Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập hoá học...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập hoá học

.DOC
3
134
109

Mô tả:

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập Hoá học để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT khối chuyên Hoá Hoá học là một môn học tương đối khó hiểu. Việc sử dụng các bài tập Hoá học trong quá trình giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả cao, học sinh tiếp thu bài nhanh chóng, hứng thú với bài học, ghi nhớ nội dung bài học lâu hơn,... Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng bài tập Hoá học để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh còn hạn chế. Các giáo viên lên lớp chủ yếu với phương pháp thuyết trình, rất ít người sử dụng bài tập Hoá học hoặc nếu có sử dụng thì chưa thường xuyên và chưa mang tính hệ thống. Mặc dù tốn rất nhiều thời gian ở trên lớp nhưng hiệu quả của việc lĩnh hội tri thức của học sinh chưa cao. Đó chính là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp với mong muốn nâng cao hiệu quả của việc sử dụng bài tập Hoá học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Bài tập Hoá học giữ vai trò rất quan trọng, nó vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Tuy nhiên, không phải một bài tập “hay” thì luôn có tác dụng tích cực. Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là người sử dụng nó, phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách khai thác triệt để mọi khía cạnh có thể có của bài toán nhưng không giải thay cho học sinh, phải để học sinh tự mình tìm ra cách giải, lúc đó bài tập Hoá học mới thật sự có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Không phải chỉ dạy học để giải bài toán mà dạy học bằng giải bài toán. Thực chất của việc phát triển năng lực tự học là hình thành và phát triển năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, giải pháp, biện pháp...) từ quá trình giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn hoặc vào nhận thức kiến thức mới, năng lực đánh giá và tự đánh giá. Dấu hiệu đánh giá năng lực tự học phát triển đó là: Có khả năng tự mình tìm tòi nhận thức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự nhưng với chất lượng cao hơn; không rập khuôn máy móc mà phải luôn thích ứng với những tình huống mới; tái hiện kiến thức và thiết lập những mối quan hệ bản chất một cách nhanh chóng; vận dụng kiến thức để giải quyết tốt những bài toán thực tế: định hướng nhanh, biết phân tích suy đoán và vận dụng các thao tác tư duy để tìm cách tối ưu và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, muốn phát triển năng lực tự học cho học sinh, phải xây dựng nội dung dạy học sao cho nó không phải thích nghi với những công việc hàng ngày của các em (chỉ lên lớp và thụ động nghe thầy giáo giảng bài, giải bài toán minh hoạ, điều được quan tâm là kết quả bài toán nhiều hơn quá trình giải bài toán, nặng về rèn kỹ năng hơn rèn năng lực suy luận, tư duy …. ) mà đòi hỏi phải có một trình độ phát triển cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp hơn thông qua quá trình tự lực giải bài toán (từ chổ nhận biết, hiểu, phân tích, tổng hợp bài toán, suy xét từ nhiều góc độ có hệ thống trên cơ sở những lý luận hiểu biết đã có của mình, phát hiện ra các khó khăn, mâu thuẫn cần được giải quyết, bổ sung, làm sáng tỏ. Sau đó trình bày giả thuyết, xác định cách thức giải quyết và lập kế hoạch giải quyết bài toán. Khảo sát các khía cạnh, xử lý các dữ kiện bài toán. Bước tiếp theo là đề xuất các giải pháp, kiến nghị các kết luận, khẳng định hay bác bỏ giả thuyết, hình thành kết quả và đề xuất vấn đề áp dụng, vận dụng kiến thức đã học để nhận thức, cải tạo thực tiễn hoặc trên cơ sở kiến thức và phương pháp đã có, nghiên cứu, khám phá, thu nhận thêm kiến thức mới thông qua quá trình giải quyết những bài toán khác. Cuối cùng phải rèn luyện cho học sinh khả năng tự đánh giá thông qua quá trình tự đánh giá mình và đánh giá bạn, không có khả năng tự đánh giá, học sinh khó có thể tự tin trong phát hiện, giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức đ• học). Nếu học sinh thực sự nắm được những kiến thức quan trọng thông quá quá trình tự lực giải bài toán thì đây là tiêu chí rõ nhất về trình độ phát triển năng lực tự học của các em. Chúng tôi cho rằng, muốn làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì ngay từ đầu nguồn, sinh viên phải được đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng phương pháp tư duy tích cực để nâng cao năng lực độc lập suy nghĩ, khả năng tự học, làm việc với sách, tài liệu… Vốn kiến thức có được của một giáo viên Hoá học được tích luỹ chủ yếu là ở thời kỳ này, làm cơ sở cho khả năng tự học, tự nghiên cứu sau này được dễ dàng hơn. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh của chính mình. Thông qua phương pháp dạy để trang bị cho học sinh phương pháp học và năng lực tự học. Đối với học sinh: phải có ý chí quyết tâm cao độ; luôn tìm phương pháp học tập tốt cho mình; phải học bằng chính sức mình, nghĩ bằng cái đầu của mình, nói bằng lời nói của mình, viết theo ý mình, không rập khuôn theo câu chữ của thầy; rèn luyện khả năng độc lập suy nghĩ, suy luận đúng đắn và linh hoạt sáng tạo thông qua những câu hỏi, bài toán. Muốn rèn được năng lực tự học thì trước hết và quan trọng nhất là phải rèn luyện cho các em năng lực tư duy độc lập. Tại sao? Trong dạy học Hoá học phải rèn cho học sinh có thói quen suy nghĩ và hành động độc lập, từ tư duy độc lập sẽ dẫn đến tư duy phê phán, khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề rồi đến tư duy sáng tạo. Rõ ràng, độc lập là tiền đề cho tự học. Biểu hiện của “độc lập”: không có sự viện trợ trực tiếp từ bên ngoài; tự mình nhìn thấy vấn đề, phát hiện vấn đề, đặt vấn đề để giải quyết; tự mình tìm ra cách giải bài toán; tự mình kiểm tra được, đánh giá được cách giải của bản thân; có đầu óc tự phê phán và phê phán được cách giải của người khác; bằng sự hiểu biết tự mình trình bày suy nghĩ, lập luận cách giải bài toán một cách chặt chẽ. Như vậy để rèn được tư duy độc lập cho học sinh thì phải tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ độc lập. Giáo viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh nghiên cứu đề xuất cách giải quyết, ra kết luận. Giáo viên quan tâm chỉ đạo công tác độc lập của học sinh, nhất là bài tập ở nhà. Khuyến khích nhận xét cách giải của bạn. Giúp học sinh biết phương pháp suy nghĩ độc lập và thực hiện hành động độc lập. Tái hiện kiến thức trước khi làm bài tập vận dụng. Yêu cầu học sinh tự ra đề của bài toán. Cho giải bài tập và nâng cao dần nội dung Hoá học của bài toán. Ra bài tập nhỏ áp dụng vào tình huống mới. Gây cho học sinh có hứng thú suy nghĩ độc lập. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa và tự học. Khuyến khích học sinh sưu tầm các hiện tượng trong thực tế và bài toán mới. Giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá đúng mức suy nghĩ và hành động độc lập của học sinh. Ngoài ra, để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh một cách toàn diện hơn, chúng ta cần phối hợp với một số biện pháp cụ thể sau: Giảm tỉ lệ thuyết trình trên lớp của giáo viên, dành thời gian thích đáng cho tự học, tự nghiên cứu, serminar, thảo luận, giải đáp thắc mắc. Tăng cường biên soạn sách giáo khoa tự học, đáp ứng yêu cầu về tài liệu tham khảo và trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết. Tổ chức phong trào thiết kế, xây dựng các loại bài tập Hoá học trong tổ chuyên môn. Động viên, khuyến khích giáo viên tiến hành tìm kiếm và xây dựng các loại bài tập Hoá học qua các kênh thông tin. Động viên học sinh tự sưu tầm các loại bài tập Hoá học. Động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng bài tập Hoá học trong quá trình giảng dạy với mức độ thường xuyên. Việc sử dụng bài tập Hoá học nên trở thành một tiêu chí để đánh giá chất lượng bài giảng. Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng các loại bài tập Hoá học. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu: cần xác định thái độ học tập đúng đắn; xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học; cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch, thời gian biểu; bồi dưỡng phương pháp đọc sách, phương pháp nghe bài giảng hoặc ghi chép. Rèn luyện cho học sinh khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá trong học tập. Trên đây là những biện pháp mà chúng tôi đưa ra với mong muốn góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Những biện pháp trên chỉ thật sự có hiệu quả khi nào có sự nỗ lực đồng thời của cả người dạy và người học. Suy cho cùng phải có người sử dụng mới làm cho bài tập Hoá học thật sự có ý nghĩa. Nguyễn Thị Hương - GV Hoá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng