Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà...

Tài liệu Skkn một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non.

.PDF
22
237
126

Mô tả:

PHÂNNNNN HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ BÌNH CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ: TRƯỜNG MN XUÂN THẮNG MÔN: QUẢN LÝ Đề tài: Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non. 1 . Đặt vấn đề: "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" Vâng đúng như vậy, việc chăm sóc những mầm non của thế hệ tương lai không chỉ là trọng trách nhiệm vụ của các nhà giáo, nhà khao học mà còn là trọng trách của cả gia đình và toàn xã hội. Một đứa trẻ cùng vứi niềm vui của những người bố, người mẹ còn có thêm những trách nhiệm làm thế nào để nuôi bé khôn lớn trưởng thành. Ai cũng mong muốn con mình không chỉ là một đứa trẻ khoẻ mạnh mà còn phải phát triển cân đối hài hoà về tất cả các mặt. Vì trẻ em hôm nay chính là những nhân tài, những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì lẽ đó để bé lớn lên khoẻ mạnh cân đối hài hoà về các mặt thì việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ nhưng năm đầu đời là vô cùng quan trọng, đó là một yêu cầu không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Đây là vấn đề mang tính thời đại và cấp thiết đối với ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non – mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. 1 Trường Mầm non nói chung, lớp nhà trẻ nói riêng, đây là môi trường thuận lợi nhất, ở đây trẻ sẽ được cung cấp những kiến thức sơ đẳng nhất, cần thiết nhất trên tất cả các lĩnh vực tạo điều kiện cho sự nảy sinh và phát triển những phôi phai trí tuệ ấp ủ trong trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện.Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của cả nhân dân Việt Nam suốt cuộc đời mình đã hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ.Bác đã dành nhiều tâm huyết cho công tác giáo dục, đặc biệt, bác đã dành cho trẻ em những tính cảm yêu thương vô bờ, mỗi lần đi thăm nhà trẻ gặp gỡ các cô nuôi dạy trẻ Bác thường nhắc nhở:Giữ gìn vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt để nuôi dạy các cháu ngoan và khoẻ.Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non: Muốn cho người mẹ sản xuất tốt cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ.Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây non tốt thì sau này các cháu mới thành người tốt.Và hôm nay đây, tầm quan trọng của giáo dục mầm non càng được nhận thức đúng đắn, sâu sắc.Nghị quyết TU4 khoá VII đến nghị quyết TW2 khoá VIII lần lượt ra đời đã khẳng định sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.Đảng xác định chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé chính là sự đầu tư lâu dài, tạo cơ sở cho sự tăng tốc trong sự phát triển kinh tế – xã hôi tương lai: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. ” Đối với gia đình, nhà trường, người mẹ và cô giáo đóng một vai trò to lớn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ “Mẹ và cô là hai cô giáo, cô và mẹ là hai mẹ hiền”. Đến trường trẻ được các cô chăm lo dạy bảo từ những bước đi chập chững, từ những lời nói bập bẹ đầu tiên. Mọi nỗi niềm các cô ấp ủ cũng là mục tiêu phấn đấu của cả trường đó là tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục hiện nay. 2 Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của toàn xã hội xong thực tế việc chăm sóc, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng đang còn nhiều khó khăn bất cập trong quá trình phát triển. Nhà trường vừa phải phát triển qui mô trường lớp, động viên khuyến khích trẻ ra lớp, vừa phải nâng cao chất lượng giáo dục trong khi khả năng và điều kiện đáp ứng nhu cầu của địa phương và gia đình trẻ còn nhiều hạn chế. Một trong những giải pháp có tính quyết định để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là cải tiến công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng chăm sóc giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, sự năng động, sự nhạy bén của người hiệu trưởng và của từng cô giáo, sự nhận thức của từng trẻ cộng điều kiện chăm sóc, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.Từ chế độ sinh hoạt, quá trình phát triển ngôn ngữ đến quá trình vận động của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để trẻ phát triển và hoàn thiện một cách tự nhiên, mỗi cô giáo cần nắm vững qui trình chăm sóc, giáo dục theo đúng qui định của ngành. Xuất phát từ những lí do trên cùng với quá trình công tác, nghiên cứu thực tế, tôi chon đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường Mầm non. 2. Mục đích đề tài: Nghiên cứu thực trạng quản lý chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non Xuân Thắng và đề xuất một số biện pháp quản lý chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ NHÀ TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON XUÂN THẮNG . 1. Những khó khăn và thuận lợi: a. Thuận lợi: - Các cấp ban ngành trong xã và tập thể cán bộ giáo viên trong trường đã xác định rõ mục tiêu giáo dục mầm non là chiến lược lâu dài là nền tảng cho giáo 3 dục phổ thông “ Muốn cây phát triển được thì mầm của nó phải khoẻ mạnh”. Được sự quan tâm của các Cấp chính quyền Địa phương các ban ngành Đoàn thể, các bậc phụ huynh tới sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất đang từng bước được cải thiện.Với sự hỗ trợ của Nhà nước kết hợp với Địa phương trường đã xây dựng xong khu trung tâm và bếp ăn đang đưa vào sử dụng. Nhờ cơ chế chuyển đổi vật nuôi cây trồng mà đời sống nhân dân trong xã dần được cải thiện ngày một khá lên. Người dân quan tâm đến việc học hành của con em mình nhiều hơn. Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, yêu nghề , mến trẻ, 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đã tạo được lòng tin cho nhân dân, nhà trường chính là nơi yên tâm tin tưởng nhất để các bậc cha mẹ gửi gắm con em mình.Vì vậy chất lượng giáo dục ngày một tăng lên, số cháu ra lớp ngày càng đông. b. Khó khăn: - Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi còn một số khó khăn ảnh hưởng đến giáo dục của nhà trường. Xã Xuân Thắng là một trong những xã miền núi của Huyện Thọ Xuân, địa bàn rộng dân cư phân phối không đồng đều, dân chủ yếu là dân tộc Mường (Chiếm 85%) dân trên toàn xã sống chủ yếu bằng nghề nông: Trồng mía, trồng lúa nước, trồng luồng, làm nương rẫy... Đời sống của đa số giáo viên ngoài biên chế còn gặp nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học còn hạn chế. Ngân sách địa phương còn hạn hẹp chưa giúp được nhiều cho giáo dục, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trình độ nhận thức của đại đa số các bậc phụ huynh với bậc học mầm non còn thấp, nhiều bậc phụ huynh còn có thái độ thờ ơ.... điều đó ảnh hưởng không ít đến tâm lý cán bộ giáo viên. 4 Điều kiện kinh tế nhân dân trong xã còn nghèo không đủ tiền để đóng góp cho con em đi học. Vì vậy các em hay bỏ học giữa chừng. 2. Đặc điểm của nhà trường: Trường mầm non Xuân Thắng thành lập từ năm 1978, bước đầu thành lập mới chỉ có một số nhóm trẻ, cơ sở vật chất, phòng học mới chỉ là hình thức tạm bợ, cơ sở vật chất trang thiết bị phòng học còn thiếu thốn nhiều.Qua quá trình phấn đấu trường đã từng bước vượt qua mọi khó khăn để đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng nâng lên.Trường mầm non bán công, thuộc v ùng núi thấp,các cháu chủ yếu là người dấn tộc, nhiều cháu chưa nói được tiếng phổ thông. Để việc nghiên cứu thực trạng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ đạt kết quả, tôi tách riêng trẻ trong độ tuổi nhà trẻ để nghiên cứu. Bảng :Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhà trẻ đầu năm học tháng 9/ 2010 Năm học Tổng số trẻ được Cân nặng Chiều cao cân đo Cao Kênh hơn so Kênh Kênh BT SDD(dưới với tuổi Kênh BT -2 và -3) (trên +2 Kênh thấp còi so 9/2010 91 SL % 77 SL 84,6 14 % SL % 16,4 0 0 với tuổi và +3) Tháng cao hơn SL % 76 SL % SL 83,5 15 16,5 0 % 0 Bảng : Chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ đầu năm học tháng 9/ 2010 5 Năm học Tháng Tổng só trẻ 91 TX TT SL % SL 54 59,3 28 CC % SL 30,7 9 % 10 9/ 2011 3. Thực trạng quản lí việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trương mầm non Xuân Thắng. Công tác giáo dục mầm non của trường mầm non Xuân Thắng trong những năm qua đã thu được một số kết quả nhất định, số trẻ khoẻ mạnh, chăm ngoan học giỏi ngày càng tăng lên năm sau cao hơn năm trước.Tuy nhiên kết quả đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, công tác giáo dục còn một số tồn tại đáng kể. * Thứ nhất : Giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm lại giao cho đứng chính của lớp ,và ngược lại giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ lại là giáo viên phụ lớp * Thứ hai: giáo viên nằm trong định biên còn thiếu, số giáo viên trong biên chế tuổi đời cao chưa đạt trình độ chuẩn vẫn phải đứng lớp một số đơn vị đội, việc tiếp cận với phương pháp mới còn nhiều bất cập và hạn chế. * Thứ ba: Số trẻ là người dân tộc( trẻ từ 18 đến 36 tháng) chiếm một số lượng lớn, việc dạy những trẻ này phát triển ngôn ngữ theo tiếng phổ thông làm một công việc hết sức khó khăn, bởi lẽ:khi trẻ ở nhà những người thân của trẻ giao tiếp với chỉ bằng tiếng dân tộc mà không nói tiếng phổ thông. * Thứ tư: Trường mầm non Xuân Thắng là một trường miền núi, dân cư thưa thớt và địa bàn lại rộng, tổng các lớp học là 14 nhóm lớp, nhưng chỉ có 05 nhóm lớp học tập trung, còn lại 09 nhóm lớp đang còn phân bổ lẻ tẻ tại các thôn xóm. Chính vì vậy rất khó khăn cho việc thực hiện, chỉ đạo chuyên môn và quản lý, 6 năm học 2010- 2011 trường chúng tôi vẫn đang thực hiên chương trình đổi mới hình thức giáo dục. Qua thực tế quan sát, trao đổi với ban giám hiệu, với giáo viên chúng tôi nhận thấy: * Đối với các cháu : 80% các cháu thực hiện tốt. Còn 20% các cháu còn rụt rè nhút nhát, kém ăn hay khóc không chịu chơi, tập. * Đối với cô: - 90% giáo viên thực hiện đúng yêu cầu. - 94% giáo viên có thái độ tốt, tổ chức tốt mọi hoạt động cho trẻ, ăn nói nhẹ nhàng có tác phong sư phạm chuẩn mực, yêu thương gần gủi cởi mở và trò chuyện với trẻ, biết tuyên truyền trao đổi giao tiếp tạo lòng tin với phụ huynh - 6% cô giáo chưa thực hiện tốt, trong mọi hoạt động còn dập khuôn cứng nhắc, chưa linh hoạt. 4. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên : - Việc xây dựng kế hoạch và quản lí chăm sóc giáo dục của hiệu trưởng nhà trường chưa được sát sao, chặt chẽ, chưa cụ thể. - Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - Địa bàn dân cư rộng, các lớp lẻ đông nằm rãi rác ở rãi rác ở các đơn vị đội, các lớp cách xa nhau. Nên việc quản lý của Hiệu trưởng đến từng giáo viên, từng nhóm lớp là rất khó khăn, việc chỉ đao, kiểm tra nhắc nhở thường xuyên trong công tác dạy và học chưa dược thường xuyên liên tục nên nó cũng ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động. -Số trẻ nhà trẻ đến lớp còn ít không đều đặn, số trẻ ở nhà với ông bà còn nhiều - Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học còn quá nghèo nàn chưa đồng bộ, phòng học chật hẹp thiếu thốn, không đủ diện tích thiếu ánh sáng . 7 - Đời sống của đội ngũ giáo viên ngoài biên chế còn gặp nhiều khó khăn. - Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa thực sự đổi mới trong giảng dạy. - Môi trường chăm sóc giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu - Sự quan tâm của lảnh đạo các cấp đối với giáo dục mầm non là chưa thoả đáng về cơ sở vật chất cũng như tạo điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển. II. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ: Từ thực tế, việc chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non cùng với việc quản lí, chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường, tôi đã rất trăn trở nghiên cứu, tìm tòi và tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hiệu trưởng quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ trong nhà trường. 1. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chế độ sinh hoạt nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ. - Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên khi đón trẻ cần thực hiện tốt những vấn đề sau: + Phải có thái đọ thân mật, niềm nở đối với cháu, dỗ dành cháu để cháu vui vẻ và lớp cùng các bạn. + Hướng dẫn trẻ biết chào cô, chào các bạn, chào người lớn khi trẻ và lớp. + Hướng dẫn cháu cất mũ, áo, dép. Vào nơi qui định để từ đó hình thành cho trẻ thói quen ngăn nắp, gọn gàng. + Đối với phụ huynh: Phải tôn trọng phụ huynh, phải biết tiếp thu ý kiến đóng góp của phụ huynh, có vấn đề gì liên quan đến trẻ cần trao đổi với phụ huynh, cùng nhau bàn biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt việc ăn ngủ cho trẻ: + Cô phải tổ chức cho trẻ ăn ngủ đúng giờ. Phải chú ý cho trẻ ăn ngủ hợp lí, ăn uống hợp vệ sinh, phải tạo cho trẻ cảm giác luôn muốn ăn và ăn ngon miệng. Nếu trẻ không muốn ăn thì cô giáo phải tìm nguyên nhân và biện pháp để 8 xử lí kịp thời. Cô giáo không được quát mắng, doạ nạt khi trẻ lười ăn, không bắt trẻ ăn khi trẻ đang khóc, cần hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống. + Đối với các bữa ăn: Phải xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần, thức ăn được lựa chọn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ ,giúp trẻ ăn ngon miệng vừa góp phần tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật và giúp trẻ phát triển thể lực. + Yêu cầu giáo viên tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ, ngủ sâu và ngủ đủ giấc. Tạo cho trẻ có cảm giác được an tâm, được âu yếm vỗ về, yêu thương trong giấc ngủ. - Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt khâu vệ sinh. + Giáo viên phải dạy trẻ từ việc nhỏ nhất là vệ sinh thân thể, mặt mũi, chân, tay, quần áo sạch sẽ, đánh răng, rửa mặt và đi tiểu tiện đúng nơi qui định từ đó hình thành cho trẻ có nề nếp vệ sinh. - Khi trả trẻ, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên: + Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tạo cho trẻ không khí vui vẻ khi trẻ về nhà với gia đình. + Trong khi trẻ chờ đợi gia đình đến đón, cô có thể đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, cho trẻ xem tranh hay chơi các trò chơi do trẻ tự chọn tạo cho trẻ ấn tượng tốt với lớp, với trường để ngày mai trẻ lại thích đến trường với cô, với bạn. + Dạy trẻ biết lấy đồ dùng của mình, biết chào cô, chào bạn khi ra về. 2. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc phát triển vận động cho trẻ. . Căn cứ vào từng độ tuổi của trẻ, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch vận động cho trẻ phù hợp đảm bảo nguyên tắc giữa động và tĩnh, giúp trẻ bớt mệt mỏi, căng thẳng, không vận động quá sức. - Chọn các bài tập và các trò chơi gây hứng thú cho trẻ đồng thời có tác động chung đến sự vận động của cơ thể đặc biệt là sự vậ động tích cực của cá cơ bắp. - Cô hướng dẫn trẻ vận động từ đơn giản đến phức tạp, cần khuyến khích trẻ hoạt động song tránh hoạt động quá sức. 9 Ví dụ: + Đối với trẻ năm đầu: Trẻ đi chưa vững, cô nên tập cho trẻ đi, tập đi chậm rồi đi nhanh và tập những động tác đơn giản nhất như nâng tay cao, hạ tay xuống hay xoay cổ tay. Cô có thể tập cho từng trẻ để các trẻ có thể quan sát, hướng dẫn trẻ, uốn nắn trẻ những động tác sai, tư thế sai như đi lệch vai, khuềnh chân hay ngồi cong lưng. + Đối với trẻ năm thứ hai: Cô hướng dẫn trẻ những bài tập khó hơn một chút như chạy chậm, tập các bài tập thể dục, chơi các trò chơi vận động như bắt chước động tác của các con vật. Song cô cũng cần lên kế hoạch cụ thể để tránh hoạt động quá sức làm trẻ mệt. + Đối với trẻ năm thứ ba: Cô có thể tổ chức vận động cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nếu có thể: Tổ chức trong giờ học, giờ luyện tập, giờ vui chơi, ở tuổi này, trẻ rất thích thú với việc vận động và trẻ vận động dẻo dai hơn, trẻ chạy nhanh, chạy thăng bằng tốt, phức tạp hơn trẻ vừa bò, vừa chui qua vòng hay trẻ nhảy và ném bóng. . . Như vậy người lớn cần chú ý đến đặc điểm phát triển của trẻ để xây dựng kế hạch phát triển vận động cho trẻ hợp lí. 3. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch và hướng dẫn trẻ hoạt động với đồ vật, đồ chơi. Hoạt động với đò vật,với đồ chơi là hoạt động chủ đạo của tuổi nhà trẻ. Hoạt động này có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ,nó chi phối mọi hoạt động, do vậy hiệu trưởng chỉ đậo giáo viên nhận thức rõ vai trò của hạt động này để lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi, chủ đề, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà. - Đối với nội dung này, hiệu trưởng yêu cầu giáo viên cần phải: + Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, cơ sở vật chất, sân chơi sạch sẽ để trẻ có thể tích cực hoạt động. 10 + Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi thích hợp, không nên để đồ chơi một chỗ mà nên để rải rác trên sàn hay treo lơ lửng trẻ nên ngang với tầm với trẻ để để trẻ lớn có thể đi lại lấy đồ chơi trẻ thích, như vậy vừa phát triển vận động vừa gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Đối với trẻ nhỏ nên chọn đò chơi có màu sắc sặc sỡ có thể phát ra âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ. Đối với trẻ lớn cô cần chọn nhiều đồ chơi phong phú, đa dạng để phát triển tính tò mò cho trẻ như: con lắc, bộ gõ, bóng, các hình khối. . . nhưng phải hợp vệ sinh, đảm bảo tính thẩm mĩ và an toàn với trẻ. - Cô phải thường xuyên thay đổi đồ dùng đồ chơi cho trẻ nhằm gây hứng thú cho trẻ, như vậy trẻ sẽ thích hoạt động với đồ vật đồ chơi hơn. - Cần phải mua sắm đủ đồ chơi cho trẻ để trẻ vận động. Khi trẻ vận động, cô cần bao quát cùng chơi với trẻ, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời tạo cho trẻ cảm giác thích thú khi hoạt động. - Sau mỗi lần hoạt động, cô cần dạy trẻ biết cất gọn đồ dùng, đồ chơi vào nơi qui định, như vậy vô hình dung cô đã dạy trẻ tính gọn gàng, ngăn nắp. 4. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng rất cần có nhiều cơ hội để phát triển kỹ năng về ngôn ngữ ngày càng mạch lạc và vốn từ ngày càng giàu thêm. Như vậy có thể thấy rằng khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở những năm đầu đời là vô cung quan trọng đối với việc hiểu, đọc và viết của trẻ ỏ các bậc học tiếp theo. Nếu khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ tốt sẽ hiểu được mội vấn đề , đọc tốt tiếng việt và viết tốt hơn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của viẹc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ, Hiệu trưởng cần sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt một số nội dung sau: 11 - Giáo viên phải lập kế hoạch cụ thểcho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ. - Nghiên cứu tài liệu nghành học, thăm quan học hỏi trường bạn. - Tìm hiểu đặc điểm tâm lý, và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. - Xây dựng nề nếp của trẻ trong giờ học. - Đổi mới phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt sáng tạo. - Chuẩn bị bài dạy , đồ dùng học tập chu đáo và môi trường học cho trẻ . - Cải tiến phương pháp làm và tăng cường sử dụng đồ dùng minh hoạ. - Đi sâu vào bbồi dưỡng từng đối tượng cháu ở mọi lúc mọi nơi và tạo môi trường phát triển lời nói cho trẻ ở nhóm. - Tuyên truyền với phụ huynh để nâng cao sự nhận thức và ũng hộ của phụ huynh trong việc day kể chuyện nhằm phát triển lời nói cho trẻ . - Phối hợp với các bậc phụ huynh để đóng góp các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương để làm đồ dùng dạy học, và đồ chi phục vụ các hoạt động thêm phong phú, đặc biệt là môn phát triển lời nói. - Thường xuyên gần gũi, âu yếm nói chuyện với trẻ, tạo mọi cơ hội cho trẻ tập nói và dạy trẻ nói bất cứ lúc nào (trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc đi chơi. . . ) Ví dụ: Trong bữa ăn cô dạy trẻ giới thiệu các món ăn ,trẻ nói: cà rốt có màu đỏ, rau cải màu xanh, quả cam màu vàng. . . Trong lúc đi dạo, cô chỉ lên cây và hỏi trẻ: Đây là gì các con? Trẻ trả lời: Con thưa cô, đây là cái cây ạ, con đường ạ, đây là mặt trời ạ. . . như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn. - Giáo dục trẻ tạo ra nhu cầu giao tiếp với người lớn. - Tổ chức tốt các hoạt động với đồ vật, đồ chơi, các lần tiếp xúc với người lớn để trẻ được nói, được nghe và hiểu khi người khác nói. - Cô phải khuyến khích, động viên trẻ để trẻ tự trả lời, khi trẻ không trả lời được, cô cho trẻ nhắc lại theo cô. Khi trẻ muốn gì, cô yêu cầu trẻ nói, khi trẻ chưa nói được, cô nói cho trẻ nghe. 12 - Cô tập cho trẻ nói rõ ràng, mạch lạc nếu trẻ nói lắp hay nói ngọng, giáo viên cần sửa cho trẻ ngay, việc sửa cho trẻ cần phải kiên trì, bình tĩnh. Không bắt trẻ nói những câu quá dài, quá khó và cũng không nói nhiều lần. - Khi dạy trẻ cũng như khi gíao tiếp với trẻ cô gíáo cần nói những câu thanh lịch, ngắn gọn, dễ hiểu có hình ảnh để trẻ bắt chước nói đúng từ, đúng câu rõ ý đặc biệt dạy trẻ không nói trống không. - Đồng thời với việc phát triển ngôn ngữ, giáo viên cần lập kế hoạch phát triển trí nhớ cho trẻ nhất là trẻ 24 – 36 tháng. Muốn vậy, cô giáo cần: + Làm giàu biểu tượng về cuộc sống xung quanh, cho trẻ quan sát các sự việc, các hiện tượng xung quanh hay cô có thể đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe,cho trẻ xem tranh. . . và thường xuyên nhắc lại cho trẻ tiếp xúc lại, xem lại để trẻ nhới lại và khắc sâu trong trí nhớ của trẻ. 5. Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường quản lý sức khỏe: Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên quản lý lưu hồ sơ sổ theo dõi sức khỏe của trẻ. Kết hợp với trạm y tế địa phương tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho trẻ mỗi năm 2 lần, vào đầu mỗi học kỳ đánh gía sự phát triển của trẻ theo quy định hiện hành. Đo chiều cao cân nặng ghi biểu đồ tăng trưởng theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng 1 lần. Trên 24 tháng tuổi mỗi quý một lần. Theo dõi, phối hợp với cha mẹ của trẻ trong việc tiêm chủng uống vacxin phòng bệnh. Sơ cứu, cấp cứu chăm sóc sức khỏe ban đầu theo quy định hiện hành của Bộ y tế trong trường hợp cần thiết. 6. Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch và an toàn cho trẻ: Hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức của giáo viên ,cán bộ công nhân viên trong toàn trường về vai trò của môi trường giáo dục đối với sự phát triển toàn 13 diện của trẻ.Yêu cầu giáo viên tổ chức môi trường giáo dục sao cho phù hợp.Đây được coi là biện pháp then chốt bởi vì đội ngũ giáo viên,cán bộ công nhân viên là những người trực tiếp chăm sóc trẻ là những tấm gương học tập và noi theo,là lực lượng quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mâm non. Hiệu trưởng lên kế hoạch cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học.Hàng năm tổ chức thi trang trí sắp xếp ở các lớp,nhằm đáp ứng cải thiện môi trường giáo dục và đó cũng là việc làm hiệu quả trong đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích cực hoạt động cá nhân. Giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường cho trẻ – tham gia xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cho trẻ- tổ chức thực hiện vệ sinh học đường vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, bệnh tật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích và thực hiện tốt các hoạt động khác về y tế học đường. Tuyên truyền tập huấn cho cán bộ giáo viên, nhân viên về y tế học đường. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong quá trình giảng dạy. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Thường xuyên tuyên truyền tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ cho cha mẹ... phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật học hòa nhập theo chương trình can thiệp sởm và kế hoạch giáo dục cá nhân. Phối hợp với các đơn vị tổ chức đoàn thể trong nhà trường, trạm y tế, hội phụ nữ... để triển khai các hoạt động y tế, xây dựng môi trường Xanh – Sạch - Đẹp – An toàn. 7. Hiệu trường tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra chế độ ăn của trẻ: Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cân đối của trẻ. Hiệu trưởng thường xuyên làm tốt công tác chỉ đạo, kiểm tra.Nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh đưa ra bàn bạc với giá cả hiện nay trên thị trường định 14 mức đóng góp, phụ huynh đã thống nhất mức tiền ăn cho trẻ bình quân: 9000 đồng / trẻ/ ngày. Xây dựng thực đơn tính khẩu phần cho trẻ căn cứ vào mức tiền đóng góp của phụ huynh, chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách mảng dinh dưỡng xây dựng thực đơn theo mùa và theo nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương, chỉ đạo nhà bếp cải tiến chế biến bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn thực phẩm sạch, đủ về số lượng, chất lượng, cân đối các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hợp lý, hợp vệ sinh phù hợp với độ tuổi. 8. Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toần thực phẩm ( thực phẩm phải đảm bảo tươi , ngon , sạch). Để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có rất nhiêu nội dung cần được quan tâm. Hiệu trưởng chỉ đạo về: - Vệ sinh an toàn thực phẩm và những điều kiện có liên quan. - Các biện pháp vệ sinh ôhngf nhiểm bẩn thực phẩm. - Kiểm soát quá trình chế biến. - Khám sức khoẻ định kì cho nhân viên cấp dưỡng. - Cung cấp kiến thưc vệ sinh an toàn thực phẩm cho cấp dưỡng, cha mẹ học sinh , giáo viên và các cháu học sinh trong trường mầm non. Để chỉ đạo được sát sao những nội dung trên hiệu trưởng cần có những biện pháp cơ bản sau: - Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản sa, pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Hiệu trưởng chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp có hiệu quả với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là đội ngũ nhân viên nấu ăn, tăng cường tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm đến các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân. 15 - Đưa nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp theo từng độ tuổi để giám sát công tác vệ sinh nói chung, vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng thường xuyên theo từng chủ dề cụ thể. - Thực hiện tốt biện pháp ngộ độc. - Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cho từng bữa ăn phù hợp với địa phương , với tình hình kinh tế của nhân dân. - Tăng cường mua sắm trang thiết bị đồ dùng phục vụ học sinh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã kí hợp đồng mua thực phẩm đạt yêu cầu : thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm không có hóa chất, không bị nhiểm khuẩn, không gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ký hợp đồng mua rau, củ, quả tại vườn gia đình. Hợp đồng mua thịt lợn thịt bò... phải có dấu của cơ quan kiểm dịch, kiểm nghiệm. Nhắc nhở tổ nuôi dưỡng chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo chất lượng thực phẩm. Nơi sơ chế và chế biến thực phẩm sống riêng, nơi chế biến thực phẩm chín riêng. Thức ăn chia xong trẻ phải được ăn ngay. Chỉ đạo giáo viên chú ý đến khâu vệ sinh, phòng ăn của trẻ phải được lau dọn sạch sẽ, bàn ghế gọn gàng, bát thìa, ca, cốc phải sạch sẽ khô ráo.Luyện cho trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh trước và trong, sau khi ăn, tập cho trẻ ăn hết xuất động viên khích lệ cho trẻ ăn. 9. Hiệu trưởng phải tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục: Để đảm bảo chất lượng chăm sóc trẻ được tốt ngoài sự cố gắng nổ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường. Vấn đề công tác xã hội hóa giáo dục là vô cùng quan trọng. Nhà trường đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền kiến thức chăm sóc các cháu thông qua nhiều hình thức: Họp phụ huynh theo định kỳ một năm 3 lần, viết bài gửi đài truyền thanh địa phương, hệ thóng biển bảng trong và lớp học ,các dịp khai giảng ,tổng kết nam học ,hội thi ,tổ chức các chuyên đề về chăm sóc giáo dục trẻ... tổ chức chế biến các món ăn dinh dưỡng cho trẻ, lựa chọn những 16 thực phẩm thay thế khi có bệnh xảy ra, tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho lực lượng phụ huynh hiểu đầy đủ bản chất của xã hội hoá giáo dục mầm non .Đây là lượng chính hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác giáo dục. Bên cạnh đó còn giới thiệu và nhân rộng gương người tốt việc tốt,những thành tích của nghành học mầm non .Các tổ chức đoàn thể: như hôị phụ nữ đoàn thanh niên... xã hội, doanh nghiệp...cùng tham gia công tác giáo dục mầm non. Thường xuyên tổ chức phối hợp trường mầm non với trạm y tế ,hội phụ nữ hàng năm bổ sung thêm nhiều kiến thức nuôi dạy con theo khoa họccho các gia đình ,triển khai chương trình phòng chống suy sinh dưỡng, chống béo phì, chương trình nhà học đường, tiêm chủng mở rộng, phồng chống dịch bệnh ,kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các trường mầm non. Tham mưu cho hội khuyến học có kế hoach chăm lo quan tâm, động viên giáo viên vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ, mở rộng các đợt tuyên truyên sâu rộng tới lực lượng phụ huynh, nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí vai trò thực sự của giáo duc mầm non nói chung và đặc biệt là tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ nói riêng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội . - Hiệu trưởng huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động từ sự đóng góp của cha mẹ trẻ .đó là chủ trương đa dạng hoá nguồn lực cho giáo dục mầm non 10.Hiệu trưởng chỉ đạo quản lí bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Để chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường phát triển tốt đảm bảo cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần chỉ đạo, xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cho trường mình một cách hợp lí: - Hiệu trưởng chỉ đạo về công tác chíng trị nhận thức cho đội ngũ. - Mỗi cán bộ giáo viên phải tự ý thức, tự học hỏi nhằm nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 17 Giáo viên phải xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục, tạo mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Hiệu trưởng chỉ đạo bồi dưỡng về công tác chuyên môn, bồi dưỡng cho giáo viên tại lớp, tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập ở các đơn vị điển hình. - Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động giáo dục: chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình, chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, chỉ đạo thực hiện tốt các chuyên đễ, xây dựng các tiết dạy mẫu, chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng các lớp điểm..... - Hiệu trưởng chỉ đạo tốt công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục, thường xuyên dự giờ, đánh giá giờ dạy rút kinh nghiệm cho giáo viên, giúp giáo viên nắm vững chuyên môn hơn. - Thường xuyên dự giờ các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng. - Phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, từng giáo viên hợp lí. - Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cử giáo viên đi học, nâng cao nhận thức, nâng cao tay nghề. - Quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, sẻ chia tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình của từng giáo viên có biện pháp giúp giáo viên lúc khó khăn để các cô yên tâm công tác. 11. Tăng cường tham mưu xây dựng cơ sở vật chất bổ sung đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác dạy và học. - Hiệu trưởng có kế hoạch tham mưu với cấp uỷ Đảng chính quyền để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. - Tham mưu cho đảng uỷ, UBND xây dựng khu trung tâm và dồn các khu lẻ về trường chính để thuận tiện cho việc quản lí và chỉ đạo. - Tăng cường mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với trẻ, có giá trị thẩm mĩ. Có như vậy mới thu hút được trẻ đến trường lớp và lôi cuốn trẻ vào các giờ học. 18 - Tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng và bảo quản đồ chơi trong lớp, trong trường. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. kết quả đạt được: Chính áp dụng những biện pháp trên trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non Xuân Thắng trong năm học 2010 – 2011 đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Số trẻ nhà trẻ ra lớp tăng lên đáng kể, đạt 41% so với tổng điều tra trẻ nhà trẻ. Chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên rõ rệt . đặc biệt là chất lượng nuôi dưỡng, 100% trẻ tăng cân và trẻ được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng, khám sức khoẻ định kì. Trong năm nhà trường không có trường hơp nào bị ngộ độc thực phẩm. Bằng tất cả những nổ lực, tâm huyết trên nhà trường đã dần chiếm được niềm tin của nhân dân. Điều này được thể hiện ở kết quả sau: Bảng : Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhà trẻ đến tháng 05/2011: Năm học Tổng số trẻ được Cân nặng Chiều cao cân- đo Kênh BT Kênh Cao Kênh BT SDD(dưới hơn so -2 và -3) Tháng 5/2011 91 SL % SL 88 96,7 3 với tuổi Kênh Kênh thấp cao còi hơn so (trên +2 với và +3) tuổi % SL % SL % SL % 3,3 0 0 87 95,6 4 SL % 4,4 0 Bảng : Chất lượng giáo dục trẻ nhà trẻ đến tháng 05/2011: 19 0 Năm học tháng Tổng số trẻ 91 TX TT CC SL % SL % SL % 63 69,2 28 30,8 0 0 05/ 2011 2. Bài học kinh nghiệm: Trường mầm non là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đảm nhận việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 6-72 tháng tuổi. Việc chăm sóc giáo dục trẻ phải tuân theo nội dung chương trình của bộ giáo dục qui định, cùng với việc đổi mới các phương pháp, biện pháp dạy học nhà trường giúp trẻ phát triển toàn diện hài hoà về thể chất và trí tuệ. Với nội dung đề tài này, tôi đã đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đặc biệt là trường mầm non Xuân Thắng nơi tôi nghiên cứu: Muốn làm tốt công tác quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng người hiệu trưởng phải thật sự tâm huyết, thường xuyên ,sát sao, phát huy hết khả năng mạnh dạn sáng tạo, yêu nghề, mến trẻ ,nhiệt tình không quản khó khăn. Nêu cao tinh thần "Tất cả vì trẻ thơ thân yêu" - Hiệu trưởng trường mầm non cần thực hiện tốt các nhóm biện pháp sau : + nhóm biện pháp quản lý mục tiêu nhiệm vụ năm học + nhóm biện pháp quản lý các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. + Nhóm biện pháp quản lý đội ngũ. + Nhóm biện pháp quản lý cơ sở vật chất, tài chính. + Nhóm biện pháp tham mưu phối kết hợp. - Giáo viên phụ trách lớp thực hiện tốt các biện pháp sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng