Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công ...

Tài liệu Skkn một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non

.DOC
21
368
125

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sùng Phài, ngày 20 tháng 3 năm 2017 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh 1 Vũ Thị Thanh 28/8/1974 Nơi công tác Trường mầm non Sùng Phài Tỷ lệ (%) Chức Trình độ đóng góp Ghi danh chuyên môn vào việc tạo chú ra sáng kiến HT Đại học 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài”. - Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: UBND huyện Tam Đường. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý GDMN - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2016. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Tính mới: Bản thân là Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với Lãnh đạo Cấp ủy, chính quyền địa phương để lãnh đạo và có biện pháp mạnh chỉ đạo các ban ngành cùng vào cuộc với nhà trường. Giúp giáo viên nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, cách thức tuyên truyền như thế nào để có hiệu quả tới phụ huynh trong việc huy động phụ huynh đóng góp cho trẻ ăn bán trú tại trường, lớp và huy động được ngày công của phụ huynh tham gia cùng giáo viên thực hiện. Giúp phụ huynh hiểu và nhận thức tốt hơn về các khoản nộp cho trẻ được ăn bán trú và hiểu được trách nhiệm của phụ huynh cùng tham gia với nhà trường trong việc lấy thức ăn về lớp và ra kiểm tra nhận thực phẩm, trực tiếp nấu ăn cho con em mình, phụ giúp cùng cô giáo tổ chức cho trẻ ăn đảm bảo an toàn cho trẻ. Sáng kiến được áp dụng với bốn giải pháp đã mang lại hiệu quả trong việc 1 chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài. Sau khi thực hiện sáng kiến đã giúp giáo viên, nhân viên nhận thức tốt về việc thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt giúp phụ huynh nhận thức tốt hơn tinh thần trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được đảm bảo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo cơ hội cho trẻ phát triển thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, hứng thú tham gia các hoạt động. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Áp dụng cho tất cả các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh, đặc biệt những trường nhận thức của người dân còn hạn chế. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự vào cuộc của Lãnh đạo địa phương, đội ngũ giáo viên, nhân viên, đặc biệt là sự quan tâm phối kết hợp của phụ huynh trong thực hiện nhiệm vụ nấu ăn bán trú cho trẻ. - Những thông tin cần được bảo mật: Không có - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Giáo viên và nhân viên có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ, Giáo viên và nhân viên đỡ vất vả hơn. Phụ huynh nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến và theo ý kiến của tác giả sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng tại trường có hiệu quả khá rõ rệt. - Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Không Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. NGƯỜI ĐĂNG KÝ Vũ Thị Thanh 2 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tác giả Họ và tên: Vũ Thị Thanh Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng, Trường mầm non Sùng Phài. Nhiệm vụ được phân công: Quản lý 2. Tên sáng kiến:“Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài”. 3. Tính mới Bản thân là Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với Lãnh đạo Cấp ủy, chính quyền địa phương để lãnh đạo và có biện pháp mạnh chỉ đạo các ban ngành cùng vào cuộc với nhà trường. Giúp giáo viên nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, cách thức tuyên truyền như thế nào để có hiệu quả tới phụ huynh trong việc huy động phụ huynh đóng góp cho trẻ ăn bán trú tại trường, lớp và huy động được ngày công của phụ huynh tham gia cùng giáo viên thực hiện. Giúp phụ huynh hiểu và nhận thức tốt hơn về các khoản nộp cho trẻ được ăn bán trú và hiểu được trách nhiệm của phụ huynh cùng tham gia với nhà trường trong việc lấy thức ăn về lớp và ra kiểm tra nhận thực phẩm, trực tiếp nấu ăn cho con em mình, phụ giúp cùng cô giáo tổ chức cho trẻ ăn đảm bảo an toàn cho trẻ. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại 4.1. Hiệu quả về kinh tế Qua thời gian thực hiện áp dụng sáng kiến Tôi thấy sáng kiến đã mang lợi ích thiết thực với đời sống nhân dân địa phương và phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị trường cụ thể như: Đối với Giáo viên đã nhận thức tốt hơn về tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động thường xuyên, liên tục để phụ huynh phối hợp với nhà trường thực hiện công tác bán trú và trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. 3 Đối với Nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao cũng khoa học hơn, đặc biệt nhân viên không phải trực tiếp thay nhau đi đưa thức ăn tới các điểm bản như những năm học trước. Đối với Phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh có chuyển biến rõ rệt so với những năm học trước như đóng góp cho trẻ và có tinh thần, trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 4.2. Hiệu quả về kỹ thuật Nhà trường đã huy động được phụ huynh tham gia đóng góp cho trẻ ăn bán trú ở khu trung tâm đảm bảo thời gian hơn, phụ huynh ba bản Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải về trung tâm lấy thức ăn cho trẻ thay cho Nhân viên mang đi như những năm trước; huy động phụ huynh ba bản Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu ra nấu ăn tại lớp cho trẻ, giúp giáo viên đỡ vất vả và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. 4.3. Hiệu quả về mặt xã hội Qua thời gian thực hiện sáng kiến đã thu được kết quả như: Về ý thức, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên đã có chuyên biến hơn, đặc biệt giáo viên làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành để tuyên truyền vận động phụ huynh dần có chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của việc cho con tham gia ăn bán trú tại lớp nên năm học 2016 – 2017 nhà trường đã huy động được 100% phụ huynh của 3 bản: Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải về trường lấy thức ăn và huy động 100% phụ huynh của trẻ được hưởng chế độ của 3 bản: Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu ra lớp nấu thức ăn và giúp giáo viên cho trẻ ăn, dọn dẹp sau khi trẻ ăn xong. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn hạn chế chưa vận động được phụ huynh điểm bản nộp gạo nấu cơm nóng cho trẻ, đồng thời hạn chế đó sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học tới Tôi sẽ quyết tâm tham mưu với Cấp ủy, Chính quyền cùng vào cuộc chỉ đạo tuyên truyền phụ huynh nghiêm túc thực hiện. 5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến có khả thi, đã được áp dụng tại trường mầm non Sùng Phài, huyện Tam Đường và đã đạt hiệu quả tương đối cao, có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh, đặc biệt những trường nhận thức của người dân còn hạn chế. 4 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON SÙNG PHÀI &! THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài. Tác giả: Vũ Thị Thanh Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Hiệu trưởng Nơi công tác: Trường mầm non Sùng Phài - Tam Đường - Lai Châu 5 Sùng Phài, tháng 03 năm 2017 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường Mầm non Sùng Phài”. 2. Tên tác giả Họ và tên: Vũ Thị Thanh Năm sinh: 1974 Nơi thường trú: Tổ 5 Phường Quyết Tiến, TP Lai Châu, Tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường mầm non Sùng Phài Điện thoại: 0914571267 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý mầm non 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/ 2016 đến tháng 3 năm 2017 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường mầm non Sùng Phài Địa chỉ: Xã Sùng Phài, Huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu Điện thoại: 02133751768 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 1.1. Sự cần thiết 6 Mục tiêu của giáo dục mầm non là tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, là 5 năm đầu tiên của giai đoạn phát triển nhanh, tiến tới hoàn thiện các chức năng cơ thể trẻ. Do vậy sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ cho trẻ sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của trẻ. Xong quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là một việc rất cần thiết đối với trẻ, nhưng thực tế trẻ mầm non tại trường Mầm non Sùng Phài chưa nhận được nhiều sự quan tâm đó, đặc biệt là sự quan tâm trực tiếp của phụ huynh bởi thời gian trẻ ở nhà nhiều hơn ở lớp. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia ăn bán trú tại lớp như: Trẻ được ăn đúng giờ, ăn cơm nóng, thức ăn nấu tại trường được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực đơn được thay đổi… Xong phụ huynh chủ yếu chỉ phụ thuộc vào chế độ nhà nước hỗ trợ ăn trưa của trẻ mẫu giáo 120.000/tháng. Phụ huynh không tham gia nộp thêm tiền bổ sung dinh dưỡng, quà chiều cho trẻ, phụ huynh các điểm bản không nộp gạo nấu cơm cho trẻ mà chỉ mang cơm cạp lồng cho trẻ nên trưa trẻ ăn cơm đã nguội. Sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường trong việc tổ chức nấu ăn cho trẻ chưa hiệu quả, còn ỉ lại trách nhiệm của nhà trường phải làm nên Giáo viên, nhân viên rất vất vả trong việc thực hiện nấu ăn bán trú cho trẻ. Chính vì thực tế đó Tôi đã lựa chọn sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài. Với mong muốn nhà trường thực hiện công tác bán trú được hiệu quả cao hơn. 1.2. Mục đích Nghiên cứu thực trạng tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế, giúp giáo viên, nhân viên nhận thức tốt về việc thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt giúp phụ huynh nhận thức tốt hơn tinh thần trách nhiệm phối 7 hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ được đảm bảo điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện, tạo cơ hội cho trẻ phát triển thể lực khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, hứng thú tham gia các hoạt động. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Phạm vi sáng kiến nghiên cứu thực hiện: 16 Giáo viên, nhân viên và phụ huynh của 174 trẻ trong trường mầm non Sùng Phài. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trường mầm non Sùng Phài là một trường thuộc xã vùng Đặc biệt khó khăn, 100% trẻ của trường là người dân tộc Mông và Dao. Từ năm học 2010 – 2011 trẻ mẫu giáo năm tuổi của trường được thực hiện cho trẻ hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015. Tiếp đó là trẻ mẫu giáo 3, 4 tuổi được hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015. Khi trẻ được hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa nhà trường đã tham mưu với Cấp ủy, chính quyền địa phương và tuyên truyền phụ huynh không phát số tiền đó về nhà cho trẻ mà tổ chức nấu ăn cho trẻ tại trường lớp. Vì vậy chuyên cần của trẻ 2 buổi/ngày được chuyển biến rõ rệt. Một số giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm và ngôn ngữ của cô với phụ huynh, học sinh bất đồng nên công tác tuyền truyền hiệu quả chưa cao. Nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non còn rất hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường. Cụ thể như phụ huynh chủ yếu chỉ phụ thuộc vào chế độ nhà nước hỗ trợ ăn trưa của trẻ mẫu giáo 120.000/tháng, không tham gia nộp thêm tiền bổ sung dinh dưỡng, quà chiều cho trẻ, phụ huynh các điểm bản không nộp gạo nấu cơm cho trẻ mà chỉ mang cơm cạp lồng cho trẻ nên bữa trưa trẻ ăn cơm đã nguội. Sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường trong việc tổ chức nấu ăn cho trẻ chưa hiệu quả, còn ỉ lại trách nhiệm của nhà trường phải làm nên Giáo 8 viên, nhân viên rất vất vả trong việc thực hiện nấu ăn bán trú cho trẻ. Để thực hiện đảm bảo công tác tổ chức nấu ăn bán trú cho trẻ của Trường mầm non Sùng Phài, là một người quản lý đứng đầu nhà trường tôi đã thực hiện một số giải pháp như: Giải pháp 1: Công tác tham mưu với Cấp ủy, Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan Qua các buổi họp giao ban với Đảng ủy xã tôi đã báo cáo kịp thời kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường, đề xuất những khó khăn, vướng mắc của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ. Tham mưu thường xuyên, kịp thời với Chính quyền ban hành các văn bản chỉ đạo các ban ngành của xã thực hiện như: Kiện toàn Ban chỉ đạo PCGDMNTNT, coi nhiệm vụ Phổ cập là trách nhiệm chung của các cơ quan, ban ngành và nhân dân trong địa phương cùng vào cuộc, không phải trách nhiệm riêng của nhà trường; phối hợp với nhà trường làm tốt công tác vận động phụ huynh cho trẻ ra lớp đúng độ tuổi đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ hàng năm theo kế hoạch được giao; công tác đăng ký Giấy khai sinh, nhập khẩu kịp thời đủ điều kiện trẻ vào nhập học, đồng thời tuyên truyền phụ huynh nhận thức được mục đích sử dụng số tiền hỗ trợ chế độ ăn trưa của trẻ để mua thức ăn nấu tại trường, lớp cho trẻ. Tránh cấp phát số tiền đó về nhà cho phụ huynh sử dụng không đúng mục đích. Tăng cường vận động phụ huynh nộp thêm gạo, củi ngoài số tiền được hỗ trợ, nộp tiền đối với trẻ nhà trẻ không được hưởng chế độ và khuyến khích phụ huynh nộp thêm tiền bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ… Giải pháp 2: Công tác chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ Qua các buổi sinh hoạt Tôi triển khai tới Giáo viên, nhân viên nắm bắt rõ văn bản của các cấp về thực hiện các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi cho trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia thực hiện công tác bán trú cho trẻ, trách nhiệm của cá nhân với nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo Giáo viên trung tâm đã vận động được phụ huynh trẻ mẫu giáo nộp gạo, củi, phụ huynh trẻ nhà trẻ không có chế độ nộp tiền, gạo, củi. Điểm 9 bản: Căn Câu, Sùng Phài, Sin Chải ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chính thì giáo viên còn thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ, trong quá trình thực hiện đã có nhiều bất cập xong giáo viên đã khắc phục khó khăn thực hiện đảm bảo nhiệm vụ cho trẻ được ăn ngủ tại lớp thuận tiện cho việc duy trì tỷ lệ chuyên cần cho trẻ 2 buổi/ngày. Chỉ đạo sát sao Nhân viên thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ đảm bảo quy định Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Nhân viên nấu ăn được khám sức khỏe định kỳ, tận dụng thời gian trồng rau cải thiện bữa ăn cho trẻ. Giải pháp 3: Công tác tuyên truyền Nhà trường chỉ đạo Giáo viên nhận thức công tác tuyên truyền là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, tuyên truyền tốt thì hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mới cao, do đó mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên. Hình thức tuyên truyền thông qua các buổi họp Phụ huynh, họp bản, đến trực tiếp gia đình trẻ, hàng ngày trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón, trả trẻ. Một số Phụ huynh đã có sự thay đổi nhận thức và có ý thức trong việc đưa con đi học đúng giờ, đảm bảo chuyên cần cao nên thuận tiện cho việc báo ăn lấy thực phẩm của nhà trường đúng giờ quy định. Nhà trường đã huy động phần đa số phụ huynh của trẻ học ở trung tâm tham gia nộp gạo, củi và trẻ nhà trẻ không có chế độ nộp tiền, gạo, củi và phụ huynh của một số điểm bản nộp củi về trung tâm nấu thức ăn cho trẻ. Bên cạnh những ưu điểm của các giải pháp mà nhà trường đã thực hiện thì vẫn còn những nhược điểm cần khắc phục cụ thể như: Công tác tham mưu với Cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động phụ huynh tham gia đóng góp cho trẻ ăn bán trú hiệu quả chưa cao, lãnh đạo địa phương chưa kiên quyết vào cuộc chỉ đạo các ban ngành tuyền truyền tới người dân hiểu việc nộp tiền, gạo, củi, ngày công tham gia nấu ăn hỗ trợ giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng và mang lại chính lợi ích cho con mình nên gây khó khăn cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ. Cấp ủy, chính quyền địa phương cơ bản nhất trí ủng hộ nhà trường về ý kiến đề xuất các mức nộp và hình thức tổ chức nấu ăn cho trẻ xong việc thực hiện huy động phụ huynh đóng góp chủ yếu 10 phó thác cho nhà trường. Giáo viên làm chưa tốt công tác tuyên truyền vận động phụ huynh ra tham gia nấu ăn cho trẻ nên vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, vừa kiêm nấu ăn cho trẻ tại 3 điểm bản xa trung tâm đó là: Bản Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu nên giáo viên rất vất vả mặt khác không đảm bảo an toàn cho học sinh vì không có người giám sát quản lý trẻ. Giáo viên không huy động được phụ huynh của ba bản: Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải về trung tâm lấy thức ăn cho trẻ nên Nhân viên phải mang đến trực tiếp lớp cho trẻ. Giáo viên tuyên truyền huy động phụ huynh nộp gạo, củi, tiền nấu ăn cho trẻ hiệu quả không cao. Do phụ huynh nhận thức còn rất hạn chế chỉ phụ thuộc trông chờ ỉ lại vào chế độ nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng. 100% Phụ huynh của trẻ ở các điểm bản không nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ được ăn cơm nóng, đặc biệt là mùa đông nên không nộp gạo hoặc tiền mà chỉ cho con mang cơm từ nhà đến ăn thức ăn của nhà trường nấu. Trẻ nhà trẻ thì mang cơm cặp lồng và thức ăn phụ huynh chuẩn bị sẵn ở nhà nên trưa trẻ ăn đều là cơm nguội không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 100% phụ huynh không tham gia nộp thêm tiền bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ nên trẻ không có quà chiều. Tỷ lệ thấp còi của trẻ vẫn còn cao do zen di truyền và trẻ thiếu dinh dưỡng không đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ. Nhân viên phục vụ thực hiện nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ còn chậm, số trẻ ăn đông nên nhà trường phải xắp xếp phân công nhân viên có chuyên môn cùng xuống bếp thực hiện nhiệm vụ. Từ những giải pháp đã thực hiện trên tôi thấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nấu ăn bán trú cho trẻ của trường còn gặp nhiều vướng mắc, hạn chế cần khắc phục. Chính vì vậy Tôi thấy cần đề xuất một số giải pháp để khắc phục hạn chế của giải pháp cũ như sau: 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Tôi thực hiện sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài”. Nhằm đưa ra tính mới như: 11 Bản thân là Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với Lãnh đạo Cấp ủy, chính quyền địa phương hơn nữa, để Lãnh đạo có biện pháp mạnh chỉ đạo các ban ngành cùng vào cuộc với nhà trường tuyên truyền vận động phụ huynh hiểu mục đích việc đóng góp nấu ăn bán trú cho trẻ là cần thiết cho trẻ sinh hoạt một ngày ở lớp, đồng thời đảm bảo an toàn tính mạnh cho trẻ. Giúp giáo viên nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, cách thức tuyên truyền như thế nào để có hiệu quả tới phụ huynh trong việc huy động phụ huynh đóng góp cho trẻ ăn bán trú tại trường, lớp và huy động được ngày công của phụ huynh tham gia cùng giáo viên thực hiện. Giúp phụ huynh hiểu và nhận thức tốt hơn về các khoản nộp cho trẻ được ăn bán trú. Việc nộp đó phục vụ chính đáng quyền lợi cho con em mình và hiểu được trách nhiệm của phụ huynh cùng tham gia với nhà trường trong việc lấy thức ăn về lớp và ra kiểm tra nhận thực phẩm, trực tiếp nấu ăn cho con em mình, phụ giúp cùng cô giáo tổ chức cho trẻ ăn đảm bảo an toàn cho trẻ. Căn cứ kết quả các năm học về thực hiện công tác bán trú của nhà trường do vậy ngay vào đầu năm học Tôi đã luôn đặt cho mình câu hỏi “Làm thế nào” để nhà trường thực hiện tốt công tác bán trú của trẻ?; “Làm thế nào” để Giáo viên của 3 bản: Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu không phải trực tiếp vừa giảng dạy vừa nấu ăn cho trẻ?; “Làm thế nào? Để Nhân viên nấu xong mà không phải đi đưa thức ăn đến 3 bản: Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải? “Làm thế nào” để phụ huynh có ý thức và nhận thức tốt hơn về việc đóng góp gạo, củi, tiền nấu ăn cho trẻ... Để khắc phục những câu hỏi “Làm thế nào” của bản thân nên Tôi đã lựa chọn một số giải pháp thực hiện trong năm học 2016 – 2017 nhằm tháo gỡ khắc phục những khó khăn, hạn chế cụ thể như: Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú của trẻ Ngay vào đầu năm học tôi đã xây dựng Kế hoạch tham mưu với Chính quyền địa phương cùng phối hợp chỉ đạo các Bộ phận ban ngành của xã Sùng Phài vào cuộc cùng nhà trường thực tốt nhiệm vụ Giáo dục mầm non của xã nhà, trong đó đặc biệt quan tâm quyết liệt trong việc thực hiện tổ chức công tác nấu ăn bán trú cho trẻ đạt hiệu quả. Tổ chức Hội nghị phụ huynh tập trung phụ huynh toàn trường về điểm 12 trường trung tâm hình thức họp khác so với những năm học trước không họp riêng lẻ tại từng điểm bản, nhà trường mời thành phần dự họp bao gồm: Lãnh đạo Cấp ủy đảng, Chính quyền địa phương, Công chức xã phụ trách 8 bản, Bí thư chi bộ, trưởng bản của 8 bản toàn xã và phụ huynh của trẻ toàn trường cùng về dự họp để trao đổi thảo luận các phương án tổ chức nấu ăn bán trú cho trẻ. Chỉ đạo Chuyên môn trường và các tổ xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với nhiệm vụ của từng bộ phận như: Chuyên môn trường phụ trách công tác bán trú xây dựng kế hoạch cụ thể các nội dung như: Chỉ đạo giáo viên chiêu sinh trẻ tựu trường đúng ngày quy định, rà soát thông tin lập danh sách trẻ 3 – 5 tuổi đủ điều kiện hồ sơ nộp về nhà trường tổng hợp trình UBND xã thành lập Hội đồng xét và trình cấp trên duyệt để trẻ được hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa kịp thời ngay vào đầu khai giảng năm học; Hợp đồng nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo yêu cầu Vệ sinh an toàn thực phẩm; thời gian tổ chức nấu ăn bán trú cho trẻ như thế nào cho phù hợp; xây dựng thực đơn phù hợp với số tiền của trẻ được hưởng trong tháng, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình trẻ nộp thêm gạo, củi, tiền đối với những trẻ không được hưởng chế độ. Phân công nhiệm vụ cho nhân viên thực hiện nấu ăn bán trú cho trẻ tại khu trung tâm. Chỉ đạo Tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ quan tâm chú trọng đến việc huy động phụ huynh cho trẻ tham gia ăn bán trú tại lớp bằng các hình thức đảm bảo 100% trẻ của trường, lớp tham gia. Lập danh sách và hoàn thiện đầy đủ hồ sơ của trẻ được hưởng chế độ nộp về nhà trường đúng thời gian quy định đảm bảo chế độ quyền lợi cho trẻ. Nhân viên thực hiện đúng quy trình thực hiện nấu ăn cho trẻ, đảm bảo hồ sơ bán trú đầy đủ theo quy định, nhân viên thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Giải pháp 2: Chỉ đạo Giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ Trước hết quán triệt giáo dục nhận thức cho giáo viên hiểu rõ trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ tổ chức huy động trẻ tham gia ăn bán trú mục đích đảm bảo chế độ quyền lợi cho trẻ em, đồng thời trẻ có ăn bán trú ngủ trưa tại trường mới đảm bảo chuyên cần 2 buổi/ngày, giúp cho trẻ được ăn, ngủ điều độ, đúng giờ. 13 Giáo viên có trách nhiệm giúp gia đình trẻ như: Ví dụ những trẻ chưa có đủ hồ sơ như thiếu Giấy khai sinh, chưa nhập khẩu cô giáo phải đến trực tiếp gia đình trẻ tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao trẻ chưa có Giấy khai sinh hay chưa nhập khẩu kịp thời, nếu đủ điều kiện mà phụ huynh chưa làm thì tuyên truyền vận động phụ huynh ra xã hoàn thiện thủ tục cho trẻ, nếu lý do trẻ không hoàn thiện được hồ sơ do bố mẹ tảo hôn, chuyển đi chuyển đến không đảm bảo thì báo cáo kịp thời về nhà trường báo cáo lên Chính quyền xã xem xét. Trẻ đủ hồ sơ mới đủ điều kiện xét hưởng chế độ. Giáo viên sau khi dự Hội nghị phụ huynh tại trường về họp riêng tại các lớp và hàng ngày qua các giờ đón, trả trẻ tiếp tục triển khai vận động phụ huynh đóng góp gạo các mức theo độ tuổi, nộp tiền đối với trẻ mẫu giáo không đủ điều kiện hưởng chế độ hỗ trợ và trẻ nhà trẻ, nộp củi đối với trẻ ở các điểm như học sinh học tại Trung tâm, điểm bản Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải. Đặc biệt là vận động phụ huynh của ba điểm bản Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải về trực tiếp trung tâm lấy thức ăn mang cho trẻ thay cho những năm trước Nhân viên là người đưa đến lớp cho trẻ và vận động Phụ huynh ba bản Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu ra giám sát nhận thực phẩm và nấu ăn cho trẻ cùng phụ giúp cô giáo cho trẻ ăn, dọn sau khi trẻ ăn xong đi ngủ. Với sự phối hợp và quyết tâm của Chính quyền cùng nhà trường tuyên truyền vận động phụ huynh nên năm học này đã làm được, phụ huynh đã hiểu và chấp hành nghiêm lịch thời gian cô giáo phân công. Đối với Nhân viên nhà trường tổ chức họp riêng phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng đối với từng cá nhân như: Kế toán cân đối tài chính chia số tiền theo tháng và buổi học thực tế trong kỳ theo biên chế năm học và công khai tài chính hàng ngày; nhân viên y tế có nhiệm vụ căn cứ số tiền từng ngày của trẻ và gạo trẻ nộp để xây dựng thực đơn cho phù hợp, thực hiện kiểm 3 bước đảm bảo theo quy định; Nhân viên văn thư kiêm báo sĩ số, báo ăn cho nhà bếp, cùng nấu ăn cho trẻ; Bảo vệ là người thủ kho xuất, nhập kho thực phẩm hàng ngày theo số trẻ báo ăn, cùng nấu ăn cho trẻ; Nhân viên phục vụ nhận thực phẩm và là người nấu chính, chia thực phẩm chín cho các lớp đảm bảo. Các cá nhân thực hiện đầy đủ các sổ sách theo nhiệm vụ để đảm bảo hồ bán trú theo quy định. 14 Giải pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường Nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với Cấp ủy, Chính quyền địa phương về Kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non, ngay đầu năm học đã chỉ đạo, quán triệt các công chức xã phụ trách bản, Bí thư chi bộ, Trưởng bản tham gia Hội nghị phụ huynh đầu năm để nghe nắm bắt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, gắn trách nhiệm và lấy kết quả thực hiện để đánh giá xếp loại công chức xã, đảng viên cuối năm, bởi vì công chức xã phụ trách bản, Bí thư chi bộ, Trưởng bản là những người dân địa phương thứ nhất am hiểu phong tục của người dân, thứ hai là cùng ngôn ngữ thuận tiện cho việc tuyên truyền vận động với phụ huynh. Qua các buổi họp bản công chức xã, Bí thư chi bộ bản, trưởng bản liên lạc cho giáo viên biết thời gian họp bản và trao đổi những vướng mắc trong thực hiện phối hợp thực hiện nhiệm vụ như: vận động học sinh ra lớp đảm bảo theo kế hoạch được giao, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, huy động phụ huynh đóng góp các khoản thu phục vụ thiết thực cho nhu cầu học tập của trẻ, vận động phụ huynh tham gia ngày công lao động, đi lấy thức ăn chín, ra nấu ăn cho trẻ…tiếp tục tuyên truyền vận động tới phụ huynh. Tuyên truyền cho phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân cho trẻ đảm bảo trước khi đến lớp như: Trang phục, đầu tóc gọn gàng, mặt mũi, chân tay được rửa sạch trước khi đến lớp, đưa con đi học đúng giờ, có trách nhiệm đưa trẻ đi học trực tiếp trao cho cô giáo, chiều đến đón về không cho trẻ đi, về tự do để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. Phụ huynh có trách nhiệm trao đổi với cô giáo về sức khỏe hay thái độ của trẻ bất thường với hàng ngày để giáo viên được biết, ngược lại giáo viên cũng trao đổi với phụ huynh về tình hình trẻ ở lớp để phụ huynh nắm bắt, theo dõi trẻ. Giải pháp 4: Đánh giá kết quả thực hiện gắn với đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên. Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá, xếp loại chuyên môn, thi đua hàng tháng, học kỳ, năm học của giáo viên và nhân viên đảm bảo công bằng, khách quan đúng thực chất để giáo viên có tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ 15 được giao, bởi thực tế từ những năm học trước nhà trường đã chỉ đạo giáo viên huy động phụ huynh về lấy thức ăn cho học sinh và nấu ăn tại bản đối với ba bản xa nhưng chưa làm được. Nên nhà trường đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện trong năm học 2016 – 2017. Hiệu quả thực tế đó chính là thể hiện giáo viên có sự phối hợp với các ban ngành liên quan và phụ huynh trẻ tốt hay không, giáo viên phải có tính kiên trì, thái độ hòa nhã, gần gũi thân thiện trao đổi với phụ huynh. Nhà trường nắm bắt thông tin của Công chức xã phụ trách bản và Bí thư chi bộ, trưởng bản, phụ huynh về tình hình giáo viên, nhân viên trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ để xác minh thực tế đồng thời làm cơ sở đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên hàng tháng. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 4.1. Hiệu quả về kinh tế Qua thời gian thực hiện áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài. Tôi thấy sáng kiến đã mang lợi ích thiết thực với đời sống nhân dân địa phương và phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị trường cụ thể như: Đối với Giáo viên đã nhận thức tốt hơn về tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động thường xuyên, liên tục để phụ huynh nhất trí ủng hộ tham gia các khoản đóng góp và phối hợp với nhà trường thực hiện công tác bán trú, phối hợp trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp và tham gia ăn bán trú các hình thức đạt kế hoạch được giao 100%, tỷ lệ chuyên cần của trẻ được ổn định hơn vào các thời điểm trước và sau nghỉ tết Nguyên đán. Giáo viên dạy điểm bản Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu đỡ vất vả hơn những năm học trước và trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng. Đối với Nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao cũng khoa học hơn, đặc biệt nhân viên không phải trực tiếp thay nhau đi đưa thức ăn tới các điểm bản như những năm học trước, tránh được nhân viên tị nạnh về phân công kế hoạch đi đưa thức ăn tới các lớp điểm bản cho trẻ, bởi năm học 2016 – 2017 trong số năm nhân viên thì có ba nhân viên không thực hiện được nhiệm vụ đi bản. 16 Đối với Phụ huynh: Nhiều Phụ huynh đã nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của việc cho con tham gia ăn bán trú tại trường, lớp. Phụ huynh có tinh thần trách nhiệm xắp xếp công việc gia đình, hỗ trợ ngày giờ công tham gia công tác bán trú cho trẻ. Đặc biệt năm học 2016 – 2017 nhà trường đã quyết tâm thực hiện được hai việc chuyển biến rõ rệt so với những năm học trước đó là: Thứ nhất là huy động phụ huynh ba bản: Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải về trung tâm lấy thức ăn chín mang về lớp cho con em mình thay cho Nhân viên không phải mang đi; Thứ hai là huy động được phụ huynh của ba bản: Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu ra lớp nấu ăn trực tiếp cho trẻ để giáo viên tập trung nhiệm vụ chuyên môn. Hai việc trên có thể đối với các đơn vị trường khác thực hiện thuận lợi hơn nhưng với đơn vị trường tôi là việc rất khó khăn và để làm được Tôi nhận thấy phụ huynh đã có những nhận thức thay đổi tích cực và bên cạnh đó là có sự phối hợp của các Ban ngành, Bí thư chi bộ bản, Trưởng bản vào cuộc. Việc tham gia đóng góp cho trẻ ăn bán trú tuy chưa đạt triệt để theo kế hoạch vận động phụ huynh điểm bản nộp gạo nấu cơm cho trẻ. Xong đã có nhiều phụ huynh hiểu và có ý thức tự giác nộp đầy đủ, kịp thời gạo, củi, tiền đối với những trẻ không được hưởng chế độ ở khu trung tâm, phụ huynh điểm bản Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải tự giác mang củi về trung tâm nộp không phải là nộp tại lớp cho giáo viên chở về trung tâm. Với những lợi thế trên Tôi tin rằng năm học tiếp theo nhà trường sẽ quyết tâm duy trì được những việc đã làm được và tiếp tục thực hiện được việc huy động phụ huynh các điểm bản nộp gạo để trẻ được ăn cơm nóng tại lớp đảm bảo sức khỏe cho trẻ, đồng thời giúp phụ huynh nhận thức tốt hơn nữa việc tham gia đóng góp phục vụ đáp ứng chính nhu cầu học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở lớp đều phục vụ đảm bảo việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ giúp trẻ được phát triển toàn diện hơn, trẻ có thể lực và trí tuệ tốt hơn… 4.2. Hiệu quả về kỹ thuật Nhà trường đã huy động được phụ huynh tham gia đóng góp cho trẻ ăn bán trú ở khu trung tâm đảm bảo thời gian hơn, phụ huynh ba bản Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải về trung tâm lấy thức ăn cho trẻ thay cho Nhân viên mang đi như 17 những năm trước; huy động phụ huynh ba bản Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu ra nấu ăn tại lớp cho trẻ, giúp giáo viên đỡ cất vả và đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. 4.3. Hiệu quả về mặt xã hội Qua thời gian thực hiện sáng kiến tôi thấy giáo viên, nhân viên có sự chuyển biến rõ rệt trong việc thực hiện nhiệm vụ bán trú của trẻ, giáo viên tích cực và kiên trì trong công tác vận động phụ huynh. Nhiều phụ huynh đã có chuyển biến về nhận thức trong việc trách nhiệm tham gia, phối hợp thực hiện chăm sóc trẻ thể hiện qua biểu sau: Biểu 1: Kết quả đánh giá Giáo viên và nhân viên Nội dung đánh giá Ý thức, trách Năm học nhiệm thực 2015-2016 hiện nhiệm vụ Năm học của GV và NV 2016-2017 Giáo viên thực Năm học hiện công tác 2015-2016 tuyên truyền Năm học với phụ huynh 2016-2017 Tổng số GV,N V được đánh giá Kết quả Tốt Tỷ lệ (%) Số đạt Trung bình Khá Số đạt Tỷ lệ (%) Kém đạt Tỷ lệ (%) đạt Số Số 19 4 21 7 36,8 8 42,1 0 17 5 29,4 8 47 4 23,5 0 13 12 3 23,1 4 30,8 6 46,1 0 4 33,3 6 50 2 16,6 0 Tỷ lệ (%) Biểu 2: Kết quả phụ huynh tham gia thực hiện bán trú: Nội dung đánh giá Kết quả hàng năm Năm học Năm học Năm học 2014-2015 TS trẻ Số phụ huynh của trẻ tham 2015-2016 TS trẻ Số phụ huynh của trẻ tham 18 2016-2017 TS trẻ Số phụ huynh của trẻ tham Ghi chú gia Không có chế độ nộp Tiền ăn gia gia 8 5 12 10 9 9 Khu trung tâm 176 38 176 55 174 60 176 88 176 115 174 127 176 125 176 121 174 114 53 0 55 0 54 54 3 bản: Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải 40 3 bản: Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu Tham gia nộp Gạo Tham gia nộp Củi Trẻ mang cơm cạp lồng Phụ huynh về trung tâm lấy thức ăn Phụ huynh ra lớp nấu ăn 52 0 46 cho trẻ 0 40 Nhìn vào 2 bảng kết quả trên chúng ta thấy: Sự chuyển biến về ý thức, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên tiến bộ hơn, đặc biệt giáo viên làm tốt công tác phối hợp cùng với Công chức phụ trách bản, các Bí thư chi bộ, trưởng bản để tuyên truyền vận động phụ huynh dần có chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng của việc cho con tham gia ăn bán trú tại lớp, từ nhận thức đó nhiều phụ huynh đã có trách nhiệm tham gia đóng góp tiền, gạo, củi cho trẻ đảm bảo, tương đối kịp thời đúng thời gian. Đặc biệt từ những năm đầu trẻ được hưởng chế độ hỗ trợ ăn trưa cho đến hết năm học 2015 – 2016 nhà trường không huy động được sự tham gia đóng góp ngày công của phụ huynh vào việc thực hiện công tác bán trú của trẻ, xong năm học 2016 – 2017 bản thân Tôi đã quyết tâm vào cuộc chỉ đạo, nhận thức của phụ huynh trong việc tham gia ngày công có chuyển biến rõ rệt như: huy động được 100% phụ huynh của 3 bản: Suối Thầu, Trung Chải, Tả Chải về trường lấy thức ăn để Nhân viên không phải mang thức ăn đến từng bản hàng ngày như trước nữa và huy động 100% phụ huynh của trẻ được hưởng chế độ của 3 bản: Sin Chải, Sùng Phài, Căn Câu ra lớp nấu thức ăn và giúp giáo viên cho trẻ ăn, dọn dẹp sau khi trẻ ăn xong. Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn hạn chế chưa vận động được phụ huynh điểm bản nộp gạo nấu cơm nóng cho trẻ, đồng thời hạn chế đó sẽ là nhiệm vụ 19 trong tâm trong năm học tới Tôi sẽ quyết tâm tham mưu với Cấp ủy, Chính quyền cùng vào cuộc chỉ đạo tuyên truyền phụ huynh nghiêm túc thực hiện. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Với các giải pháp thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài” . Tôi nhận thấy Sáng kiến có tác dụng tích cực đến nhận thức của Giáo viên, nhân viên và phụ huynh của trẻ. Sáng kiến có khả thi, đã được áp dụng tại trường mầm non Sùng Phài, huyện Tam Đường và đã đạt hiệu quả tương đối cao, có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh, đặc biệt những trường nhận thức của người dân còn hạn chế. 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 7. Kiến nghị, đề xuất * Đối Cấp ủy, Chính quyền địa phương Quyết tâm chỉ đạo kiên quyết việc huy động phụ huynh nộp gạo nấu cơm tập trung cho trẻ được ăn cơm nóng tại trường lớp, nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 8. Tài liệu kèm: Không Trên đây là toàn bộ nội dung về : “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên và phụ huynh thực hiện công tác bán trú của trẻ tại trường mầm non Sùng Phài” mà Tôi đã nghiên cứu và thực hiện, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Kính mong hội đồng khoa học các cấp ghi nhận để sáng kiến của Tôi áp dụng có hiệu quả./. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Vũ Thị Thanh P. HIỆU TRƯỞNG Triệu Thị Kết 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng