ ban đầu ,sửa những tư thế không chính sác .GV nhắc nhở các em ngay khi thực hiện động tác của tư thế chân ,atyở những biên độ ,phương hướng khác nhau.Khi HS tập luyện,GV cần nêu tên và chỉ dẫn động tác ,sau đó cho HS “chuẩn bị”rồi mới hô”bắt đầu”để các em tập ,GV luôn động viên ,khuyến khích ,nhắc nhở ,hay tổ chức thi đua các nhóm ,cá nhân với nhau..Một đièu cần chú ý là những bài tập đơn điệu,khối lượng vận động không lớn ,các động tác lặp lại nhiêu lần ,dễ gây cảm giác nhàm chán ,do đó khi cho HS tập luyện cần tăng cường trò chơi,để giờ học thêm sinh động hơn,và hấp dẫn hơn. Lấy ví dụ như trò chơi chẳng hạn- Ngày nay, các trò chơi cũng rất phong phú, đa dạng và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, do vậy trong mỗi tiết học giáo viên cần nghiên cứu kĩ xem yêu cầu chính của phần kiến thức là gì? Kĩ năng học sinh cần đạt được là gì? Và cần giáo dục cho các em đức tính gì?...Để từ đó lựa chọn trò chơi và áp dụng cho các em chơi cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi các em mà vẫn đạt được các yêu cầu trên. - Trong quá trình dạy học, giáo viên cần có phương pháp giải thích, hướng dẫn để học sinh hiểu cách chơi nhanh gọn nhất (tránh giảng giải dài dòng), huy động mọi giác quan của học sinh để hiểu và cảm nhận trò chơi trước khi chơi – dành nhiều thời gian để các em được chơi. - Hình thức tổ chức phải phong phú: Có thể theo nhóm, tổ, lớp hoặc cá nhân - Luôn tạo cho học sinh lòng tin yêu vào giáo viên và tin vào chính bản thân mình để các em sẵn sàng đón nhận các yêu cầu của bài học. - Giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất, lời nói, hành động và việc làm để các em noi theo. - Khi giảng giải, lời nói của giáo viên cần chính xác, dễ hiểu, ngắn gọn có sức chú ý, tập trung theo dõi của học sinh; tránh dùng những thuật ngữ xa lạ. - Để học sinh hứng thú và ham thích trong học tập thì việc khen ngợi động viên cũng như uốn nắn kịp thời là rất cần thiết. - Để việc đánh giá đúng mức, có hệ thống khi tổ chức trò chơi thì việc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh cũng cần chú ý đến đặc diểm tâm, sinh lí lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của học sinh, tránh việc tổ chức rèn luyện quá sức sẽ phản tác dụng giáo dục toàn diện. - Giáo viên luôn phải chú trọng và vận dụng nguyên tắc vừa sức và coi trọng các điểm cá biệt. Cần gần gũi thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử khéo léo đúng tâm lí của từng đối tượng. - Khi gặp tình huống bất ngờ xảy ra, giáo viên phải xử lí nhanh, tránh làm cho học sinh mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả giờ học. B THỰC HIỆN VÀO TIẾT DẠY: 1) Chọn trò chơi: Từ trò chơi quy định trong chương trình và sách hướng dẫn, giáo viên cần chú ý đến trình độ và đặc điểm giới tính của học sinh. 2) Chuẩn bị địa điểm, phương tiện: Tùy theo yêu cầu của trò chơi mà giáo viên sẽ lựa chọn địa điểm cho thích hợp, phương tiện nào giáo viên chuẩn bị, phương tiện nào học sinh sẽ chuẩn bị. Ví dụ: Với trò chơi “Đua ngựa”, ngoài phần chuẩn bị của giáo viên, học sinh cần chuẩn bị gậy có gắn đầu ngựa. 3)Tổ chức đội hình đội ngũ cho học sinh chơi: Tùy theo trò chơi, giáo viên sẽ tổ chức đội hình khác nhau để học sinh chơi, chọn vị trí đứng để điều khiển và quan sát học sinh, chọn học sinh làm mẫu và chơi cũng là một điểm cần lưu ý. Chọn hướng tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt học sinh. 4) Giới thiệu và giải thích trò chơi: Nêu tên trò chơi, luật chơi và cách chơi, yêu cầu về tổ chức kĩ thuật, cách đánh giá thắng thua và những điểm chú ý khác. - Đối với các trò chơi các em đã hiểu luật chơi thì giáo viên không cần giải thích lại mà chỉ nêu một số yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn lần chơi trước, làm sao cho các em cố gắng làm được; như vậy sẽ giúp cho các em cố gắng hơn khi chơi, phát huy óc sáng tạo của học sinh. 5) Điều khiển trò chơi: Khi các em bước vào trò chơi thì người điều khiển đóng vai trò là trọng tài như “trọng tài” một trận thi đấu, mọi tình huông vi phạm luật đều phải nhắc nhở để qua đó uốn nắn và giáo dục ý thức, tính kỉ luật của học sinh. 6) Đánh giá kết quả cuộc chơi: Để đánh giá được thực chất kết quả của trò chơi, giáo viên phải thống kê được ưu khuyết điểm của từng đội, cụ thể: Về thời gian, số lượng lần vi phạm luật, thống kê điểm của từng đội để phân thắng và thua. Ví dụ: Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” lớp 4: xxxx xxx x CB x x XP Giáo viên kẻ 2 vạch chuan bị và xuất phát cacch1,5m, cách vạch xuất phát khoảng 10 – 15m cắm cờ làm đích. Mỗi đội một quả bóng số 4. * Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 2 đội (tổ) là đội A và đội B. số nam và nữ bằng nhau. Mỗi đội đứng thành một hàng dọc trên vạch giới hạn, quay mặt về phía cờ, mỗi hàng điểm số hàng ngang từ một đến heat. * Giải thích trò chơi – luật và cách chơi: Trò chơi yêu cầu các em phải nhanh nhẹn, khéo léo. Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay lăn bóng về phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vòng quay lại và tiếp tục di chuyển lăn bóng trở về. Sauk hi em số 1 thực hiện xong về đứng cuối hàng, em số 2 của các hàng thực hiện như em số 1. Cứ như vậy, đội nào xong trước , ít phạm quy, đội đó thắng. Những trường hợp phạm quy: + Không dùng tay lăn bóng mà dùng chân hoặc ôm bóng chạy. + Không vòng qua cờ đích mà đã quay về vạch xuất phát. + Em lăn bóng chưa về đến vạch xuất phát, em tiếp theo đã rời vạch xuất phát hoặc xuất phát trước khi có lệnh. + Khi di chuyển bóng, để lăn ra xa quá tầm với tay ( Quá tầm khống chế bóng). * Điều khiển cuộc chơi: Cho học sinh chơi thử thừ 1 – 2 lần sau mỗi lần giáo viên nhận xét, bổ sung luật chơi. Ví dụ: Khi chơi không được xô đẩy nhau, tranh nhau bóng.Khi các em chơi thành thục thì có thể tăng tốc độ trò chơi để cho trò chơi thêm hấp dẫn và học sinh có tinh thần đồng đội. III BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy và giáo dục HS. Do thời gian có hạn, phạm vi áp dụng chưa rộng nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các đồng chí đồng nghiệp, sự chỉ đạo – giúp đỡ của các cấp Quản lí GD để cá nhân tôi có điều kiện học hỏi nâng cao tay nghề và nhất là để giải pháp này thực sự hữu ích . Tôi xin chân thành cảm ơn. Đạ Rsal, ngày 6 tháng 5 năm 2011. Người viết Nguyễn Thanh Tuấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng