Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 3 Skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán violympic đạt hiệu quả...

Tài liệu Skkn một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán violympic đạt hiệu quả

.DOC
3
121
126

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thị trấn Kiên Lương, ngày 8 tháng 5 năm 2016 BÁO CÁO GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP - Họ và tên: Lê Thị Nguyên - Chức danh: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Kiên Lương 1 1. Tên giải pháp: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 giải toán Violympic đạt hiệu quả”. 2. Căn cứ: Thực hiện công văn số 1503/SGDĐT-GDTrH ngày 24/9/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi giải toán qua Internet cho học sinh khối Tiểu học và THCS năm học 2015-2016. Thực hiện công văn số 430/HD-PGDĐT về việc hướng dẫn tổ chức cuộc thi giải toán qua Internet dành cho học sinh khối Tiểu học và THCS năm học 20152016. Qua hai năm được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán trên mạng Internet, bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh lớp 3 dự thi giải toán trên mạng Internet. 3. Thực trạng tình hình: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của BGH nhà trường. Sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. - Giáo viên giảng dạy có chuyên môn vững vàng và tâm huyết học hỏi. - Một số học sinh ngoan, chăm học, yêu thích môn Toán.. b. Khó khăn: - Kĩ năng sử dụng máy vi tính của học sinh chưa cao vì các em chỉ mới được làm quen với môn tin học. - Các bài tâ ̣p toán đa dạng. - Sự quan tâm, giúp đỡ của phụ huynh còn hạn chế, một số em không có máy tính để tự luyện ở nhà hoặc nhà không có mạng Internet. 4. Các nội dung chính của giải pháp: 4.1 Hướng dẫn học sinh kĩ năng sử dụng máy vi tính để giải toán. Để giúp học sinh có kĩ năng giải tốt các bài toán trên mạng Internet thì giáo viên cũng cần truy cập và vào giải như học sinh, có như vậy giáo viên mới nắm được cách làm bài trên máy tính để hướng dẫn học sinh các thao tác cơ bản khi làm bài, giúp các em sử dụng các phím tắt để hoàn thanh bài nhanh hơn, đồng thời giáo viên có thể cô đọng lại một số dạng bài cơ bản và tìm ra phương pháp dạy phù hợp nhất với từng dạng bài để giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Giáo viên thường xuyên theo dõi học sinh thực hành để phát hiện các lỗi mà các em thường mắc để uốn nắn kịp thời. Khuyến khích học sinh lập nhiều tài khoản để thực hành thành thạo hơn. 4.2 Dạy học sinh kiến thức cơ bản của môn Toán Quá trình học tập là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các khả năng của học sinh như: Quan sát, tưởng tượng, tư duy, phán đoán,…do đó giáo viên cần giúp các em hiểu rõ bản chất đặc trưng của từng dạng bài. Ở môn Toán lớp 3, qua thời gian bồi dưỡng học sinh giải toán, tôi rút ra được một số dạng bài cơ bản như sau: *Về cấu tạo của số tự nhiên: Số các số tự nhiên trong một dãy số tự nhiên, số các số lẻ trong dãy số lẻ, số các số chẵn trong dãy số chẵn. Ví dụ 1: Có bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 245 ? Học sinh tính được: (244 – 0) + 1 = 245 (số) Ví dụ 2: Có bao nhiêu số chẵn lớn hơn 200 và nhỏ hơn 1000 ? Học sinh tính được: (998 – 202) : 2 + 1 = 399 (số) Với dạng bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công thức tìm số các số hạng như sau: Số số hạng = (số hạng cuối – số hạng đầu) : khoảng cách + 1 (khoảng cách của dãy số tự nhiên là 1, dãy số chẵn, lẻ là 2) *Các bài toán về tăng, giảm: Ví dụ 1: Hiệu hai số là 145. Nếu giữ nguyên số trừ và tăng số bị trừ 48 đơn vị thì hiệu mới là:…….. (Hiệu mới là: 145 + 48 = 193) Tổng hai số là 45, nếu tăng số hạng thứ nhất lên 12 đơn vị và giảm số hạng thứ hai đi 18 đơn vị thì tổng mới là:………..(Tổng mới là: 45 +12 – 18 = 39) Với dạng bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững bản chất của phép cộng, phép trừ, cụ thể như sau: Đối với phép cộng: Số hạng tăng thì tổng tăng, số hạng giảm thì tổng giảm. Đối với phép trừ: Số bị trừ tăng thì hiệu tăng, số bị trừ giảm thì hiệu giảm. Số trừ tăng thì hiệu giảm, số trừ giảm thì hiệu tăng. Ví dụ 2: Hai số có tích bằng 45. Nếu thêm vào thừa số thứ nhất 4 đơn vị và giữ nguyên thừa số thứ hai thì tích mới là 81. Tìm thừa số thứ hai. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải như sau: Bước 1: Tìm phần tích tăng (lấy tích mới trừ tích cũ): 81 – 45 = 36 Bước 2: Tìm thừa số thứ 2 (lấy tích tăng chia số đơn vị tăng thêm của thừa số thứ nhất): 36 : 4 = 9 Ví dụ 3: Cho tích 68 x 6, nếu giảm thừa số thứ hai đi 4 đơn vị thì tích giảm đi bao nhiêu đơn vị ? Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy thừa số thứ nhất nhân với số đơn vị giảm của thừa số thứ hai sẽ tìm được tích giảm: 68 x 4 = 272 *Giải toán có lời văn: Tuy là dạng bài giải toán có lời văn nhưng khi giải trên mạng thường chỉ yêu cầu học sinh ghi kết quả, tuy nhiên để có kết quả chính xác và nhanh, giáo viên cần cung cấp và rèn luyện cho học sinh cách thực hiện cũng như quy trình giải toán có lời văn. Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định dữ kiện đã biết và cái phải tìm. Bước 2: Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và làm vào nháp. Bước 3: Thử lại kết quả (thay kết quả vào để kiểm tra) 4.3 Công tác phối hợp Hiểu được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, khi được phân công nhiệm vụ, tôi đã lập kế hoạch bồi dưỡng và tham mưu với Ban giám hiệu trường về thời gian bồi dưỡng, nội dung kiến thức cần bồi dưỡng và về việc tạo điều kiện để học sinh được thực hiện ôn luyện ở phòng máy vi tính của nhà trường. Sự tích cực, thi đua học tập của học sinh là yếu tố vô cùng quan trọng, tôi nhận thấy rằng cần phải có nội dung bồi dưỡng phù hợp từ cơ bản đế nâng cao để giúp các em hứng thú học tập và phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân. Bên cạnh các yếu tố trên thì công tác giúp đỡ, hỗ trợ của phụ huynh học sinh là vô cùng quan trọng, tôi trực tiếp mời những phụ huynh có con học giỏi được chọn vào đội tuyển để trao đổi về tình hình học tập của các em để phụ huynh thấy được vai trò cần thiết về vấn đề học tập của con mình, để họ có quyết tâm tạo điều kiện về thời gian, đầu tư máy vi tính, kết nối mạng Internet, hướng dẫn thêm cho các em học tập ở nhà được tốt hơn. 5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng. * Kết quả: Sau một năm học vận dụng một số biện pháp nêu trên vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giải toán trên mạng Internet tôi nhận thấy các em học sinh học tập chủ động hơn, các em nắm vững phương pháp giải các dạng toán cơ bản và đặc biệt là các em ngày càng yêu thích học toán, thích tìm tòi các dạng toán mới, các cách giải sáng tạo. Kết quả tham gia thi của học sinh trong hai năm học như sau: Năm học Cấp trường Kết quả thi các cấp Cấp huyện 1 giải nhì, 2 giải KK Cấp tỉnh 1 giải KK 2014 – 2015 (chưa áp dụng giải 11 pháp) 2015 – 2016 1 giải nhất, 4 giải 1giải nhì, 8 giải (đã áp dụng giải 11 KK KK pháp) Từ bảng thống kê trên cho thấy kết quả thi của học sinh có sự khác biệt giữa 2 năm học. Điều đó khẳng định được tính khả thi của giải pháp mà tôi đã đúc kết và thử nghiệm. * Phạm vi áp dụng: Kinh nghiệm trên đã được áp dụng trường tiểu học thị trấn Kiên Lương 1. Ngoài ra kinh nghiệm có thể nhân rộng với các khối lớp 3 đã và đang tham gia thi giải toán trên mạng Internet trong huyện, tỉnh. Trên đây là những kinh nghiệm trong dạy toán của cá nhân. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người báo cáo Lê Thị Nguyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan