Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số định hướng khởi nghiệp cho học sinh thpt...

Tài liệu Skkn một số định hướng khởi nghiệp cho học sinh thpt

.PDF
22
114
117

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………………… 1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT (Võ Thị Thanh Thương, Lao Thị Tuyết Huệ, Đỗ Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Trúc Phương, Võ Thụy Kim Vi, @THPT Trần Văn Ơn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT 1 Học sinh HS 2 Giáo viên GV 3 Khởi nghiệp KN 4 Giáo dục khởi nghiệp GDKN 5 Hệ sinh thái khởi nghiệp HSTKN 6 Phụ huynh PH 7 Trung học phổ thông THPT 8 Khoa học công nghệ KHCN 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục, những năm gần đây, vấn đề khởi nghiệp (KN) đã bắt đầu được đề cập đến trong nhà trường THPT. Trước đây, gia đình và nhà trường vẫn cho rằng việc khởi nghiệp chỉ được thực hiện sau khi học sinh tốt nghiệp Trang 1 Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Do đó, học sinh THPT chỉ tập trung vào việc học, KN là chuyện sau này. Theo ông Nguyễn Văn Huấn (Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Bến Tre) thì chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp là một chủ trương nhạy bén và đúng đắn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm góp phần đưa kinh tế của tỉnh phát triển, thực hiện mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh. Để triển khai tốt chủ trương KN thì cần phải xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp (HSTKN) hoàn chỉnh ở địa phương – trong đó có nhà trường THPT. Khảo sát ban đầu cho thấy PH và HS còn rất mơ hồ về khởi nghiệp. Nhiều người cho rằng khởi nghiệp nghĩa là phải kinh doanh nhưng thực ra giúp HS khởi nghiệp trước hết phải giúp các em hiểu rằng: KN là tự tìm việc làm và làm việc một cách chuyên nghiệp. Thậm chí, nhiều PH và HS nghĩ rằng khởi nghiệp là phải thành lập công ty, điều hành công ty ấy. Thực tế, KN phải bắt đầu từ những vị trí thấp nhất thì mới có thể đi lên một cách vững chắc được. Những buổi nói chuyện về KN sẽ gieo mầm ý tưởng về KN trong HS. Tuy nhiên, nếu muốn các em hình thành được kiến thức, kỹ năng và tính cách để có thể bắt đầu KN được thì nhà trường cần phải có thời gian để bồi dưỡng thêm những yếu tố cần thiết này cho các em. Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp toàn cầu đưa ra chỉ số khởi nghiệp toàn cầu gồm 12 chỉ số đánh giá hệ sinh thái khởi nghiệp trong đó có 2 chỉ số liên quan đến giáo dục và đào tạo là Giáo dục KN ở bậc học phổ thông và Giáo dục KN ở bậc sau phổ thông. Qua đó cho thấy giáo dục và đào tạo là một trong những thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp, có ảnh hưởng tương tác với các thành tố khác tạo ra một HSTKN hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KN. Giáo dục KN trong nhà trường phổ thông là việc làm rất cần thiết. Hình thức giáo dục này đã được áp dụng tại khoảng 60 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, một số nơi cũng đã bắt đầu áp dụng môn học này. Theo đó, môn GDKN có tổng thời lượng khoảng 105 tiết. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới “mang tính kinh doanh” sẽ giúp học sinh có được những thái độ, kỹ năng, nhận thức và tự có trách nhiệm trong đời sống của bản thân nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc lập thân lập nghiệp trong tương lai. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Trang 2 * Mục đích của giải pháp - Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông “Giúp HS hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân”. - Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động định hướng KN phù hợp với đối tượng và nguồn lực ở trường THPT. - Mục tiêu của GDKN không nhất thiết là để HS khởi sự làm doanh nhân hay tự tạo việc làm mà để cho các em có được một số nhận thức thực tế về cơ hội, thách thức, quy trình, đặc điểm, thái độ và kỹ năng cần thiết đối với người làm kinh doanh. - Mục đích cuối cùng của việc định hướng KN cho HS là bước “khởi động” giúp cho GV, PH, HS hiểu rõ hơn về KN và GDKN. Qua đó, góp phần đem đến cho họ những chia sẻ, định hướng để có được những nhận thức đúng đắn về KN; từ đó có sự năng động, tự tin và ý thức vươn lên trong cuộc sống với một tinh thần KN. * Nội dung giải pháp: 3.2.1 Giới thiệu về hoạt động KN trong nhà trường phổ thông - Tìm hiểu chung về khái niệm khởi nghiệp: + Khởi nghiệp: Là tự mình có một công việc kinh doanh riêng để tự mình làm chủ, tự quản lý, điều hành để tạo kiếm thu nhập cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình... đều được gọi là khởi nghiệp. + Khởi nghiệp mưu sinh: Là công việc kinh doanh (sản xuất/dịch vụ) của một người, gia đình, doanh nghiệp nhằm tạo thu nhập, việc làm cho bản thân hay người khác. + Khởi nghiệp sáng tạo: Là lĩnh vực kinh tế sáng tạo, dựa trên các ý tưởng sáng tạo (mới, khác biệt) và đổi mới khoa học công nghệ để tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới với giá trị tăng cao, lợi nhuận cao (cách tiếp cận phổ biến của thế giới). - Những yếu tố để KN : + Có ý tưởng kinh doanh và đam mê để thực hiện ý tưởng đến cùng để đạt thành công. + Kỷ luật và quyết tâm thực hiện. Trang 3 + Sự kiên trì để vượt qua những trở ngại. + Kiến thức nền tảng cơ bản và kiến thức chuyên môn. + Năng lực sáng tạo. + Khả năng huy động nguồn vốn. + Kỹ năng : nghiên cứu thị trường, quản lý tài chính, quản lý điều hành, xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp,... - Đối tượng bắt đầu KN: KN không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn, chỉ cần có một ý tưởng kinh doanh hay, khả thi và có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho bản thân mình và xã hội. 3.2.2 Các bước hướng dẫn HS THPT khởi nghiệp Bước 1: Tổ chức diễn đàn, giao lưu, kết nối, tư vấn về khởi nghiệp Bước đầu, nhà trường phối hợp với Đoàn Thanh niên có những hoạt động để giúp các em học sinh từng bước tiếp cận vấn đề khởi nghiệp và tích cực thay đổi cách nghĩ, chuẩn bị tâm thế khởi nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trường tổ chức các diễn đàn có sự tham gia của Tỉnh ủy để triển khai chương trình “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” cho học sinh THPT. Hoạt động này nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh trong thời gian học tập tại nhà trường. Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm với các doanh nghiệp tại địa phương nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức các buổi họp mặt cựu học sinh của trường, trong đó có những người khởi nghiệp thành công để học sinh có dịp học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Tiếp tục phối hợp tốt với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh; tăng cường mời các nhà quản lý, doanh nhân,… tham gia trong tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh; đưa học sinh đến tham quan tại các doanh nghiệp. Bên cạnh việc tổ chức tốt việc truyền thông khởi nghiệp, nhà trường chủ động nghiên cứu, tổ chức xây dựng chương trình, nội dung giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông có tính linh hoạt, phù hợp với hướng phát triển ngành nghề ở địa phương. Tích hợp giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy các bộ môn có điều kiện thuận lợi (Công nghệ, Giáo dục công dân,…) và các hoạt động giáo dục khác (Giáo Trang 4 dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục nghề phổ thông) nhằm hình thành ở học sinh những thông tin đúng đắn về những ngành nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương mình, giúp học sinh hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng; giáo dục cho các em tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả nội dung giáo dục kinh doanh tích hợp trong môn Công nghệ cấp THPT, xem giáo dục kinh doanh là một hình thức giáo dục hướng nghiệp, qua đó bồi dưỡng những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của các em... Nhà trường tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp như tổ chức các chuyên đề, các cuộc thi về “ý tưởng khởi nghiệp”, xây dựng đề án khởi nghiệp cụ thể theo năng khiếu và đam mê của học sinh. Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong học sinh (cả về số lượng lẫn chất lượng), góp phần hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho học sinh, khơi gợi ý tưởng sáng tạo, ươm mầm khởi nghiệp từ các đề tài, dự án nghiên cứu để lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp sau này. Để làm được những việc nêu trên, đòi hỏi các lực lượng trong và ngoài nhà trường cần có sự phối hợp tốt để hỗ trợ cho học sinh khởi nghiệp. Quan trọng là phải làm sao tạo một môi trường thuận lợi, luôn gợi mở, khơi dậy, khuyến khích nhằm phát hiện, hun đúc những ý tưởng mới, sáng tạo và độc đáo ngay từ ban đầu của các em. (Hình: B1.1, B1.2) Bước 2 : Giúp HS tìm các ý tưởng có thể lựa chọn để bắt đầu khởi nghiệp: Hiện nay có rất nhiều ngành nghề trong xã hội, tuy nhiên không phải bất kỳ nghề nào cũng có thể là lựa chọn khởi nghiệp của HS. Làm cách nào để lựa chọn một lĩnh vực, một ngành nghề đúng, phù hợp với bản thân là câu hỏi của biết bao người, không chỉ những người muốn làm chủ doanh nghiệp mà còn của những người đang đi tìm việc làm. Việc chọn một ngành nghề phù hợp với điều kiện về tài chính, về kiến thức và kĩ năng của bản thân và phù hợp với ước mơ của mình là một điều cực kì quan trọng và khó khăn. Vì vậy nếu bạn muốn khởi nghiệp thành công, hãy lựa chọn những ngành nghề nào phù hợp nhất với kiến thức, kỹ năng và chuyên môn của bản thân mình. Dưới đây là một vài ví dụ tham khảo: Các mô hình khởi nghiệp của học sinh THPT thường được tập trung vào 4 nhóm chính sau: Trang 5 1/ Nhóm kinh doanh online: Kinh doanh online là kinh doanh trên mạng internet. Học sinh có thể sử dụng bất kì các kênh online như website, facebook, youtube … để trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm. Sẽ không có một chi phí nào cho mặt bằng và nhân công. Các em có thể kinh doanh các mặt hàng mỹ phẩm, quần áo, đồ phụ kiện, trang trí,... 2/ Kinh doanh thức ăn nhanh: Kinh doanh buôn bán đồ ăn vặt đang là một trào lưu “hot” được nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp. Vậy ý tưởng bán đồ ăn vặt online nên bán gì dễ kiếm tiền? Đâu là những món ăn vặt dễ bán? Các bạn chọn những thức ăn nhanh như bánh tráng, trà sữa, rau câu, bánh bông lan,... 3/ Kinh doanh các mặt hàng handmade: Bằng cách làm những mặt hàng handmade độc đáo, học sinh có thể khởi nghiệp kinh doanh bằng những sản phẩm nghệ thuật không “đụng hàng”. Do nhu cầu học sinh ngày nay yêu thích những món hàng độc, lạ, .. nên các mặt hàng handmade đảm bảo chất lượng “lên ngôi” và ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn trong cuộc sống. Các mặt hàng handmade cũng rất đa dạng như ví, vòng tay, móc khóa, thêu hoa văn, hoa giấy, viết chữ thư pháp,... 4/ Sản xuất và kinh doanh mặt hàng nông nghiệp (Thực phẩm sạch) - Từ những kiến thức được học từ nhà trường, nhất là bộ môn Công nghệ, học sinh có thể ứng dụng để sản xuất ra sản phẩm để kinh doanh như: làm sữa chua, nước trái cây, giá đỗ, rau mầm, rau sạch, nấm,... - Ngoài ra, còn có một số hình thức kinh doanh khác có mức đầu tư vốn vừa phải. Khởi nghiệp có thể là học sinh tự mở cho mình một cửa hàng nhỏ quán cafe, cửa hàng hoa, hay đơn giản chỉ mua đi bán lại … Bước 3 : HS thực hiện dự án khởi nghiệp ❖ Nhóm 1 : Kinh doanh online Tiêu biểu cho nhóm HS chọn khởi nghiệp từ việc bán hàng mỹ phẩm online là em Hồ Thị Thanh Phương- HS lớp 12A1 (sinh ngày 14/01/2000). Em Phương bắt đầu kinh doanh online là vào đầu năm lớp 10 (năm học 2014 – 2015). Lúc đầu, Phương chỉ lấy sỉ hàng, dần dần lên chi nhánh và khi đã đạt mức doanh thu từ 10 triệu trở lên Phương đã được thăng lên làm đại lý. Trung bình mỗi tháng em thu nhập từ một (1) đến bốn (4) triệu. Trang 6 Từ việc kinh doanh này em Thanh Phương đã tích lũy được cho bản thân những trải nghiệm : Muốn kinh doanh phải: + Trang bị cho bản thân tính liêm khiết trung thực (bán các sản phẩm chính hãng, tốt,...). + Kĩ năng lắng nghe và chia sẻ, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm,.. + Kĩ năng tiết chế và điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi khi gặp phải những khách hàng khó tính, khó chịu,...(thậm chí có người đặt hàng xong khi đến giao hàng thì không lấy, bắt bẻ đủ điều). + Nhưng điều quan trọng nhất là Phương nhận ra được “hạt giống” năng lực của mình sẽ gieo vào mảnh đất nào là thích hợp. Nghĩa là, đây là một bước đệm để HS lựa chọn và xác định nghề nghiệp trong tương lai. (Hình B3.1) ❖ Nhóm 2 :Nhóm kinh doanh thức ăn: Kinh doanh đồ ăn vặt đang là một trào lưu “hot” của HS hiện nay. Các em có thể sử dụng tin nhắn SMS, zalo, facebook để quảng cáo và nhận giao hàng. Có nhu cầu về mua bánh tráng trộn, cơm cháy chà bông HS chỉ cần inbox cho người bán vào chiều hoặc tối hôm trước, sáng hoặc trưa hôm sau người mua sẽ nhận được thức ăn. Tiêu biểu cho nhóm kinh doanh thức ăn nhanh là hai (2) HS: • Dương Thị Diễm Hồng, học sinh lớp 11B4 (sinh ngày 20/4/2001). Em Hồng bán nếp sấy chà bông. Thu nhập bình quân mỗi tháng dao động từ một (1.000.000 đồng) đến một triệu năm trăm ngàn (1.500.000 đồng). Em Hồng dùng số tiền này để đóng các khoản phí trong học tập. (Hình B3.2) • Em Lê Thị Thùy Dương, học sinh lớp 11B9 (sinh ngày 31/01/2001). Em Dương bán bánh tráng trộn. Thu nhập bình quân mỗi tháng dao động từ hai triệu năm trăm ngàn đồng (2.500.000 đồng) đến ba triệu đồng (3.000.000 đồng) một tháng. Em Dương cũng dùng số tiền này phụ gia đình trang trải các khoản chi phí học tập. Từ việc bán thức ăn vặt cho khách hàng (chủ yếu là HS), cả hai HS này cùng tích lũy được nhiều kinh nghiệm: - Em Hồng chia sẻ : “Em rút ra được kinh nghiệm là khi bán hàng mình phải tư vấn nhiệt tình và nói chuyện vui vẻ, làm cho người mua có cảm giác gần gũi và mình Trang 7 phải bán hàng chất lượng để tạo niềm tin cho khách hàng. Dù người ta có hỏi nhưng không mua thì mình vẫn phải cảm ơn và vui vẻ chứ không thể có thái độ cáu gắt. Đặc biệt là với người lớn thì mình phải lễ phép hơn. Nếu khách ở hơi xa nhưng trong tỉnh thì em vẫn vui vẻ đi giao chứ không lấy tiền ship. Nhờ buôn bán mà em khi giao tiếp em học được thái độ vui vẻ bán được món ăn không độc hại mà lại cho mọi người cảm giác lạ miệng còn em thì có tiền để tự lo cho những khoản nhỏ trong chi tiêu hàng ngày để bớt xin tiền của ba mẹ” - Em Dương tâm sự : “Qua việc buôn bán này, em tập cho mình sự kiên nhẫn, chờ đợi giao hàng; cách cư xử hòa nhã, từ tốn với khách hàng. Em trưởng thành hơn để phân biệt hàng thật hàng giả và nhìn con người thấu đáo hơn”. ❖ Nhóm 3 : Nhóm kinh doanh các mặt hàng handmade: Tự làm và bán những món đồ handmade cũng là một trào lưu kinh doanh của các em HS hiện nay. Các em tự lập nhóm để làm sản phẩm và cùng nhau đăng bán trên Zalo và Facebook. Có hai nhóm làm tốt việc làm và kinh doanh đồ handmade: • Nhóm của em Đặng Trà My, HS lớp 12B10 (sinh ngày 06/7/2000) tự đan, móc len để làm áo trẻ con, giày trẻ con, móc khóa,...Thu nhập bình quân một tháng từ một triệu (1.000.000 đồng) đến hai triệu năm trăm ngàn (2.500.000 đồng). • Nhóm của em Châu Thị Ngọc Hân, HS lớp 12B10 (sinh ngày 11/02/2000) tự làm các loại hoa giấy lụa để bán (loại sản phẩm này bán được nhiều nhất là vào các dịp lễ, tết,...). (Hình B3.3) Qua hoạt động làm và kinh doanh đồ handmade, HS tích lũy và trang bị cho mình các kinh nghiệm sau : “Trước tiên, khi bắt đầu làm em đi từ sự đam mê rồi phát hiện mình có năng khiếu và óc sáng tạo. Em có thu nhập từ việc bán sản phẩm do mình làm ra. Tiền bán được em dùng để mua đồ mình thích hoặc chi phí khi đi tiệc. Phần vốn em bỏ vào ví, phần lãi bỏ vào ống heo. Trong quá trình làm và bán mặt hàng thủ công bằng len này em có thêm kinh nghiệm giao tiếp với khách hàng, học được sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, tự do tiền bạc và chi tiêu hợp lí. Từ trải nghiệm này mà em dự tính sẽ xét tuyển vào trường Đại học Mĩ thuật TP Hồ Chí Minh và trường Cao đẳng kinh tế TP Hồ Chí Minh” (em Đặng Trà My chia sẻ). ❖ Nhóm 4 : Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sản xuất nông nghiệp (thực phẩm sạch) Trang 8 Nếu như cách đây vài năm các loại sữa chua, nước trái cây, giá đỗ,... được HS làm và kinh doanh nhiều thì hiện nay việc trồng nấm, rau mầm, rau sạch đang được phổ biến rộng khắp trong trường học. Trường THPT Trần Văn Ơn từ năm 2014 đã có nhiều HS trồng rau thủy canh hồi lưu và bán với giá cao. Đặc biệt trong năm học 2017-2018, một tập thể HS dưới sự cố vấn, hỗ trợ của GV đã thí nghiệm mô hình trồng nấm bào ngư. Bước đầu đã có những thu nhập rất tốt. • Nhóm trồng nấm bào ngư (Tư liệu đính kèm : Kế hoạch Thực hiện dự án Khởi nghiệp từ nấm bào ngư”; Hình B3.4) Sau đây là những kết quả bước đầu: - Kinh phí : Tổng kinh phí: 9.490.000 đồng - Thu sản phẩm (Tính đến thời điểm viết sáng kiến) + Đợt 1: 65kg x 35.000/đồng= 2.275.000 đồng + Đợt 2: 62kg x 35.000/đồng= 2.170.000 đồng + Đợt 3: 30kg x 35.000/đồng= 1.050.000 ( 8kg tặng học sinh; 10kg tặng hội từ thiện) Dự kiến thu đến cuối đợt 17.000.000 đồng (10 đợt). Dự kiến lợi nhuận: 17.000.000 đồng- 9.490.000 đồng = 7.510.000 đồng • Nhóm trồng rau thủy canh hồi lưu: HS Nguyễn Hoàng Huy tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật với đề tài “trồng rau thủy canh hồi lưu”. Sau thời gian nghiên cứu em đã tự trồng rau sạch để kinh doanh nhỏ. Bạn Huy chia sẻ “việc tham gia trồng rau giúp bản thân áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, vừa kiếm thêm thu nhập, lại học được cách trồng rau sạch an toàn, để áp dụng trồng cho gia đình ăn và hướng dẫn cho mọi người xung quanh. Sản phẩm do em làm ra được các thầy cô và gia đình xung quanh tiêu thụ”. (Hình B3.5) Bước 4 : Giới thiệu chính sách khuyến khích khởi nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp Chính quyền địa phương luôn đồng hành, hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững. Các chính sách hỗ trợ của tỉnh: - Hỗ trợ chi phí gia nhập thị trường. Trang 9 - Hỗ trợ thông tin, thủ tục hưởng ưu đãi. - Hỗ trợ dịch vụ tư vấn về thuế. - Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực. - Hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng KHCN. Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp: - Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Khởi nghiệp tỉnh Bến Tre • Địa chỉ: số 28, Lê Đại Hành, Phường 3, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. • Đại diện: Ông Lê Xuân Vinh- Chức vụ: Giám đốc • Điện thoại: 0913886454 • Email: [email protected] - Phòng Tư vấn Khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp • Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Khởi nghiệp • Điện thoại:(0275) 3825340/ 0989.280.636 (Ms Yến) • Website: www.sipcbentre.gov.vn - Hội Doanh Nhân Trẻ tỉnh Bến Tre : Điện thoại: 0907141868/ 0901.003.075 (Mr. Quốc Sĩ) - Câu lạc bộ “Hạt giống khởi nghiệp xứ Dừa” nơi tập hợp và ươm mầm ý tưởng trong thanh niên Bến Tre. Câu lạc bộ “Hạt giống khởi nghiệp xứ Dừa” do Tỉnh đoàn thành lập nhằm giúp sức ươm mầm ý tưởng của các bạn trở thành hiện thực và thu hút các ý tưởng khởi nghiệp để làm giàu thêm nguồn lực khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp của thanh niên Bến Tre. Câu lạc bộ dành cho tất cả thanh niên, sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp hoặc chưa có ý tưởng nhưng ham thích khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp. Để đăng ký tham gia Câu lạc bộ, các bạn đoàn viên, thanh niên đăng ký thông qua Ban Chấp hành Đoàn tại địa phương, đơn vị hoặc đăng ký trực tiếp với Tỉnh đoàn (số 58, phường 3, đường 3/2, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre). Bước 5 : Đánh giá kết quả Thuận lợi: - Học sinh có nhu cầu muốn khởi nghiệp ngay trong nhà trường. HS tự tổ chức các nhóm khởi nghiệp ngay khi còn đi học để khi ra trường có đủ bản lĩnh, kiến thức, trở thành lực lượng khởi nghiệp chính; mạnh dạn đề xuất ý tưởng khởi nghiệp và thực hiện ý tưởng. Trang 10 - Học sinh nhạy bén trong nắm bắt thị hiếu, thị trường lao động. Các nhóm HS khởi nghiệp hiệu quả đã tạo nên một làn sóng mới về tinh thần khởi nghiệp cho các em học sinh trung học, khuyến khích các em tự do thể hiện ý tưởng cũng như đánh động đến các bậc phụ huynh, đến xã hội về sự quan tâm và đặt niềm tin hơn vào những ý tưởng của các bạn học sinh hiện nay. - Được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội. Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo để tạo điều kiện cho HS được tiếp xúc với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Các cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp tình nguyện tham gia công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh tại nhà trường. Khó khăn: - Đa số HS và PH chưa hiểu đúng về khởi nghiệp. Phần lớn PH chỉ yêu cầu HS tập trung chủ yếu vào việc học mà ít khi quan tâm và cho phép HS khởi nghiệp. - Ý tưởng mới, sáng tạo của thanh niên có nhưng chưa nhiều; chưa ham thích nghiên cứu sáng tạo khoa học. - Đa số HS còn tâm thế học ra trường phải vào các cơ quan Nhà nước hoặc đi làm thuê, ít thanh niên có ý chí khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp. - Đội ngũ tư vấn khởi nghiệp của trường chưa được đào tạo và chưa có nhiều kinh nghiệm. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Sáng kiến kinh nghiệm này có thể do GVCN hướng dẫn cho lớp chủ nhiệm, GVBM tổ chức cho lớp hoặc nhóm, hoặc có thể tổ chức phối hợp giữa GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên và các thành viên khác trong nhà trường,… - Những giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp, ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm học, ở nhiều địa điểm khác nhau trong và ngoài nhà trường,…trong nhà trường THPT. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp - Sau thời gian áp dụng những giải pháp trên, người viết sáng kiến nhận thấy HS có hứng thú tìm hiểu để xác định định hướng KN cho bản thân. Trang 11 - Thông qua việc định hướng KN cho HS, người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về lĩnh vực, ngành kinh doanh mà bản thân có hứng thú. - KN có thể mang lại cho học sinh cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng. - Việc đưa GDKN vào trong chương trình giáo dục của nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Tóm lại, định hướng KN cho HS THPT là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tế cuộc sống. Từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân HS. Ðể khởi nghiệp thành công, nhà trường cần chuẩn bị ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp cho HS khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Quá trình nghiên cứu hay học tập tại trường là quãng thời gian lên ý tưởng suy nghĩ và khởi nghiệp. Ðây cũng là giai đoạn tốt nhất chuẩn bị cho bản thân HS kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh và tinh thần khởi nghiệp. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: 1. Giáo viên Tiếng Anh : Lao Thị Tuyết Huệ 2. Thạc sĩ hóa học (GVCN 12A2): Nguyễn Thị Trúc Phương 3. Giáo viên Tin học (Chủ tịch Công đoàn cơ sở) : Võ Thụy Kim Vi 4. Giáo viên Ngữ văn (GVCN 10B10) : Đỗ Thị Mỹ Duyên 5. Giáo viên Ngữ văn (Trưởng ban Văn thể mĩ): Võ Thị Thanh Thương 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 3.7. Các điều kiện cần thiết khi áp dụng sáng kiến: Không 3.8. Tài liệu kèm theo: hình ảnh minh họa. Châu Thành, ngày 16 tháng 03 năm 2018 Trang 12 PHỤ LỤC (Hình ảnh minh họa cho các hoạt động KN) Hình B1.1: Chương trình Thắp sáng ước mơ - Tư vấn về khởi nghiệp Hình B1.2: Chương trình giao lưu “Đồng khởi khởi nghiệp” với cựu học sinh của trường. Trang 13 Hình B3.1: Phương tiện và hình ảnh sản phẩm kinh doanh mỹ phẩm online Em Hồ Thị Thanh Phương học sinh lớp 12A online) 1 (Bán mỹ phẩm Thanh Phương được nhận cúp với doanh thu cao (thăng cấp) Trang 14 Hình B3.2: Hình ảnh sản phẩm kinh doanh nếp sấy chà bông Em Dương Thị Diễm Hồng lớp 11B4 kinh doanh nếp sấy chà bông Sản phẩm nếp sấy chà bông Sản phẩm nếp sấy chà bông chất lượng, có nguồn gốc Trang 15 Hình B3.3: Một số sản phẩm kinh doanh mặt hàng handmade của HS Sản phẩm từ len Trang 16 Một số mặt hàng kinh doanh hoa giấy Thiệp chúc mừng handmade Trang 17 Hình B 3.4a; B 3.4b : Khởi nghiệp từ nấm bào ngư Trang 18 Hình B 3.5: Trồng rau sạch thủy canh hồi lưu Trang 19 Tư liệu B3 CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TRẦN VĂN ƠN Châu Thành, ngày… tháng … năm 2017 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN “KHỞI NGHIỆP “ TỪ NẤM BÀO NGƯ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhằm góp phần vào sự thành công của phong trào “Đồng Khởi- Khời nghiệp” của Tỉnh Bến Tre; - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho học sinh, khơi gợi ý tưởng sáng tạo, ươm mầm khởi nghiệp từ các đề tài, dự án nghiên cứu để lựa chọn nghề nghiệp, khởi nghiệp sau này. II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 1. Đối với học sinh: - Lớp 11A2 tham gia :42 học sinh; - Tiền góp vốn : 1.000.000 (Một triệu đồng chẵn). - Làm việc theo lịch của giáo viên hướng dẫn phân công. 2. Đối với nhà trường: - Cho phép sử dụng phòng học (phòng cây) để làm nơi sản xuất. 3. Đối với cán bộ, giáo viên: - Cô Võ Thụy Kim Vi (Chủ tịch công đoàn): Chịu trách nhiệm chung của dự án; vận động Cán bộ- Giáo viên- Nhân viên, học sinh tham gia ủng hộ dự án. - Thầy Nguyễn Tống Duy Vũ (Phó hiệu trưởng): hỗ trợ kĩ thuật, cơ sở vật chất. - Cô Trương Thị Ngọc Liên (Tổ phó Sinh- Công nghệ): Phụ trách kĩ thuật trồng nấm, đầu ra sản phẩm. - Thầy Lai Hữu Lộc (Trưởng Ban lao động): phụ trách quản lí, chăm sóc khu trồng nấm cùng với học sinh. - Thầy Phạm Đình Huấn (Phó Bí thư đoàn trường): phụ trách quản lí, chăm sóc khu trồng nấm cùng với học sinh. 4. Tổng tiền góp vốn: Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng