Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp tạo môi trường tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 5 tuổi...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tạo môi trường tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 5 tuổi

.DOC
19
172
116

Mô tả:

A.ĐẶT VẤN ĐỀ. I. Lời mở đầu: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ. Vui chơi củng cố chính xác hoá, cụ thể hoá đồng thời mở rộng và làm phong phú vốn hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ; vui chơi góp phần phát triển nhu cầu nhận thức của trẻ, là một yếu tố căn bản để phát triển trí tuệ cho trẻ, nó góp phần phát triển các quá trình tâm lý, nhận thức như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng và ngôn ngữ. Hoạt động vui chơi còn là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ: Vui chơi ảnh hưởng tới tâm tư, tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ, nó góp phần hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ, hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với bản thân và đối với xã hội. Vui chơi hình thành phẩm chất đạo đức ở trẻ như sự cảm thông, chia sẽ, quan tâm, thật thà, dũng cảm và đặc biệt là lòng nhân ái. Có thể khẳng định rằng trò chơi chính là trường học cuộc sống trong đó trẻ học cách làm người. Vui chơi còn mang lại niềm vui cho trẻ, giúp cho tinh thần trẻ được sảng khoái, tham gia vào trò chơi trẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của đồ chơi, đồng thời giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp trong hành vi, cử chỉ, lời nói của vai chơi. Vui chơi giúp hình thành ở trẻ một số kỹ năng lao động, trong vui chơi trẻ được giáo dục một số phẩm chất cần thiết cho người lao động như tính mục đích, kiên trì, sáng tạo yêu lao động và thích lao động. Môi trường giáo dục thân thiện tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng theo khả năng nhận thức của mỗi cá nhân trẻ. Đây chính là một trong những tiêu chí của chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay. Chính vì vậy tạo môi trường hoạt động tốt là nhằm tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, củng cố những kiến thức đã lĩnh hội được trên những hoạt động học có chủ định, nhằm phát huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Ngoài ra còn giúp trẻ giảm bớt căng thẳng mệt mỏi trong quá trình 1 học tập và cung cấp nhiều vốn kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như ý thức tự lao động phục vụ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ vui chơi còn hình thành ở trẻ những tình cảm đẹp đẽ tình yêu thương đối với trường lớp, cô giáo, bạn bè, ông bà, cha mẹ và những kĩ năng cần thiết trong quá trình ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanh. Sau 3 năm thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới tôi bám sát vào nội dung Chăm sóc- Nuôi dưỡng- Giáo dục của chương trình, kế hoạch giáo dục của lớp, để có những biện pháp nhằm giúp trẻ phát triển tốt 5 lĩnh vực: Qua khảo sát thực trạng hoạt động vui chơi của lớp mình tôi thấy trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các vai chơi và giao tiếp giữa các vai chơi và nhóm chơi đang còn nghèo nàn và hạn chế. Trẻ chơi còn thụ động làm theo hướng dẫn của cô. Từ những thực trạng đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp tạo môi trường tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4 - 5 tuổi” nhằm giúp trẻ học tập vui chơi đạt kết quả tốt hơn. II. THỰC TRẠNG CẦN CẢI TIẾN. 1. Thực trạng: a. Thuận lợi: Trường Mầm non Hải Lộc là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Cơ sở vật chất và trang thiết bị tương đối đầy đủ: Trường gồm 15 nhóm lớp. Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khoẻ và năng động, có tâm huyết với nghề, có trình độ đạt chuẩn trở lên là 100%. Tư tưởng của đội ngũ cán bộ giáo viên rất nhiệt tình trong công tác, yêu nghề mến trẻ. b. khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi thì trường tôi còn một số khó khăn sau: 2 Hải lộc là một xã đông dân cư, kinh tế nhiều thành phần, đa ngành đa nghề. Nhưng đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng dân trí thấp nên vấn đề quan tâm đến việc học của con cái còn hạn chế. Hơn nữa còn là một xã luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lụt, nên tình hình kinh thế của xã nhà gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa bố mẹ các cháu đều đi làm ăn xa, các cháu ở nhà với ông bà, không ai chăm sóc, việc học, và đôn đốc các cháu đi học nên các cháu đi học không đều và nghĩ học thường xuyên. - Giáo viên thiếu nhiều so với định biên. - Giáo viên lựa chọn sắp xếp bố trí các góc chơi chưa hợp lý. - Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động còn hạn chế. - Đồ dùng đồ chơi còn để ở dạng đóng chưa thu hút trẻ vào các góc chơi. - Tranh ảnh hoạ tiết trang trí dùng chưa đẹp không thu hút trẻ. - Nội dung các góc chơi còn sơ sài chỉ tập trung một số trò chơi đơn giản + Về phía trẻ: - Trẻ chơi chưa hứng thú, thao tác vai chơi còn nghèo nàn chưa sáng tạo, giao tiếp còn hạn chế. - Sản phẩm của trẻ tạo ra sau khi chơi chưa có nhiều còn đơn điệu thụ động. 2. Kết quả khảo sát trên trẻ. - Do dân trí thấp nên còn một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của ngành học, chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, chưc hiểu rõ được trẻ học được những gì? Và dạy như thế nào là đúng? Chính vì vậy mà họ chưa tạo điều kiện động viên con em mình học tập; thậm chí còn cho trẻ nghỉ học vô lý do. Điều đó đã gây khó khăn trong việc công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường làm ảnh hưởng không nhỏ đến chăm sóc giáo dục trẻ: 3 Với những thực trạng đó là một giáo viên còn trẻ tôi đã cố gắng học hỏi nghiên cứu tìm tòi ra một số phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo mang tính tích hợp, lồng ghép các chuyên đề để áp dụng vào hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động vui chơi nhằm góp phần phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. * Bảng khảo sát thực trạng. TỔNG SỐ TRẺ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Trẻ hứng thú chủ % Trẻ hứng thú % Trẻ chưa hứng % động tham gia vào 35 hoạt động sáng tạo 15 cháu tham gia vào hoạt động 43 18 cháu thú tham gia vào hoạt động 51 2 cháu B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Các giải pháp cần cải tiến: Căn cứ vào thực trạng của trường, của địa phương và của nhóm lớp. Tôi xin đưa ra những giải pháp sau đây: 1) Khảo sát thực trạng dạy và học của việc hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi tại lớp. Tìm ra nguyên nhân để đưa ra các giải pháp cải tiến hình thức tổ chức, phương pháp biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Chăm sóc – Giáo dục trẻ. 2) Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cách chăm sóc giáo dục trẻ. 3) Tranh thủ và tận dụng tối đa những mặt thuận lợi vốn có của địa phương, của nhà trường, nhóm lớp để tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ ở mọi nơi, mọi lúc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. 4 6 4) Đề xuất với Ban Giám Hiệu nhà trường ủng hộ mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chăm sóc và giáo dục trẻ. 5) Tôi tranh thủ thời gian gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của trẻ và hướng dẫn họ một số phương pháp để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở tại nhà bằng việc phụ huynh cùng tham gia vào các vai chơi cùng trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ lĩnh hội những tri thức xã hội, kinh nghiệm trong cuộc sống hằng ngày. 6) Để đồ dùng, đồ chơi trực quan đầy đủ sinh động và phong phú hơn. Tôi tranh thủ thời gian nghỉ trưa, buổi tối để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giờ học. Động viên phụ huynh thu gom phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi. II. Một số biện pháp tạo môi trường hoạt động cho trẻ. * Biện pháp 1: Bố trí góc chơi phù hợp với lớp học. Để hoạt động vui chơi của trẻ đạt kết quả tốt thì trước hết phải tạo được góc chơi phù hợp. Vì thế tôi đã lựa chọn bố trí góc chơi có diện tích đảm bảo cho số trẻ tham gia vào hoạt động. VD: Khu vực góc chơi thiên nhiên sinh vật cảnh làm thí nghiệm khoa học tôi bố trí ở ngoài hiên sau của lớp học để tận dụng lấy ánh sáng tạo cho các cây cối xung quanh vừa để tạo quang cảnh đẹp cho lớp và có diện tích rộng cho trẻ hoạt động thoải mái. Ngoài ra ở các góc chơi khác tôi bố trí xung quanh phòng học. + GócTạo hình tôi bố trí phía bên phải của lớp học, để tận dụng các mảng tường và các mặt sau của các giá góc để dán tranh ảnh có nội dung hướng dẫn trẻ hoạt động và có túi đựng cho trẻ trưng bày sản phẩm. + Góc chơi Phân vai tôi sử dụng diện tích rộng và tách biệt có thể kê được giường tủ và giá nội trợ tôi bố trí ngay cửa ra vào của lớp vì đó là khoảng rộng nhất của lớp học. 5 + Góc sách thư viện: Ở góc này cần không gian yên tĩnh hơn vì vậy tôi bố trí nơi có cửa sổ, ánh sáng phù hợp cho trẻ ngồi đọc thơ, xem tranh truyện, tranh chủ đề. + Góc xây dựng tôi đã bố trí ở phía dưới của lớp học có mảng tường rộng giành cho trẻ treo tranh “Công trình thân yêu của bé” và có khoảng rộng dành cho nhiều trẻ chơi và hoạt động được thoải mái hơn. - Mặt khác tuỳ theo nội dung của từng chủ đề mà lớp đang thực hiện để bố trí các góc chơi cho phù hợp. VD: Chủ đề : “Thế giới động vật” tôi bố trí góc chơi bán hàng “về các con vật nuôi”, góc xây dựng “Xây trang trại chăn nuôi”, góc nghệ thuật “Tô, vẽ, nặn các con vật”, góc học tập “Cắt, dán các con vật”, góc nấu ăn “ Chế biến các món ăn từ động vật” như: Thịt lợn, gà, cá, tôm, cua…Ở góc thiên nhiên “ Tưới cây, chăm sóc cho cây”. - Và đồng thời giữa các góc chơi cần có ranh giới rõ ràng có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển và thuận tiện cho sự bao quát của cô.Chính vì vậy tôi đã sử dụng các mảng tường và các giá tủ để ngăn cách. Khi thực hiện hoạt động chơi trẻ chỉ cần xoay giá là tạo thành góc chơi riêng biệt không bị ảnh hưởng đến các nhóm chơi khác. Sau khi thực hiện việc lựa chọn sắp xếp bố trí góc chơi cho trẻ phù hợp như trên tôi thấy có hiệu quả rõ ràng, trẻ chơi trật tự hơn không xô đẩy va Hiên chạm nhau. Các góc yên tĩnh không bị ảnh hưởng từ các góc chơi khác. Các góc chơi có không gian rộng riêng biệt trẻ chơi thoải mái, chơi hứng thú. Và Cửatốtrahơn. vào đặc biệt là giúp cho việc bao quát trẻ chơi của cô giáo * SƠ ĐỒ SẮP XẾP CÁC GÓC CHƠI NHƯ SAU: Góc thiên nhiên Nh à vệ sinh Góc xây dựng Góc tạo hình Cửa sổ 6 Bảng Bàn làm việc của giáo viên Góc học tập Góc phân vai * Phương pháp 2: Chọn mô hình, tranh ảnh phù hợp tạo hứng thú cho trẻ. Như chúng ta đã biết đặc điểm của lứa tuổi mầm non là yêu thích cái đẹp. Xuất phát từ đặc điểm trên của trẻ để có góc chơi hấp dẫn tạo cảm giác mới lạ kích thích hứng thú cho trẻ tôi đã chú ý tới việc lựa chọn tranh ảnh tiêu đề đơn giản phù hợp với chủ đề đang thực hiện. VD: Ở góc chơi bán hàng thuộc chủ đề thế giới động vật tôi sử dụng hình ảnh chú mèo mặc quần áo rất đẹp xách làn đi chợ cùng với bạn thỏ và lấy tiêu đề cho góc là “Siêu thị của bé” VD: Góc chơi bác sĩ thuộc chủ đề thế giới động vật tôi trang trí hình ảnh bạn Gấu mặc áo bác sĩ màu trắng đầu đội mũ có hình chữ thập, tai đeo ống nghe đang khám bệnh cho bệnh nhân Thỏ và bên trên có ghi ''Phòng khám đa khoa”. Ngoài ra việc lựa chọn tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi trang trí ở các góc cũng cần phải linh hoạt có sự kết hợp giữa các sản phẩm của trẻ và của cô để trang trí giúp cho trẻ cảm thấy yêu thích góc chơi đó hơn và tự hào hơn khi thấy các sản phẩm từ chính tay mình làm được dùng để trang trí. Đó cũng chính là một trong những yếu tố giúp trẻ chơi sáng tạo hơn. VD: Ở góc chơi tạo hình chủ đề ''gia đình'' tôi sử dụng hình ảnh bố mẹ cùng các con đang quây quần bên bàn ăn, trên bàn ăn đó tôi đã lấy các sản 7 phẩm của trẻ vẽ từ góc nghệ thuật như: Bát, đũa, thìa, tôm cua, cá để trẻ cắt và dán trang trí lên, trông bức tranh rất đẹp phù hợp với chủ đề. Nhờ có sự kết hợp đó mà tôi thấy trẻ hào hứng hẳn và tạo ra những sản phẩm rất ngộ nghĩnh đáng yêu trong góc tạo hình. - Góc thiên nhiên: VD tôi chuẩn bị các loại cây cảnh, cát, sỏi, đá, nước…ở ngoài hiên theo từng chủ đề. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số mô hình, tranh ảnh, giàn thiên nhiên để trang trí xung quanh góc thiên nhiên cho phù hợp để tiện cho việc quan sát của trẻ. - Ngoài ra tôi lựa chọn mô hình, tranh gợi ý ở trong góc chơi. Vì ở trẻ khả năng tư duy chưa bền trẻ dễ nhớ mau quên. Cho nên trong mỗi chủ đề, mỗi góc chơi cần có tranh gợi ý cung cấp kiến thức cho trẻ khi quan sát. Những mô hình, tranh ảnh đó phải có hình ảnh sinh động, màu sắc đẹp thu hút trẻ, phù hợp khả năng nhận thức của trẻ. Khi quan sát mô hình, tranh ảnh trẻ đã biết được yêu cầu và nội dung của góc chơi, trẻ nhận vai chơi, góc chơi một cách tự nhiên và hào hứng. Khi áp dụng biện pháp này ở lớp mình tôi thấy trẻ rất hứng thú khi bước vào góc chơi mà mình lựa chọn. *Biện pháp 3: Lựa chọn đồ chơi, học liệu cho trẻ tại góc chơi. Để có một môi trường hoạt động cho trẻ chơi tốt thì việc lựa chọn đồ dùng đồ chơi, học liệu cho trẻ tại góc chơi rất quan trọng và cần thiết. Chúng ta đã biết tư duy của trẻ mầm non nhất là ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ là thao tác với đồ vật, đồ chơi. Vì vậy khi chơi ta phải có phương tiện chơi kèm theo, đó chính là những đồ dùng đồ chơi, học liệu phục vụ cho trò chơi mà trẻ đang chơi. Nếu thiếu những đồ chơi, học liệu đó trẻ không thể thao tác với vai chơi và tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi được. VD: Ở góc chơi nấu ăn trẻ cần rất nhiều đồ chơi như: Xoong nồi, ca, cốc, bát, đĩa, dao, thớt, thìa, tôm, cua, cá, rau, củ, quả, gạo… để phục vụ cho nhu cầu vai chơi của mình, khi trẻ thực hiện nấu các món ăn, nếu thiếu những 8 đồ dùng đó trẻ không thể thực hiện được vai chơi. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả và chất lượng của trò chơi. Vì vậy tôi luôn chú ý tới việc lựa chọn đồ chơi, học liệu sao cho phù hợp với từng góc, kích thích sự hứng thú đối với trẻ. Những đồ chơi tôi chuẩn bị đều có màu sắc đẹp, có phát ra âm thanh và có nhiều chức năng trong sử dụng, đảm bảo an toàn không gây nguy hiểm đối với trẻ. Những đồ dùng, đồ chơi đó tôi sắp xếp vừa tầm để trẻ dễ nhìn, dễ lấy và dễ cất. Với học liệu phục vụ cho các góc chơi tôi luôn tìm tòi và tận dụng những nguyên học liệu có sẵn, nhưng luôn đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ khi sử dụng. VD như: Chai lọ nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ chai dầu gội , vỏ chai sữa tắm, lọ dầu rửa bát, lọ compo …được chùi rửa và khử trùng bằng nước sôi. Ngoài ra cành cây khô, len vụn, rơm, rạ, sách báo, tranh ảnh cũ... luôn đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho trẻ và những nguyên vật liệu rẻ tiền dễ kiếm như: Bìa cát tông, giấy màu, rổ rá, tre, giấy vệ sinh, giấy ăn, xốp... Học liệu càng phong phú đa dạng bao nhiều thì sự thu hút đối với trẻ càng nhiều và phát huy tính sáng tạo của trẻ bấy nhiêu. VD: Góc chơi bán hàng tôi tận dụng lọ dầu gội đầu đã hết cắt trang trí làm thành những chiếc làn nhỏ xinh xắn, lọ dầu rửa bát, lọ sữa tắm, lọ compo để cắt hình các con vật theo từng chủ đề như ( cắt hình một đàn cá vàng, những con cá heo đang bơi, con nai, con thiên nga..) và từ những quả cầu lông tôi có thể trang trí thành những con chim công thật xinh xắn, để cho trẻ trưng bầy ở góc bán hàng, chơi, khi sách những chiếc làn đó trẻ rất thích, và chơi rất hào hứng. VD: Góc chơi Tạo hình từ những cành cây cau khô tôi đã cắm vào những chiếc vỏ hộp sữa bên trong có đất nặn để tạo thành chậu cây, trẻ sử dụng gác chất liệu giấy màu, len vụn, rơm rạ để kết hợp trang trí thành cây rất đẹp và sống động. Nhờ thực hiện tốt biện pháp này mà đến nay lớp tôi đã có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết, nguyên học liệu đa dạng và phong phú, phù hợp với 9 các góc chơi. Trẻ rất thích hoạt động và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Từ chỗ là một lớp luôn đánh giá là tạo môi trường hoạt động chưa tốt thì đến nay lớp tôi được đánh giá đã tạo được môi trường hoạt động phong phú đa dạng gây hứng thú đối với trẻ. * Phương pháp 4: Công tác tham mưu với Ban Giám hiệu. - Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, lớp. - Căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp, chất lượng của trẻ. - Tôi mạnh dạn tham mưu với Ban giám hiệu: + Về việc mua sắm đồ dùng, đồ chơi và làm đồ chơi tự tạo. Trong năm học 2010 – 2011 nhà trường đã phát động thu tiền của trẻ để mua sắm đồ dùng, đồ chơi về cơ bản đã đủ cho các góc chơi, nhưng chưa sinh động. Đồng thời trong năm học này nhà trường đã phát động giáo viên trong trường làm đồ chơi dự thi cấp trường, tôi cũng đã có nhiều cố gắng trong việc làm đồ dùng, đồ chơi để tham dự và đã được xếp loại A cấp trường và được tuyển chọn đi dự thi cấp huyện kết quả nhà trường đã đạt giải nhì cấp huyện. + Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện của lớp theo từng chủ đề, trình lên ban giám hiệu phê duyệt. Chẳng hạn: Kế hoạch tổ chức hoạt động góc chủ đề: “ Quê hương, Đất nước – Bác Hồ ( thực hiện 2 tuần). Dự kiến góc hoạt động: 5 góc. 1) Góc xây dựng, lắp ghép: Xây dựng lăng Bác, chùa một cột, công viên… 2) Góc phân vai: Bác sĩ, bán hàng, nấu ăn. 3) Góc học tập: Làm sách tranh, xem tranh, kể truyện theo tranh… 4) Góc học tập: Vẽ, tô màu, xé dán, về chủ đề. 5) Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát, sỏi. Căn cứ vào từng góc chơi để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu phù hợp. VD: ở góc xây dựng, lắp ghép: Gạch, hàng rào, xốp, hạt gấc, đồ chơi lắp ghép, cây, thảm cỏ, hoa, cổng… 10 - Góc phân vai: Bộ đồ chơi bác sĩ ( trang phục bác sĩ, mũ có hình chữ thập, ống nghe, cập nhiệt kế, bơm tiêm, các vỏ hộp thuốc..), Bộ đồ nấu ăn ( xoong nồi, bát, đĩa, thìa, dao, thớt..), Bán hàng ( hoa quả, rau củ, tranh ảnh về chủ đề, đồ lưu niệm, các loại nước giải khát..). - Góc tạo hình: Giấy màu, giấy A4, bút chì, bút sắp màu, kéo, hồ dán.. - Góc thiên nhiên: Thùng tưới, xô, chậu, ca, cốc, nước, khăn ẩm, xô rác. - Góc học tập: Tranh truyện, các loại tranh ảnh về chủ đề… Trên đây là những chính kiến tham mưu của tôi đã được Ban giám hiệu tổ chức có hiệu quả và triển khai cho toàn trường cùng thực hiện. * Biện pháp 5: Công tác tuyên truyền và phối kết hợp phụ huynh ở lớp. Tuyên truyền về tầm quan trọng của hoạt động vui chơi, vì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi để trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học”. Để làm được điều này tôi đã sử dụng bảng ghi rõ nội dung yêu cầu của chủ đề đối với trẻ, yêu cầu đối với phụ huynh cần giúp đỡ và đóng góp những gì mà ở chủ đề này cần có để hoạt động. VD: Với chủ đề thế giới thực vật ở bảng tuyên truyền tôi đã ghi rõ trẻ đang học chủ đề “Thế giới thực vật” chủ đề này gồm có các góc chơi tạo hình, học tập, thư viện, xây dựng, phân vai, thiên nhiên. Yêu cầu phụ huynh giúp đỡ đóng góp các vật liệu phục vụ cho chủ đề như: Sách báo cũ, vải vụn, len vụn, bìa cứng... Thời gian để thực hiện chủ đề là 5 tuần. Khi thấy tôi viết bảng tuyên truyền như vậy phụ huynh đã sẵn sàng đóng góp các nguyên vật liệu để giúp đỡ cô giáo, và cũng có nhiều phụ huynh khéo tay đã làm rất nhiều đồ chơi phù hợp với chủ đề trẻ mà trẻ đang hoạt động. - Để có những trang thiết bị và đồ dùng đồ chơi hiện đại phục vụ cho quá trình học tập cũng như hoạt động góc ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi cũng đã tuyên truyền vận động sự ủng hộ đóng góp của các bậc phụ 11 huynh để đầu tư thêm trang thiết bị ở các góc chơi như máy tính, đàn ócgan... và đều được phụ huynh nhất trí giúp đỡ. Nhờ vậy mà góc học tập của lớp tôi nay đã rất phong phú và hấp dẫn lôi cuốn các cháu vào hoạt động. - Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh cần phối hợp cùng cô giáo để tạo cho trẻ được hoạt động giao tiếp nhiều giúp trẻ mạnh dạn tự tin. Sau thời gian thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh đến nay các cháu lớp tôi đã mạnh dạn tự tin hơn chơi tốt trong các góc chơi, đồ dùng đồ chơi tranh ảnh, nguyên vật liệu phụ huynh đóng góp ngày càng phong phú. Có được kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của cô giáo cũng như sự ủng hộ tích cực từ phía phụ huynh. Vì vậy công tác phối kết hợp với phụ huynh ở lớp là rất cần thiết và quan trọng.  Biện pháp 6: Thực hiện trên hoạt động học có chủ định. Chủ đề: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT. Đề tài: “Xây dựng Vườn bách thú”. Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ. Thời gian: 35- 40 phút. *Nội dung: - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú. - Góc phân vai: Nấu các món ăn cho mọi người trong gia đình. - Góc tạo hình: Tô màu các con vật sống trong rừng. - Góc học tập: Xem tranh ảnh, sách, tranh truyện về động vật sống trong rừng. - Góc thiên nhiên: Tưới cây, chơi với cát, sỏi, nước ( xây lâu đài). I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1) Kiến thức: - Mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh. - Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hoạt động cùng nhau. - Biết cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi. 12 - Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng “Vườn bách thú”. - Trẻ biết tô màu đẹp về các con vật sống trong rừng. - Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi tham gia chơi. 2) Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thực hiện hành động vai chơi thể hiện qua các thao tác chơi. - Phát triển óc quan sát và khả năng phán đoán, phát sinh tư duy tưởng tượng cho trẻ. 3) Thái độ: - Trẻ chơi hào hứng với các góc chơi, đoàn kết với bạn bè, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. II. CHUẨN BỊ: - Góc xây dựng: + Mô hình vườn bách thú. + Một số vật liệu xây dựng như: Gạch, hàng rào, sỏi, các loại cây cỏ, con vật. - Góc phân vai: + Bộ đồ chơi về đồ dùng trong gia đinh: Bộ đồ nấu ăn, bát, đĩa, đũa, xoong, dao, thớt, búp bê các loại, đất nặn, bảng, khay. + Các loại rau, thực phẩm. - Góc tạo hình: + Tranh mẫu các con vật sống trong rừng, giấy A4, bút sáp mầu. - Góc học tập: + Một số tranh ảnh, sách, tranh truyện về động vật sống trong rừng. - Góc thiên nhiên: Cây cảnh, cát, sỏi, nước. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. - Xúm xít- xúm xít.( Trẻ lại ngồi bên cô) - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài:” Đố bạn”. - Các con vừa hát bài hát gì? Hoạt động của trẻ. - Bên cô bên cô. - Trẻ cùng hát. - Trẻ trả lời. 13 - Trong bài hát nói về những con vật nào? - Trẻ trả lời - Ngoài con Voi, con Gấu, con Khỉ ra các con còn biết con vật nào khác nữa không? - Trẻ kể. - Những con vật này thuộc nhóm động vật sống ở - Động vật sống trong rừng. đâu? - Bạn nào giỏi cho cô biết lớp mình đang học chủ đề gì: - Chủ đề động vật. Hoạt động 2: Trò chuyện và thoả thuận. - Hôm nay chúng mình có muốn xây dựng “vườn bách thú” tại lớp mình để cả lớp mình cùng tham quan không? - Trẻ trả lời. - Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các con rồi đấy! Bạn nào kể cho cô và các bạn biết lớp mình có những góc chơi nào? ( gọi 1-2 trẻ trả lời). - Cô nói cho trẻ biết yêu cầu của từng góc chơi. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. * Góc xây dựng: - Các bác xây dựng định xây gì nào? - Trẻ trả lời. - Xây dựng vườn bách thú thì xây như thế nào? - Trẻ trả lời. - Các con sẽ phân công công việc cho các bác thợ xây như thế nào? - Trẻ trả lời. * Góc phân vai: + Những bạn chơi ở góc gia đình sẽ nấu những món ăn gì? Khi chế biến thức ăn phải làm gì? - Trẻ trả lời. * Góc tạo hình: Chúng mình sẽ tô màu các con vật sống trong rừng để mang đi triển lãm và làm các Album ảnh thật đẹp để mang về tặng cho bố mẹ các con nhé. - Trẻ lắng nghe. * Góc học tập: + Các con sẽ xem tranh ảnh, sách, tranh truyện về 14 động vật sống trong rừng. - Trẻ lắng nghe. * Góc thiên nhiên: Các con phải biết chăm sóc, bảo vệ cây, chơi với cát, sỏi, nước, Các con phải chơi như thế nào? - Trong khi chơi các con phải như thế nào? - Trẻ trả lời. - Chơi cùng nhau, không tranh giành, quăng ném đồ chơi. - Chơi xong các con phải làm gì? - Cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định. À đúng rồi các con nhớ là phải thoả thuận với nhau trước khi chơi, và khi chơi các con chơi đoàn kết, - Trẻ lắng nghe. giúp đỡ nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau. Nào bây giờ cô mời các con cùng nhau về góc chơi mà mình thích. Hoạt động 3: Quá trình chơi. - Cô cho trẻ về các góc chơi và tự thoả thuận vai chơi. - Trẻ thực hiện. - Cô đến từng góc chơi * Góc xây dựng: Cô cho trẻ gắn ký hiệu của trẻ lên công trình thân yêu. - Trẻ thực hiện. Đây là ký hiệu của bác nào nhỉ? Bác làm những công việc gì? Ký hiệu của bác đây là gì? Bác làm gì? Hôm nay bác xây dựng gì? - Trẻ trả lời. ( Tương tự ở các góc: góc phân vai, góc học tập, góc tạo hình, góc thiên nhiên). - Cô quan sát theo dõi, quán xuyến quá trình chơi của trẻ, xử lý các tình huống kịp thời. Góc nào trẻ còn lúng túng, chơi chưa thành thạo thì cô chơi cùng trẻ để giúp trẻ hoạt động tích cực. 15 - Khi trẻ chơi ở góc đã chán cô đổi vai chơi cho trẻ. - Cô tạo tình huống cho trẻ giao lưu với các góc chơi khác. Hoạt động 4: Nhận xét. - Cô nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi ở các góc. +Cô đi đến từng góc chơi nhận xét, nhắc nhở những điều cần thiết rồi cho trẻ đi nhẹ nhàng cắt đồ chơi của - Trẻ lắng nghe. góc mình vào đúng nơi quy định. - Cô mời trẻ về góc xây dựng để tham quan mô hình mà trẻ vừa hoàn thành. - Cô khen ngợi động viên trẻ, hỏi ý tưởng cho lần - Trẻ thực hiện. chơi sau. * Kết thúc: cho trẻ đi nhẹ nhàng ra ngoài sân. - Trẻ lắng nghe và trả lời. - Trẻ thực hiện. C. Kết luận. I.Những kết quả đạt được: Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào việc tạo môi trường hoạt động góc cho trẻ tôi đã thu được các kết quả thực tế trên lớp tôi như sau? + Về phía giáo viên - Giáo viên đã có kinh nghiệm xây dựng tạo môi trường hoạt động với tất cả các chủ đề. Đồng thời khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ tôi thấy đã linh hoạt tự tin hơn. Trong các đợt kiểm tra giờ hoạt động góc, kiểm tra toàn diện của trường, lớp tôi đều được Ban Giám Hiệu đánh giá rất cao. + Về phía trẻ - Qua quá trình khảo sát giờ hoạt động của trẻ tôi đã thu được kết quả như sau: 16 * TRƯỚC KHI TẠO MÔI TRƯỜNG. TỔNG SỐ TRẺ 35 MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC Mức độ 1 Mức độ 2 Trẻ hứng thú chủ % Trẻ hứng thú % Mức độ 3 Trẻ chưa hứng % động tham gia vào thú tham gia hoạt động sáng tạo 15 cháu tham gia vào hoạt động 43 18 cháu vào hoạt động 51 2 cháu 6 * SAU KHI TẠO MÔI TRƯỜNG. TỔNG SỐ TRẺ MỨC ĐỘ ĐẠT ĐƯỢC Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Trẻ hứng thú chủ % Trẻ hứng thú % Trẻ chưa hứng % động tham gia vào hoạt động sáng tạo 29 cháu tham gia vào hoạt động 83 6 cháu thú tham gia vào hoạt động 17 0 35 Qua bảng khảo sát thực trạng trên cho ta thấy: Trước khi tạo môi trường thì ở mức độ 2 trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động còn rất thấp chiếm 51%, và mức độ 3 trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động là vẫn còn chiếm 6%. Nhưng sau khi tạo môi trường thì ở mức độ đạt được ở trẻ tăng lên rõ rệt mức độ 2 đạt 29 cháu chiếm 83 % và ở mức độ 3 trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động là không còn. + Về phía phụ huynh. - Phụ huynh đã rất tin tưởng vào sự hướng dẫn dạy dỗ của cô giáo đối với các cháu. - Phụ huynh đã có ý thức phối kết hợp cùng cô để dạy trẻ. II. Bài học kinh nghiệm: Qua quá tình thực hiện và áp dụng các biện pháp trên tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân là. - Để có được môi trường tốt cho trẻ hoạt động thì giáo viên phải chủ động xây dựng kế hoạch lựa chọn hoạt động cho chủ đề cụ thể rõ ràng - xây dựng góc cho nội dung chơi phù hợp chủ đề. 17 0 - Biết lựa chọn vật liệu đồ dùng, đồ chơi bố trí xếp sắp ở dạng mở, trang trí đẹp thu hút sự chú ý của trẻ kích thích trẻ ham muốn hoạt động. - Giáo viên phải nhiệt tình chịu khó học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như nghiên cứu tài liệu để trau dồi kiến thức nâng cao nghiệp vụ để tạo môi trường hoạt động tốt. - Có tấm lòng yêu nghề mến trẻ. Chăm chỉ chịu khó tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ học tập. - Thường xuyên phối kết hợp phụ huynh để trao đổi cách chăm sóc giáo dục và ủng hộ kinh phí. III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 1. Đối với ngành giáo dục Bổ sung đủ giáo viên cho trường mần non Hải Lộc - Tổ chức bồi dường thường xuyờn cho cỏc giỏo viờn Mầm non về các chuyên đề tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo để giỳp giỏo viờn nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới. - Tổ chức cỏc nội dung thi,dạy để cỏc giỏo viờn cú điều kiện phỏt huy trao đổi, đúc rỳt kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng cỏc biện phỏp chăm sóc giáo dục cho phù hợp. 2. Đối với nhà trường. - Tạo điều kiện cho giỏo viờn tham quan, học hỏi dự giờ những hoạt động mẫu của giáo viên giỏi các cấp. - Khuyến khớch giỏo viờn đăng ký thi đua dạy tốt, viết sáng kiến kinh nghiệm để giỏo viờn trong trường học hỏi lẫn nhau. - Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dựng, đồ chơi cho cô và trẻ. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng tại lớp mình và thu được kết quả tốt trong việc tạo môi trường hoạt động cho trẻ. Rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Xin chân thành cảm ơn! 18 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG Hải Lộc. Ngày 15 tháng 3 năm KHOA CẤP TRƯỜNG 2011. Người viết Tô Thị Tuyết. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng