Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số cách tổ chức trong giờ học thể dục nhằm giáo dục đạo đức cho học sin...

Tài liệu Skkn một số cách tổ chức trong giờ học thể dục nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh

.DOC
30
1152
99

Mô tả:

Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận về đạo đức và giáo dục đạo đức ..............................................5 1.1.1. Khái niệm về đạo đức ...............................................................................5 1.1.2. Về vấn đề giáo dục đạo đức.......................................................................6 1.1.2.1. Khái niệm về giáo dục đạo đức...........................................................6 1.1.2.2. Cấu trúc quá trình giáo dục đạo đức...................................................6 1.1.2.3. Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức....................................7 1.1.2.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức.............................7 1.1.2.5. Nội dung giáo dục đạo đức.................................................................8 1.2. Cơ sở pháp lý...................................................................................................9 1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT LỘC HƯNG TRẢNG BÀNG – TÂY NINH. 2.1. Đặc điểm chung nhà trường............................................................................12 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương .....................................................12 2.1.2. Tình hình học sinh....................................................................................12 Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 1 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm 2.1.3. Tình hình giáo viên...................................................................................12 2.2. Những tồn tại...................................................................................................13 2.3. Nguyên nhân....................................................................................................14 2.4. Đứng trước tình hình thực tế ..........................................................................15 2.5. Kết quả đạt được .............................................................................................16 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CÁCH TỔ CHỨC TRONG GIỜ HỌC THỂ DỤC NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 3.1. Thể hiện vai trò của người thầy khi lên lớp....................................................18 3.2. Nâng cao được ý thức tổ chức kỷ luật.............................................................18 3.3. Quan tâm nhiều đến những thay đổi của học sinh..........................................20 3.4. Phát huy năng khiếu, sở trường.......................................................................21 3.5. Lấy tập thể để giáo dục cá nhân......................................................................22 3.6. Giáo dục học sinh bằng hoạt động thể thao cụ thể.........................................22 3.7. Xử lý những lỗi, những vi phạm của học sinh ...............................................23 3.8. Kết hợp với các bộ phận khác trong nhà trường.............................................23 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Một số kết luận...................................................................................................25 2. Một số kiến nghị đề xuất....................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................28 Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ............................................................29 Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 2 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Giáo dục đạo đức là yêu cầu khách quan của sự nghiệp "trồng người", nó giúp đào tạo ra thế hệ vừa "hồng" vừa "chuyên" nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giáo dục đạo đức học sinh là một mặt trong hai mặt giáo dục cơ bản trong nhà trường phổ thông. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông khi đến trường, các em được lĩnh hội về quy tắc hành vi đạo đức một cách có hệ thống. Đến tuổi thiếu niên do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triển mạnh mẽ của tự ý thức mà trình độ đạo đức của các em được phát triển mạnh. Sự hình thành ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức nói riêng là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên, đa số học sinh tự ý thức được mình trong việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên vẫn còn một số ít các em chưa tự ý thức được trong việc học tập và tu dưỡng. Khái niệm đạo đức của một số học sinh này hình thành một cách tự phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng của những sự kiện bên ngoài xã hội, trong sách, trong phim và bạn bè xấu rủ rê. Đây là những học sinh cá biệt về đạo đức (lười học, không học bài, làm bài, lấy cắp đồ dùng học tập của bạn, ham chơi, nghịch ngợm trong các hoạt động tập thể, nói tục chữi thề, hút thuốc, uống rượu, bia, thiếu ý thức tập thể, ý thức tổ chức, …) Tình trạng này là nỗi lo của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, là nỗi lo và là sự trăn trở nhất đối với người giáo viên. Đứng trước thực trạng trên với cương vị là giáo viên dạy lớp môn thể dục, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số cách tổ chức trong giờ học thể dục nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh” để góp phần cùng giáo viên chủ nhiệm, nhà trường hạn chế thấp nhất học sinh có hạnh kiểm yếu và trung bình. Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 3 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp, cách thức tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện trong giờ học thể dục và hoạt động thể thao ngoài giờ nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng – Tây Ninh. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Học sinh lớp 12 năm học 2008 – 2009, học sinh lớp 10 2009 – 2010 ở Trường THPT Lộc Hưng 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xác lập một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng – Tây Ninh. 4.2. Phân tích và đánh giá thực trạng đạo đức, công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng – Tây Ninh. 4.3. Đề xuất một số cách thức tổ chức trong giờ học thể dục nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lộc Hưng – Trảng Bàng – Tây Ninh. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận + Tổng hợp, phân tích các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tài liệu tạp chí, sách, báo ….nói về giáo dục. 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Quan sát + Điều tra + Phân tích tổng kết kinh nghiệm 5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ + Thống kê Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 4 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm + Đối chứng CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG THPT 1.1. Cơ sở lý luận về đạo đức và giáo dục đạo đức 1.1.1. Khái niệm về đạo đức Trong quá trình phát triển xã hội loài người, đã xuất hiện các mối quan hệ vô cùng phong phú và phức tạp, các mối quan hệ đó thể hiện qua ứng xử, giao tiếp, giao tiếp hàng ngày giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với tổ chức xã hội, với gia đình……Nếu các ứng xử, giao tiếp, hành vi phù hợp với yêu cầu và lợi ích chung của con người thì coi đó là đạo đức. Ngược lại nếu ứng xử giao tiếp, hành vi không phù hợp gây tổn hại đến lợi ích của con người, cộng đồng thì bị coi là không có đạo đức. Chính vì vậy có rất nhiều quan niệm, cách nói khác nhau nói về đạo đức. Nhìn dưới góc độ xã hội: Hiện nay có thể coi đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực điều chỉnh (hoặc chi phối) hành vi của con người. Trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, giữa con người với chính mình. Với góc độ cá nhân: - Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thân mình - Đạo đức có vai trò rất lớn đến sự phát triển xã hội, xã hội phát triển sẽ thúc đẩy đạo đức phát triển và ngược lại. Những mối quan hệ xã hội sẽ quy định những Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 5 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm chuẩn mực, thang giá trị đạo đức sao cho phù hợp để duy trì các mối quan hệ đó. Đồng thời, đạo đức rất cần cho xã hội, đạo đức luôn luôn nhằm mục đích bảo vệ xã hội. Đặc biệt, đạo đức trong xã hội Cộng sản chủ nghĩa còn góp phần xoá bỏ xã hội cũ để thiết lập xã hội mới tiến bộ hơn. - Đạo đức có vai trò rất lớn trong việc hình thành nhân cách. Có thể nói chức năng quan trọng nhất của đạo đức là định hướng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Rõ ràng muốn được mọi người chấp nhận thì họ phải nắm được những nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội để lựa chọn cho mình những hành vi và cách ứng xử cho phù hợp theo quan điểm đạo đức tiến bộ xã hội. Như vậy, công tác giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách. 1.1.2. Về vấn đề giáo dục đạo đức 1.1.2.1. Khái niệm về giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực, giá trị đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. 1.1.2.2. Cấu trúc quá trình giáo dục đạo đức Quá trình giáo dục đạo đức được hoạt động, vận hành theo một hệ thống tích hợp các thành tố chủ yếu sau đây: - Mục đích yêu cầu, chuẩn mực giáo dục đạo đức. - Nội dung giáo dục đạo đức. - Phương pháp giáo dục đạo đức. - Hình thức tổ chức giáo dục đạo đức. - Nhà giáo dục. - Người được giáo dục. Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 6 Trường THPT Lộc Hưng - Các điều kiện, phương tiện giáo dục đạo đức. - Kết quả giáo dục đạo đức. Sáng kiến kinh nghiệm Mỗi thành tố trong hệ thống này đều có những nét đặc trưng riêng nhưng chúng đều có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm tối ưu hoá quá trình giáo dục đạo đức. 1.1.2.3. Các đặc điểm của quá trình giáo dục đạo đức - Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và dạy học giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường - Tính lâu dài của các quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức. - Tính đột biến và khả năng tự biến đổi. - Phát triển thông qua hoạt động và giao lưu tập thể. - Tính cá thể hoá cao. - Chứa nhiều mâu thuẫn. - Có sự tương tác hai chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. - Tính chất khó khăn trong việc đánh giá kết quả, sự phát triển đạo đức của cá nhân. 1.1.2.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức - Đạo đức là một mặt giáo dục bắt buộc, một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường học (đức, trí, thể, mĩ, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp…) trong đó giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm năng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Quá trình giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với xã hội, con người với cuộc sống. Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 7 Trường THPT Lộc Hưng - Sáng kiến kinh nghiệm Nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức: + Giáo dục khái niệm đạo đức, niềm tin đạo đức. + Giáo dục tình cảm đạo đức. + Giáo dục kỹ xảo và thói quen đạo đức. Những nhiệm vụ của các quá trình giáo dục đạo đức này không chỉ định hướng cho các hoạt động giáo dục đạo đức, mà còn định hướng cho hoạt động dạy nói chung, dạy môn học nói riêng. 1.1.2.4.1 . Nội dung giáo dục đạo đức a. Giáo dục tư tưởng – chính trị đạo đức - Tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học: Thế giới quan quyết định xu hướng lý tưởng, đạo đức và các phẩm chất tư tưởng của con người. Vì vậy việc tăng cường giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh sẽ giúp cho các em có những suy nghĩ đúng đắn với niềm tin khoa học. - Tăng cường giáo dục tư tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa cho học sinh, nâng cao lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường ý thức lao động và tự lao động. Trong hoàn cảnh hiện nay cần đặc biệt quan tâm giúp cho các em ngăn ngừa và khắc phục biểu hiện sai trái như: Chây lười lao động, học tập, ỷ lại vào người khác, bắt chước những tật xấu bên ngoài xã hội, muốn xoay sở làm những việc bất chính, chạy theo thành tích. - Tăng cường giáo dục pháp luật, kỷ luật, lòng yêu thương con người và hành vi ứng xử có văn hoá trong các mối quan hệ xã hội. Giáo dục học sinh biết yêu quý và kính trọng ông bà, anh chị em, những người thân thich trong gia đình, họ hàng, thầy cô giáo, bạn bè những người xung quanh… biết thông cảm quan tâm và giúp đỡ người khác, nhất là những người già cả, những người tàn tật, những người gặp tai nạn rủi ro, để đem lại niềm vui cho người khác, biết hy sinh quyền lợi cá nhân biết ứng xử tế nhị, lịch sự, biết và dám đấu tranh với những biểu hiện coi thường, hạ thấp và chà đạp lên nhân phẩm người khác. Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 8 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm b. Giáo dục đạo đức trong các mối quan hệ: Trong nhà trường phổ thông các phẩm chất đạo đức cần trao dồi cho học sinh một cách liên tục, khoa học, hợp lý và được phân thành từng nhóm theo từng quan hệ xã hội: Quan hệ cá nhân với cộng đồng (trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản, yêu nước, yêu hoà bình tự hào dân tộc, tin yêu Đảng và kính yêu Bác Hồ …), quan hệ cá nhân với bản thân, với người khác như ruột thịt, bạn bè, đồng chí… có tinh thần xã hội chủ nghĩa, tôn trọng ý kiến tập thể, tôn trọng các nguyên tắc và chuẩn mực do tập thể đề ra. Biết quý trọng và bảo vệ môi trường tự nhiên. 1.2. Cơ sở pháp lý của việc giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT. - Luật giáo dục nước CHXHCNVN năm 2005 cũng chỉ rõ: “ Mục tiêu của giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khoá VIII có ghi rõ: “ Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ gắn bó tha thiết với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy tính cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng CNXH” vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ. - Mục 2 điều 27 Luâ ât Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diênê về đạo đức, trí tuê,ê thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Viêtê Nam xã hô êi chủ nghĩa, xây dựng tư cách và Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 9 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm trách nhiê êm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoă êc vào cuô êc sống lao đô êng, tham gia xây dựng và bảo vê ê Tổ quốc”. - Giáo dục đức cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp, có mục tiêu phù hợp, phải được xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể và được làm thường xuyên liên tục, phải có hệ thống mới đạt kết quả cao. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thông qua các hình thức giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời phải biết kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Huy động mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ của tất cả các tổ chức, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể cùng phối hợp để thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cho học sinh. 1.3. Cơ sở thực tiễn: Với đă âc điểm của lứa tuổi từ 15 đến 19 tuổi ở bâ âc THPT, đây là giai đoạn phát triển thay đổi rất mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tâm lý của các em. Các em luôn hiếu đô âng, hay bắt chước, muốn tự khẳng định mình... Chính vì vâ ây mà các em không muốn bị gia đình ràng buô âc, các em dễ có những nhâ nâ thức không đúng, lê âch lạc, dẫn đến vi phạm các nô âi quy, quy định chung. Mă tâ khác ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đă âc biê ât là sự giao tiếp với bạn bè từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Khi không có sự hướng dẫn của người lớn thường dẫn đến những nhâ nâ thức lê câ h lạc về ý thức, hành vi, lời nói dẫn đến các vi phạm. Trong khi đó thì phần đông các gia đình hiê ân nay có ít con, có điều kiê nâ về kinh tế nên cũng nuông chiều con cái cho nên các em có điều kiê nâ tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hoá, khoa học kỹ thuâ ât, Internet trong nước và thế giới, do vâ ây mà các em có thể hiểu biết rất phong phú về nhiều lĩnh vực mà nhiều khi cha mẹ, thầy cô không để ý đến, điều đó làm cho trẻ tưởng rằng chúng đã trưởng thành và có thể quyết định đúng đắn những vấn đề của bản thân, gia Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 10 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm đình và xã hô âi... Vì thế chúng xem thường lời khuyên của thầy cô, cha mẹ đó cũng là mầm mống nảy sinh các học sinh có khó khăn trong rèn luyê nâ đạo đức. * Đối với những học sinh có khó khăn trong rèn luyê nâ đạo đức thường có các đă âc điểm rất cụ thể như: Phát triển rất lê âch lạc, biến dạng, thái hoá về nhu cầu cá nhân: nghiê ân hút, cờ bạc, chơi các trò chơi không lành mạnh... Nhu cầu phát triển lành mạnh xã hô âi kém, có các biểu hiê ân tiêu cực đối lâ pâ với các mối quan hê â văn hoá, nhân bản của con người đă âc biê ât là vâ ât chất. Kém phát triển về ý thức đạo đức, hoă âc có khi trở nên vô thức trong quan hê â với cô âng đồng, với người khác. Nhâ nâ thức xã hô âi lê âch lạc, thiếu niềm tin. Hoài nghi mọi thứ, ngại thổ lô â, bô câ bạch bản thân ngay cả những vấn đề tích cực. Đôi khi có sự di chuyển niềm tin, lẽ sống, lý tưởng tốt đẹp sang niềm tin, lẽ sống, lý tưởng của những kẻ bụi đời, ngỗ ngược mù quáng. Tình cảm của những học sinh này phát triển rất hạn chế: Có em trở nên hâ nâ đời, hằn học, phớt đời; có em khát khao tình cảm được bù đắp thỏa đáng; có em mất cân bằng về tình cảm dễ bị kích đô âng; có em tình cảm yếu đuối dễ bị mua chuô âc, ngại làm viê âc... Từ đó dẫn đến các em hay có các thói quen vi phạm các kỷ cương, nề nếp, nô iâ quy của tâ pâ thể được biểu hiê nâ qua các hành vi: Trêu tức, xấc xược, liên kết thành nhóm ...Những nhóm này không tích cực hay có các trò quỷ quái để trêu bạn bè, phản ứng, trả đũa, nói năng thô bỉ, cục cằn, thích dùng tiếng lóng, gây bè, kéo phái đánh nhau…. Kết quả thực tế về hạnh kiểm học sinh năm học 2007 – 2008. Naêm hoïc Toát Người thực hiện: Lê Trường Nhân Khaù TB Yeáu Trang 11 Trường THPT Lộc Hưng Toång soá HS 2007-2008 1025 Sáng kiến kinh nghiệm TS TL(%) TS TL(%) TS TL(%) TS TL(%) 470 45.9 370 36.1 111 10.8 74 7.2 Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 12 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT LỘC HƯNG 2.1. Đặc điểm chung nhà trường 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương Trường THPT Lộc Hưng nằm trên địa bàn xã Lộc Hưng thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Đây là một xã vùng sâu, dân cư ở đây chủ yếu sống nhờ nghề nông nghiệp và buôn bán nhỏ. Nhìn chung kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, chưa phát triển hạ tầng cơ sở đầy đủ, thu nhập chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Học sinh của trường phần lớn ở xa trường (Xã Hưng Thuận, xã Đôn Thuận) nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên sự nhận thức về việc cho con em đến trường của nhân dân ở đây cũng có nhiều tiến bộ, hầu hết các bậc phụ huynh học sinh đều tạo điều kiện thuận lợi cho các em đi học. Đó cũng là một điều kiện thuận lợi cho trường chúng tôi . 2.1.2. Tình hình học sinh Về phía học sinh: Nhìn chung đầu vào của học sinh ở mức trung bình thấp do lớp học sinh khá giỏi đã chuyển đến trường điểm của huyện là trường Nguyễn Trãi. Các em ở độ tuổi từ 14 đến 19 tuổi, đa số là con em nông thôn có ưu điểm là: trung thực, ngoan ngoãn, chịu khó học tập. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận học sinh có sự suy giảm về đạo đức như còn lười học, trốn tiết, vô lễ với người lớn, hay gây gỗ, đánh nhau, hút thuốc, uống rượu……. chưa chấp hành tốt luật giao thông. 2.1.3. Tình hình giáo viên Lực lượng giáo viên đa số trẻ, năng động nhiệt tình trong công tác, có lý tưởng, hoài bão phục vụ đất nước, đào tạo thế hệ tương lai. Nhưng đa số nhà ở xa trường nên không có điều kiện nhiều để gần gũi học sinh. Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 13 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Những tồn tại Bên cạnh những thuận lợi nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh. - Khu vực xung quanh trường vẫn cón nhiều tụ điểm vui chơi giải trí không lành mạnh, lôi kéo học sinh tham gia như: tiệm cà phê, bida, tiệm game, quán nước võng…… giờ ra về có nhiều thanh niên tụ tập lôi kéo học sinh gây mất trật tự, cản trở giao thông. - Cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn không đáp ứng đủ các yêu cầu dạy học môn thể dục, và các hoạt động tập luyện thể thao. Nhà trường thiếu sân bãi tập luyện để học sinh có thể rèn luyện TDTT. Nhà trường chưa thành lập được các câu lạc bộ tập luyện TDTT, các lớp dạy tự chọn TDTT ngoài giờ cho học sinh. - Về giáo viên trong giờ dạy thể dục cũng còn nhiều hạn chế, chưa thật sự nghiêm khắc với học sinh trong giờ học, không có yêu cầu cao đối với học sinh trong quá trình tập luyện, chưa xây dựng được tính tập thể trong học sinh, chưa tạo ra tính đoàn kết, ý thức tổ chức kỹ luật trong lớp học, giáo viên vẫn còn tình trạng dạy đối phó vì xem đây là môn phụ dạy cho hết giờ là xong không chú ý đến việc uốn nắn, giáo dục đạo đức cho học sinh trong giờ học mà phó mặt cho lớp, cho giáo viên chủ nhiệm, nhà trường chứ đó không phải là trách nhiệm của mình. Giáo viên thường không xử lý những trường hợp vi phạm trong giờ dạy của mình mà chỉ ghi nhận lại tiết không tốt để giáo viên chủ nhiệm xử lý. Trong quá trình dạy giáo viên chưa kích thích được tính ham mê hoạt động thể dục thể thao của học sinh để từ đó có biện pháp tốt giáo dục học sinh. Chưa quan tâm đến học sinh, thiếu sự quan sát đối với những biểu hiện không bình thường của học sinh. - Về học sinh: Trong nhà trường vẫn còn tồn tại một bộ phận học sinh có những biểu hiện không tốt cần phải quan tâm như: Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 14 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm + Không có động cơ học tập tốt: Còn thường xuyên nghỉ học không phép, bỏ giờ, bỏ tiết, không thuộc bài và làm bài trước khi lên lớp, trong lớp còn mất trật tự. Thường xuyên tham gia các trò chơi không lành mạnh như chơi game, bida……...Tất cả những biểu hiện này không những ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em học sinh đó mà còn ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp cũng như của trường. + Còn vi phạm pháp luật: Còn gây gỗ đánh nhau, uống rượu, đi hàng hai hàng ba gây rối trật tự giao thông, đánh cờ bạc, trộm cắp… + Còn vi phạm đạo đức: Hay nói tục, chửi thề, không vâng lời thầy cô, không vâng lời cha mẹ, thậm chí còn vô lễ mắng chửi thầy cô giáo… - Về gia đình: Một số bậc phụ huynh ít quan tâm đến các em, cho rằng việc giáo dục đạo đức của các em là nhà trường phải lo, không quan tâm đến việc quản lý giờ giấc của các em chỉ biết cho tiền con đi học, còn việc có đến trường hay không thì không cần quan tâm. Một số gia đình cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của các em, cũng có những gia đình cha mẹ thường xuyên bất hòa gây ảnh hưởng đến đến việc học tập của các em…… 2.3. Nguyên nhân - Về phía quản lý: Việc thực hiện các kế hoạch, các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, các chủ trương, đường lối, các điều khoản của Luật Giáo dục, điều lệ phổ thông, nội quy của trường, các nghị quyết của chi bộ Đảng và các tổ chức chưa thực sự thấm nhuần sâu sắc đến từng giáo viên và học sinh, chưa có biện pháp hữu hiệu giúp cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. Chưa tham mưu, phối hợp kịp thời với các cấp chính quyền giải quyết triệt để các tệ nạn xã hội, các tụ điểm giải trí không lành mạnh gần trường. - Đội ngũ giáo viên: Công tác giáo dục giữa các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm chưa đồng bộ, nhiều giáo viên thiên về dạy chữ, coi nhẹ dạy người. Kinh nghiệm năng lực công tác chủ nhiệm nhiều giáo viên còn yếu và còn thiếu nhiệt tình, chưa trăn trở để đề ra biện pháp giáo dục học sinh, các buổi sinh hoạt lớp qua Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 15 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm quýt, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, chưa tận dụng hết thời gian sinh hoạt, chưa thực sự là người cha, người mẹ ở trường để dạy dỗ học sinh. Chủ yếu coi nặng hình thức kỷ luật mà ít quan tâm đến các em muốn gì, nghĩ gì. Giáo viên bộ môn chỉ xem trọng chất lượng bộ môn ít quan tâm đến việc giáo dục tư cách đạo đức, kỹ năng cho các em. - Các tổ chức: Đoàn thanh niên, công đoàn, hội cha mẹ học sinh trong nhà trường chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc phối hợp hoạt động với phụ huynh học sinh, còn thiếu kinh nghiệm trong công tác hoạt động này, nhiều gia đình còn bỏ mặc cho nhà trường và xã hội. - Một số thầy cô giáo chưa chuẩn mực, chưa làm gương cho học sinh. Ví dụ vẫn còn có những thầy giáo đôi khi còn say rượu, hút thuốc để cho học sinh nhìn thấy. - Một lực lượng thanh niên không có việc làm thường xuyên tụ tập trước cổng trường lôi kéo học sinh vào các tệ nạn xã hội. - Chính quyền địa phương chưa giải quyết tốt tình trạng mất trật tự ở trước cổng trường giờ tan học, chưa có biện pháp xử lý dứt điểm đối với những điểm kinh doanh giải trí vi phạm pháp luật. 2.4. Đứng trước tình hình thực tế đó là một giáo viên dạy môn thể dục tôi nhận thấy cần phải có một số cách tổ chức trong giờ học thể dục nhằm giáo dục đạo đức học sinh dục như sau: - Thể hiện vai trò của người thầy khi lên lớp. - Nâng cao được ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trong lớp học. - Quan tâm nhiều đến những thay đổi của học sinh trong giờ dạy, đặc biệt là cách nói năng, cư xử. - Phát huy năng khiếu, sở trường, phát huy tính tự học, năng động sáng tạo của học sinh. - Lấy tập thể để giáo dục cá nhân, và lấy cá nhân làm gương cho tập thể. Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 16 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục học sinh bằng hoạt động thể thao cụ thể. - Xử lý những lỗi, những vi phạm của học sinh trong phạm vi quyền hạn của người giáo viên. - Kết hợp với các bộ phận khác trong nhà trường, gia đình, xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. 2.5. Kết quả đạt được Trong năm học 2008 – 2009 tôi được phân công giảng dạy 4 lớp 12 nên tôi đã áp dụng một số biện pháp trên đối với 2 lớp 12B3 và 12B4 còn 2 lớp còn lại làm 2 lớp đối chứng là 12B1 và 12B2 (có nhiều học sinh ngoan hơn, có kết quả về rèn luyện đạo đức tốt hơn). Nhưng kết quả về hạnh kiểm đạt được cuối năm học như sau: 43 44 Toát TS TL(%) 20 46.5 18 40.9 HAÏNH KIEÅM Khaù TB TS TL(%) TS TL(%) 16 37.2 7 16.3 17 38.6 8 18.2 42 39 23 19 14 17 Lớp Toång soá HS 12B1 12B2 12B3 12B4 54.8 48.7 33.3 43.6 5 3 11.9 7.7 Yeáu TS TL(%) 0 0.0 1 2.3 0 0 0.0 0.0 Trong năm học 2009 – 2010 tôi được phân công giảng dạy 3 lớp 10B4, 10B5 và 10B6. Thống kê đầu năm thì 3 lớp này về mặt rèn luyện đạo đức (hạnh kiểm) tương đương với 3 lớp 10B1, 10B2 và 10B3 (lấy làm đối chứng). Tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp giáo dục đạo đức trong giờ học thể dục như trên và cuối năm học đem so sánh kết quả rèn luyện về đạo đức với các đối chứng như sau: Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 17 Trường THPT Lộc Hưng Lớp Toång soá HS 10B1 10B2 10B3 41 39 44 TS 17 16 18 10B4 10B5 10B6 42 40 42 19 21 21 Sáng kiến kinh nghiệm Toát TL(%) 41.5 41.0 40.9 45.2 52.5 50.0 TS 14 15 15 HAÏNH KIEÅM Khaù TB TL(%) TS TL(%) 34.1 7 17.1 38.5 6 15.4 34.1 7 15.9 18 17 17 42.9 42.5 40.5 4 2 3 9.5 5.0 7.1 TS 3 2 4 Yeáu TL(%) 7.3 5.1 9.1 1 0 1 2.4 0.0 2.4 Qua 2 năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã góp phần cùng nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh như sau: Toång Naêm hoïc HAÏNH KIEÅM Toát soá Khaù TB Yeáu HS TS TL(%) TS TL(%) TS TL(%) TS TL(%) 2008-2009 997 525 52.7 300 30.1 107 10.7 65 6.5 2009-2010 1023 549 53.7 334 32.6 100 9.8 49 4.8 Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 18 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm CHƯƠNG 3 MỘT SỐ CÁCH TỔ CHỨC TRONG GIỜ HỌC THỂ DỤC NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH 3.1. Thể hiện vai trò của người thầy khi lên lớp Trong giáo dục đạo đức học sinh thì trước tiên đòi hỏi người thầy giáo phải gương mẫu, đúng chuẩn mực đạo đức để học sinh noi theo. Khi lên lớp cũng như đời sống hằng ngày người thầy phải để cho học sinh nhìn thấy được cái mình làm, cái mình vừa thực hiện được chứ không thể nào nói với học sinh hãy làm theo lời nói của thầy nói, đừng làm theo hành động của thầy. Người thầy phải đi đầu gương mẫu trong mọi hoạt động giáo dục: Trang phục, lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc, thời gian làm việc, biết kết hợp hài hòa giữa lý và tình trong mọi tình huống. Học sinh rất dễ nhận ra người thầy không gương mẫu và sẽ thực hiện theo, khi đó tiếng nói của người thầy với học sinh không còn tác dụng nhiều. Mà vai trò của người thầy là phải dạy cho học sinh biết kiến thức, dạy cho học sinh kỹ năng, giáo dục đạo đức học sinh để tạo ra những con người có tài, có đức. Vì vậy vai trò của người thầy cực kỳ quan trọng. Cho nên người thầy giáo phải thể hiện tốt vai trò của mình trong nhà trường. 3.2. Nâng cao được ý thức tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trong lớp học. - Tổ chức kỷ luật nghiêm sẽ góp phần giáo dục được ý thức của học sinh. Người thầy giáo phải tổ chức kỷ luật trong lớp học thật tốt, nêu cao tính kỷ luật cho mỗi học sinh, đưa ra biện pháp cụ thể cho những học sinh không tuân thủ kỷ luật. Nhưng không phải chuyện gì cũng nói đến kỷ luật mà còn tùy tình huống cụ thể. Biện pháp kỷ luật ở đây không phải là hình phạt nặng nề với học sinh mà tổ chức Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 19 Trường THPT Lộc Hưng Sáng kiến kinh nghiệm kỷ luật như thế nào để các em ý thức được những sai phạm của mình mà có hướng khắc phục, sửa đổi để tiến bộ hơn. Trong giờ học nếu học sinh vào trễ thì biện pháp kỷ luật có thể là khởi động riêng và tập riêng ở ngoài không được vào tập chung với lớp, giáo viên sẽ lựa chọn những bài tập cụ thể cho học sinh đó tập. Hay là học sinh mất trật tự, không chú ý lắng nghe, không quan sát giáo viên thị phạm kỹ thuật, gây gỗ trong quá trình tập luyện, đùa giỡn quá mức là một trong những việc vi phạm kỷ luật mà người thầy phải đặt ra từ đầu cho học sinh biết mà không mắc phải. Nếu vi phạm thì học sinh trước hết phải biết tự nhận lỗi và sẽ tự thực hiện các bài tập mà giáo viên hướng dẫn đến khi hoàn thành. - Phát huy tính tập thể của học sinh trong việc tổ chức các bài tập mang tính tập thể, bài tập theo nhóm, tổ chức các trò chơi theo đội vừa mang tính thi đua vừa mang tính tập thể bởi một cá nhân sẽ không làm nên chiến thắng cho toàn đội mà đòi hỏi tất cả các thành viên trong đội phải nỗ lực cố gắng để đạt kết quả chung. Từ việc tổ chức những bài tập đến các trò chơi như thế sẽ hình thành cho học sinh tính tập thể, đoàn kết trong mọi hoạt động từ vui chơi, giải trí, học tập và trong cuộc sống sau này. Nếu đoàn kết thống nhất thì kết quả sẽ tốt hơn là làm việc cá nhân riêng biệt. Qua mỗi hoạt động như thế người thầy phải chủ động phân tích để các em thấy được tính tập thể, đồng đội, sự đoàn kết thống nhất sẽ mang lại kết quả tốt như thế nào so với cá nhân. Ví dụ: Trong một trò chơi đòi hỏi tính tập thể như chạy tiếp sức, một cá nhân không nỗ lực, cố gắng thì đội đó sẽ thua cuộc, ngược lại tất cả đều nỗ lực cố gắng thì kết quả sẽ là thắng cuộc. Trong tập luyện bóng chuyền thì việc thực hiện tốt các khâu phát bóng, đỡ bóng, chuyền bóng, đập bóng và cả nhặt bóng đều quan trọng vì một trong các khâu đó không được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng đến tiến trình tập luyện của cả lớp. Vì vậy mà người thầy phải tổ chức tốt các khâu này và nâng dần ý thức cho mỗi cá nhân, nâng cao tính tập thể cho mỗi cá nhân trong tập thể. Trong môn chạy tiếp sức thì sự đoàn kết phối hợp tốt trong nhóm biến sức mạnh của cá Người thực hiện: Lê Trường Nhân Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan