Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 36 tháng ở trường...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 36 tháng ở trường mầm non

.DOC
31
275
79

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON A NGHĨA THÀNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm Non Tác giả: Đỗ Thị Thanh Vy Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non A Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng Tỉnh Nam Định Nghĩa Thành, ngày 12 tháng 5 năm 2016 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ ĐỘ TUỔI 24-36 THÁNG Ở TRƯỜNG MẦM NON” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển ngôn ngữ. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Từ ngày 12 tháng 08 năm 2015 đến ngày 12 tháng 05 năm 2016 Tác giả: Năm sinh: Đỗ Thị Thanh Vy 16/11/1972 Nơi thường trú: Xóm Mỹ Điền - Xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường Mầm non A Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường mầm non A Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng - Nam Định Điện thoại: 01633900876 2 Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trường mầm non A Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng-Tỉnh Nam Định Địa chỉ: Xóm Tây Thành - Xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng-Tỉnh Nam Định Điện thoại: 0350.3605459 I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1.Lý do chọn đề tài: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng nhất ở trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm...Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy, trẻ nói năng mạch lạc, được làm quen với chữ viết tiếng Việt, được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp Một là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Hơn nữa ngôn ngữ còn là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn mong muốn làm như thế nào để có những biện pháp phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ để từ đó rút 3 ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng ở trường Mầm Non” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình Giáo dục mầm non mới hiện nay. 2.Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó tìm ra một số biện phát phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng, giúp trẻ có vốn từ phong phú, đa dạng, giúp trẻ phát âm đúng, nói tốt Tiếng Việt, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc là điều kiện tốt để chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết sau này. - Tuyên truyền rộng rãi đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu : Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi. - Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 24-36 tháng tuổi, trường mầm non A Nghĩa Thành -Huyện Nghĩa Hưng-Tỉnh Nam Định. II. CÁC GIẢI PHÁP 1.Cơ sở lý luận: Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh…. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày, 4 nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ . 2. Thực trạng của vấn đề: a. Thuận lợi: - Luôn được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng Giáo dục Đào tạo và Ban Giám hiệu nhà trường. - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi máy vi tính được kết nối internet, phục vụ cho các hoạt động. -Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thích hoạt động, vui chơi. - Bản thân có năng khiếu kể chuyện, đọc thơ, có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, biết ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả vào trong các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo viên nhiệt tình làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ cho việc cung cấp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. b. Khó khăn: - Trong lớp có nhiều trẻ bố mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà nên việc chăm sóc giáo dục trẻ còn chưa được quan tâm. - Một số trẻ chưa qua nhóm trẻ 18-24 tháng nên khi đi học còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. -Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều : nói ngọng, khả năng phát âm còn yếu. - Cơ sở vật chất của nhà trường xuống cấp, còn thiếu một số phong chức năng do vậy còn ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. c. Quá trình điều tra thực tiễn: - Ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ biết chỉ tay vào những thứ mình 5 cần khi cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn, hạn chế. - Qua quá trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy quan tâm về vấn đề này và đã mạnh dạn tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng một cách có hiệu quả nhất . *Kết quả khảo sát đầu năm: NỘI DUNG Nghe hiểu ngôn ngữ và phát âm Vốn từ Nói đúng ngữ pháp Giao tiếp Tốt SL % 5 6 5 7 16.6 20 16.6 23.3 Khá SL % SL % 10 9 11 8 11 9 8 10 36.7 30 26.7 33.3 33.3 30 36.7 26.8 TB Yếu SL % 4 6 6 5 13.4 20 20 16.6 2. Giải pháp: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc và từng giai đoạn tuổi của trẻ. Việc nắm vững những đặc điểm này sẽ giúp cho người giáo viên có những kiến thức và kỹ năng tốt nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, đặt ra những phương pháp phù hợp, linh hoạt để đạt được những mục tiêu cho giai đoạn nền móng này. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã tìm ra một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau: a.Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: * Trong giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường , tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. 6 Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ: + Sáng nay ai đưa con đi học ? + Ai mua váy cho con đẹp thế ? + Chiếc váy của con màu gì ? - Như vậy khi trò chuyện với cô, trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. * Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi: Trong một giờ hoạt động chơi tập có chủ đích trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động chơi. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. Ví dụ 1:: Khi cho trẻ chơi trò chơi thao tác vai “Chăm em ốm” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. Cô bế Búp bê trên tay và nói : “Búp bê chào các anh, các chị. Các anh, các chị đang làm gì đấy? - Cô cùng trẻ trả lời : “Anh chị đang chơi đồ chơi.” - Cô tạo tình huống: “Ôi sao tự nhiên em bé nóng quá, sờ trán thử xem em có sốt không nào!”. Cô giả vờ làm động tác sờ trán Búp bê vẻ mặt lo lắng. - Cô nói : “Trán em nóng quá! Em sốt rồi, tội nghiệp em quá.” Cô hỏi trẻ : - Làm sao bây giờ? - Mình tiêm thuốc cho em nhé ! Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người. 7 Các bé chơi ở góc chơi thao tác vai Ví dụ 2: Với góc “ Hoạt động với đồ vật” ở chủ đề “ Mẹ và những người thân yêu của bé ” cô cho trẻ xâu những chiếc vòng tặng mẹ bằng những nụ hoa trứng gà. Tôi hỏi trẻ: + Thảo An ơi, con đang xâu gì vậy? ( Con đang xâu vòng ạ) + Con xâu vòng bằng gì đấy? (Con xâu bằng dây xâu ạ) + Muốn có chiếc vòng tặng mẹ con phải làm thế nào? ( Xâu hoa rồi buộc lại ạ !) * Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời: Quan sát cây hoa ngọc lan - Khi cho trẻ đi dạo chơi trên sân trường, tôi thường chuẩn bị rất kỹ hệ thống câu hỏi khi cho trẻ quan sát có mục đích một đối tượng nào đó, hệ thống câu hỏi này chính là chìa khóa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng. Ví dụ : Cho trẻ quan sát cây hoa ngọc lan + Đây là cây gì ? ( Trẻ trả lời : Cây hoa ngọc lan ) + Thân cây như thế nào ? ( Có ạ) + Lá cây màu gì? Hoa màu gì ? + Các con có ngửi thấy mùa thơm của hoa ngọc lan không? 8 -> Qua đó lồng ghép giáo dục trẻ biết về ích lợi cây hoa và nhắc trẻ không bẻ cành, hái hoa, ngắt lá… + Các con ạ, cây hoa dùng để trang trí cho sân trường mình thêm đẹp đấy các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! ( Vâng ạ) - Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích luỹ được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc , rõ ràng hơn. b. Giáo dục ngôn ngữ thông qua các hoạt động khác: *Hoạt động nhận biết tập nói: Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng trẻ đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc. VD1: Trong bài nhận biết con vật nuôi trong gia đình, cô gợi ý cho trẻ kể về các con vật nuôi mà trẻ biết : tên gọi, đặc điểm nổi bật của chúng (tiếng kêu, con vật có mấy chân, các bộ phận chính của con vật, cách di chuyển…), ích lợi của chúng. Cho trẻ quan sát lần lượt con gà trống, gà mái, con vịt và hỏi trẻ các câu hỏi : - Con gì đây ? (con vịt) - Nó kêu như thế nào ? (cạc cạc cạc) - Cái gì đây ? (cái mào) - Con gì có mào đỏ ? (con gà trống) - Con vịt có mào đỏ không ? (không ạ !) - Con gà có bơi ở dưới nước không ? (không ạ !) Cô đặt tiếp các câu hỏi : - Gà trống gáy như thế nào ? - Gà trống hay gà mái có mào đỏ ? 9 Khuyến khích trẻ trả lời để nhận ra tên gọi và một số đặc điểm của các con vật như : - Gà trống gáy ò ó o…o, có mào đỏ ; mỏ gà nhỏ, nhọn để mổ thóc ; chân gà có móng sắc nhọn… - Gà mái kêu cục tác, cục tác ; mỏ gà nhỏ, nhọn để mổ thức ăn ; gà mái đẻ quả trứng tròn… - Con vịt kêu cạc…cạc… ; vịt không có mào đỏ ; mỏ vịt to ; chân vịt có màng để bơi dưới nước. Hoặc cô có thể hỏi trẻ các câu hỏi sau : + Con gì đấy ? (con vịt ) + Kêu thế nào ? (cạc cạc cạc ) + Con gà gì đẻ trứng ? ( con gà mái) + Gà trống gáy thế nào ? (ò ó o o ) + Gà mái khi đẻ trứng xong nó kêu thế nào ? (cục ta cục tác) - Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ. - Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng ghép giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi. *Ví dụ 2: Nhận biết, tập nói “Máy bay, tàu hỏa” – Chủ đề “Bé có thể đi khắp nơi bằng phương tiện gì? - Về phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong hoạt động này tôi đưa ra các yêu cầu sau: + Phát triển kỹ năng nói những câu đơn giản; + Giúp trẻ nói đúng ngữ pháp. Nội dung chính của hoạt động là nhận biết, tập nói “Tàu hỏa” “Máy bay” Cô nói với trẻ : - Xin giới thiệu với quý khách, đây là tàu hỏa. -> Cho trẻ tập nói: “Tàu hỏa” (cả lớp, nhóm, cá nhân) 10 - Tàu hỏa sẽ chở các con về quê thăm ông bà vào dịp hè, chở các con đi du lịch, các con có thích đi tàu hỏa không? - Quý khách có thể cho biết tàu hỏa chạy ở đâu được không? - >Cho trẻ tập nói câu dài: “Tàu hỏa chạy trên đường ray.” - Tàu hỏa kêu thế nào? ->Tập cho trẻ nói câu dài : “Còi tàu kêu tu tu.” - Xin giới thiệu với quý khách đây là toa tàu. Các toa tàu nối đuôi nhau thật dài. Khi quý khách đi du lịch thì quý khách sẽ được ngồi trên toa tàu. - Bây giờ quý khách có thể chỉ cho tôi biết đầu tàu ở đâu? - Quý khách có thể cho biết tàu hỏa chở gì được không ? (Gọi nhiều trẻ trả lời) - > tập cho trẻ nói câu dài : “Tàu hỏa chở người và hàng hóa” * Làm quen với văn học: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phương tiện hữu hiệu phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc. Muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ có cơ hội bổ sung vốn từ qua giờ học thơ, kể truyện. Để hoạt động này đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ bản thân tôi đã chuẩn bị tốt các yêu cầu sau: + Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ. + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi. + Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. 11 Các bé 24-36 tháng tuổi nghe cô kể chuyện Hoạt động làm quen với văn học Ví dụ 1: Cô đọc cho trẻ nghe câu chuyện “Chiếc áo mùa xuân”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “ Mùa xuân” “Mùa đông” “lạnh cóng”. Giải thích cho trẻ hiểu màu xuân, mùa đông là các mùa trong năm, mùa xuân thời tiết mát mẻ, mùa đông thì trời lạnh, gió thổi. Cô đọc truyện diễn cảm nhấn mạnh những từ chỉ thời tiết, cảnh vật của hai mùa trong truyện : mùa đông lạnh cóng, mùa xuân sang cây cối, cảnh vật đều khoác chiếc áo mùa xuân. Trò chuyện với trẻ về truyện cô vừa đọc: - Trong câu chuyện cô vừa đọc có những ai? (Thỏ mẹ, Thỏ con, Gà Gô, Nhái Bén, Châu Chấu) - Các mùa nào được nhắc đến ? (mùa đông, mùa xuân) - Mùa đông như thế nào? (lạnh cóng) - Thỏ mẹ và Thỏ con đều khoác trên mmnh bộ áo da màu gm? (trắng tinh) - Khi mùa xuân sang, lúc đầu Thỏ con vẫn mặc áo màu gì? - Gà Gô như thế nào? Nhái Bén như thế nào? Châu Chấu như thế nào? - Về sau hai mẹ con nhà Thỏ mặc áo màu gì? - Tên câu chuyện là gì? (chiếc áo mùa xuân) Ví dụ 2: Dạy trẻ đọc đồng dao “Lạy trời mưa xuống” với mục đích rèn khả năng nghe, hiểu lời nói và trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, tự tin. Cô đọc câu đố : “Hạt gì sinh ở trên mây Khi rơi xuống đất, cỏ cây mát lành” (Hạt mưa) - Cô đố chúng mình biết đó là hạt gì? 12 - Chúng mình đã thấy mưa bao giờ chưa? Sau khi đọc cho trẻ nghe bài đồng dao cô kết hợp giảng giải cho trẻ hiểu từ “cày ruộng” và hỏi trẻ về nội dung bài đồng dao: - Tên bài đồng dao cô vừa đọc là gì? - Trong bài đồng dao nói đến hiện tượng gì? - Ai mong trời mưa xuống? - Các bác nông dân mong trời mưa xuống để làm gì? (Cô khuyến khích trẻ trả lời bằng câu đồng dao minh họa thể hiện động tác mô phỏng cho câu đồng dao đó, tùy theo khả năng của trẻ) - >Giáo dục trẻ hiểu ích lợi của mưa đối với đời sống con người. Hoạt động tiếp theo cô cho trẻ đọc bài đồng dao bằng nhiều hình thức khác nhau; trong quá trình trẻ đọc, cô nhận xét, sửa sai, động viên trẻ. Như vậy qua bài đồng dao ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú. Ví dụ 3: Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp cũng vô cùng quan trọng khi trẻ giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ. Trong câu truyện “Thỏ ngoan” ngoài việc giúp trẻ thể hiện ngữ điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút nhát mạnh dạn hơn khi trả lời. + Trẻ nói Thỏ ngoan - Thỏ ngan + Bác Gấu - Bác hấu + Con Cáo - Con áo - Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: tôi nói mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo, kết hợp động viên, khuyến khích trẻ, nhất là những trẻ nhút nhát hay khả năng phát âm còn hạn chế. - Như vậy việc làm quen với những bài thơ, câu chuyện là phương tiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện qua đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và giáo dục trẻ biết một số hành vi ứng xử văn hóa của xã hội. * Hoạt động âm nhạc: 13 Giờ hoạt động vận động theo nhạc - Đối với giờ hoạt động âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật là các loại nhạc cụ: trống, lắc, mõ, phách tre, đàn, xắc xô…trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. Ví dụ : Dạy hát và vận động theo bài hát “Lời chào buổi sáng” + Câu 1 : “Con chào bố ạ !” -> Trẻ bước chân sang trái, hai tay chắp nhẹ trước ngực, gật đầu và nhún chân vào chữ “ ạ ” + Câu 2: “Con chào mẹ yêu” - >Trẻ bước chân sang phải, chân trái ký theo, hai tay đưa ngang sườn vẫy nhẹ kết hợp nhún vào chữ “ yêu ” + Câu 3 : “Con đi học nhé” -> Tay khoanh trước ngực, gật đầu vào chữ “nhé ! ” +Câu 4 : “Chiều con lại về” -> Trẻ đứng tự nhiên, đung đưa người. - Qua hoạt động dạy hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác minh họa để miêu tả những hình ảnh đẹp ca từ trong bài hát, bản nhạc. của bài hát. c.Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ : 14 Nhà văn hào vĩ đại người Nga M.Gorky đã nói : “Vui chơi là cuộc sống của trẻ ” Đặc biệt thông qua các trò chơi, hiệu quả của việc học ngôn ngữ sẽ rất cao. - Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “số vốn từ ” đó một cách thành thạo. Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ tạo cho trẻ một trạng thái học nói tự nhiên, là con đường nhanh nhất để trẻ bắt chước, tập nói và ghi nhớ lâu những từ ngữ mới học được… Có nhiều trò chơi có thể sử dụng được vào mục đích dạy nói cho trẻ. Đó là các trò chơi luyện phát âm, luyện thở ngôn ngữ, phát triển vốn từ, nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc.. - Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú. Vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn một số trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sau đây : *Trò chơi 1 : Lồng hộp - Mục đích: Giúp trẻ phát triển với ngôn ngữ, nhận thức và các kĩ năng khác mà trẻ có thể học được khi chơi với đồ chơi này. - Chuẩn bị ; Mỗi trẻ một bộ lồng hộp tròn hoặc vuông. - Hướng dẫn : Cô yêu cầu trẻ tháo, lắp xếp chúng vào nhau : “Con hãy xếp hộp màu xanh ở trong hộp màu vàng” + Qua đó cung cấp vốn từ cho trẻ như: “bên trong” và “bên ngoài” khi trẻ xếp những chiếc hộp có kích thước khác nhau. + Nhận thức ngôn ngữ không gian: như bên trong, phía dưới, bên cạnh, phía trước, đằng sau, phía trên cùng, bên dưới và ở giữa trong hoạt động xếp vào và tách ra. + Nhận biết về các màu sắc khác nhau. + Khái niệm về kích thước của các vật như to hơn – nhỏ hơn. 15 - Khi được chơi cùng với bạn, trẻ sẽ học được cách hợp tác, trao đổi có tính xây dựng để giải quyết vấn đề cùng với người khác và hình thành được kĩ năng xã hội. Các bé nhóm trẻ 24-36 tháng chơi “Lồng hộp” Đồ chơi lồng hộp tròn *Trò chơi 2 : Chơi với chiếc điện thoại: “A lô! Bạn đang làm gì đấy?” - Mục đích: + Điện thoại đồ chơi từ lâu là một loại đồ chơi được nhiều trẻ thích ngay từ rất nhỏ. Điện thoại là đồ vật khuyến khích trẻ nói chuyện và cũng vì thế mà đây là đồ chơi tuyệt vời để dạy trẻ cách sử dụng ngôn ngữ và phát triển thêm về từ vựng cũng như tạo cho trẻ thái độ tích cực khi giao tiếp với mọi người xung quanh. + Rèn kĩ năng xã hội và khả năng tư duy trừu tượng ( trò chơi giả vờ, tưởng tượng): trẻ có thể chơi với chiếc điện thoại và hình thành nên khả năng kết nối, giao tiếp với 16 một người khác, phát triển khả năng ngôn ngữ linh hoạt. Ngoài ra trò chơi này cũng rất tốt để phát triển và hình thành khả năng tư duy sáng tạo ở trẻ sau này, trẻ sẽ học được cách tự tưởng tượng và chơi với trí tưởng tượng của mình. - Chuẩn bị: 2 chiếc điện thoại để bàn (hoặc điện thoại đồ chơi) - Hướng dẫn: Cô dùng một chiếc điện thoại đồ chơi khác để nói chuyện với trẻ và cùng chơi với trẻ: “A lô ! Bác Nam đấy à ? Bác đang làm gì đấy ? Bác cho tôi gặp bác Thảo được không ? (Trẻ ngồi cạnh được thay phiên nhau trò chuyện) - Học được kĩ năng thay phiên lượt nói: trẻ sẽ hiểu được rằng khi cuộc trò chuyện diễn ra, hai bên sẽ thay phiên nhau nói chuyện và trẻ sẽ biết cách để nhận lượt nói của mình và dừng lại để chờ người đối thoại với mình tiếp tục câu chuyện. *Trò chơi 3 : Xếp hình Mọi trẻ em đều rất nên có một bộ đồ chơi với những mảnh gỗ có hình thù và màu sắc khác nhau; một bộ gỗ với chữ cái hoặc chữ số trên nó cũng rất tốt để làm quen với các con số và cách đánh vần các chữ cái. Chơi với các khối gỗ hình thù khác Các bé chơi xếp hình biệt giúp phát triển kĩ năng ngôn ngữ và nhận thức của trẻ . - Mục đích: Giúp trẻ nhận thức ngôn ngữ không gian: như bên trong, phía dưới, bên cạnh, phía trước, phía sau và ở giữa trong hoạt động xếp vào và tách những khối gỗ ra. 17 - Chuẩn bị: Các khối gỗ có kích thước và hình hình học khác nhau - Hướng dẫn : Yêu cầu trẻ xếp chồng các khối gỗ : xếp nhà, đường đi, xây hàng rào... Ví dụ : - Hưng ơi con đang làm gì đấy ? (con xếp đường đi ạ! ) - Con xếp như thế nào? ( xếp các khối gỗ cạnh nhau ạ) - Khối gỗ này màu gì? (màu vàng ạ) Với ngôn ngữ trong khi chơi giúp trẻ nhận biết về các màu sắc khác nhau, khái niệm về kích thước của các vật như lớn; lớn hơn, nhỏ hơn. Khi được chơi cùng với bạn, trẻ sẽ học được cách hợp tác, giải quyết vấn đề cùng với người khác và hình thành được kĩ năng xã hội. *Trò chơi 4 : Chơi với những quả bóng màu - Mục đích: + Giúp trẻ học thêm những từ mới như: cứng, mềm; nảy, lăn; trôi.. + Kĩ năng xã hội: trong khi chơi trò chơi với bóng những động tác ném bắt bóng đều đòi Các bé đang chơi với những quả bóng màu hỏi trẻ xử dụng năng lực quan sát để tương tác với bạn mình, xem liệu bạn mình đã sẵn sàng chú ý để nhận bóng hay chưa; trẻ sẽ cần hiểu được ngôn ngữ cơ thể của người khác để chuyền bóng đúng lúc và tích lũy được nhiều kĩ năng xã hội khác nữa. - Chuẩn bị: Những quả bóng có màu sắc khác nhau. 18 - Hướng dẫn : Cô cùng chơi với trẻ, tung bắt bóng, ném bóng, đập bóng xuống sàn cho bóng nảy. “Thi xem ai làm bóng nảy cao hơn””Con hãy lăn cho quả bóng này đi thật xa nhé!”( Trẻ thực hiện và nói “bóng nảy”;”bóng lăn”...) * Trò chơi 5 : Tiếng kêu của đồ dùng nào ? - Mục đích : Giúp bé nhận biết tiếng kêu của các đồ dùng khác nhau; luyện khả năng phát âm. - Chuẩn bị : Một số đồ dùng phát ra âm thanh : chuông, trống, 2 thìa, 2 chiếc đũa... - Hướng dẫn : Cô ngồi phía trước trẻ, giới thiệu từng loại đồ dùng và gõ để trẻ nhận biết tiếng kêu của từng đồ dùng. Sau đó, cô gõ vào từng thứ một và hỏi trẻ xem đó là tiếng kêu của đồ dùng nào. Cuối cùng, cô để tất cả các thứ đó ra sau lưng (không cho trẻ nhìn thấy, rồi gõ vào từng thứ một và đố trẻ đó là tiếng kêu của cái gì ?). *Trò chơi 6: Nghe tiếng kêu đoán tên các con vật - Mục đích : Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng. - Chuẩn bị: Cô thiết kế các File động hình ảnh các con vật nuôi trưng gia đình có lồng tiếng kêu của chúng ( con gà trống, con mèo, con chó, con bò...) - Hướng dẫn chơi: Cô cho trẻ ngồi trước màn hình có đeo tai nghe, khi cô kích chuột vào hình ảnh con gà trống và trẻ nghe tiếng gáy “Ò ó o o”đồng thời trẻ đoán tên con vật và bắt chước tiếng kêu. Cô cho trẻ nhắc lại vài lần chính xác hóa các từ trẻ vừa phát âm. Nếu trẻ phát âm chưa đúng cô giúp trẻ nhắc lại theo cô. * Trò chơi 7 : Lộn cầu vồng. Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy 19 Có chị mười ba Hai chị em ta Ra lộn cầu vồng - Mục đích: + Luyện khả năng phát âm, khả năng đọc lưu loát ở trẻ thông qua cách gieo vần đồng dao, trẻ biết phối hợp chơi cùng bạn. Các bé chơi trò chơi “Lộn cầu vồng” + Mở rộng vốn từ cho trẻ về tên gọi một số thành viên trong gia đình: Cô, chị, em... - Chuẩn bị: Cô và trẻ thuộc lời bài đồng dao - Hướng dẫn chơi: Từng đôi trẻ đứng đối diện nhau đu đưa sang hai bên theo nhịp đọc. Đến câu cuối “ra lộn cầu vồng” trẻ buông tay nhau ra quay một vòng tròn rồi cầm tay nhau chơi lại từ đầu. *Trò chơi 8 : Chi chi chành chành - Mục đích: + Kích thích trẻ đọc thông qua cách gieo vần điệu của bài thơ. + Luyện phát âm bằng các từ ngữ được lặp đi lặp lại( chi chi, chành chành, ù à, ù ập…) + Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nên kích thích trẻ chơi, đặc biệt khi chính trẻ phát âm. - Hướng dẫn chơi : Cô cho trẻ ngồi xung quanh cô, tay trái của cô xòe ra, ngón trỏ phải cô và cháu chấm vào lòng bàn tay trái của cô theo nhịp đọc khi đọc đến câu cuối cô đọc chậm rồi nắm tay trái lại ngón trỏ nhấc lên thật nhanh. (Khi thì nắm chắc được ngón tay trỏ, khi thì không nắm được tạo cho trẻ sự thích thú). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng