Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho hs lớp 4...

Tài liệu Skkn một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho hs lớp 4

.PDF
12
2167
134

Mô tả:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 MỤC LỤC I. TÊN ĐỀ TÀI Trang 2 II. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trang 2 1.1. Cơ sở lý luận Trang 2 1.2. Cơ sở thực tiễn Trang 2 2. Mục đích nghiên cứu Trang 3 3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm Trang 3 5. Phương pháp nghiên cứu Trang 3 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Trang 3 III. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Trang 4 2. Thực trạng vấn đề Trang 5 2.1. Thuận lợi Trang 5 2.2. Khó khăn Trang 5 3. Các biện pháp 3.1. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Trang 6 3.2. Sử dụng các hình thức luyện đọc Trang 8 3.3. Phân loại đối tượng học sinh để rèn kĩ năng đọc Trang 9 4. Kết quả đạt được Trang 10 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trang 10 2. Kiến nghị Trang 10 Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 I. TÊN ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4” II. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp. Ngoài chức năng dạy đọc phân môn này còn trao dồi cho học sinh những kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, xã hội và giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho các em. Rèn cho các em có được kĩ năng đọc là một trong bốn kĩ năng quan trọng mà bậc Tiểu học cần rèn luyện (nghe, nói, đọc, viết). Hiện nay, kỹ năng đọc của học sinh còn rất yếu. Nếu không biết đọc thì con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người. Biết đọc con người nhận thức được mọi vấn đề. Từ đây có thể tìm hiểu đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối qan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác. Thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt, khi đọc các tác phẩm văn chương con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nẩy nở những ước mơ tươi đẹp. Khơi dậy được năng lực hoạt động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người sẽ khó nhận thức được bản chất của mọi vấn đề. Không thể hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì đọc ngày càng trở nên quan trọng nó sẽ giúp cho học sinh dễ dàng tiếp nhận những cái mới. Đọc chính là học, đọc để tự học và phải học cả đời. 1.2. Cơ sở thực tiễn Xã Hướng Phùng là một xã vùng khó. Học sinh là con em đồng bằng dân tộc thiểu số Vân Kiều. Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 của các em nên cách phát âm tiếng Việt chưa chuẩn. Hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Bản thân mỗi em chưa phát huy được tính tự học, tự rèn ở trường cũng như ở nhà. Mặt khác, phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở các em học bài. Các em còn ham chơi hơn ham học, dụng cụ học tập còn thiếu ở một số em. Trường học xa nhà, điều kiện đi lại khó khăn. Là khu vực không có điện nên việc luyện đọc thêm ở nhà của các em còn hạn chế. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm học trước tôi nhận thấy trong giảng dạy, giáo viên đều lấy sách giáo khoa làm gốc. Nhưng chuyển tải nội dung sách giáo khoa như thế nào để học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức sách giáo khoa vào thực tế thì lại là một vấn đề. Đa số giáo viên chỉ làm theo hướng dẫn giảng dạy hoặc bài soạn để dạy, sách hướng dẫn nói gì thì giáo viên làm theo như thế. Nhưng sách hướng dẫn giảng dạy là tài liệu tham khảo phục vụ chung cho cả nước nên phần nào chưa phù hợp với học sinh của từng vùng, từng đối tượng học sinh. Giáo viên chưa chủ động thay thế nội dung sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Vì vậy kết quả giảng dạy chưa cao, mức độ học khá giỏi còn rất ít, cụ thể giọng đọc của học sinh còn sai rất nhiều, đọc lẫn giữa âm Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 này sang âm khác, tiếng này sang tiếng khác, ngắt nghỉ không đúng chỗ dẫn đến hiểu sai nghĩa cần diễn đạt. Điểm hạn chế này một mặt do giáo viên khi dạy tập đọc chưa chú ý rèn kĩ năng đọc cho các em, ít sửa sai cho những học sinh lười đọc, ít quan tâm đến học sinh yếu, giáo viên chưa rèn đọc cho học sinh trong các giờ học, môn học khác. Mặt khác do bản thân học sinh về nhà nhác học bài, không chịu ôn bài đã học ở trên lớp. Vì những lẽ trên dạy đọc có một ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi học sinh đi học. Đầu tiên là trẻ phải “đọc đúng” để chiếm lĩnh được tri thức. Đọc là công cụ giúp ta học cả đời. Bên cạnh đó nếu đọc đúng sẽ giúp các em học tốt các môn học khác. Đọc đúng cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Vì vậy rèn kĩ năng đọc giúp học sinh đọc tốt hơn, hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em cách suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh về sự vật. Vì thế đọc gồm cả giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4” để giúp học sinh đọc tốt hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn : - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. - Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4. - Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, từ Ban giám khảo và từ các bạn đồng nghiệp, để bản thân tôi có những bài học kinh nghiệm, biết điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót nhằm thực hiện tốt hơn trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4. - Rèn luyện tinh thần năng động; giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Học sinh lớp 4H Trường Tiểu học Hướng Phùng - huyện Hướng Hóa -tỉnh Quảng Trị. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở phương pháp luận của chương trình và sách giáo khoa môn Tiếng việt - Phương pháp quan sát: quan sát quá trình học tập của học sinh. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 6.1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi hướng vào các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4. Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 6.2. Kế hoạch nghiên cứu: * Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian 7 tháng . Bắt đầu từ tháng 10 năm 2016 cho tới tháng 4 năm 2017. * Kế hoạch nghiên cứu: - Tháng 10 năm 2016: Thu thập số liệu. - Tháng 11 và tháng 12 năm 2016: Hình thành đề cương. - Tháng 1 và tháng 2 năm 2017: Lấy ý kiến của học sinh và phụ huynh thông qua thực tế gia đình của học sinh. - Tháng 3 và tháng 4 năm 2017: Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. III. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. 1.1. Yêu cầu cơ bản của dạy tập đọc ở lớp 4: - Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1, 2, 3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm. - Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn, nắm và vận dụng một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,...để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ . - Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách của con người mới. 1.2. Cơ sở tâm lý: Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức. Nếu trẻ được đọc trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì sẽ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu trẻ buồn phiền thì đọc cũng bị ảnh hưởng. * Lý thuyết hoạt động: Để đọc được chữ thì học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao năng lượng của thần kinh và sử dụng lời nói). Hoạt động đọc của học sinh được thực hiện qua thao tác sau: Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng mắt, tai nghe và miệng sẽ đọc thầm theo. Sau đó, học sinh sẽ đọc thành tiếng văn bản. Đồng thời, học sinh quan sát các bạn khác đọc để rút kinh nghiệm cho lần sau để làm tăng hiệu quả của việc đọc. * Đặc điểm hệ thống cấu âm của trẻ khi đọc: Các bộ phận cơ bản của bộ máy cấu âm là: + Ba khoang cộng hưởng. - Khoang miệng. Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 - Khoang mũi. - Khoang yết hầu. + Các bộ phận chính: - Mũi. - Môi : môi trên và môi dưới. - Răng: răng trên và răng dưới. - Lợi. - Ngạc: ngạc cứng và ngạc mềm. - Lưỡi: đầu lưỡi, mặt lưỡi và gốc lưỡi. - Lưỡi con (nắp họng). - Dây thanh. - Phổi. Khi trẻ đọc các bộ phận trên đều hoạt động. Muốn có thói quen đọc chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm sách, giữ khoảng cách với mắt là 30cm, cầm đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được sách. Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ, sẽ ảnh hưởng đến mắt dễ mắc các bệnh về mắt (cận thị). 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi Trường học bố trí bàn ghế phù hợp với đối tượng học sinh. Có thư viện cho học tham gia mượn sách để đọc. Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Học sinh trong lớp phần đông thích môn tập đọc. Bản thân mỗi giáo viên thích nghiên cứu sâu và cố gắng dạy tập đọc có hiệu quả. Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học (tranh, ảnh). 2.2. Khó khăn Tôi nhận công tác chủ nhiệm lớp 4H. Lớp có 26 học sinh, trong đó có 13 học sinh nam, 13 học sinh nữ. Đầu năm học khi nhận lớp, học sinh còn rất nhút nhát, chưa mạnh dạn, nhiều em đọc còn chậm, phát âm chưa chuẩn, ngắt nghỉ nhịp chưa đúng, một số em còn phải đánh vần. Tôi thật sự băn khoăn, lo lắng. Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ phải tìm hiểu thực tế vì sao các em đọc chưa nhanh đọc chưa đúng. Đó là vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi. Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng đọc của lớp và thu được kết quả như sau: Tổng số 26 Đọc đúng SL 11 % 42.3 Đọc diễn cảm SL 5 % 19.2 Đọc hiểu SL 4 % 15.4 Phát âm chưa chuẩn SL % 8 30.8 Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng Ghi chú 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 3. Các biện pháp Từ tình hình thực tế của lớp, nguyên nhân và trên cơ sở lý luận đã đưa ra, bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực áp dụng các phương pháp và hình thức giảng dạy với mục tiêu rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng đọc và vận dụng vào thực tế như sau: 3.1. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn đọc cho học sinh, từ mức độ nhận thức để đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc to, lưu loát, biết ngắt nghĩ đúng nhịp, lên giọng, xuống giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài đọc, từ đó học sinh hiểu nội dung của bài. Để đạt được mục đích trên trước hết người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy học đã được áp dụng cho phân môn Tập đọc : 3.1.1. Phương pháp trực quan Phương pháp này phù hợp với tư duy, tâm lí lứa tuổi ở bậc tiểu học. Phương pháp trực quan là giáo viên đưa ra những bức tranh minh họa hoặc bằng vật thật cho từng bài để phục vụ trong quá trình dạy và rèn đọc cho học sinh, kết hợp đọc hiểu và đọc diễn cảm. Giúp các em sôi nổi, hào hứng tham gia vào việc đọc, tìm hiểu, khám phá bài tập đọc. Các hình thức trực quan: - Giọng đọc mẫu của giáo viên Đây là một hình thức trực quan sinh động và có hiệu quả đáng kể, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Giáo viên đọc mẫu phải hay, diễn cảm để học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài tập đọc. Mỗi bài văn, bài thơ viết ở mỗi thể loại khác nhau. Có bài giọng đọc náo nức, phấn khởi; có bài giọng đọc trang nghiêm, trầm lắng; có bài giọng ân cần, khuyên nhủ. Do đó giáo viên cần đọc đúng thể loại, ngữ điệu, tránh đọc đều đều, không cảm xúc kết hợp. Khi đọc phải nhấn giọng, hạ giọng, ngắt nghỉ nhịp, kết hợp biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, cử chỉ, thái độ. - Dùng tranh ảnh vật thật: Đây là phương pháp có tác dụng rất lớn đến việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Khi giới thiệu bài giáo viên có thể dùng trực quan bằng tranh ảnh sẽ giúp các em thích thú hơn với bài tập đọc. Lưu ý khi sử dụng tranh ảnh phải to đẹp, đảm bảo vè mặt thẩm mĩ và có tác dụng giáo dục. - Trực quan bằng một đoạn văn chép sẵn được ngắt theo cụm từ để các em đọc ngắt hơi, nghỉ hơi, nhấn giọng đúng chỗ. Ví dụ: Khi dạy bài “Bốn anh tài” giáo viên treo bảng phụ giúp học sinh ngắt nghĩ nhấn giọng đúng các câu sau: + Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc / để đắp đập dẫn nước vào ruộng. // + Họ ngạc nhiên / thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối / lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. // 3.1.2. Phương pháp hỏi - đáp: Phương pháp này phù hợp với tâm lí trẻ nhỏ. Các em thích được hoạt động, trao đổi ý kiến với nhau. Và học sinh cũng có thể thắc mắc những điều gì mình chưa hiểu để giáo viên hướng dẫn và giải đáp.Tác dụng của phương pháp hỏi – đáp là tạo cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp. Sử dụng phương pháp này Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 không những giúp học sinh tiếp thu kiến thức của bài, mà còn tác dụng giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để từ đó giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh. Phương pháp hỏi – đáp được sử dụng trong suốt quá trình tiết học. Nhưng điều cần lưu ý là những câu hỏi phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với nội dung từng bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các từ khó bằng hệ thống các câu hỏi. Ví dụ: Khi dạy bài “Sầu riêng” để giải nghĩa từ “mật ong già hạn”, giáo viên có thể hỏi: em hiểu từ “mật ong già hạn” có nghĩa như thế nào? Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh tôi thường chuẩn bị sao cho sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mình. Đối với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Đặc biệt là đối với những câu hỏi trong phần tìm hiểu bài. Tác dụng của phương pháp hỏi – đáp là tạo cho học sinh phát triển khả năng giao tiếp. Sử dụng phương pháp này không những giúp học sinh tiếp thu kiến thức của bài, mà còn tác dụng giúp giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để từ đó giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh. 3.1.3. Phương pháp học nhóm Để rèn kĩ năng đọc ngoài việc luyện đọc cá nhân giáo viên còn tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm để các em trong nhóm có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau. Trước khi luyện đọc tôi thường chia nhóm, trong nhóm có các đối tượng học sinh đọc tốt và những học sinh đọc chưa tốt. Những em đọc tốt có nhiệm vụ theo dõi, giúp đỡ những bạn đọc còn chậm, phát âm chưa đúng để bạn đọc tốt hơn, cùng nhau tiến bộ. Đọc theo nhóm không những được tổ chức ở trên lớp học mà giáo viên còn tổ chức đọc theo nhóm lúc ở nhà. 3.1.4. Phương pháp trò chơi Khi luyện đọc cho học sinh tôi thường tổ chức các trò chơi. Trong khi luyện đọc cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi truyền điện. Cô giáo gọi 1 học sinh đọc: em này có nhiệm vụ đọc câu đầu tiên trong bài. Đọc xong em có quyền gọi bất kì bạn nào đọc tiếp cứ như vậy cho đến khi giáo viên thấy đủ thời gian và đạt yêu cầu. Hình thức vui chơi này gây được sự hào hứng, sôi nỗi vì tất cả các em luôn trong tư thế chuẩn bị đón nhận luồng điên truyền đến. Mặt khác các em còn thích thú vì đây không phải là lệnh của giáo viên mà là của bạn bè và của bản thân của các em. Trò chơi “ghép chữ, đọc chữ”. Giáo viên chia học sinh làm hai đội, mỗi đội cử 1 học sinh lên hái hoa, trong mỗi bông hoa có 1 chữ, em đại diện đọc to chữ ấy cho cả đội nghe, cứ như vậy cho đến hết số bông hoa thì một bạn trong đội ghép tất cả các chữ mà đội mình hái, thêm bớt sao để thành một câu hoàn chỉnh. Đây là cuộc chơi hứng thú vì các em phải gắng sức để cả đội đạt kết quả nhanh. Trò chơi “ hái hoa dân chủ”. Bông hoa có những cánh, sau mỗi cánh hoa ghi tên khổ thơ (khổ 1, khổ 2,…) nhụy hoa ghi toàn bài. Em nào hái được cánh Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 hoa nào thì phải đọc khổ thơ được viết sau cánh hoa đó. Em nào hái được nhụy thì phải đọc toàn bài. 3.2. Sử dụng các hình thức luyện đọc 3.2.1. Luyện phát âm Giáo viên thường xuyên chỉnh sửa phát âm những tiếng học sinh phát âm sai bằng cách phát âm mẫu hoặc cho học sinh phát âm chuẩn phát âm mẫu đẻ học sinh đọc sai phát âm theo. Đọc đúng các phụ âm đầu :có ý thức phân biệt để không đọc sai s/x….. Khi các em phát âm sai “s” thành “x” giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi phát âm “s” là đưa hàm dưới ra và cong lưỡi vào. Cần đọc đúng các thanh: phân biệt giữa thanh hỏi, thanh ngã, ví dụ như: rỏ ràng, mở màng, bé ngả mà phải đọc là: rõ ràng, mỡ màng, bé ngã….. Giáo viên nhắc nhở học sinh khi đọc thanh ngã thì đọc cao giọng và lấy hơi kéo dài. Muốn vậy trước tiên giáo viên cần bồi dưỡng cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Tiếp đến giáo viên cần nắm các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm: chữa lỗi phát âm theo mẫu, chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm, chữa lỗi bằng âm trung gian. Ngoài 3 biện pháp chữa lỗi phát âm trên chúng ta còn có thể tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài âm thanh như thanh huyền, thanh sắc, thanh không… 3.2.2. Luyện ngắt nhịp, nhấn giọng Luyện đọc đúng tiết tấu, đọc đúng chỗ ngắt hơi, nghỉ hơi Ví dụ: Ở bài “Chợ Tết” cần hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi như sau: Dải mây trắng / đỏ dần trên đỉnh núi Sương hồng lam / ôm ấp nóc nhà gianh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu….. 3.2.3. Luyện đọc hiểu Trước khi cho học sinh đọc văn bản thì giáo viên cần hướng dẫn cho học hiểu nghĩa của một số từ. Giáo viên có thể giúp các em hiểu từ bằng cách tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, hiểu nghĩa từ qua cử chỉ, ánh mắt, hành động… Ví dụ: Khi dạy bài “Khuất phục tên cướp biển” để giải nghĩa của từ “gườm gườm”, giáo viên gọi học sinh lên bảng nhìn không chớp mắt vào một bạn nào đó với vẻ giận dữ, đe dọa để học sinh hiểu nghĩa của từ. Riêng những câu hỏi khó đối với học sinh thì giáo viên cần thay đổi nội dung câu hỏi, hoặc làm các phiếu bài tập trắc nghiệm. Đối với câu hỏi 4 ở trong bài: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn ? đây là câu hỏi khó đối với học sinh, do đó giáo viên cần định hướng Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 trước câu trả lời cho học sinh bằng các phiếu bài tập trắc nghiệm chọn đáp án đúng. Chọn ý đúng: a. Vì bác sĩ khỏe hơn tên cướp biển. b. Vì bác sĩ dọa đưa tên cướp biển ra tòa c. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.. Ngoài hiểu nghĩa từ giáo viên cần cho học sinh làm quen tìm nội dung chính của từng đoạn trong bài. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc theo thể loại truyện "Tháng biển" Tiếng Việt 4 – Tập 2 - trang 76. Sau phần tìm hiểu bài giáo viên tổ chức cho học sinh đặt tên cho mỗi đoạn: + Đoạn 1: Sự đe dọa của cơn bão biển + Đoạn 2: Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển. + Đoạn 3: Lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển. 3.2.4. Luyện đọc diễn cảm Qua nội dung chính của bài đọc giáo viên đọc mẫu giúp học sinh xác định giọng đọc chung của cả bài: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ngợi ca, trầm lặng, buồn thương, nhịp điệu của nhanh, chậm,…để các em đọc hay. Ngoài ra giáo viên còn phải hướng dẫn học sinh biết đọc phân biệt được giọng của người dẫn chuyện và lời của các nhân vật như trong bài “ Ga-vrốt ngoài chiến lũy” phải thể hiện giọng đọc: Giọng người dẫn chuyện: đọc giọng thong thả Giọng Ăng- giôn- ra: bình tĩnh Giọng Cuốc- phây- rắc: lúc đầu ngạc nhiên, sau lo lắng. Giọng Ga-vrốt: luon bình thản, hồn nhiên, tinh nghịch. Các em ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt trong câu. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.Có như vậy đọc mới hay, mới thể hiện rõ nội dung của bài. 3.2.5. Luyện đọc cho những em hay đọc sót tiếng và lạc dòng Giáo viên có thể cho học sinh dùng tay để chỉ khi đọc, có thể quay lại với việc sử dụng que trỏ và thước hoặc cho học sinh đặt thước từng dòng để đọc, khi học sinh đã làm quen và làm chủ mắt mình rồi thì giáo viên không dùng ngón tay để chỉ khi đọc nữa tránh tình trạng như đếm từng tiếng một. 3.3. Phân loại đối tượng học sinh để rèn kĩ năng đọc Đối với học sinh đọc kém, phát âm chưa chuẩn, đọc còn chậm yêu cầu đầu tiên đối với các em là phải đọc đúng. Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các học sinh đọc tốt hơn kèm bạn, giúp các bạn đọc yếu. Đối với học sinh đọc khá, giỏi giáo viên đặt mức độ rèn luyện kĩ năng đọc cao hơn đó là: Đọc to, đọc đúng, biết làm chủ mắt mình khi đọc để đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm, biết ngắt nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, đọc cao Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 9 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 giọng ở các câu có dấu chấm hỏi, dấu chấm than, biết đọc theo lối phân vai đối với những thể loại có nhân vật Như vậy để “rèn kĩ năng đọc” cho học sinh trước hết bản thân giáo viên phải nắm vững chương trình sách giáo khoa, nắm vững qui trình dạy tập đọc ở lớp 4, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các hình thức dạy học thích hợp.Trong từng bài dạy trang bị đầy đủ kiến thức để cung cấp cho học sinh. Lời giảng của giáo viên luôn trong sáng, mẫu mực hấp dẫn để tạo cho lớp học một không khí sinh động thoải mái, không bị thụ động và đồ dùng trực quan phải to rõ, đẹp để cuốn hút học sinh tham gia học tập. Trong khi học sinh đọc, phải theo dõi, uốn nắn cho học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh yếu. Sau khi học sinh đọc, giáo viên cần nhận xét, tuyên dương để khích lệ, động viên tinh thần học sinh. Giáo viên cần theo dõi học sinh đọc để phát hiện những chỗ các em đọc chưa đúng, phát âm chưa chuẩn để giúp học sinh đọc tốt hơn. 4. Kết quả thực hiện Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi thấy kĩ năng đọc của các em tiến bộ rất nhiều. Kết quả thu được như sau: Đọc diễn Phát âm Ghi Đọc đúng Đọc hiểu cảm chưa chuẩn chú Xếp loại SL % SL % SL % SL % 11 42.3 5 19.2 4 15.4 8 30.8 Đầu năm 14 53.9 6 23.1 5 19.2 5 19.2 Cuối học kì I 42.3 11 42.3 2 7.7 Giữa học kì II 22 84.6 11 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy kĩ năng đọc của các em có nhiều tiến bộ rõ rệt. Các em đọc đúng hơn; biết ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng đúng chỗ; phát âm chuẩn hơn, tốc độ đọc nhanh hơn. Các em đọc bài trôi chảy, to rõ ràng, đọc diễn cảm bài kể chuyện, bài văn, bài thơ, hiểu nghĩa một số từ, nắm nội dung bài tốt. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ gìn sạch đẹp. Các em mạnh dạn trao đổi, thảo luận để hiểu nội dung đoạn bài. Hầu hết các giờ tập đọc đều diễn ra sôi nổi, tự nhiên, nhẹ nhàng có chất lượng và hiệu quả. Thông qua đề tài này, với những kiến thức lí luận, thực tiễn về thực trạng và những giải pháp, kiến nghị đã nêu tôi hi vọng sẽ giúp ích cho giáo viên trường Tiểu học Hướng Phùng nói riêng và tất cả giáo viên nói chung có thể giúp các em đọc tốt hơn để đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên. 2. Kiến nghị Tuy vậy trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy vẫn còn một số bất cập ảnh hưởng phần nào đến việc học tập của các em nên bản thân tôi có một vài kiến nghị sau: Hướng Phùng là một xã vùng khó, kinh tế gặp nhiều khó khăn, một số điểm trường lẻ giao thông đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là điểm trường Hướng Choa. Vì vậy tôi mạnh dạn đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành cũng như các nhà hảo tâm có dự án hỗ trợ kinh phí để xây dựng thêm các lớp học, cải Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 10 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 tạo đường sá đi lại cũng như mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. Đặc biệt là tập huấn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, tập huấn rèn kĩ năng đọc hiểu. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong nhiệm vụ “trồng người”, tôi luôn cố gắng thực hiện tốt công tác giảng dạy, tạo điều kiện cho các em tiếp thu và nắm vững nội dung học tập bằng nhiều cách….Điều đó sẽ kích thích sự hăng say của các em đối với giờ học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy rằng đó chỉ là những suy nghĩ của riêng tôi, song tôi tin rằng sẽ đón nhận được những ý kiến giúp đỡ, bổ sung của các đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học các cấp góp ý, nhận xét để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA THỦ Hướng Phùng, ngày 28 tháng 03 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm TRƯỞNG ĐƠN VỊ của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Đặng Thị Thủy Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 11 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Dạy chính tả ở trường Tiểu học: Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo. 2/ Phương pháp dạy Tiếng Việt: Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh, Đặng Kim Nga. 3/ Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 - Tập 1. 4/ Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4 - Tập 2. 5/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Tập 1. 6/ Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 - Tập 2. Giáo viên: Đặng Thị Thủy – Trường Tiểu học Hướng Phùng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan