Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ SKKN Một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong tr...

Tài liệu SKKN Một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non

.DOC
14
413
124

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. QUẢNG NGÃI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC ..... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHĂM SÓC TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON Lĩnh vực : Quản lý giáo dục Tên tác giả : Chức vụ : Hiệu trưởng Năm học : 2012 – 2013 ( Cap tinh : XS ) 1 PHỤ LỤC Mục Phần I Phần II 2.1 2.2 Nội dung Đặt vấn đề Nội dung Cơ sở lý luận Thực trạng của trường về công 2.3 2.4 Phần III tác tuyên truyền Một số biện pháp thực hiện Hiệu quả Kết luận Trang 3 4-12 13-14 PHẦN I 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Công tác tăng cường phòng chống bệnh dịch ở trường Mầm non đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay các bệnh dịch xuất hiện không theo chu kỳ và ngày càng nguy hiểm, trong khi đó trẻ ở tuổi mầm non sức đề kháng rất yếu cộng vào đó việc nhận thức cách đề phòng chống dịch lại chưa biết. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn – trẻ sống, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật. Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút biến dị…Đặc biệt là các đợt dịch, tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan trong cả cộng đồng. Trong các trường học thường gặp: chân tay miệng, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut, cúm… Do đó vấn đề phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng nói chung và trong trường học nói riêng là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của nhà trưởng và sức khoẻ của mọi người. Do đặc thù trường mầm non chỉ tiếp nhận trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi với lứa tuổi rất cần sự chăm sóc ân cần, chu đáo . Song có nhiều phụ huynh khi đưa con đến trường lại lo ngại nơi tập trung số trẻ quá đông cũng là nơi phát sinh ra các bệnh dịch khó lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ . Hơn nữa trẻ ở tuổi mầm non quá nhạy cảm với các bệnh như hô hấp, tiêu chảy, ngứa …và các dịch như tay chân miệng, thủy đậu, quai bị, sốt xuất huyết … Làm thế nào không để bệnh dịch không phát triển ra trong trường mầm non để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là cần thiết, hiểu được trẻ ở lứa tuổi càng nhỏ thì rất cần sự quan tâm chăm sóc sức khỏe và chính nó có sự tác động để phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ . Khi đã hiểu thì họ sẵn sàng đưa con em ra lớp chứ không chờ chúng ta phải tuyên truyền vận động nhiều. Vì vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục Mầm non cần làm tốt công tác phòng chống bệnh dịch để các bà mẹ yên tâm khi con và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh góp phần hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng và cùng nhận thức tốt việc chăm sóc giáo dục các cháu để làm nền tảng cho tương lai sau cho trẻ khi bước vào cánh cửa của các trường học. Giúp trẻ phát triển toàn diện . 3 Xuất phát từ thực tiễn tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non “ PHẦN II NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận của đề tài : Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp cho trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, khơi dạy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học tập ở các cấp tiếp theo và cho học tập suốt đời . Với mục tiêu trên chỉ được thực hiện có hiệu quả khi chủ thể của nó có đủ sức khỏe, phát triển tốt theo chỉ chỉ sổ độ tuổi thì mới đạt được mục tiêu mà các nhà nghiên cứu khoa học dày công nghiên cứu. Để đạt mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục mầm non thì không chỉ gia đình hoặc nhà trường riêng lẻ mà thực hiện được, rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và ngành, đoàn thể xã hội. Bên cạnh đó không phải tất cả các bậc phụ hunynh có con trong độ tuổi mầm non đang gởi con tại trường mầm non Sơn Ca hoặc ngoài cộng đồng đã hiểu rõ cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo khoa học. Chính vì vậy rất cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong trường mầm non với nhiều hình thức phong phú để nhận được sự cộng tác từ phụ huynh và sự giúp đỡ của ngành y tế … II. Thực trạng công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non: 1. Tình hình chung của nhà trường : 4 Từ những năm học 1998 bản thân vừa mở trường mầm non, với cương vị vừa chủ trường kiêm hiệu trưởng, qua một thời gian tìm hiểu, điều tra, nắm bắt thấy số trẻ ra lớp so với các đơn vị khác chưa cao tuy ở đây là thành phố, bản thân đề ra kế hoạch cần phải làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống bệnh dịch để nhân dân, phụ huynh, các ban ngành của địa phương nhận thức và quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ tại cộng đồng và nhất là trong trường mầm non, nên tôi đã chọn viết đề tài: “Một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non “ Tổng số lớp học trong trường : 19lớp Tổng số trẻ : 570 trẻ ( trong đó, trẻ tuổi nhà trẻ từ 18 tháng 36 tháng tuổi : 170 trẻ; trẻ mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi : 400 cháu ) Tổng số giáo viên, nhân viên : 53 người ( trong đó, giáo viên : 40; nhân viên phục vụ nấu ăn, nhân viên chuyên làm vệ sinh, y tế : 13 ) và 100% đều qua đào tạo, bồi dưỡng . 100% lớp đều đủ công trình vệ sinh khép kín, phù hợp với chăm sóc mầm non; 100% trẻ đều có sổ và biểu đồ theo dõi sức khỏe. 100% trẻ đến trường đều học bán trú và ăn 3 bữa/ngày 100% lớp đều có góc tuyền truyền cho phụ huynh và toàn trường có bảng tin tuyên truyền chung . 100% lớp và nhà trường có bảng phân công và lịch thực hiện công tác vệ sinh hàng ngày, vệ sinh tuần và tháng .... 2.Những khó khăn khi thực hiện công tác phòng chống bệnh dịch trong nhà trường : 2.1 Sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh : Tâm lý các bậc phụ huynh gởi con cả ngày, độ tuổi của trẻ con quá nhỏ nên khi đưa trẻ đến trường thì gởi nhanh cho cô để đi, vì do sợ con khóc và đòi về; Khi đến đón muốn nhanh chóng được đón con về, vì suy nghĩ rằng con xa mẹ cả ngày muốn bù đắp lại cho trẻ, nên rất khó khăn cho các cô giáo 5 có thời gian trao đổi gặp gỡ phụ huynh; các biểu bảng hoặc thông tin cô đưa ra góc tuyên truyền ít được phụ huynh quan tâm đón xem. Khi con bị đau ốm phụ huynh tự ý nghĩ không có xin phép, nhà trường thường “mù lý do” hoặc khi mắc bệnh lây truyền trong thời gian phải cách ly song không có người trông coi phụ huynh cũng đưa trẻ đi học bình thường mà không có sự phối hợp với nhà trường. Khi nhà trường lồng ghép vào các cuộc họp phụ huynh thì tâm lý phụ huynh muốn họp nhanh về sợ con trẻ ở nhà khóc … 2.2 Về phía cán bộ giáo viên và nhân viên tại trường : Việc chuẩn bị những nội dung tuyên truyền cho phụ huynh thường nặng về dạy trẻ nhất là dạy con chữ; nội dung quá dài dòng, chữ quá nhỏ, ôm đồm nhiều nội dung; hình ảnh chưa hấp dẫn nhất là thiếu các hình ảnh liên qua các hoạt động các trẻ được tham gia hoạt động . Vẫn còn tư tưởng chủ quan ít chú trọng và thường chạy theo phong trào. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.Biện pháp 1 : Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống bệnh cho cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường. Nhà trường thành lập ban chỉ đạo và từ đó từng giáo viên, nhân viên xây dựng nội dung chế độ chăm sóc vệ sinh theo chương trình giáo dục mầm non yêu cầu phải đạt theo từng đổ tuổi, nhất là biết kết hợp phòng chống bệnh theo mùa và tình hình bệnh dịch xảy ra tại địa phương . Mời các Bác sỹ khoa dinh dưỡng , Bác sĩ khoa nhi về trường giảng theo định kỳ hàng năm, nhất là những đợt dịch . Tham gia các lớp học, tập huấn và các cuộc Hội nghị của Phòng y tế, Trung tâm y tế dự phòng, của phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng…Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và với các cơ quan hữu quan: Phòng giáo dục, y tế phường, trung tâm Y tế dự phòng thành phố… Bởi một khi trẻ có sức khỏe tốt thì việc phòng chống bệnh của trẻ sẽ tốt hơn, do đó trường chúng tôi luôn quan tâm làm như thế nào để trẻ có sức 6 khỏe tốt. Hướng dẫn trẻ thao tác đầy đủ các bước rửa tay sach trước khi ăn, đại tiểu tiện hoặc tay bẩn; trong khi ăn không bốc thức ăn, không mút tay, ngậm đồ chơi; Có thói quen đi vệ sinh đúng nơi qui định ( nam, nữ) phải đi riêng. Dạy trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh bản thân, giữ nhà vệ sinh sạch sẽ. Nhất trẻ mẫu giáo biết nói với cô khi thấy trong người khác thường. Giáo viên phải là tấm gương về giữ vệ sinh và chăm sóc vệ sinh để trẻ học tập và làm theo, không làm lây bệnh sang trẻ và cộng đồng. Hàng ngày giáo viên tổ chức đánh giá được tình hình trẻ tại trường và kịp thời thông báo với phụ huynh Hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa và cấp cứu kịp thời. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày, có diễn biến gì đặc biệt không. Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của lớp để ngoài tầm với của trẻ chưa và chỉ có các thuốc phụ huynh gửi ghi các loại thuốc phụ huynh gửi cho con uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, chữ ký của phụ huynh. Chú ý theo dõi các cháu vừa nghỉ ốm khi đi học. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường. Trang bị cấp cứu – Tủ thuốc của trường gồm có: Dụng cụ cấp cứu và thuốc thiết yếu. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do sở tổ chức. Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ, qua đó nắm được các cháu mắc bệnh mãn tính: sau đó đi khám sức khoẻ, nếu cháu nào mắc bệnh thì phải nhắc nhở, hướng dẫn phụ huynh cho trẻ đi điều trị sớm. Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì nhà trường và gia đình phải phối hợp có chế độ ăn bổ xung cho trẻ: uống thêm sữa, tăng thêm bữa. Trẻ béo phì phải hạn chế đồ ngọt, chất bột đường, tăng cường vận động. Theo quy định chung của sổ sách y tế gồm có: Sổ nhật ký sức khoẻ toàn trường: ghi rõ từng ngày, nếu có già đặc biệt phải ghi ngày,giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử lý, đến khi trả trẻ về. 7 Sổ sức khoẻ của từng cháu: Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều cao định kỳ hàng tháng đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi và hàng quí với trẻ trên 24 tháng tuổi . Lên lịch cân cho từng lớp, nếu cháu nào nghỉ học sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học Kết quả đó được thông báo đến các bậc phụ huynh. 2.Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và Y tế của địa phương Việc bảo đảm cho các cháu được an toàn, khoẻ mạnh là rất quan trọng. Công tác giáo dục mầm non, công tác tuyên truyền như việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh là việc làm rất cần thiết mà lâu nay nhiều trường cũng đã tiến hành, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thu hút được sự chú ý, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo, nhà trường đưa ra cho phụ huynh cần nắm bắt, muốn thành công người quản lý phải suy nghĩ sáng tạo xây dựng hình thức và nội dung gặp gỡ sao cho phong phú, tạo được ấn tượng buổi ban đầu, không nên nặng nề về các khoản đóng góp mà hãy dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hàng ngày. Tổ chức kế hoạch gặp gỡ một cách hợp lý theo hình thức truyền thông theo phiếu trắc nghiệm và thông qua các Hội thi, lễ hội và họp phụ huynh… tùy thuộc vào điều kiện thuận lợi của mỗi giáo viên và nội dung cần tuyên truyền nhu : Tiêu chí ở trường mầm non là giáo dục các cháu theo 5 lĩnh vực để phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ, đối tượng chúng ta tiếp cận để tuyên truyền trong công tác dạy trẻ là phụ huynh nên cần chuẩn bị tốt để những kiến thức đến với phụ huynh thật sự có ích. Thông qua chương trình thao giảng chuyên đề ở trường, ngoài việc giúp cho đội ngũ nắm bắt thêm kiến thức về chương trình mầm non mới, còn mời phụ 8 huynh đến dự giờ, để phụ huynh nắm bắt được những kiến thức mà cô giáo cung cấp cho các cháu qua từng môn học, từng nội dung cụ thể của mỗi bài dạy, ở mỗi đề tài nhằm phát triển, giáo dục cho trẻ những kiến thức theo đúng độ tuổi … chứ không phải cháu đến lớp chỉ biết chơi, ăn, ngủ là xong. Chúng ta cần cung cấp cho phụ huynh biết thêm là: Đối với độ tuổi trẻ mầm non “ Học mà chơi, chơi mà học” không nên gò ép cháu phải học viết, học đọc, làm toán nhiều, vì thế cháu sẽ tiếp thu kém hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cơ tay do phải viết nhiều, ảnh hưởng đến xương cột sống nếu phải ngồi nhiều.., cháu sẽ chẳng nhớ gì vì chưa tập trung chú ý tốt….dần dần phụ huynh sẽ hiểu ra và cùng chúng ta thực hiện tốt công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Do đó phải hướng dẫn các lớp lồng ghép vào chương trình giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng. Tư vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thục phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ - đảm bảo ATVSTP, cân đối, đủ chất, đủ lượng - Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao đổi trực tiếp với phụ huynh, từ đó nhà trường nhận được sự phối kết hợp cùng với phụ huynh Phối hợp chặt chẽ với y tế phường và Trung tâm Y tế thành phố để có kế hoạch chủ động đối phó, không để dịch bệnh xảy ra. Định kỳ tiêm phòng vác xin cho trẻ theo quy định. 3. Biện pháp 3: Ban Giám Hiệu đã kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn mọi lúc mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng đồ chơi, vệ sinh sạch đẹp, thông thoáng, nhiều cây xanh, hoa theo mùa. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ ở lớp học, nhà vệ sinh, bếp, đến môi trường xung quanh như: sân trường bằng phẳng rộng rãi có rãnh thoát nước,Trồng cây xanh, bố trí cây 9 cảnh theo nhiều dáng kiểu để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm. Cung cấp nước sạch: Có đủ nước sạch đã đun sôi cho học sinh uống. Nước sinh hoạt, tắm rửa phải là nước máy. Có nhà vệ sinh xây dựng đảm bảo các điều kiện vệ sinh của giáo viên riêng , của học sinh riêng và có nam riêng, nữ riêng. Hàng ngày thu gom rác ở các lớp, các phòng và sân trường về một chỗ, phải có thùng chứa rác theo quy định. Có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung. Vệ sinh lớp học: Đảm bảo không khí thông thoáng: Nhắc các cô giáo mở quạt vừa phải, mát về mùa hè, ấm về màu đông.Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết cửa sổ khi trẻ hoạt động và học tập. Tổng vệ sinh chung: Cọ rửa nền nhà, hành lang bằng xà phòng hàng ngày, lau cửa kính, quạt háng tuần và hàng tháng... Khi có dịch tăng cường dung dịch Choramin B hoặc nước tẩy Javel theo công thức qui định . Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường. Nhằm mục đích đề phòng bệnh lan rộng phải diệt khuẩn hàng ngày, thường làm ở nơi có người mắc bệnh. Nếu có bệnh nhân mắc, sau khi chuyển đi thì phải diệt khuẩn lần cuối để thanh toán hoàn toàn mầm bệnh. Diệt khuẩn dự phòng để ngăn chặn bệnh truyền nhiễm nảy sinh và lan rộng. Đặc biệt chú ý khử khuẩn nước, xử lý phân, rác thực hiện các quy tắc về vệ sinh cá nhân. Tổ chức diệt chuột: Được tiến hành vào đầu mùa xuân. Có đặt thuốc đảm bảo khoa học đúng yêu cầu và không gây nguy hiểm với trẻ Tiếp tục mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho bếp và cho các lớp đảm bảo an toàn, có lợi với sức khoẻ. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống bệnh dịch trong toàn trường. Đến nay 100% dụng cụ phục vụ ăn uống hàng ngày cho trẻ theo qui định của Bộ y tế và hàng năm được Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh cấp giấy chứng nhận trường học an toàn, bếp ăn an toàn. 10 4.Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh và phòng bệnh trong trường mầm non Với nhiều hình thức nhà trường đã đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ và đã trở thành nề nếp chung của nhà trường, khi kiểm tra bao giờ cũng có biên bảng cụ thể nhằm phát huy kết quả tốt và khắc phục những hạn chế . Có nhiều hình thức kiểm tra , kết quả kiểm tra được đưa vào bình xét thi đua hàng tháng của giáo viên và nhân viên. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, công tác an toàn phòng dịch bệnh, theo dõi sức khoẻ của trẻ hàng ngày, báo cáo kết quả kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo của BGH nhà trường trong công tác phòng chống dịch. Nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác. Để tham mưu với Y tế địa phương về công tác phòng chống dịch khi ngoài cộng đồng có dấu hiệu dịch bệnh xuất hiện. Nhận và thực hiện tốt các công văn chỉ đạo của cấp trên đưa xuống, đặc biệt là các đợt dịch lớn như : bệnh chân tay miệng, dịch sốt xuất huyết, sởi, quai bị ... Với quan điểm của nhà trường không nên dấu bệnh dịch hay công tác phòng chống an toàn cho trẻ khi có xảy ra trong đơn vị của mình . * Tiểu luận “ Một số biện pháp tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch cho trẻ trong trường mầm non “ Trên đây là 1 số biện pháp thực hiện đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh dịch trong trường mầm non tư thục Sơn Ca . Khi thực hiện các biện pháp này vào trường chúng tôi thấy đem lại kết quả thiết thực và cho thấy : 1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống bệnh cho cán bộ giáo viên, nhân viên toàn trường 2. Biệp pháp 2 : Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phối hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và Y tế của địa phương 3. Biện pháp 3 : Ban Giám Hiệu đã kịp thời chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất : 4. Biện pháp 4 :Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh và phòng bệnh trong trường mầm non 11 Trong 4 biện pháp trên mà tôi đề xuất đã được áp dụng tại trường mầm non tư thục Sơn Ca và các biện pháp trên đều có quan hệ tương tác lẫn nhau. Chính vì vậy không thể xem nhẹ biện pháp nào, trong quá trình chỉ đạo, thực hiện chương trình GDMN cần phải tiến hành đồng bộ các biện pháp. Đem lại kết quả rất rõ rệt : Trong công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phòng chống bệnh dịch ở trường chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: Nhà trường đã thực hiện tốt công tác chăm sóc trẻ và các quy định về cách phòng chống bệnh dịch. Chất lượng nuôi dạy trẻ tốt, trẻ khoẻ mạnh, cuối năm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và béo phì. Toàn thể giáo viên và nhân viên trong trường đều nắm vững các kiến thức về nuôi dưỡng và cách sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống bệnh dịch. Lồng ghép kiến thức vào dinh dưỡng và cách sơ cấp cứu ban đầu, phòng chống bệnh dịch. Lồng ghép kiến thức vào chương trình học của trẻ, giúp trẻ nhận thức được và có ý thức phòng dịch bệnh. Các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình, tích cực phối hợp với nhà trường. Tuyên truyền đến từng phụ huynh học sinh về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống 1 loại bệnh nguy hiểm. BGH luôn quan tâm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch và đôn đốc các lớp, các bộ phận trong trường thực hiện tốt kế hoạch. Không để xảy ra dịch bệnh trong trường. Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp, an toàn. Thường xuyên báo cáo kịp thời công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh của trường lên cấp trên. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các lớp, giữa nhà trường với phụ huynh học sinh và các cơ quan hữu quan. Là trường có uy tín, được sự tín nhiệm của xã hội và các bậc cha mẹ học sinh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc trẻ, phòng chống dịch bệnh của trường đầy đủ, đúng tiêu chuẩn quy định của ngành. 12 Giáo viên, nhân viên nghiêm túc chấp hành quy chế, quy định của ngành về nuôi dưỡng trẻ và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường. Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, yêu nghề mến trẻ, tận tình chăm sóc nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ. Trong các năm qua các cháu luôn được đảm bảo an toàn, không có ngộ độc thức ăn; không có cháu bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân. Đặc biệt trong 3 năm qua trên địa bàn thành phố có dịch tay chân miệng nhưng năm học 2012 – 2013 số lượng cháu bị mắc tại trường rất ít ( không đáng kể so với ngoài cộng đồng) ; Tỷ lệ trẻ nhà trẻ đi học hàng ngày tại trường vượt qui định ( Bình quân 94,5% ) IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non, tôi nhận thấy rằng việc tuyên truyền cho các bậc phụ huynh cùng giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các ban ngành đoàn thể cùng với nhân đân cùng góp phần xây dựng cơ sở vật chất 13 trường học, hiểu được tầm quan trọng của bậc học mầm non trong xã hội là điều chỉnh cần thiết. Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau: 1. Đưa ra kế hoạch chỉ đạo công tác phòng chống bệnh dịch song song với công tác đôn đốc và kiểm tra một cách cụ thể và người quản lý phải kiên trì thực hiện, biết lọc và khai thác nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền phù hợp, tăng cường công tác thanh kiểm tra và khi kiểm tra không dàn trãi mà đi sâu một vài vấn đề cụ thể và sau kiểm tra cần kiểm tra lại những (việc còn nợ) của các lớp; Phát động thì có tổng kết và xếp loại cũng như gắn liền với công tác thi đua khen thưởng trong năm học của nhà trường và cá nhân CBQL, GV và nhân viên. 2. Phối hợp với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và các bậc phụ huynh để đưa nội dung bài viết phù hợp, có sức thuyết phục thì mới đến tai người nghe và mới có hiệu quả. Luôn đổi mới hình thức tuyên truyền “dễ thấy, dễ nhìn và dễ xem”. Với những việc làm thiết thực luôn cải tạo môi trường Xanh – sạch – đẹp . 3. Quán triệt và triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo và hứng dẫn công tác phòng chống bệnh dịch trong nhà trừng của cấp trên một cách nghiên túc và sát với tình hình thực tế của trường, tránh hình thức và thời vụ. Mà cần kiên trì và bền vững . Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 02 năm 2014 Ý KIẾN CỦA HĐ XÉT Người viết Nguyễn Thị Mỹ Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan