Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh lớp 5...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh lớp 5

.DOC
23
67
126

Mô tả:

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm MỤC LỤC TT PHẦN NỘI DUNG TRANG 1 Phần thứ nhất Lí do chọn đề tài 1 2 Phần thứ hai Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 3 Cơ sở lí luận 3 4 Thực trạng – Nguyên nhân 4 5 Một số biện pháp đã tiến hành 6 6 Kết quả đạt được 17 7 Tiểu kết 20 Kết luận và kiến nghị 21 8 Phần thứ ba Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm PHẦN THỨ NHẤT LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong chương trình Tiểu học hiện hành, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng (Nghe – Nói – Đọc – Viết). Chương trình Tập làm văn ở lớp Năm có những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cao hơn hẳn so với các lớp dưới; cụ thể là trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn cơ bản: Nói – Viết, học sinh có được khả năng xây dựng một văn bản hoàn chỉnh (gồm ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài). Bên cạnh đó phân môn Tập làm văn còn góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Phổ Hòa đã 05 năm liền dạy lớp Năm, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là xây dựng các văn bản (nói và viết), học sinh cần phải nắm vững tất cả các kiến thức Tiếng Việt tiếp thu được qua việc học: Tập đọc; Chính tả; Luyện từ và câu; Kể chuyện…Trong khi đó, học sinh nhà trường ít có hứng thú với môn Tiếng Việt, phụ huynh cũng không mấy mặn mà với phân môn Tập làm văn (do quan niệm xã hội thích con mình học môn Toán hơn, do cơ chế thị trường và do ảnh hưởng văn hóa đọc thích cho con mình đọc truyện tranh hiện đại nhiều hơn là truyện cổ tích, thần thoại…) nên dẫn đến việc học sinh viết văn rất hạn chế là điều hiển nhiên. Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh là cần thiết. Học tốt môn Tập làm Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 1 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm văn sẽ là điều kiện thuận lợi để học sinh học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. Trước tình trạng đó, tôi luôn trăn trở muốn tìm giải pháp để giúp các em có hứng thú học và học tốt phân môn Tập làm văn nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm.” PHẦN THỨ HAI Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 2 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN Căn cứ vào mục tiêu của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Muốn học tốt Tiếng Việt phải biết viết văn. Tôi chọn học sinh lớp Năm để làm đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là trường Tiểu học Phổ Hòa. - Khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này thì tôi đã nắm chắc được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết văn còn nhiều hạn chế. - Phối hợp với phân môn: Tập đọc; Luyện từ và câu; Kể chuyện tiếp tục củng cố và hoàn thiện tri thức cơ bản về cách viết văn cho học sinh. - Trang bị cho học sinh một công cụ quan trọng để học tập và giao tiếp. - Phát triển ngôn ngữ nói – viết và phát triển tư duy khoa học cho học sinh. Trong quá trình dạy học tôi đã biết được những thực trạng và nguyên nhân mà học sinh viết văn còn hạn chế nên nhiều năm qua tôi đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp này vào việc rèn kĩ năng viết văn cho học sinh đã đem lại kết quả cao. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG – NGUYÊN NHÂN Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 3 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Nhìn chung học sinh trường tôi chưa theo kịp học sinh ở các nơi về nhiều phương diện trong đó có khả năng nhận thức, vốn từ Tiếng Việt và năng lực sử dụng Tiếng Việt. - Trong phân môn Tập làm văn hầu như các em còn lúng túng trong cách lập dàn ý cho một bài văn, rút ra dàn ý từ đoạn văn đã cho sẵn, chuyển dàn ý thành đoạn văn, chưa nắm được cấu trúc, kết cấu của một văn bản (câu chuyện). - Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của Tiếng Việt nhất là phân môn Kể chuyện. - Vốn từ của học sinh chưa phong phú, các em chưa hiểu hết nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ láy,… nên việc vận dụng vào làm bài còn nhiều nhầm lẫn, sai sót,… - Vấn đề dùng từ và dạy từ được chú trọng nhiều trong các giờ dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhưng vốn liếng từ vựng và trình độ dùng từ trong khi tạo lập ngôn bản (ở cả hai hình thức nói, viết) của học sinh nói chung vẫn còn yếu, còn nghèo. - Trong các lớp vẫn còn một số học sinh học yếu, cá biệt có học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo, đặt câu văn chưa đúng cấu trúc câu, đặt từng câu văn rời rạc còn khó, nói gì đến việc hướng dẫn các em viết một đoạn văn, bài văn hay kể lại một câu chuyện đã học, đã đọc theo yêu cầu. - Học sinh thiếu vốn sống thực tế nên thường viết những đoạn văn, bài văn mang tính liệt kê, văn kể chuyện không đầy đủ các chuỗi sự việc làm cho bài văn khô cứng, không cảm xúc. - Một số học sinh khá giỏi thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, xào xáo lại thành một bài văn, thậm chí bê y nguyên bài làm của người khác hay cả một câu chuyện quá chi tiết tỉ mỉ, chưa biết mượn lời nhân vật khi kể,…. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 4 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN 3.1. Đối với thể loại văn miêu tả: Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 5 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Khi giảng dạy thể loại văn miêu tả với những kiểu bài cụ thể, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nắm được những yêu cầu chung (tuân thủ ở tất cả các bài dạy) vừa phải giúp học sinh thấy rõ những đặc điểm riêng (căn cứ vào kiểu bài – đối tượng miêu tả) nhằm từng bước hình thành kiến thức và trau dồi kĩ năng nói – viết đúng thể loại. Các yêu cầu chung cụ thể như sau: 3.1.1. Bài văn miêu tả phải chân thực: Giáo viên cần cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và hướng dẫn chu đáo về cách quan sát, quan sát bằng nhiều giác quan, chọn được từ ngữ thích hợp, diễn tả đúng được đối tượng, không làm cho người đọc hiểu sai hoặc không hình dung được nó. Từ đó học sinh mới có thể làm bài văn miêu tả đúng thực tế và ngày càng chân thực. Khi hướng dẫn học sinh quan sát cần dẫn dắt gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi gợi suy nghĩ cho các em. * Cụ thể như khi dạy kiểu bài văn tả đồ vật: Giáo viên cho học sinh quan sát cần phải xem xét kĩ ở nhiều góc độ, với từng bộ phận cụ thể (dù là đồ vật đơn giản hay phức tạp). Song khi miêu tả, cần phải tránh lối liệt kê thật đầy đủ. Bài văn miêu tả đồ vật cần nêu được những nét riêng vừa khắc họa được hình ảnh đồ vật vừa bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người tả về đồ vật ấy. 3.1.2. Bài văn miêu tả phải có trình tự hợp lí: Bài văn miêu tả phải diễn tả liền mạch suy nghĩ, cảm xúc của người viết, thể hiện sự mạch lạc, trong sáng trong tình cảm; không miêu tả lộn xộn, trùng lặp hay tản mạn, rối rắm, rườm rà…Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát miêu tả theo trình tự hợp lí và phải nắm vững yêu cầu sau: - Tả theo trình tự thời gian: cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước, cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng trong bài tả cảnh vật, hiện tượng tự nhiên (văn tả cảnh). - Tả theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải…hoặc ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả đồ vật, cây cối, loài vật, cảnh vật nói chung. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 6 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm - Tả theo trình tự tâm lí: điều gì chú ý nhiều (gây hứng thú, có tác động mạnh) thì tả trước, điều gì ít gây chú ý, tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi tả người, tả loài vật, đồ vật. * Ví dụ: Tập trung tả mái tóc, tả giọng nói rồi mới đến ánh mắt…của người bà – không nhất thiết phải tả đầy đủ, như nhau, tất cả các đặc điểm của đối tượng. Khi đã nắm được các trình tự trên, học sinh có thể vận dụng linh hoạt trong việc trình bày bài viết (hoặc nói). 3.1.3. Bài văn miêu tả phải có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu. Học sinh phải biết trọng tâm miêu tả phụ thuộc vào yêu cầu của đề bài. * Ví dụ: Tả vườn rau (vườn hoa) thì trọng tâm phải là các luống rau – cây rau (hoặc luống hoa – cây hoa) với những nét nổi bật, tiêu biểu của nó; cảnh xung quanh có liên quan (cây cối, chim chóc, người…) chỉ là phụ, không cần tả kĩ… Tả có trọng tâm và chọn được những nét tiêu biểu sẽ làm cho đối tượng được miêu tả hiện ra sinh động, có những nét riêng độc đáo, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. 3.1.4. Bài văn miêu tả phải bộc lộ được cảm xúc chân thành của người viết. Ngoài việc giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kĩ đối tượng, học sinh còn cần phải suy nghĩ, phát hiện ra những nét đẹp, nét đáng yêu của đối tượng; cần có sự liên tưởng, tưởng tượng để bộc lộ cảm xúc của mình, thể hiện rõ mối quan hệ giữa người tả và đối tượng được miêu tả. * Ví dụ: Tả hàng cây quen thuộc bên con đường đi học, học sinh cần nêu được những nét đáng yêu thân thiết với mình ra sao; sự thay đổi của nó so với hôm qua như thế nào… và tương lai, hàng cây ấy sẽ có gì đẹp đẽ hơn, ý nghĩa hơn với bản thân và với mọi người… Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 7 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm Giáo viên biết tôn trọng những suy nghĩ, cảm xúc của học sinh và nâng những cảm xúc đó lên một chất lượng cao hơn. 3.1.5. Bài văn miêu tả phải diễn đạt bằng lời văn sinh động, gợi tả gợi cảm. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh vốn từ ngữ phong phú, rèn luyện cách dùng từ, đặt câu và sử dụng các biện pháp tu từ. Ở dạng bài tả đồ vật thì đồ vật là vật vô tri, vô giác, chưa có những nét về “tính tình” như loài vật hay con người. Vì vậy, để tả cho sinh động và dễ dàng bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người viết, học sinh có thể sử dụng biện pháp nhân hóa (gọi sự vật bằng anh, chị, chú, bác hay anh chàng, cô nàng… hoặc cho đồ vật tự xưng là tớ, tôi, mình khi tự nói về nó). Để làm cho đối tượng được miêu tả hiện lên rõ nét và sinh động, lời văn miêu tả phải cụ thể, từ ngữ miêu tả - gợi cảm, giàu hình ảnh. * Ví dụ: Tả bông hoa màu đỏ, có thể lựa chọn từ ngữ phù hợp (đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ rực…) Giáo viên phải mở rộng phạm vi tiếp xúc và cho học sinh được hội nhập với thế giới bên ngoài để mở rộng vốn từ, đồng thời cũng là vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết, chỉ có như vậy vốn từ của học sinh mới giàu lên và cách dùng từ cũng sẽ chính xác và linh hoạt hơn. Giáo viên cần rèn kĩ năng trên cho học sinh thông qua hệ thống bài tập: Nắm nghĩa từ, phát triển vốn từ, sử dụng từ (điền từ, tạo từ ngữ, tìm từ, đặt câu, viết đoạn…) Câu văn tả thường sử dụng nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh hay từ láy để tăng sức gợi tả, gợi cảm. Đó là những câu văn cấu tạo không chỉ có thành phần chính (chủ ngữ - vị ngữ) mà còn có nhiều thành phần phụ. 3.2. Đối với thể loại văn kể chuyện: Thể loại văn kể chuyên được dạy ở lớp năm rất ít tiết, với những yêu cầu cụ thể khác nhau. Học sinh kể một câu chuyện theo đề tài cho trước (nêu trong đề bài). Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 8 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm 3.2.1. Kể chuyện dựa vào truyện đã nghe, đã đọc: Kể lại truyện đã nghe, đã đọc là dựa vào nội dung truyện có sẵn, dùng lời của mình để trình bày lại từ đầu đến cuối đầy đủ những sự việc chính, có nhấn mạnh ở những đoạn, những chi tiết hấp dẫn nhằm làm cho người đọc, người nghe nhận ra ý nghĩa câu chuyện và cảm thấy thích thú. Muốn đạt kết quả tốt, học sinh cần thực hiện một số yêu cầu sau: 3.2.1.1. Phải trung thành với ý nghĩa của truyện gốc: Sau khi nhớ lại cho đầy đủ nội dung truyện (hoặc đọc kĩ nhiều lượt nếu có điều kiện), học sinh phải nắm vững ý nghĩa của truyện để khi kể lại không bị sai lạc. Cần tìm hiểu để thấy rõ: truyện ca ngợi, phê phán hay muốn nêu lên bài học gì. * Ví dụ: Truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt” cho thấy ý nghĩa: người chăm chỉ, hiền lành và trung thực sẽ được hưởng hạnh phúc, kẻ giàu có nhưng sống giả dối sẽ bị trừng trị. Từ đó, khi kể lại truyện, học sinh cần tập trung vào nhân vật “anh trai cày” và “tên nhà giàu” để làm rõ tính cách và nổi bật ý nghĩa của truyện gốc. 3.2.1.2. Phải đảm bảo kể đúng và đủ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng: Truyện được kể lại phải đúng và đủ những sự việc chính mới giúp cho người đọc hình dung rõ cốt truyện và nội dunh truyện gốc. Các chi tiết quan trọng của truyện được kể lại đầy đủ và chính xác sẽ góp phần làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn. * Ví dụ: Truyện “Sơn Tinh - Thủy Tinh” có những sự việc chính như: vua Hùng kén rể, Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn, Sơn Tinh đem lễ cưới đến trước được vua Hùng cho rước Mị Nương về làm vợ…; có những chi tiết quan trọng như: vua Hùng yêu cầu lễ vật đến xin cưới con gái là “một trăm ván cơm nếp, hai trăm đệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”… nếu không kể đúng và đủ, sẽ không làm cho người đọc hiểu rõ Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 9 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm nội dung và ý nghĩa cảu truyện gốc là ước mơ chiến thắng bão lụt của nhân dân ta. 3.2.1.3. Phải theo đúng trình tự diễn biến của cốt truyện: Kể đúng trình tự diễn biến của cốt truyện giúp cho người đọc nắm vững logic của các sự việc và hành động trong truyện. Do vậy, nếu kể lộn xộn, không rõ hoặc sai lạc trình tự diễn biến, câu chuyện sẽ khó hiểu và người đọc không nắm được nội dung truyện gốc. Trường hợp đề bài có yêu cầu “đổi vai” để kể lại truyện: * Ví dụ: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó. Đối với dạng bài này thì trình tự diễn biến của cốt truyện có thể điều chỉnh chút ít, nhưng phải đảm bảo hợp lí và không làm thay đổi ý nghĩa của truyện gốc. Khi kể lại truyện theo đề bài trên, học sinh phải tưởng tượng mình là một nhân vật trong truyện, phải xưng tôi (hoặc “tớ”, “mình”) trong lời kể. Trình tự diễn biến của cốt truyện có thể giữ nguyên hoặc đảo lại sự việc ở cuối truyện lên đầu để kể lại cho hấp dẫn. 3.2.1.4. Phải kể bằng lời của mình, tránh sao chép nguyên văn trong sách. Kể lại truyện đã nghe, đã đọc không phải là nhớ nguyên văn truyện gốc rồi sao chép lại cho đúng. Kiểu bài Tập làm văn kể chuyện này đòi hỏi học sinh phải thể hiện tính sáng tạo trong lời kể (ngôn ngữ diễn đạt trong bài văn kể chuyện). Do vậy, cần khuyến khích học sinh đọc kĩ truyện – nhớ và hiểu truyện – có rung cảm với truyện gốc, để từ đó kể lại bằng lời của mình. Có như vậy, qua cách kể của học sinh (dùng từ, đặt câu, tái tạo hình ảnh, chi tiết…), ta mới thấy rõ năng lực cảm thụ truyện và trình độ kể chuyện của mỗi em. Nhìn chung, bài văn kể chuyện cần cố gắng không bị lệ thuộc bởi các từ ngữ, câu văn trong truyện gốc, trừ khi nhằm thể hiện màu sắc đặc biệt hoặc nêu bật ý nghĩa của truyện. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 10 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm * Ví dụ: các từ ngữ gợi màu sắc cổ xưa trong truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” như: vua, cầu hôn, tuấn tú, … 3.2.1.5. Có thể sáng tạo thêm một số chi tiết phụ, một vài nét tả hay thêm lời của nhân vật xen kẽ trong câu chuyện nhưng phải phù hợp ý nghĩa và tính chất của truyện. Câu chuyện được kể lại không chỉ làm cho người đọc hiểu đúng nội dung mà còn cho thấy năng lực cảm thụ truyện của người kể. Vì thế, trong bài văn kể chuyện, học sinh có thể bộc lộ trí tưởng tượng thông qua sự “thêm thắt” một vài chi tiết phụ, xen kẽ một vài nét tả (về nhân vật hay khung cảnh…), phát triển thêm lời nói của nhân vật… miễn sao hợp lí và đúng ý nghĩa của truyện, làm cho câu chuyện kể lại sinh động và hấp dẫn. 3.2.2. Kể chuyện dựa theo đề tài cho trước: Học sinh tập kể một câu chuyện (dựa vào thực tế cuộc sống) theo một đề tài cho trước (nêu ở đề bài). * Ví dụ: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn… Loại bài này đòi hỏi học sinh phải dùng trí tưởng tượng (ít hay nhiều) để “nhào nặn” lại thực tế như sắp đặt lại cốt truyện; thêm bớt một vài sự việc, chi tiết; thay đổi cách diễn tả… nhằm làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, có ý nghĩa đậm đà sâu sắc hơn. Để làm tốt loại bài này, học sinh cần thực hiện tốt những điểm sau: 3.2.2.1. Xác định rõ mục đích, ý nghĩa câu chuyện. Căn cứ vào đề tài cho trước, sau khi cụ thể hóa nội dung câu chuyện sẽ kể lại, học sinh phải xác định rõ được yêu cầu: kể lại nhằm làm sáng tỏ điều gì, gợi cảm xúc gì cho người đọc, người nghe ? 3.2.2.2. Nắm vững địa điểm, thời gian và trình tự diễn biến của các sự việc xảy ra. Thông thường, phần “Mở bài” cần cho người đọc biết được câu chuyện sẽ kể là chuyện gì ?; Xảy ra ở đâu ?; Vào thời gian nào ?; Do ai làm ?, … Tiếp đến phần “Thân bài” là trình bày diễn biến của câu chuyện với các sự Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 11 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm việc nối tiếp nhau dồn dập, dẫn tới cao điểm (tình huống “thắt nút” hay “xoắn nút” gây sự hồi hộp – chú ý cao của người đọc), từ đó mở ra hướng giải quyết (“cởi nút”) một cách khéo léo. Nắm vững trình tự diễn biến của các sự việc xảy ra, học sinh mới tái tạo lại được câu chuyện liền mạch và hợp lí, không lộn xộn hay trùng lặp các chi tiết. 3.2.2.3. Nắm chắc các sự việc chính, các chi tiết quan trọng phục vụ cho ý nghĩa câu chuyện. 3.2.2.4. Chọn lọc nhân vật, sự việc, chi tiết cần đi sâu để kể kĩ; xen tả, xen lời nói trực tiếp (của nhân vật trong truyện) và lời nói gián tiếp (của người dẫn truyện). Nhân vật, sự việc hay chi tiết trong truyện cần được xác định rõ là “chính” hay “phụ” để “nhấn”, “lướt” trong câu chuyện, làm nổi bật chủ đề và ý nghĩa của truyện. Có những chi tiết liên quan đến sự việc chính cần kể kĩ và xen tả cho sinh động. 3.2.2.5. Tìm cách kể, lời kể, giọng kể sao cho thích hợp với nội dung kể. + Nếu là người trong cuộc trực tiếp kể lại câu chuyện xảy ra, cách kể dùng đại từ xưng hô: em, tôi,… lời kể thường thân mật, gần gũi, giọng kể dễ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ trực tiếp. + Nếu là người đứng ngoài cuộc gián tiếp kể lại thì thường để cho các nhân vật trong truyện nói năng, hoạt động một cách tự nhiên (có thể tưởng tượng, suy luận về ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật để diễn tả trong truyện).  Ngoài những yêu cầu trên giáo viên cần thực hiện tốt các việc sau: - Chấm bài nhận xét thường xuyên; đồng thời với việc chấm bài nhận xét là phải hướng dẫn học sinh sửa bài để giúp học sinh phát hiện ra những điểm hay, những điểm chưa đạt trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, học sinh phải biết sửa lại bài làm của mình cho đúng hơn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 12 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm - Giáo viên cần tránh việc chê bai học sinh nhưng cũng không được lợi dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen không đúng lúc. - Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn kiến thức văn học: Tích lũy văn học là điều kiện tối thiểu để có thể học tốt môn Tiếng Việt, nhất là phân môn Tập làm văn. Giáo viên phải cho học sinh sử dụng sổ tay chính tả để ghi chép những tiếng khó, ghi những trường hợp mắc lỗi chính tả đã được sửa chữa, đây cũng là một biện pháp tích cực để giúp học sinh trau dồi vốn kiến thức văn học. Sổ tay văn học để cho học sinh ghi chép các ý hay, câu văn, đoạn văn hay. Việc ghi chép này không nhất thiết để học sinh khi làm văn sẽ mở ra sử dụng nhưng trước hết, mỗi lần ghi chép các em sẽ được một lần đọc, ghi nhớ, bắt chước, lâu dài thành thói quen. Khi làm bài, những từ ngữ, hình ảnh, ý văn sẽ tự động tái hiện, giúp học sinh có thể vận dụng làm văn. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận cái hay, cái đẹp qua việc đọc một đoạn văn được giáo viên tiến hành qua nhiều tiết học. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp, các em sẽ hình thành những cảm xúc thẩm mĩ, giúp cho việc học Tập làm văn tốt hơn. Để hướng dẫn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn văn, giáo viên hướng dẫn học sinh hình thành thói quen suy nghĩ, tự đặt và ghi các câu hỏi xoay quanh nội dung đoạn văn, câu chuyện. Kết quả học sinh đặt ra và tự trả lời được các câu hỏi cho đoạn văn, câu chuyện như: * Ví dụ với đoạn văn tả người: + Đoạn văn trên miêu tả đặc điểm gì của nhân vật ? + Đoạn văn trên có những từ láy nào gợi tả hình ảnh của nhân vật ? + Đoạn văn trên có những hình ảnh so sánh nào ? + Em có suy nghĩ gì khi đọc đoạn văn trên ? …... * Ví dụ với bài văn kể chuyện: Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 13 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm + Câu chuyện có mấy nhân vật ? Nhân vật chính là ai, nhân vật phụ là những ai ? + Ý nghĩa câu chuyện muốn nói lên điều gì ? + Điểm mấu chốt nhất của câu chuyện ? + Em có suy nghĩ gì khi đọc câu chuyện trên ? …... - Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá, giỏi. Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn chung chung, vô cảm. - Cần phải chú trọng đến việc dạy phân môn Kể chuyện, rèn cho học sinh kĩ năng kể chuyện trước lớp và biết lựa chọn chi tiết quan trọng, mấu chốt của câu chuyện để vận dụng vào làm văn kể chuyện.  Đối với học sinh: - Học sinh cần phải đọc nhiều sách vở để tăng khả năng tiếp nhận của bản thân lên nhiều lần. Đọc còn làm rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp và khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo của mình, đọc để ghi nhớ câu chuyện, biết lựa chọn chi tiết để viết văn. - Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, lời văn. Như vậy viết văn, làm văn phải bắt đầu bằng đặt câu (viết câu). Viết văn kém hoặc viết văn không hay chủ yếu là do không biết đặt câu, viết đoạn hoặc viết câu kém. Vì vậy học sinh phải tập trung vào việc rèn luyện viết câu. Câu viết phải có quan hệ ngữ, nghĩa phù hợp với tư duy tức là sự sắp xếp các thành phần câu phải hợp lôgich, ý trước không được mâu thuẫn với ý sau. - Học sinh phải rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề. Xác định yêu cầu, giới hạn đề bài. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 14 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm - Có kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý ở mỗi dạng văn miêu tả (miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con vật, miêu tả cảnh, miêu tả người) để biết triển khai các ý cụ thể một cách lô-gich và sinh động. - Biết cách quan sát, cách suy nghĩ tìm ý: Quan sát bằng nhiều giác quan, quan sát phải gắn với tìm ý. - Phải rèn kĩ năng diễn đạt, viết đoạn, viết bài theo đúng phong cách viết văn miêu tả hay văn kể chuyện; dùng từ viết câu (không được hiểu từ một cách mơ hồ, mang máng không thực sự chính xác), học sinh phải biết phân tích, đánh giá từ và lựa chọn từ, thay thế từ ngữ; học sinh biết nguyên tắc dùng từ chính xác về hình thức, ý nghĩa và quan hệ kết hợp từ, tránh hiện tượng lặp từ, thừa từ không cần thiết, điều này học sinh thường mắc phải.  Đối với phụ huynh học sinh: - Phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập của con em, nên gặp giáo viên trực tiếp giảng dạy để thống nhất biện pháp giảng dạy. - Cần tạo mọi điều kiện để con em học tập, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, giúp đỡ con em lúc học ở nhà. - Nên tạo điều kiện, khuyến khích các em đọc sách, báo… cần tránh đọc truyện tranh hiện đại nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến việc viết – nói câu văn ngắn gọn rất khó luyện viết văn. Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 15 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Qua quá trình dạy học ở tiểu học nhiều năm nói chung và dạy lớp Năm nói riêng, tôi đã khảo sát thực tế ở học sinh lớp Năm, thấy có nhiều học sinh viết văn rất kém nên tôi đã nghiên cứu, tìm ra “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm” và đã áp dụng vào quá trình dạy Tập làm văn cho học sinh đạt hiệu quả. Kết quả cụ thể như sau: Năm học Lớp chủ Số HS yếu về viết 2010-2011 2011-2012 2012-1013 2013-1014 nhiệm 5A 5B 5A 5B văn ở đầu năm 03 06 04 07 Số HS tiến bộ cuối năm học Số lượng Tỉ lệ 03 05 04 07 100% 90% 100% 100% Năm học này 2014-2015 điểm khảo sát chất lượng đầu năm của lớp tôi có 03 em phân môn Tập làm văn dưới 5 điểm. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp đã nghiên cứu ở trên và tôi nghĩ rằng cuối năm học này lớp tôi không có em nào viết văn dưới 5 điểm.  Sau đây là một số ví dụ điển hình: * Năm học 2010-2011: - Em Huỳnh Quang Thuần học hết học kì 1 nhưng chưa viết được câu, đoạn văn nhất là văn miêu tả nên không bao giờ được điểm 5 môn làm văn. Tôi đã giành thời gian rảnh, nhất là giờ ra chơi hoặc 15 phút đầu giờ tôi rèn Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 16 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm cho em hiểu rõ nghĩa của một số từ như: từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa… mà em hay nhầm lẫn, tôi hướng dẫn cho em cách quan sát đối tượng miêu tả một cách cụ thể là cho em tiếp xúc trực tiếp với đối tượng và đặt câu hỏi gợi mở để em trả lời tìm ý: Ví dụ: Khi dạy bài tả quang cảnh trường em, tôi đã cùng em Thuần đứng trên hành lang trước lớp học, cho em quan sát khuôn viên trường và hỏi: + Em thấy trường ta có mấy dãy phòng ? + Các dãy phòng đó được sắp xếp như thế nào ? + Cây cối trên sân trường được trồng ra sao ? ……. Tôi từng bước cùng với một vài học sinh giỏi luyện cho em cách đặt câu đúng cấu trúc câu, rồi đến viết đoạn văn, bài văn. Kết quả cuối năm em có nhiều tiến bộ trong làm văn nhất là văn miêu tả. - Trong năm học này tôi được nhà trường phân công dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp Năm, tôi đã áp dụng các biện pháp trên để bồi dưỡng 5 em và đạt 1 giải khuyến khích cấp huyện. * Năm học 2011-2012: - Có em Huỳnh Minh Hữu đặt câu, viết đoạn rất có ý nhưng lại không biết sắp xếp ý vì cách quan sát và miêu tả của em không theo trình tự hợp lí nên không bao giờ được điểm cao. Tôi cũng đã sắp xếp thời gian hướng dẫn cho em nắm vững kiến thức văn miêu tả cần tả theo trình tự hợp lí; đối với dạng nào thì nên tả theo trình tự thời gian, dạng nào tả theo trình tự không gian,… và em đã có nhiều tiến bộ vượt bậc đạt học sinh khá cuối năm học. - Ở năm học này tôi lại được sự phân công của ban giám hiệu tiếp tục dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp Năm, trong quá trình dạy tôi luôn luôn chịu khó tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để luyện cho các em cách viết văn hay và kết quả đạt được rất cao. Cụ thể tham gia dự thi cấp huyện 5 em (đạt 4 giải: 1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 1 giải Ba và 1 giải Khuyến khích). Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 17 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm * Trong năm học 2012-2013: - Lớp tôi có em Trương Văn Luận viết chính tả sai nhiều và cách diễn đạt lời văn không trôi chảy, thường hay viết câu ngắn, văn kể chuyện thường xuyên kể không đầy đủ các chi tiết làm cho người đọc không hiểu được câu chuyện. Nhưng với sự quan tâm và thường xuyên nhắc nhở, chấm bài và sửa bài cụ thể, tôi thường xuyên động viên khuyến khích em tập kể chuyện trước lớp, hướng dẫn em xác định được ý chính của truyện để kể. Kết quả kiểm tra định kì cuối năm học em được điểm trung bình môn làm văn. - Ở năm học này tôi tiếp tục được ban giám hiệu phân công dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp Năm, trong quá trình dạy tôi lại cố gắng học hỏi tài liệu trên mạng, đồng nghiệp,… để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất để luyện cho các em cách viết văn hay và kết quả đạt được tham gia dự thi cấp huyện 05 em (đạt 03 giải: 1 giải Ba và 02 giải Khuyến khích). * Năm học 2013-2014: - Lớp tôi dạy có em Lê Hồng Phong là một học sinh khuyết tật, ngay từ đầu năm học em không biết viết văn. Những câu văn em viết đều vô nghĩa. Tôi thật sự chán nản nhưng vì lương tâm của một người thầy giáo tôi cố gắng tìm nhiều biện pháp tối ưu nhất rồi dạy học theo đối tượng học sinh, tôi thường xuyên yêu cầu em đặt câu ngắn gọn dễ hiểu rồi từ từ ghép thành đoạn văn, bài văn ngắn với những từ ngữ, hình ảnh gần gũi với cuộc sống. Tôi tìm sách và cho em đọc những câu chuyện kể ngắn, ít chi tiết và hướng dẫn em cách ghi nhớ ý chính của truyện sau đó kể lại cho tôi nghe và tập viết lại những lời vừa kể. Kết quả đáng mừng, cuối năm em đã biết viết một bài văn đúng yêu cầu của đề với những câu văn thật gần gũi với cuộc sống hằng ngày của em. - Tôi tiếp tục được dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp Năm và đạt được kết quả đạt 03 giải: 01 giải ba; 02 giải Khuyến khích. CHƯƠNG 5 Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 18 Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn cho học sinh lớp Năm TIỂU KẾT Tập làm văn là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học. Phân môn Tập làm văn dạy cho học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên… qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm văn học sinh lại có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát cảnh vật, đồ vật,…trong văn miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của học sinh nảy nở, tâm hồn, tình cảm của học sinh thêm phong phú. Tư duy hình tượng của học sinh cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả cảnh và người. Trong văn kể chuyện các em lại có cơ hội yêu thích hơn về kho tàng văn học Việt Nam như: cổ tích, thần thoại, sự tích,… Biết đọc và ghi nhớ lại những việc đã xảy ra, biết chọn lựa và diễn tả lại các sự việc một cách chi tiết cụ thể. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. PHẦN THỨ BA Giáo viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trường Tiểu học Phổ Hòa. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng