Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số cách sử dụng hiệu quả classroom english trong giờ dạy tiếng anh...

Tài liệu Skkn một số cách sử dụng hiệu quả classroom english trong giờ dạy tiếng anh

.DOC
17
147
122

Mô tả:

CLASSROOM ENGLISH I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm qua, Tiếng Anh đã trở thành một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Cùng với việc chỉ đạo mạnh mẽ của các cấp và phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là sự phối hợp của tổ chức Hội đồng Anh tại Việt Nam. Bộ môn Tiếng Anh đã được các thầy, cô giáo trong các nhà trường phổ thông truyền tải tới các em học sinh một cách sinh động và thiết thực hơn theo đường hướng giao tiếp (communicative approach). Chính vì lẽ đó mà chất lượng của bộ môn ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, bản thân đã dự rất nhiều giờ dạy của đồng nghiệp cũng như được tham gia thanh tra chuyên môn dự giờ của một số giáo viên Tiếng Anh trong một số trường THPT trong tỉnh. Tôi thấy việc sử dụng ngôn ngữ bằng Tiếng Anh trên lớp (classroom English) của đa số giáo viên trong việc chỉ dẫn, hướng dẫn, yêu cầu học sinh đang còn thiếu tính đồng nhất; ví dụ như: nhiều giáo viên khi đưa ra một câu tiếng Anh rất đơn giản nhưng vẫn luôn kèm theo lời dịch bằng tiếng Việt; nhiều lời hướng dẫn của giáo viên bằng Tiếng Anh quá dài dòng, rắc rối phức tạp, thiếu tính trọng tâm; giáo viên hướng dẫn hoặc yêu cầu bằng Tiếng Anh nhưng đa số học sinh trong lớp không hiểu giáo viên yêu cầu gì mà chỉ nhìn theo một số ít các bạn bên cạnh để làm theo, hoặc khi có người dự giờ giáo viên lại toàn sử dụng tiếng Anh khiến cho học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong quá tình tiếp thu, những điều này thể hiện giáo viên thiếu tính chiến lược trong việc tạo thói quen dùng tiếng Anh trên lớp hằng ngày của mình. Bên cạnh đó, rất ít các giáo viên tự rèn luyện để tạo dựng cho mình được một phong cách dạy ngôn ngữ (ngoại ngữ) sinh động thông qua việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language). II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: - Classroom English có nghĩa là gì? Classroom English là những từ hoặc cụm từ Tiếng Anh thích hợp mà giáo viên Tiếng Anh sử dụng để đưa ra những lời hướng dẫn, những lời yêu cầu và các lời nhận xét ở trên lớp đồng thời khuyến khích học sinh đáp lại được bằng Tiếng Anh. 1.1. Cách sử dụng classroom English GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 1 Để sử dụng classroom English có hiệu quả, tôi thiết nghĩ mỗi một giáo viên cần tự đặt ra cho mình hai câu hỏi sau: “Tại sao chúng ta cần sử dụng classroom English?” và “Chúng ta nên sử dụng classroom English với mức độ như thế nào là hợp lý?” a. Tại sao chúng ta cần sử dụng classroom English? Việc sử dụng classroom English ở trong lớp học Tiếng Anh càng nhiều càng tốt sẽ khiến cho học sinh cảm thấy rằng bài học Tiếng Anh rất khó so với các bài học của các môn học khác, nhưng nó lại giúp tạo dựng được được một môi trường nói Tiếng Anh rất tốt và điều này sẽ giúp học sinh tập trung vào việc học và sử dụng ngôn ngữ. Tương tự, nếu chúng ta đưa ra các lời hướng dẫn, yêu cầu và các lời nhận xét bằng Tiếng Anh, học sinh buộc phải lắng nghe một cách tập trung và những gì chúng ta nói đều khiến học sinh luôn phải tư duy bằng Tiếng Anh. Chúng ta chỉ sử dụng ngôn ngữ một cách thành thạo khi chúng ta luôn tư duy đến ngôn ngữ đó và không phải luôn dịch mọi thứ sang tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt) ở trong đầu trước khi nói. Bởi vậy, rất là quan trọng nếu chúng ta ngay từ giai đoạn đầu của quá trình học, chúng ta cần tránh việc dịch sang tiếng mẹ đẻ và luôn bắt buộc học sinh phải tư duy bằng thứ ngôn ngữ mà mình đang học. Khi chúng ta sử dụng classroom English có nghĩa là chúng ta đang giúp hình thành nên một quá trình học Tiếng Anh. Khi học sinh lắng nghe chúng ta một cách chăm chú thì có nghĩa là học sinh cũng phải làm một việc gì đó để đáp lại chúng ta. Ví dụ: Nếu chúng ta nói với một em học sinh: “Come to the board, please.” thì học sinh đó phải rời khỏi vị trí của mình và đi lên bảng. Có nghĩa là học sinh đó vừa phải tư duy và làm một điều gì đó theo yêu cầu. Hay nói cách khác học sinh đó là một người học chủ động. Việc học tập chủ động hay hơn nhiều và hiệu quả hơn so với việc học tập thụ động. Khi chúng ta đưa ra một lời hướng dẫn hay yêu cầu bằng Tiếng Anh và học sinh thực hiện đồng thời học sinh đó phải nói một điều gì đó để đáp lại, học sinh nhanh chóng nhận ra rằng các em có thể hiểu được bằng Tiếng Anh. Điều này mang lại cho học sinh một cảm giác thành công và giúp các em tự tin hơn. Chúng ta cần biết rằng GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 2 cảm giác tự tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc học ngôn ngữ. Cảm giác thành công và tự tin giúp học sinh vượt qua được những khó khăn trong việc học ngoại ngữ nếu chúng ta liên tục sử dụng cùng lời hướng dẫn, yêu cầu và nhận xét bằng Tiếng Anh thì ngay cả những học sinh yếu kém cũng dần bắt đầu hiểu được và việc này sẽ giúp các học sinh này dần dần tự tin hơn. Đồng thời, việc sử dụng classroom English cũng sẽ làm tăng sự tự tin của người giáo viên; bởi vì người giáo viên sẽ nhận thấy rằng các học sinh của mình đã hiểu được những gì mình nói. Và học sinh cho thấy rằng chúng đang dần dần sử dụng Tiếng Anh. Giáo viên sẽ cảm thấy hài lòng khi mình không phải vừa nói Tiếng Anh vừa phải dịch sang tiếng mẹ đẻ. Điều đó cho thấy rằng học sinh đang có sự tiến bộ. b. Chúng ta nên sử dụng classroom English với mức độ như thế nào là hợp lý? Một số giáo viên cho rằng cả giáo viên và học sinh không nên nói tiếng mẹ đẻ trong giờ học Tiếng Anh. Nhưng bất cứ giáo viên Tiếng Anh nào cũng biết rằng việc này sẽ gây nảy sinh các vấn đề khó khăn cho học sinh. Đặc biệt, đối với những học sinh mới bắt đầu học Tiếng Anh . Để bắt đầu, chúng ta cần biết rằng những học sinh mới bắt đầu học Tiếng Anh sẽ không hiểu được nếu như chúng ta nói mọi thứ bằng Tiếng Anh. Chẳng hạn như: nếu học sinh không hiểu lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh của giáo viên thì chúng sẽ trở nên bối rối và căng thẳng. Nếu học sinh bối rối, chúng sẽ cho rằng Tiếng Anh quá khó đối với chúng và học sinh sẽ mất hết sự cố gắng. Tất nhiên nếu học sinh căng thẳng, chúng sẽ không còn hứng thú với Tiếng Anh nữa và lúc này sẽ trở thành một trở ngại rất lớn đối với giáo viên. Chúng ta biết rằng mọi người sẽ học tốt hơn khi người học có hứng thú với bài học. Khi người học không còn hứng thú với bài học, thì người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học ngôn ngữ. Và sẽ càng khó khăn hơn trong việc học ngoại ngữ và điều đó cũng khó khăn đối với người dạy. Đặc biệt đối với những học sinh yếu; khi chúng không còn cố gắng để học, thái độ học tập của chúng ở trong lớp có thể làm nảy sinh các vấn đề mà người dạy không mong muốn khác. Những người mới bắt đầu học Tiếng Anh chắc chắn sẽ bối rối nếu như giáo viên chẳng sử dụng tiếng mẹ đẻ. Hãy thử hình dung xem điều này sẽ gây nên sự bối rối GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 3 cho các em như thế nào? Lúc này người giáo viên sẽ trở thành một người khác lạ đối với các em và sẽ trở thành một trãi nghiệm khó khăn đối với người giáo viên. Bởi vậy, sử dụng quá nhiều Tiếng Anh và nói quá nhanh có thể sẽ trở thành điều không tốt đối với sự tự tin của học sinh và đối với cách học của chúng. Nhưng nếu bạn dịch tất cả các classroom English mà bạn sử dụng sang tiếng mẹ đẻ thì cũng sẽ không phải là tốt. Ví dụ: Chúng ta đưa ra lời hướng dẫn: “Take out your book.” Sau đó bạn dịch ra tiếng mẹ đẻ. Tiếp đến chúng ta nói: “Open your book at page 20.” Và lại dịch ra. Ngay lập tức, học sinh sẽ không lắng nghe Tiếng Anh nữa bởi vì các em biết chắc rằng giáo viên sẽ dịch ra. Theo cách này chúng ta sẽ tạo cho các em một sự lười biếng. Tất cả những khía cạnh tích cực mà chúng ta đã đề cập đều biến mất. Học sinh sẽ không còn chủ động đối với bài học nữa. Các em sẽ chẳng cần tư duy nữa – đặc biệt là tư duy bằng Tiếng Anh. Và chúng sẽ nhiễm thói quen chờ giáo viên dịch mọi thứ. Đây không phải là cách hay để học ngoại ngữ. Thay vì đưa ra lời chỉ dẫn bằng Tiếng Anh sau đó dịch chúng sang tiếng mẹ đẻ, chúng ta nên lựa chọn giữa Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt). Tốt hơn hết là đưa ra một số lời hướng dẫn, lời nhận xét bằng Tiếng Anh và một số bằng tiếng Việt. Nhưng lúc nào thì dùng Tiếng Anh và lúc nào thì dùng Tiếng Việt? - Khi nào chúng ta nên dùng Tiếng Anh? Chúng ta nên chú trọng sử dụng Tiếng Anh cho những lời hướng dẫn, yêu cầu, nhận xét đơn giản. Chúng ta sẽ thấy rằng tất cả những cụm từ ở mục 2. đều có liên quan tới những việc mà học sinh sẽ thường phải làm hoặc nói trong các bài học Tiếng Anh. Đây là những từ ngữ giúp cho bài học diễn ra một cách trôi chảy. Nếu chúng ta sử dụng nó, tôi tin rằng học sinh sẽ có lợi rất nhiều. - Khi nào chúng ta nên sử dụng tiếng mẹ đẻ? Chúng ta cần phải sử dụng đến tiếng mẹ đẻ khi tình thế ở trong lớp học đòi hỏi đến những ngôn ngữ phức tạp hoặc khó có thể giải thích rõ ràng bằng Tiếng Anh được như: các khái niệm trừu tượng, so sánh ngữ pháp, v.v… GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 4 Tốt nhất là chúng ta cần nêu rõ trong giáo án là lúc nào chúng ta sử dụng Tiếng Anh và lúc nào sử dụng Tiếng Việt. Cụ thể hơn là: những lời chỉ dẫn, yêu cầu, nhận xét nào sử dụng bằng Tiếng Anh và cái nào bằng Tiếng Việt. Tất nhiên, việc sử dụng tiếng mẹ đẻ là một phần của quá trình dạy ngữ nghĩa của từ nhưng chỉ nên sử dụng phương pháp dịch sang tiếng mẹ đẻ khi mọi phương pháp khác đã hết hiệu quả. 1.2. Dạy classroom English Các lời chỉ dẫn, yêu cầu, nhận xét ở trong mục 2. (classroom English) là những cụm từ mà chúng ta thường sử dụng trong các bài học Tiếng Anh. Nhưng trước khi chúng được sử dụng, học sinh sẽ phải biết được chúng và biết cách đáp lại chúng. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải dạy classroom English cho các em . Tương tự như ở mục 1.1 , chúng ta cũng có hai câu hỏi được đặt ra đó là: “Chúng ta dạy classroom English khi nào?” và “Chúng ta dạy classroom English bằng cách nào?” a. Chúng ta dạy classroom English khi nào? Trong các bài học của các môn học khác, người giáo viên đưa ra các lời hướng dẫn bằng tiếng mẹ đẻ của học sinh. Ban đầu, hầu hết các lời hướng dẫn mà chúng ta đưa ra cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh cũng phải bằng tiếng mẹ đẻ như các môn học khác. Nhưng có một vài lời hướng dẫn đơn giản cũng như các câu chào hỏi và lời nhận xét mà có thể sử dụng được bằng Tiếng Anh ngay từ những bài học đầu tiên. Chúng ta đều biết rằng học sinh đều có thể học classroom English ngay từ đầu một khóa học, cấp học. Vấn đề đó sẽ không sao nếu như ta chọn những từ ngữ thường xuất hiện thường xuyên trong bài học và có thể minh họa về mặt ý nghĩa một cách dễ dàng. Ví dụ như: “Open your boook at page 20” . Câu này có thể được minh họa bằng cách mở sách của mình và chỉ vào trang sách đó. Lựa chọn lời hướng dẫn Khi soạn giáo án những bài học đầu tiên, hãy tự hỏi mình những lời hướng dẫn nào mà mình sẽ đưa ra cho học sinh và thử xem những lời hướng dẫn đó có những hành động cụ thể như: “sit down”; “come to the board” ,v.v… thì lựa chọn những câu này vì chúng dễ dạy và rất dễ hiểu đối với học sinh thông qua các hoạt động rất rõ GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 5 nét. Khoảng từ 3 đến 5 lời hướng dẫn bằng Tiếng Anh là đủ đối những em vừa mới bắt đầu học. Chúng ta nên lựa chọn chính xác những lời hướng dẫn nào? Tất nhiên chúng ta đã lựa chọn những lời hướng dẫn mà mình sẽ sử dụng thường xuyên và có các hành động đi kèm với chúng. Tốt hơn hết, chúng ta chọn những lời hướng dẫn mà không đi liền mạch với nhau. Ví dụ, chỉ chọn một loại hướng dẫn về sử dụng sách. Nếu tất cả 5 lời hướng dẫn mà chúng ta chọn đều về việc sử dụng sách thì chúng ta dễ gây nên sự nhầm lẫn cho các em học sinh. Thay vì dạy 5 lời hướng dẫn về cách sử dụng sách cùng một lúc thì ta có thể dùng lần lượt một lời hướng dẫn về sử dụng sách, một lời về bảng viết, về bút, v.v…Một sự lựa chọn để đưa ra lời hướng dẫn nữa là cần qua tâm đến tiến trình của sự việc. Chẳng hạn như, “sit down” phải xuất hiện trước “Take out your books” và tiếp đến “ Come to the board”. Tuy nhiên không nên đưa ra quá nhiều lời hướng dẫn cùng một lúc. - Giới thiệu classroom English Trong khi soan giáo án, chúng ta đã chọn những những lời hướng dẫn mà mình diễn đạt bằng Tiếng Anh. Vấn đề tiếp theo là chúng ta sẽ dạy chúng vào giai đoạn nào của bài học? Chắc chắn rằng chúng ta cần phải dạy các lời hướng dẫn vào từng thời điểm của bài học khi chúng ta sử dụng lời hướng dẫn đó lần đầu tiên. Vì sao lại như vậy? Để bắt đầu một lời hướng dẫn thì từ ngữ của lời đó phải gắn liền với tình huống thật đang diễn ra – như vậy mới có tính chất tự nhiên. Chúng ta có thể học tập hiệu quả nhất khi chúng ta có nhu cầu cần học. Bằng cách dạy các lời hướng dẫn vào từng thời điểm trong bài học khi chúng ta sử dụng lời hướng dẫn đó lần đầu thì chúng ta đang thực sự tạo ra nhu cầu học. Điều này cũng tương tự với các lời yêu cầu và nhận xét. Dạy classroom English theo cách này có nghĩa là chúng ta dạy nó theo từng thời điểm khác nhau của bài học. Việc này sẽ giúp tránh khỏi sự bối rối – năm cụm từ Tiếng Anh mới vào từng thời điểm khác nhau sẽ tránh được sự bối rối cho học sinh hơn so với năm thứ cùng một lúc. Tuy nhiên, thực hiện như vậy sẽ làm gián đoạn tiến trình của bài học so với dạy mọi thứ cùng một lúc. Rốt cuộc, triển khai dạy classroom English theo cách này sẽ tạo ra ít áp lực cho người dạy và người học. GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 6 b. Chúng ta dạy classroom English bằng cách nào? Khi chúng ta dạy học sinh những cụm từ về classroom English mới, tốt nhất là dạy theo cách chúng ta dạy từ vựng. Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm cho học sinh hiểu rõ được ngữ nghĩa của cụm từ đó và cho học sinh thực hành và đối đáp lại. Đồng thời cũng cần chú trọng tới việc luyện tập trong bài học tiếp theo. Khi chúng ta cho học sinh nắm bắt hình thái và ngữ nghĩa của những cụm từ đó, chúng ta cần phải dựa vào ngữ cảnh, các động tác của bàn tay và minh họa. Ngữ cảnh (context) Thật là lý tưởng nếu như ngay từ đầu khóa học, lớp học chúng ta bắt đầu bài học với lời chào hỏi bằng Tiếng Anh, ví dụ như: “Good morning”, “Good afternoon” để dạy học sinh với những lời chào hỏi thì ngữ cảnh này rất cụ thể, mặc dù chúng ta có thể dùng đồng hồ hoặc vẽ đồng hồ để dạy “buổi sáng” hay “buổi chiều”. Các động tác của bàn tay (hand movements) Nhiều lời hướng dẫn có thể được làm sáng tỏ thông qua các động tác của bàn tay. Ví dụ, Học sinh thường hay đứng dậy chào khi giáo viên vào lớp. Trong trường hợp này, chúng ta có thể dễ dàng giới thiệu và sử dụng lời chỉ dẫn “sit down, please” bằng cách sử dụng đôi bàn tay của mình để làm cho học sinh hiểu được chúng ta muốn học sinh ngồi xuống. Để hai bàn tay phẳng ra phía trước, hạ thấp dần hai bàn tay xuống vài centimetre. Chúng ta có thể thực hành lời hướng dẫn này bằng cách yêu cầu một học sinh đứng dậy, sau đó nói bằng Tiếng Anh kết hợp với sự chuyển động của đôi bàn tay; “(Name), sit down, please.” Một lời hướng dẫn khác cũng rất hữu ích để giới thiệu ngay đầu khóa học hoặc lớp học là “Listen!”. Lời hướng dẫn này dễ dàng được minh họa bằng cách để bàn tay ra phía sau tai của người giáo viên. Chúng ta cùng kết hợp với hành động bằng cách nói vài ba lần lời nói “Listen” và chờ đợi sự im lặng từ học sinh. Dưới đây là một vài động tác rất hữu ích của đôi của bàn tay: “Sit down, please.” “Stand up, please,” GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 7 “Quiet, please.” “Listen!” “Watch!” “Watch and listen.” “Everyone, …” (Động tác trên cũng có thể được dùng để chỉ ra một nhóm, chúng ta dùng cụm từ: “This group, ….” hoặc “Now, this group, ….”) “Say it lounder, please.” “Say it quietly, please” “Say the whole sentence, please.” Minh họa (demonstration) Một cách khác để tạo cho lời hướng dẫn rõ ràng là dùng hình thức minh họa. Lời hướng dẫn “take out your books” rất dễ để minh họa bằng cách lấy sách của mình ra khỏi cặp sau đó diễn tả lại cho cả lớp làm tương tự. Cần lưu ý rằng, chúng ta nên cố gắng sử dụng từ “please” và “thank you” càng nhiều càng tốt sau các lời chỉ dẫn. Bởi vậy, sử dụng “please” kèm với các lời chỉ dẫn thì khi học sinh đã đáp lại lời chỉ dẫn có nghĩa là hành động đã được hoàn tất và chúng ta có thể nói lời cảm ơn “thank you”. Điều này tạo cho học có sinh thói quen thể hiện tính lịch sự của những người nói Tiếng Anh chính thống. GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 8 Lời nhận xét (comments) Khi đưa ra lời nhận xét, chúng ta nên dùng những cụm từ có tính tích cực nhất, bởi vì ngay từ đầu chúng ta cần phải khuyến khích học sinh càng nhiều càng tốt. Ví dụ như các cụm từ: “Good”, “Very good”, “ Well – done”. Chúng ta nên sử dụng những lời nhận xét này ngay từ những bài học đầu tiên trở đi kèm theo với nụ cười luôn nở trên môi. Khi chúng ta muốn sử dụng những cụm từ khác để động viên, phát huy thêm tính tích cực của học sinh , chúng ta có thể lựa chọn như: “That’s better, “That’s nearly right – try again”. Cách kiểm tra mức độ hiểu của học sinh Cách làm thế nào để kiểm tra liệu toàn bộ học sinh có hiểu các cụm từ mà ta đã dạy cho các em – Cơ bản là thông qua việc quan sát. Điều quan trọng nhất là khi chúng ta cung cấp cho học sinh một lời hướng dẫn thì buộc chúng ta phải quan sát và xem liệu học sinh có thực hiện những gì mà chúng ta hướng dẫn không. Nếu chúng ta phát hiện thấy một vài học sinh lưỡng lự, hoặc nhìn xem bạn mình thực hiện và sau đó làm theo có nghĩa là các em đó chư thực sự hiểu được lời hướng dẫn. một dấu hiệu khác cho thấy không phải tất cả các học sinh đã hiểu lời hướng dẫn là khi một số học sinh hướng dẫn lại cho bạn mình bằng tiếng mẹ đẻ. Tương tự, hãy nhìn vào nét mặt của học sinh xem để xem biểu hiện của các em có lúng túng, lo sợ .v.v… không? Nếu như các em chưa hiểu lời hướng dẫn, chúng ta hãy nhắc lại lời hướng dẫn một cách chậm rãi (lưu ý không được thay đổi từ và cũng không được dịch. Nếu học sinh cần sự giúp đỡ, hãy sử dụng các động tác của bàn tay hoặc minh họa để gợi nhớ các em về mặt ngữ nghĩa. Mặc dầu vậy nhưng cần cho các em thời gian để nghe lại các cụm từ hướng dẫn và tư duy những gì cần thực hiện. Việc đáp lại của các em không phải lúc nào cũng có ngay lập tức. Chúng ta đều biết khi các em đã hiểu một cách hoàn toàn và thực sự tự tin với các cụm từ thì lúc đó các em mới có thể đáp lại được một cách tức thì. Chúng ta cũng có thể kiểm tra mức độ hiểu của các em bằng cách yêu cầu nhắc lại lời hướng dẫn bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Với những em vừa mới bắt đầu học Tiếng Anh, bước đầu chúng ta buộc phải sử dụng tiếng mẹ đẻ để yêu cầu các em thực hiện GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 9 điều này nhưng càng về sau chúng ta càng nên sử dụng Tiếng Anh, ví dụ như: “Tell me in _____ what I said”. Chúng ta cũng có thể biến đổi thủ pháp này bằng cách đưa ra lời hướng dẫn cho một học sinh khá hoặc giỏi đợi cho học sinh đó thực hiện, kiểm tra một học sinh khác xem lời hướng dẫn đó là gì? Sau đó hỏi học sinh thứ ba xem lời hướng dẫn đó đã được thực hiện đúng hay chưa? I.1. Mở đầu bài học: Teacher: “Good morning/ Good afternoon.” Students: “Good morning/ Good afternoon, [teacher’s name] .” “Sit down, please.” “Take out your books/pens/homework.” “Open your book at page [number].” “Give me your homework, please.” I.2. Luyện phát âm và yêu cầu nhắc lại “Listen.” “Listen carefully.” “Listen to me [name].” “Watch and listen.” “Everyone [name], repeat after me: [a word or phrase].” “Say it again (more slowly/ lounder), please.” “Say (repeat/read) the whole sentence, please.” “Say it in English please, not in Vietnamese.” “What is this word in Vietnamese.” “Where is the stress in this word?” I.3. Một số hoạt động ở trên lớp “Listen to me!” “Everyone/Girls/Boys/name, repeat after me.” “Take out your pens/ pencils” GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 10 “Draw a picture of a(n) [object].” “Copy these words into your books.” “Rule a line under the word [a word], please.” “ I want you to do exercise six.” “Answer the question on page eight.” Student: “Please, will you repeat that?” Teacher: “Yes, certainly.” “Do you understand what to do?” “Don’t start yet.” “You can start now.” “Put your hand up if you have/haven’t finished.” I.4. Làm việc cá nhân (individuals), cặp (pairs), nhóm (group) - Individuals: “I want you to work on your own.” “[Name], come to the front, please.” “Go back to your seat please.” - Pairs: “I want [name] to work with [name].” “Get into pairs.” Teacher: “Has everyone got a partner?”/ [Name], have you got a partner?” Student(s): “Yes/ No.”/ “Yes, I have./ No, I haven’t.” “[Name] and [name], come to the front, please.” “Go back to your seats, please.” “Compare your answer with your partner.” - Groups: “I want you to work in groups of three/ four/ five.” “Get into groups of three/ four/ five.” “This is group one/ two …” “ I want [name], [name], and [name] to work in group ….” GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 11 “Get into your groups now, please.” Teacher: “ Is everyone in a group?”/ “[Name], are you in a group?” Student(s): “Yes/ No.”/ “Yes, I am. / No, I’m not.” “Group [number], come to the front, please,’ “Go back to your seat, please.” “I need a volunteer from each group to write the answer.” “Pick one person from your group to …….” I.5. Sử dụng bảng “Everyone, look at the board, please.” “[Name], come to the board please.” “Write [a word] on the board, please.” “Draw a picture of [ an object], please.” “Put your picture on the board, please.” “Underline [a word], please.” “Thank you. Go back to your seat. Please.” “Everyone [Name], read this (these) word(s).” “Say it (them) again.” “Everyone [Name], repeat after me: [a word or a phrase].” “Copy these words into your books.” “What is this word in Vietnamese?” I.6. Sử dụng sách “Take out your books, please.” “[Name], give out the books, please.” Teacher: “Who hasn’t got a book? GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 12 Student(s): “I haven’t/ We haven’t.” “[Name], share you book with [name], please.” ‘Turn over, please.” “Look at the picture, please.’ Teacher: “Can you see a(n)/ (some) [item(s) in picture]?” Student(s): “Yes, I(we) can. / No, I(we) can’t.” “Point to a(n)/ (some) [item(s) in picture], please.” “Look at exercise [number] , please.” ‘Point to exercise [number], please.” I.7. Sử dụng cassette, CD và video Cassette, CD “ Let’s listen to the cassette (CD) now.” “Listen to the cassette (CD).” “Can you all hear?” “Put up your hand if you can’t hear.” “Stop talking and listen.” “Listen carefully.” “Did you hear the _____?” “Listen again.” “I’ll play it again.” “Listen and repeat all together.” “Listen and tell me ______ .” “Listen and answer the questions.” Video: “Let’s watch the video now.” “Watch the video.” “Can you all see?” “ Put up your hand if you can’t see.” GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 13 “Stop talking and watch.” “Watch carefully.” “Did you see the ______? “Watch again.” “I’ll play it again.” “Watch and answer the questions.” I.8. Trò chơi “Now we’ll play a game.” “Get into two teams.” “Guess what/ where/who it is.” “Guess what’s missing.” Teacher: “Whose turn is it?” Student: “It’s mine/ ours/ [name’s]. “Now it’s your turn./ it’s[name’s turn now]” “One point for team _____.” “This team has won.” “Well – done!” I.9. Lời nhận xét (Teacher’s comments) Chúng ta cũng biết rằng đôi lúc lời nhận xét của chúng ta đối với học sinh khiến chúng ta phân vân. Đừng bao giờ dùng từ “Wrong!”. Nó nghe có vẻ thiếu tính tế nhị và không giúp cho người học tiến bộ và cũng gây ảnh hưởng đến sự tự tin của học sinh và có thể khiến học sinh bẻ mặt trược đám đông. Thay vì dùng “Wrong!”, ta có thể sử dụng cụm từ “That’s not right/ That’s not correct” đều có ý nghĩa tương đương với “Wrong!” mà lại có tính chất động viên, khích lệ được các em. Chúng ta cũng có thể tạo cho các em một cơ hội bằng cách dùng cụm từ “Try again”. Dưới đây là một số lời nhận xét được phân loại theo tính chất tích cực giảm dần cùng với các hình có gắn dấu sao. Chúng ta có thể lựa chọn tùy theo mức độ và ngữ cảnh. “Excellent!” “Very good!” “That’s exellent/ very good!” GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 14 “Very well – done!” “Good!” “That’s good!” “Well – done!” “Great!” “Yes, that’s right – good!” “That’s it!” “Yes!” “OK!” Để thể hiện sự tiến bộ: “That’s better!” “That’s better – well done!” Để khuyến khích sự tiến bộ: “That’s nearly right – try again!” “That’s almost right – try again!” “Not quite right – try again!” “Not quite right – will someone else try?” “Not quite right ! [Name], you try!” “No – that’s not right. Try again!” “No – that’s not right. Will someone else try?” “No – that’s not right. [Name], you try!” I.10. Kết thúc bài học “This is your homework.” “I want you to do _____ / to learn ______ . “Close your book, please.” “Put your book away, please.” [Name], collect the books, please.” GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 15 … and put them on my desk III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Bản thân tôi đã có chiến lược áp dụng classroom English cho học ở các lớp mà tôi đã dạy (12D, 12P, 11B, 11D ) trong năm học 2010-2011. Kết quả cho thấy, bản thân tự rèn luyện cho mình được phong cách dạy Ngoại Ngữ (Tiếng Anh) sôi nổi, hiệu quả hơn, tạo cho các em tâm lý học tập thoải mái, xây dựng được môi trường học Tiếng Anh có sự tương tác theo nội dung của phương pháp giao tiếp (communicative approach) và dần hình thành cho mình được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể (body language). Học sinh đã dần bỏ qua thói quen e ngại khi nói Tiếng Anh, trên cơ sở tinh thần đó mà độ trôi chảy trong kỹ năng nói của các em đã được cải thiện rõ nét. Lớp học đi vào nề nếp, quy cũ hơn. Các em tiếp thu bài học hiệu quả hơn nhiều. IV. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Hiện nay, chủ yếu đa số các giáo viên dạy Tiếng Anh chỉ mới tập trung vào lượng kiến thức của bài dạy để truyền đạt cho học sinh mà chưa chú trọng tới kênh hình và kênh tiếng của người dạy nên kết quả giờ dạy chưa phát huy tối đa hiệu quả. Nên tôi đề xuất với đồng chí chuyên viên bộ môn Tiếng Anh tham mưu với lãnh đạo Ngành chỉ đạo yêu cầu các giáo vên cần thể hiện rõ các lời hướng dẫn, yêu cầu, nhận xét của giáo viên bằng Tiếng Anh ở trong giáo án trước khi lên lớp; tổ chức chuyên đề về nội dung classroom English cho giáo viên Tiếng Anh nhằm tạo được sự rèn luyện kỹ năng sư phạm theo đặc thù của bộ môn Tiếng Anh. Nga Sơn, Ngày 15 tháng 05 năm 2011 Người viết sáng kiến Lê Hồng Phong TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10, 11, 12- Nhà xuất bản giáo dục 2. http://www.teachingenglish.org.uk/classroomenglish GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 16 3. 4. 5. 6. http://www.english-4kids.com/lessons.html http://www.englishclub.com/esl-games/index.htm http://real-english.com/ http://edition.cnn.com/video/ GV: Lê Hồng Phong – Trường THPT Mai Anh Tuấn - Năm Học: 2010 - 2011 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan