Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo lớn Skkn một số biện pháp rèn phát âm chữ n và l cho trẻ 5 6 tuổi...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn phát âm chữ n và l cho trẻ 5 6 tuổi

.DOCX
17
358
52

Mô tả:

Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn phát âm chữ n và l cho trẻ 5-6 tuổi” - Lĩnh vực áp dụng: Tất cả các lĩnh vực. - Mô tả bản chất của sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi là dạy trẻ nhận biết và phát âm chính xác 29 chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, cung cấp vốn từ, dạy trẻ một số kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết như: Cách lật giở sách, cách cầm bút, tư thế ngồi, khả năng diễn đạt ý muốn của mình bằng câu hoàn chỉnh, sử dụng từ ngữ linh hoạt phong phú trong giao tiếp… Từ đó đã giúp trẻ hình thành những kỹ năng phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng, mạch lạc và tự tin hơn trong giao tiếp. Đó là cơ sở tiền đề giúp cho trẻ phát triển toàn diện. - Về nội dung của sáng kiến: “Một số biện pháp rèn phát âm chữ n và l cho trẻ 5-6 tuổi” Giải pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm n và l: Muốn trẻ phát âm đúng, trước tiên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác. * Cách thực hiện: Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm l và n biết được cấu tạo, đặc điểm và cơ chế phát âm của 2 phụ âm l và n sau đó tôi tập phát âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ, câu chuyện, bài ca dao, đồng dao nhất là những bài có chứa “nhiều phụ âm l và n. Ví dụ như bài: “Con công hay múa”, “Lúa ngô là cô đầu nành”, “ Nu na nu nống” Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm l và n để sửa sai, để kiểm nghiệm và thiết thực cho việc rèn phát âm của chính mình. * Kết quả:Sau một thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng có âm điệu làm tăng hiệu quả của bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi người cũng như khi giao tiếp với trẻ. Giải pháp 2: Thông qua môn làm quen chữ cái. Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến thức cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Với môn làm quen với chữ cái đặc biệt với tiết làm quen với chữ cái l và n, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận biết đúng về cách phát âm. * Cách thực hiện: Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời nêu rõ cách phát âm chữ l và n cho trẻ hiểu. - Chữ l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và sát lợi trên. - Chữ n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lưỡi dưới. Song nếu cô chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà cô cho trẻ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Để theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ đứng đối diện với trẻ yêu cầu trẻ nhìn khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Ví dụ: Cháu Quang Duy, Hương, Nhân được cô gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, đọc lại, cô sửa sai để trẻ nhớ về cách phát âm. Qua hoạt động với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song còn một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên, đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi hoạt động. * Trò chơi: “Ai đúng” - Cô cho trẻ đọc bài đồng dao có chứa nhiều chữ l và n, chọn đúng chữ cái để đọc nhiều lần: “Vuốt hột nổ Xáo xác cạc kêu Nồi đồng vung méo Cái kéo thợ may Cái cày làm ruộng Cái thuổng đắp bờ Cái nờ thả cá Cái ná bắn chim …………………. Cái ve múc rượu” Yêu cầu trẻ trẻ khi nghe cô phát âm “l” hoặc “n” trẻ chọn đúng giơ lên, đọc to, các bạn ngồi bên cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này trẻ vừa nhận biết và phát âm đúng chữ l và n, đồng thời âm chuẩn các từ có chứa chữ cái l - n trong bài đồng dao. * Trò chơi: “Tìm chữ” Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sưu tầm viết chữ to có nhiều từ chứa chữ cái l-n. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân những chữ cái vừa học. “Là lá la la Em bé giỏi quá Em là bé ngoan Ngày giúp mẹ chăm làm Lau nhà, múc nước Tưới vườn na xanh”. Hoặc: “Mẹ đi làm về Thấy đầu chum nước Hoa na thơm nức Quả na non xanh Lủng lẳng trên cành Mẹ cười vui vẻ Nhà lau sạch sẽ Con đến là ngoan”. Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như trò chơi: “Tìm nhà đọc chữ”, “Thả bóng đọc chữ”, “Đá bóng đọc chữ’, “ Quà tặng cho bạn” Có tên phụ âm là l - n hoặc trò chơi hát đối, đọc chữ và tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ. * Kết quả: Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái l và n. Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ l và n, số trẻ phát âm đúng đã tăng, trẻ nhớ lâu hơn, phát âm chuẩn. Giải pháp 3: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa phát âm cho bạn. * Cách thực hiện: Để hình thành thói quen này cho trẻ, tôi thường xuyên gần gũi, giao tiếp với trẻ, trong những lúc trò chuyện, thảo luận tôi yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe bạn khác nói khuyến khích trẻ phát hiện lỗi phát âm của bạn và giúp bạn sửa sai. Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có đoạn: “Này chú gà nâu Cãi nhau gì thế? Này chị vịt bầu Chớ gào ầm ĩ Bà tớ ngủ rồi Cánh màn khép rủ Hãy yên lặng nào Cho bà tớ ngủ Bàn tay nhỏ nhắn Phe phẩy quạt nan Đều đều ngọn gió Rung rinh góc màn…” Khi phát hiện có 1 số trẻ đọc sai phụ âm l – n tôi yêu cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ: + Bạn đọc đúng chưa? Vì sao chưa đúng? Đọc như thế nào là đúng? Sau đó tôi mời 1 trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình. * Kết quả Nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp trẻ lớp tôi có tiến bộ rõ rệt trong phát âm. Trẻ không chỉ sửa được lỗi phát âm cho mình mà còn biết phát hiện và sửa lỗi phát âm cho bạn, giúp bạn cùng tiến bộ. Giải pháp 4: Sử dụng các bài đồng dao, ca dao. * Cách thực hiện: Đồng dao là thể loại thơ ca dân gian thể hiện rõ tính nguyên hợp dành riêng cho trẻ em. Đó là những câu hát dân gian truyền miệng. Đồng dao có ý nghĩa trong giáo dục trẻ em. Ngôn ngữ đồng dao trong sáng, tốt lành, rèn cho trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nói mạch lạc. Ca dao là lời của những câu hát dân gian. Sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, Ở lớp mẫu giáo lớn tôi nhận thấy có rất nhiều trẻ phát âm còn ngọng: ngọng vần như an – am, uôm – uông; ngọng phụ âm đầu: g – h; h – kh…đặc biệt là hai phụ âm l – n. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ phát âm ngọng: do bộ máy phát âm của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, do người lớn xung quanh trẻ phát âm sai nên trẻ bắt chước và đặc biết hơn nữa là do trẻ ở địa bàn là trẻ dân tộc thiểu số nên việc phát âm chuẩn là rất khó khắc phục. Qua nghiên cứu tài liệu tôi thấy rằng các bài đồng dao thường có âm điệu, vần điệu dễ nhớ do vậy để luyện phát âm cho trẻ tôi đã lựa chọn một số bài đồng dao chứa nhiều chữ cái n – l để luyện. Ví dụ 1: Giúp trẻ luyện phát âm l – n tôi chọn một số bài đồng dao như: Bài: Con chim sẻ Bài: Nu na nu nống «Con chim se sẻ «Nu na nu nống Nó ăn gạo tẻ Cái bống nằm trong Nó hót líu lo Con ong nằm ngoài Nó ăn hạt ngô Củ khoai chấm mật Nó kêu lép nhép Phật ngồi phật khóc Nó ăn gạo nếp Con cóc nhảy ra Nó vãi ra sân Con gà tú hụ Ơi láng giềng gần Nhà mụ thổi xôi Đuổi con chim sẻ”. Ông tôi nấu chè Tay xòe chân rụt”. * Kết quả: Phát triển ngôn ngữ thông qua dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao đã giúp trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn, vốn từ mở rộng, diễn đạt trôi chảy. Giải pháp 5:Thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: * Cách thực hiện: Chuẩn bị môi trường: Bổ sung những đồ dùng đồ chơi, tài liệu cho việc khai thác, bố trí sắp xếp và trang trí các khu vực hoạt động giúp trẻ dễ dàng nhận ra các hoạt động nhận biết chữ, tìm chữ, trò chơi chữ cái để có thể thực hiện và sử dụng dễ dàng các phương tiện hoạt động. Tìm ra những cách gây hứng thú nhằm thu hút trẻ vào tiết học như: Tổ chức trò chơi, xem hình ảnh trên powerpoit,… Tôi làm các giáo án điện tử để tự làm cho mình một số bài giảng và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại lớp mình. Ở hoạt động học làm quen chữ cái có sử dụng các bài giảng điện tử trẻ lớp tôi rất hứng thú. Ngoài ra việc sử dụng công nghệ thông tin vào các môn học khác khiến trẻ tích cực tham gia vào bài học hơn. Phần ôn luyện củng cố chữ cái vừa được làm quen thông qua các trò chơi động tĩnh xen kẽ. + Trò chơi tĩnh: “Thi xem ai nhanh”; “Đồ chữ và tô chữ cái”; “Ghép nét chữ”, “Tìm chữ cái trong từ”; “Gạch chân chữ cái”; “Thỏ tìm chuồng”,… Ví dụ: Trò chơi “ Thi xem ai nhanh” Mục đích: - Giúp cho trẻ nhận biết nhanh và phát âm các chữ cái đã học. - Luyện cho khả năng phản xạ nhanh. Chuẩn bị: Mỗi trẻ có những thẻ chữ cái đã học, thẻ chữ của cô to hơn của trẻ Cách chơi: Cho trẻ ngồi hình chữ u. Cho trẻ trẻ chơi với các hình thức khác nhau. Lần 1 cô giơ thẻ chữ cái trẻ goi tên thật nhanh. Lần 2 cô gọi tên chữ trẻ giơ thẻ chữ cái và nêu đặc điểm của chữ cái đó. Lần 3 cô nêu đặc điểm trẻ gọi tên chữ Ví dụ: Trò chơi “ Ghép nét chữ” Mục đích: Củng cố cho trẻ kiến thức về đặc điểm cấu tạo của các chữ cái đã học. Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 rổ trong đó có các nét chữ cái rời. Cách chơi: Cho trẻ ngồi hình chữ u để rổ ra trước mặt. Cô gọi tên chữ cái trẻ tìm các nét tương ứng để ghép thành chữ cái cô yêu cầu thi xem bạn nào ghép nhanh và đúng. + Trò chơi động: “Tìm nhà”, “Hoa tìm lá”, “lá tìm hoa”; “Tìm hoa lá cho cây”… Ví dụ: Trò chơi “Tìm nhà” Mục đích: Trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái vừa học Chuẩn bị: Nhà có gắn kí hiệu là các chữ cái vừa được làm quen, thẻ chữ cái, Sắc xô Cách chơi: Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ cái mà mình thích cô bắt nhịp cho trẻ hát 1 bài hát trong chủ điểm khi cô lắc sắc xô nhanh trẻ phải chạy thật nhanh về nôi nhà có kí hiệu là các chữ cái giống chữ cái trên thẻ của mình và phát âm to chữ cái phải. đó. Luật chơi: Ai không tìm đúng nhà thì phải tìm lại cho đúng. * Kết quả: Hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái góp một phần rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ lớp tôi không chỉ được làm quen với những chữ cái n -l mà còn được làm giàu vốn từ, được rèn luyện các kĩ năng tiền biết đọc, biết viết. Giải pháp 6: Thông qua hoạt động chung khác. Như chúng ta đã biết trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quen, vì vậy cô giáo luôn tạo ra những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ ôn luyện thường xuyên. Một trong những tình huống cô có thể tạo ra một cách tự nhiên và đạt hiệu quả là lồng ghép chữ l - n vào trong các hoạt động chung khác. * Thông hoạt động giáo dục âm nhạc : Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời mà còn chú ý đến việc dạy trẻ hát chuẩn các từ. Khi trẻ hát, có những lúc tôi cho trẻ hát không có nhạc đệm để sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với những bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu l và n. Ví dụ : + Bài : « Ngày vui của bé ». Có câu : « Kìa là lá xanh xanh », « La lá la tới trường em yêu »… + Bài : «Thật là hay » Có câu : « Lí lì li »… + Bài : « Rửa mặt như mèo » Có câu : « Leo, leo »... + Bài : « Bác đưa thư vui tính » Có câu : « Cầm lá thư, nói cảm ơn…»… *Thông hoạt động làm quen văn học : Tôi luôn quan tâm đến giọng đọc, giọng đọc, giọng kể của trẻ, phát hiện cách phát âm sai của trẻ để sửa, tôi thường chú ý tới những bài thơ có nhiều phụ âm l - n như : “Na non xanh Múi loắt choắt Na mở mắt Múi nở to” Hoă ̣c “Ai mang nước lên cây Mà dừa kia có nước? Chắc mấy hôm trời mưa Dừa đã lo hứng nước! Nước mưa có ngọt đâu Mà nước dừa lại ngọt?” * Thông hoạt động giáo dục thể chất : - Tôi sửa cách phát âm cho trẻ bằng cách dán chữ cái l và n cho trẻ phát âm kết hợp vận động thông qua các bài tập vận động với bóng như : Chuyền bóng bên phải, bên trái, lăn bóng theo đường dích dắc, tung bóng, bắt bóng. Hay bài tập bật nhảy :« Bật qua 4 - 5 vòng » , « Bật tách chân » tôi viết chữ vào các ô để trẻ vừa bật nhảy và kết hợp đọc chữ. - Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm 2 phụ âm l và n cho trẻ vào các hoạt động khác như : Tạo hình, MTXQ, làm quen với một số biểu tượng về toán. - Tuy nhiên để sửa ngọng cho trẻ không chỉ chú ý đến hoạt động học tập, trẻ luôn cần có sự quan tâm của cô ở mọi lúc mọi nơi. Giải pháp 7: Rèn phát âm chữ l và n ở mọi lúc mọi nơi. Hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng, trẻ nói những nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này cho trẻ nếu trẻ nói chưa đúng. * Cách thực hiện: Trẻ giao tiếp giữa bạn bè với nhau, trẻ gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lại câu trẻ vừa nói và chậm rãi nói lại từng từ, khuyến khích trẻ nói theo. Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn, ngay trong giờ đón trẻ, trả trẻ tôi thường tổ chức trò chơi dân gian có lời như: “ Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Nu na nu nống”, …Trong thời gian ngắn giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài đồng dao, có chứa phụ âm l và n như bài: “ Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cộc leo ra, leo vào Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cộc leo vào, leo ra” Hoặc bài đồng dao: “ Con chim se sẻ Nó ăn gạo tẻ Nó hót líu lo Nó ăn hạt ngô Nó kêu lép nhép Nó ăn gạo nếp Nó vãi ra sân Ở láng giềng gần Đuổi con se se” * Kết quả: Qua thực tế thực hiện tôi thấy trẻ lớp tôi rất hứng thú và tiến bộ rõ rệt, nhiều trẻ trước đây chỉ thường ngồi im thụ động nghe cô và các bạn thì nay đã tích cực hơn, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình với cô và các bạn. Khi tổ chức hoạt động các hoạt động khám phá khoa học đặc biệt là khi đàm thoại với trẻ tôi thường lưu ý phát hiện và sửa lỗi phát âm, nhắc trẻ nói to, rõ ràng và trả lời cô bằng các câu hoàn chỉnh. Giải pháp 8: Kết hợp với phụ huynh * Cách thực hiện: Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó, đặc biệt là chữ l và n để phụ hunh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ khi ở nhà. Với một số trẻ phát âm còn ngọng, phát âm chưa chuẩn tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh trong có lời đối thoại có chứa nhiều phụ âm l – n và dành thời gian đọc, kể cho con nghe, dạy con kể lại chuyện và sửa lỗi phát âm cho con khi ở nhà. Tôi nhắc nhở phụ huynh nên dành thời dành thời gian để tâm sự và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ cần nói rõ ràng, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe rõ. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình, giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà. Ngoài ra trong khoảng thời gian đón trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những kiến thức trẻ được học trong ngày, khả năng tiếp thu của từng trẻ để phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên có biện pháp cung cấp, củng cố vốn từ, rèn luyện phát âm cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt nhất. Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện bài thơ trẻ được học ở trường, yêu cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú và đa dạng. Trước khi tiến hành tiết học cần có sự trải nghiệm của trẻ tại gia đình như khám phá về các đồ dùng trong gia đình bé, về ngôi nhà của bé, những người thân trong gia đình bé …tôi cũng trao đổi để phụ huynh cùng giúp trẻ trải nghiệm. * Kết quả: Qua một thời gian áp dụng biện pháp phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo môi trường phát âm chuẩn mực đã giúp trẻ ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng phụ âm l – n và nhiều phụ huynh đã hiểu rõ hơn về vai trò của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó các bậc phụ huynh đã phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhờ đó mà vốn từ của trẻ được tăng lên rõ rệt, khả năng phát âm, cách diễn đạt của trẻ ngày càng tốt. Giải pháp 9: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về môi trường, hoàn cảnh gia đình, hứng thú, kỹ năng nhận thức, giao tiếp, vận động, nhu cầu...nên để trẻ thích đến lớp mọi hoạt động của cô giáo đều phải lấy trẻ làm trung tâm bao gồm: Giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch giáo dục đều phải lấy trẻ làm trung tâm. * Cách thực hiện: Tôi xây dựng các góc chơi đa dạng phong phú và nhiều đồ chơi đẹp, sáng tạo hấp dẫn trẻ và đặc biệt là tôi để trẻ tự chọn góc chơi cho mình không ép buộc trẻ phải chơi ở đâu, chơi góc nào. Bên cạnh đó vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trẻ mẫu giáo học mà chơi - chơi mà học. Chính vì vậy mà khi tổ chức cho trẻ hoạt động góc tôi đã lồng ghép nội dung phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là rèn phát âm chuẩn chữ l và n ở trong đó. - Ở góc học tập: Tôi cho trẻ chơi các trò chơi như: in, tô, đồ các chữ cái đã học, sao chép các từ trong chủ điểm, xếp các từ bằng các thẻ chữ cái rời. Qua đó giúp trẻ ôn luyện, củng cố các chữ cái đã học trên tiết học góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. * Kết quả: - Thông qua hoạt động góc trẻ được chơi và giao lưu với các bạn giúp trẻ phát triển vốn từ - Trẻ rất thích tham gia tất cả cả các hoạt động trong chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, 100 % trẻ được đánh giá xếp loại đạt ở tất cả các lĩnh vực, và đặc biệt trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ.. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho giáo viên và trẻ tại các trường mầm non, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để dạy trẻ. Nhằm giúp trẻ phát triển tư duy,óc sáng tạo,tinh thần đoàn kết giữa trẻ với nhau, tạo cơ hội và tiền đề giúp cho trẻ phát triển về đức, trí,thể, mỹ. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + Mang lại hiệu quả kinh tế: Vận dụng sáng tạo các biện pháp tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã giảm được chi phí thời gian, ngày công, trong việc tổ chức các hoạt động rèn phát âm cho trẻ. + Mang lại lợi ích xã hội: - 100% trẻ thích trò chuyện cùng với cô, thích được chơi và tham gia các hoạt động ở lớp. - 100% trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. - Công tác chủ nhiệm và quản lý lớp học của tôi được đánh giá cao. Trước khi tôi áp dụng đề tài này vào lớp tôi phụ trách chỉ có 26% trẻ phát âm đúng chữ l; 29% trẻ phát âm sai chữ l; 23,9% trẻ phát âm đúng chữ n; 69,5% trẻ phát âm sai chữ n; 45,6% trẻ phát âm nhầm lẫn 2 chữ l – n. Sau khi tôi áp dụng đề tài này vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ thì tỷ lệ trẻ phát âm đúng cũng nhờ đó mà tăng lên rất nhiều, kết quả cụ thể như sau: Số trẻ phát âm đúng chữ “l” tăng 69,6% so với trước khi áp dụng; số trẻ phát âm sai chữ “l” giảm 58,7%, số cháu phát âm đúng chữ “n” tăng 67,4% so với trước khi áp dụng, số trẻ phát âm sai chữ “n” giảm 62,5%. số trẻ phát âm nhầm lẫn 2 chữ n – l giảm 39,1% so với trướ khi áp dụng. Vì vậy từ kết quả trên cho thấy từ khi áp dụng một số biện pháp rèn phát âm chữ l – n đến nay chất lượng được tăng nên rõ rệt. Bên cạnh đó cho thấy số cháu phát âm sai và còn nhầm lẫn giữa âm n – l vẫn còn như cháu: Duy, cháu My, cháu Đán, cháu Cường. Nên tôi sẽ tiếp tục các biện pháp luyện phát âm cho những cháu này một cách tích cực hơn và phối hợp với cha mẹ trẻ, cố gắng để trẻ phát âm chuẩn trước khi trẻ vào lớp 1. - Hình thành kỹ năng nhận thức và kỹ năng tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ. - Giúp cho trẻ có tiến bộ rõ rệt, tự tin trong giao tiếp trong các hoạt động, phát âm rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng. - Biết kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để tuyên truyền với phụ huynh về việc phát âm cho trẻ khi ở nhà giống như ở lớp để các con nhanh quen với cách phát âm rõ ràng, mạch lạc. - Đề tài của tôi có thể áp dụng cho trường tôi và trường bạn. Vì nó đem lại lợi ích, chất lượng cao và không tốn kém về mặt kinh tế - xã hội. + Số tiền làm lợi: Không tính - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không d. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: *Điều kiện về cơ sở vật chất: + Máy tính, điện thoại, máy chiếu, loa, que chỉ. + Sách, báo, tranh ảnh, tuyển tập các bài thơ, truyện, ca dao, đồng dao cho trẻ trong trường mầm non. + Các đồ dùng đồ chơi cần thiết để tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành học tập: lô tô các loại, thẻ chữ cái rời, giá, bảng từ, rổ con, đồ chơi trong lớp, ngoài trời,….. - Các loại phế liệu khác nhau: lá khô, hột hạt, vỏ nhựa, cọong rơm khô, chai nhựa, vỏ hộp sữa,…. - Giấy bìa, giấy nhăn, giấy màu các loại, xốp VA, xốp bi tít, đề can, nhám dính, xốp chải nền,…. - Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ. *Điều kiện về giáo viên: Giáo viên mầm non, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo. *Điều kiện về trẻ: Trẻ lớp 5-6 tuổi trường mầm non khi thực hiện sáng kiến. đ. Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Áp dụng cho trẻ tại trường mầm non và các trường bạn cũng có thể tham khảo sử dụng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan