Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trư¬ờng mầm ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trư¬ờng mầm non

.PDF
20
143
105

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu : Trong những năm gần đây, trước những khó khăn của sự chuyển đổi cơ chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giáo dục Mầm non đã gặp không ít khó khăn ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nhiều trường cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng, trường không ra trường, lớp không ra lớp, đời sống của giáo viên vô cùng khó khăn. Để ổn định và duy trì ngành học, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đổi mới cách chỉ đạo quản lý, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục Mầm non, trường mầm non từ nhiều loại hình như bán công, tư thục đang được chuyển đổi sang loại hình trường mầm non công lập và công lập tự chủ một phần nhằm phù hợp với tình hình mới hiện nay, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non mới. Đồng thời tập trung chỉ đạo xây dựng hệ thống trường trọng điểm, trường có chất lượng cao, các chương trình dự án trái phiếu Chính phủ đã và đang được triển khai rộng khắp ở nhiều nơi , nhằm không ngừng đầu tư cơ sở vật chất cho ngành học phát triển. Nhờ vậy chất lượng giáo dục Mầm non đã có chuyển biến đáng kể, đáp ứng với sự phát triển ngày một đi lên của đất nước . Với quan điểm chỉ đạo của Đảng “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” “Sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân”, trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Phát triển giáo dục nói chung, giáo dục Mầm non nói riêng là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Với những nơi có sự quan tâm phát triển giáo dục, chính quyền địa phương đã xây dựng hệ thống trường lớp cho các cháu Mầm non, phối hợp các ban ngành tại địa phương để hổ trợ đời sống cho giáo viên Mầm non, và với sự tham mưu, quản lý chuyên môn của ngành giáo dục đã đưa việc nuôi dạy các cháu vào nề nếp, chất lượng tốt, tạo được niềm tin trong nhân dân và đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục nói chung. 1 Dưới ánh sáng Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân về giáo dục và đào tạo. Trên thực tế, giáo dục Mầm non Thiệu Khánh nhiều năm qua, việc đầu tư về cơ sở vật chất ít được quan tâm, trường lớp còn nằm rải rác ở nhiều khu, phòng học chật hẹp và xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị bên trong nhóm lớp, các phương tiện, điều kiện dạy học hầu như chưa có gì, dẫn đến chất lượng ở nhà trường bị tụt hậu, đi xuống so với các trường trong huyện . Đứng trước những khó khăn trên, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là để thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới, hơn nữa yêu cầu về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, việc thực hiện chương trình giáo dục, các tiêu chí phải được chuẩn về mọi mặt, đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường cần phải có cách nhìn mới, với tầm nhìn chiến lược cho giáo dục Mầm non ở địa phương . Trước tình hình đó, vấn đề xã hội hóa giáo dục (XHHGD) mầm non ở địa phương là một trong những việc làm cần thiết nhằm đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, đó cũng là mục tiêu kinh tế xã hội mà địa phương đặt ra . Nhận thức rõ được điều đó, bản thân là hiệu trưởng, quản lý trường mầm non, tôi mạnh dạn áp dụng đề tài:“Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non” góp phần nhỏ bé vào công tác phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non Thiệu Khánh nói riêng. II. Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá. 1. Thuận lợi : Trong năm học vừa qua, nhà trường có nhiều thuận lợi cơ bản đó là: Đội ngũ giáo viên có tinh thần đoàn kết cao, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, và có 58% số cán bộ giáo viên trên chuẩn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công, có tinh thần trách nhiệm cao. Ban giám hiệu nhà trường có bề dày kinh nghiệm, có trình độ quản lí, trình độ chuyên môn vững vàng, biết phân công và bố trí xắp xếp công việc cho từng người hợp lý. 2 Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường lớp cho nhà trường tương đối đảm bảo, khuôn viên sạch đẹp. Nhân dân có nhận thức về công tác giáo dục, luôn quan tâm đến con em mình, đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi, luôn có tinh thần ủng hộ các chủ trương, cũng như các phong trào mà nhà trường đề ra . Sự gắn kết giữa ban giám hiệu nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc “Nâng cao năng lực của cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục” là kết quả tạo nên sự thành công trong công tác xã hội hóa giáo dục tại nhà trường. Đặc biệt là 2 năm gần đây dưới ánh sáng của nghị quyết TW2 khóa VIII, nhiều chương trình, dự án đã và đang được quan tâm cho nhà trường , được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục đã tạo điều kiện cho nhà trường chúng tôi làm tốt công tác XHHGD nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các cháu trẻ ở trường đạt kết quả . 2. Khó khăn : Thiệu Khánh là một xã đất hẹp người đông, dân số xã trên 9 nghìn dân, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp, chỉ có 1/4 dân số là buôn bán làm nghề phụ, số còn lại đi làm ăn xa ở Lào, Miền Nam để con lại cho ông bà, việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ có phần khó khăn. Vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường. Là một xã nhiều năm liền khó khăn về ngân sách dẫn đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường có những khó khăn , cả 3 cấp học(Mầm non, Tiểu học, THCS) trên địa bàn xã chưa có trường chuẩn . Giáo viên đa số là hợp đồng theo Quyết định 2480 của UBND tỉnh, đời sống còn nhiều khó khăn . Cơ sở vật chất, trường lớp đã nhiều năm xuống cấp nghiêm trọng, các phòng học được sửa chữa, cải tạo lại từ nhà kho, nhà làm thảm len, được sử dụng qua nhiều năm dột nát, các nhóm lớp nằm rãi rác trên địa bàn xã, được chia thành 5 khu lẻ, đặc biệt là địa phương có 1 thôn sống ở vùng sông nước, chuyên làm nghề đánh bắt thủy sản và vận tải đường sông, cuộc sống du canh, du cư nay đây mai đó, không ổn định dẫn đến số trẻ luôn biến động, khó khăn trong việc huy động và duy trì sĩ số cháu . 3 3. Thực trạng giáo dục mầm non Thiệu Khánh trong những năm qua. a. Huy động trẻ đến trường. Những năm gần đây việc huy động trẻ ra lớp có nhiều thuận lợi hơn, đa số các cháu đến độ tuổi, phụ huynh đã đưa các cháu đến trường để học tập, một số gia đình có điều kiện hoàn cảnh khó khăn đang còn để trẻ ở nhà với ông bà, đến khi trẻ 4-5 tuổi mới đưa trẻ ra lớp, số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường còn thấp, mặt khác số gia đình đi làm ăn xã ở Lào, Miền Nam thường mang con đi theo, khi gặp khó khăn lại mang con về với ông bà dẫn đến số trẻ đến trường luôn biến động, không ổn định, số trẻ chuyển đi, chuyển đến nhiều, khó khăn cho việc điều tra, cũng như huy động trẻ ra lớp theo đúng kế hoạch . Qua khảo sát ban đầu về số lượng huy động trẻ ra lớp và trẻ bán trú năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010 như sau: Năm học Số trẻ điều tra Số trẻ huy động Số trẻ bán trú Nhà trẻ MG NT Tỷ lệ MG Tỷ lệ TS % 2008-2009 199 256 42 21% 231 90,3% 156 57,1% 2009-2010 171 257 45 26,3% 232 90,3% 198 71,4% b. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường . Là một địa phương nhiều năm liền cơ sở vật chất nhà trường vô cùng khó khăn, 100% số phòng học được tận dụng từ những nhà làm thảm, nhà kho của hợp tác xã cũ, được phân bố rãi rác đều thành 5 khu ở các thôn, khuôn viên mỗi khu chật hẹp, diện tích các phòng học từ 25-30m2, đã được sửa chữa lại qua nhiều năm sử dụng, nền nhà ẩm thấp, thiếu ánh sáng, mái ngói bị mại, mòn qua nhiều lần mưa bão, dẫn đến những ngày trời mưa giáo viên phải dùng xô chậu hấng nước mưa dột trên mái . Sân chơi chật hẹp, công trình phụ tạm bợ, nhà bếp được xây tạm với diện tích 10m2, hệ thống thoát nước không có, sau mỗi trận mưa nước dâng lên ngập sân lầy lội . 4 Trang thiết bị bên trong hầu như không có gì, ngoài số đồ chơi mà nhà trường mua sắm và tự làm , bàn ghế vừa tầm đã qua sử dụng nhiều năm mối , mọt, hư hỏng. Liên tục nhiều năm cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu . Năm học Cơ sở vật chất Số lượng Phòng học tạm 2008-2009 11 Bàn ghế quy cách 45 bộ Bàn ghế vừa tầm 60 bộ Công trình vệ sinh tạm 4 Phòng học kiên cố 7 Phòng học tạm 2 Bàn ghế quy cách 45 bộ Bàn ghế vừa tầm 60 bộ Công trình vệ sinh khép kín 7 Bếp 1 chiều 1 Nhà bảo vệ 1 2009-2010 c. Chế độ giáo viên mầm non ngoài biên chế . Ngoài mức hỗ trợ của tỉnh, từ nguồn học phí, nhà trường vận động phụ huynh hổ trợ mỗi giáo viên ngoài biên chế hàng tháng ở trường như sau: Tăng giờ Trực trưa, Làm thêm Chăm sóc Thứ 7 Nămhọc Học phí Tổng 2008-2009 200.000 ® 0 80.000® 110.000® 390.000 ® 2009-2010 220.000 ® 0 90.000 ® 120.000 ® 430.000 ® Qua kh¶o s¸t chóng ta cã thÓ thÊy r»ng tr-êng mÇm non ThiÖu Kh¸nh trong nh÷ng n¨m võa qua gÆp rÊt nhiÒu khã kh¨n, ®Æc biÖt lµ c¬ së vËt chÊt trang thiÕt bÞ ®å dïng ®å ch¬i cßn nghÌo nµn, kh«ng ®ñ cho viÖc tæ chøc c¸c ho¹t ®éng cho trÎ ë tr-êng mÇm non do ®ã chÊt l-îng gi¸o dôc cßn h¹n chÕ. §Ó lµm tèt c«ng t¸c gi¸o dôc mÇm non ®ßi hái ph¶i cã sù l·nh ®¹o c¸c cÊp uû ®¶ng, chÝnh quyÒn ®Þa ph-¬ng ®Æc biÖt ph¶i cã sù ñng hé gióp ®ì cña c¸c tæ 5 chøc ®oµn thÓ, cña c¸c doanh nghiÖp, c¸ nh©n, ®Æc biÖt lµ sù phèi hîp cña c¸c bËc phô huynh . B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện : 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng. 2. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng. 3. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên . 4. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương , phối kết hợp với các tổ chức, ban ngành, phụ huynh để tăng cường cơ sở vật chất , trang thiết bị và chế độ giáo viên mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ . II. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Mầm non Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá. Đứng trước tình hình thực tế nhiều năm liên tục với điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của nhà trường . Từ thực tiễn quá trình nghiên cứu tổ chức thực hiện cuộc vận động XHHGD, tôi nhận thấy để làm tốt công tác này trên địa bàn trường Mầm non Thiệu Khánh, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau: 1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác XHHGD ở địa phương . Trước tiên để mọi người hiểu về tầm quan trọng, vị trí của bậc học mầm non và mục tiêu của nó. Việc tuyên truyền được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau, có kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thông qua các hoạt động cụ thể như: * Đối với lãnh đạo địa phương, các ban ngành, đoàn thể : Để các cấp lãnh đạo đảng, chính quyền, các đoàn thể như MTTQ, Hội LHPN, đoàn thanh niên hiểu về nhà trường, tôi cần nói rõ vị trí , tầm quan trọng của bậc học, sự cần thiết phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở nhà trường để đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay, từ đó mạnh dạn đề xuất, đưa ra các kiến nghị, 6 trong các cuộc họp , cụ thể tại các kỳ họp HĐND xã, các hội nghị , các cuộc họp mở rộng của địa phương, mặt khác gặp gỡ trực tiếp để trình bày các ý kiến đó để họ hiểu và quan tâm đến nhà trường, vì từ trước tới nay ngành học mầm non vẫn còn bị xem nhẹ, làm thay đổi cách nhìn về ngành học mầm non thể hiện bằng các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã. * Đối với các chi hội ở thôn xóm : Thông qua các buổi tiếp xúc cử tri, các buổi họp Mặt trận thôn, họp thôn , họp các chi hội phụ nữ ở cơ sở, để tuyên truyền với mọi người dân để họ hiểu và quan tâm đến nhà trường cũng như con em mình. *Đối với các bậc phụ huynh: Tổ chức tốt các ngày hội “toàn dân đưa trẻ đến trường”, ngày 20/10, ngày 20/11, kỷ niệm ngày 8/3, ngày tổng kết năm học, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 , các cuộc họp phụ huynh học sinh hàng kỳ, qua trao đổi trực tiếp với phụ huynh khi đưa đón trẻ các nội dung tuyên truyền cần phải có mục tiêu cụ thể, hợp lý thể hiện rõ đường lối quan điểm của Đảng về giáo dục. Phải khơi dậy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của nhân dân địa phương và bám vào nghị quyết của hội đồng giáo dục . Kêu gọi các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh không ngừng quan tâm ủng hộ các phong trào nhà trường. * Tuyên truyền qua các ngày lễ hội : Nhà trường luôn tổ chức tốt các ngày lễ hội cho các cháu, tham mưu với địa phương hổ trợ tặng quà cho các cháu nhân ngày lễ, ngày tết của trẻ như tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 có sự tham gia của đại diện các ban ngành đoàn thể, toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường, các bậc phụ huynh và các cháu, qua đó phụ huynh thấy được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, nhà trường đối với con em họ, mặt khác trong các ngày lễ lớn của địa phương như : Đón nhận đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, Đại hội đảng bộ, đại hội hết nhiệm kỳ các đoàn thể ở địa phương, câu lạc bộ phụ nữ nhà trường chuẩn bị tốt các tiết mục văn nghệ chào mừng, tạo sự phấn khởi trong tập thể cán bộ, giáo viên, và phụ huynh làm thay đổi hẳn về nhận thức về ngành học, tạo ra niềm tin, từ đó nhà trường kêu gọi sự ủng hộ của các cấp , các ngành, các bậc phụ huynh quan tâm cho nhà trường . 7 2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và công tác XHHGD cho cán bộ, giáo viên. Như ta đã biết chất lượng giáo dục ở nhà trường phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng đội ngũ giáo viên, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, bởi vậy việc bồi dưỡng cán bộ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường, đặc biệt là công tác XHHGD. Hàng năm tôi thường xuyên có kế hoạch động viên, cử cán bộ giáo viên tham gia các lớp học hàm thụ nâng cao về trình độ chuyên môn, chính trị , tin học, bồi dưỡng cách thức làm công tác XHHGD ... cho cán bộ giáo viên, vì giáo viên là người gần gủi nhất với phụ huynh và cộng đồng dân cư, ban giám hiệu không thể đơn phương làm công tác XHHGD mà phải dựa vào sức mạnh tập thể . Vì vậy đến năm học 2009-2010 nhà trường đã có 9 cán bộ giáo viên tốt nghiệp đại học tại chức nâng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn của nhà trường lên 58%, so với các năm học trước, đặc biệt là năm học 2010-2011, số giáo viên của trường 9 cô trong đó 2 cô sắp nghỉ chế độ, còn lại 8 cô đã được cử đi học để đến các năm học tiếp theo nâng tỷ lệ cán bộ, giáo viên trên chuẩn toàn trường lên 97-100% . Ngoài ra còn động viên cán bộ, giáo viên tích cực tự học, nghiên cứu sách vở, học đồng nghiệp , bằng nhiều con đường khác nhau nhằm nâng cao năng lực bản thân . Ngoài việc bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, tay nghề cho giáo viên, ban giám hiệu nhà trường còn tổ chức họp giáo viên hàng tháng, bồi dưỡng giáo viên về phương pháp , cách tuyên truyền cho phụ huynh về công tác XHHGD ở nhà trường, vận động phụ huynh ủng hộ mạnh mẽ các phong trào nhà trường, nhờ vậy mà các điều kiện phục vụ học tập của trẻ được phụ huynh hưởng ứng nhiệt tình, hầu hết các cháu đến trường đều có đủ đồ dùng học tập, đồ chơi, ngoài ra còn ủng hộ về kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa sang trường lớp, đồ dùng phục vụ bán trú giúp nhà trường có đủ điều kiện thực hiện chương trình mầm non mới ở trường đạt kết quả, chất lượng giảng dạy trẻ ở trường ngày một được nâng cao. 3. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tạo uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng 8 Để tạo được uy tín đối với cha mẹ trẻ và địa phương đối với tập thể sư phạm nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ , trước hết cần phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm, động viên cán bộ, giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ là mục tiêu cho sự phấn đấu. Thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ - Kỹ cương - Tình thương - Trách nhiệm”,“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự và sáng tạo” do công đoàn giáo dục đào tạo phát động, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, nhà trường khai trương xây dựng trường học có nếp sống văn hóa năm 2010. Bên cạnh đó nhà trường cần phải xác định rõ đầu tư cho hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ là hoạt động trọng tâm quan trọng hàng đầu của nhà trường. Tổ chức tốt việc bán trú cho trẻ tại trường , nâng số lượng trẻ bán trú từ 156 cháu bán trú năm 2008-2009 lên 245 cháu năm học 2010-2011, thay đổi thực đơn, đảm bảo khẩu phần ăn cho trẻ , nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì tại nhà trường, tạo điều kiện cho phụ huynh yên tâm gửi con tại trường. Hàng năm nhà trường không ngừng đầu tư về các điều kiện phục vụ cho công tác giảng dạy trên lớp , tham mưu cơ sở vật chất , mua sắm trang thiết bị dạy học như : tranh chuyện, thơ, đồ dùng dạy học, đồ chơi, phát động nhiều phong trào làm đồ dùng đồ chơi, mô hình, sa bànphục vụ tiết dạy, tổ chức hướng dẫn giáo viên trang trí nhóm lớp theo chủ đề, cung ứng các loại sách vở có liên quan đến chuyên môn như các loại sách hướng dẫn chương trình theo chủ đề các độ tuổi, vẽ tranh tạo môi trường tạo cảnh quan nhà trường xanh, sạch đẹp . -Tổ chức cho giáo viên trồng rau phù hợp với từng mùa đảm bảo cung ứng một phần rau sạch phục vụ cho các cháu ăn tại trường . Bên cạnh đó cần phải nâng căo năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ cán bộ giáo viên, xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Phát huy vai trò và chức năng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên phải niềm nở tiếp đón phụ huynh và thường xuyên tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh của gia đình và chế độ sinh hoạt của trẻ ở nhà và thông tin với gia đình thông qua giờ đón trả trẻ. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh báo cáo lại với BGH để BGH nắm bắt được tình hình từ gia đình trẻ. Giúp BGH 9 giải quyết những vấn đề thắc mắc từ phía phụ huynh, có chủ trương miễn giảm cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp họ vượt qua khó khăn có điều kiện gửi con đi học tại nhà trường . Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn để chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc cân đo theo dõi trẻ trên biểu đồ hàng kỳ, khám sức khỏe định kỳ, khảo sát đánh giá trẻ theo 2 kỳ đối với chương trình mầm non mới, phối hợp trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được tình hình học tập cũng như việc chăm sóc trẻ ở nhà trường. Tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh để tuyên truyền các chủ trương của ngành, kiến thức nuôi dạy trẻ đồng thời bàn bạc các vấn đề liên quan đến các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ như : Mua sắm sạp giường, chăn, chiếu, bát thìa, đồ dùng nhà bếp, điện, nước, phụ phí, đồ dùng học tập, đồ chơi, trang trí nhóm lớp theo chủ đề, tất cả các vấn đề trên đều được đưa ra bàn bạc thấu đáo, tạo ra sự đồng thuận trong hội nghị, trình kế hoạch với UBND xã xin ý kiến chỉ đạo trước khi triển khai . Nhà trường đóng vai trò chủ đạo vạch ra cho cha mẹ trẻ biết được những định hướng cần làm để phối kết hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Phối hợp với cha mẹ trẻ khi đón trả trẻ trao đổi rút kinh nghiệm về việc chăm sóc nuôi dưỡng, thông báo kết quả chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ biết để có sự phối kết hợp trong việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường và gia đình. Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ trẻ tổ chức tốt việc xây dựng quỹ khuyến học, có kế hoạch tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ đến các bậc phụ huynh, tổ chức khen thưởng cho giáo viên dạy giỏi, lao động tiên tiến, các cháu có thành tích để tạo động lực cho giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường mầm non . Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương để hổ trợ tích cực hơn nữa đối với nhà trường. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Để việc làm có hiệu quả tôi phải có kế hoạch và nội dung tham mưu, biết tranh thủ ý kiến khi tham mưu, phải biết bám sát vào chủ trương của ngành, nghị 10 quyết mà HĐND xã đã đề ra và mục tiêu quy chế của ngành học như Quy chế xây dựng trường Chuẩn Quốc gia mức độ I, Điều lệ nhà trường Mầm non, từ đó có kế hoạch tham mưu. Kế hoạch cần định rõ về thời gian , việc làm cụ thể, phải thường xuyên cung cấp dữ liệu cần thiết, để các cấp lãnh đạo thể chế hoá nghị quyết và sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội của địa phương, giúp nhà trường xây dựng và phát triển, Việc huy động các nguồn lực phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Với kế hoạch ngắn hạn, mang tính thời cơ nhà trường cần nắm được cơ hội như : -Việc đề xuất các vấn đề ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường khi có nguồn đầu tư cho địa phương từ nguồn trái phiếu Chính phủ, tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài địa phương. - Việc tham mưu cần đa dạng hoá các nguồn lực, thực hiện tốt các mối quan hệ , nhằm huy động hết các nguồn ủng hộ cho nhà trường. Để tạo điều kiện cho Đảng và chính quyền quan tâm đến nhà trường, thông qua việc mời lãnh đạo địa phương tham dự các hoạt động nhà trường như “ Ngày hội đến trường”, dự Đại hội cán bộ công chức nhà trường, dự đại hội Chi bộ, Đại hội Công đoàn trường, ngày tổng kết năm học. Thông qua các buổi tọa đàm để họ thấy được những thiếu thốn về cơ sở vật chất, các điều kiện phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường, từ đó chính quyền có giải pháp quan tâm cho nhà trường . Vào năm học mới hiệu trưởng phải báo cáo với lãnh đạo, chính quyền địa phương về kế hoạch và nhiệm vụ năm học, nêu lên mặt thuận lợi và khó khăn của nhà trường , các mục tiêu và giải pháp thực hiện , để lãnh đạo địa phương nắm bắt và bổ sung ý kiến, Hiệu trưởng tham mưu với chính quyền địa phương, xin ý kiến chỉ đạo về cách giải quyết những vấn đề vượt quá khả năng của nhà trường như việc xây dựng cơ sở vật chất, phòng học, các phòng chức năng và những khó khăn cần khắc phục. Khi tham mưu phải dựa trên các văn bản của nhà nước, điều lệ trường mầm non, tham mưu một cách tích cực với chính quyền địa phương, để thấy rõ 11 trách nhiệm, nghĩa vụ, cũng như quyền lợi của địa phương trong công tác XHHGD. Trong việc tham mưu cần chú ý: Khâu đề xuất phải thiết thực, cụ thể, thực tế, để ý kiến đề xuất được chấp nhận và đặc biệt là những đề xuất đó phải trở thành nghị quyết của địa phương và mang tính khả thi cao. Việc giúp lãnh đạo tổ chức thực hiện là khâu quan trọng nhất, trong công tác tham mưu nhà trường cần phải giúp lãnh đạo trong việc bám sát nghị quyết, đôn đốc thực hiện, để công tác tham mưu trở thành hiện thực trong lĩnh vực xã hội hoá giáo dục ở địa bàn mà mình phụ trách. 5. Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện các hoạt động XHHGD. Hiệu trưởng là người chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, bàn bạc thống nhất trong cấp ủy chi bộ, đưa ra trước hội đồng nhà trường tham khảo ý kiến của các thành phần tham gia, lập kế hoạch bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha mẹ trẻ, các đoàn thể chủ chốt trong nhà trường để phát huy sức mạnh tập thể . Muốn kế hoạch có hiệu quả cao thì việc xây dựng kế hoạch phải khoa học, thiết thực, có tính khả thi , mang lại hiệu quả, người hiệu trưởng cần thực hiện các công việc như sau: Tổ chức cuộc họp trong cấp ủy, bàn bạc thống nhất chủ trương, xin ý kiến lãnh đạo địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, rồi triển khai lấy ý kiến các đoàn thể trong nhà trường trước khi triển khai ra toàn bộ giáo viên , xem xét thực tế tình hình kinh tế xã hội ở địa phương từ đó định hướng chương trình hành động tìm kiếm nguồn lực và điều kiện thực hiện công tác XHHGD. Kế hoạch được thể hiện được các nội dung sau : + Kế hoạch xây dựng trường, lớp, khuôn viên, cảnh quan sư phạm nhà trường. + Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng. + Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ. + Kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục( Cảnh quan sư phạm nhà trường). 12 + Kế hoạch huy động tăng cường cơ sở vật chất trường học. + Kế hoạch huy động các nguồn lực ( nội lực và ngoại lực) . Muốn thực hiện tốt công tác XHHGD hiệu trưởng phải: + Cùng với hội đồng nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, đội ngũ giáo viên xây dựng chương trình, lập kế hoạch tổng thể, chi tiết từng nội dung nhằm làm tốt công tác XHHGD. + Kế hoạch khi dự thảo xong phải được đưa ra thảo luận trong hội đồng nhà trường, chi bộ Đảng, chính quyền, báo cáo với lãnh đạo địa phương . + Trên cơ sở thống nhất với hội đồng giáo dục cấp xã xây dựng và triển khai ra nghị quyết chương trình hành động cụ thể của nhà trường trong từng năm học, để phát huy được trí tuệ, trách nhiệm và năng lực của từng thành viên. + Thường xuyên theo dõi việc thực hiện kế hoạch, đôn đốc kịp thời để kế hoạch thực hiện đúng thời gian và mang lại hiệu quả cao. + Họp định kỳ đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện, rút kinh nghiệm và tìm ra giải pháp cho phương hướng kế hoạch tiếp theo . 6. Công tác phối hợp với phụ huynh trong việc tổ chức bán trú cho trẻ tại trường mầm non. Đối với trẻ mầm non, để làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, nhà trường làm tốt công tác vận động với phụ huynh trong việc đưa trẻ học bán trú tại trường, thông qua các kỳ họp phụ huynh đầu năm, tuyên truyền qua việc đón trả trẻ, đặc biệt là chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh, tổ chức tốt các lần cân đo theo dõi trẻ trên biểu đồ, phối hợp với trung tâm Y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, qua đó phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, phát hiện kịp thời những cháu mắc bệnh, cháu suy dinh dưỡng để cùng phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ . Mặt khác chỉ đạo tổ nuôi dưỡng làm tốt công tác chăm sóc trẻ, thay đổi thực đơn theo mùa, đảm bảo theo yêu cầu, cân đối nhóm thực phẩm trên khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày, tổ chức hợp đồng thực phẩm đảm bảo an toàn, tăng cường trồng thêm nhiều rau sạch tại trường đảm bảo 80% cung ứng cho nhà bếp, đảm 13 bảo tuyệt đối yêu cầu vệ sinh ATTP tại trường, chỉ đạo tốt việc tổ chức bán trú, giúp phụ huynh tin tưởng gửi con tại trường. Động viên phụ huynh nâng mức ăn của trẻ từ 5.000 đ/trẻ/ngày năm 2008 lên 7.000 đ/trẻ/ngày năm học 2010-2011. Năm học 2008-2009 hầu như các điều kiện đảm bảo cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ không có gì ngoài 24 bộ sạp giường cũ , đến nay phụ huynh đã ủng hộ nhà trường đầy đủ các điều kiện phục vụ cho việc bán trú như: sạp giường 56 bộ, mua chăn, chiếu, đồ dùng cá nhân như ca, cốc, bát thìa đủ cho tất cả các nhóm lớp, đồ dùng nhà bếp 15.750.000 đ, ngoài ra nhiều phụ huynh đi làm ăn xa ở Lào tặng nhà trường chiếu nhựa Lào, màn ngủ cho trẻ. 7. Công tác phối kết hợp giữa chính quyền, các đoàn thể và phụ huynh trong việc huy động trẻ ra lớp . Những năm gần đây việc huy động trẻ ra lớp có nhiều thuận lợi hơn, đa số các cháu đến độ tuổi, phụ huynh đã đưa các cháu đến trường để học tập một số gia đình có điều kiện hoàn cảnh khó khăn đang còn để trẻ ở nhà với ông bà, đến khi trẻ 4-5 tuổi mới đưa trẻ ra lớp, số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ đến trường còn thấp, mặt khác số gia đình đi làm ăn xã ở Lào, miền Nam thường mang con đi theo, khi gặp khó khăn lại mang con về với ông bà dẫn đến số trẻ đến trường luôn biến động, không ổn định, số trẻ chuyển đi, chuyển đến nhiều, khó khăn cho việc điều tra, cũng như huy động trẻ ra lớp theo đúng kế hoạch . Nắm vững thực trạng của địa phương để từ đó nhà trường đã tham mưu cho địa phương đề xuất những giải pháp khả thi là việc làm thường xuyên liên tục của nhà trường nhằm nâng cao tỷ lệ huy động trẻ ra lớp . Mặt khác phối kết hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, các chi hội phụ nữ thôn, bí thư, thôn trưởng, tuyên truyền qua các hội nghị mở rộng, các buổi họp thôn, họp chi hội phụ nữ thôn để tuyên truyền, đồng thời thông qua các buổi họp phụ huynh hàng kỳ trong năm để tuyên truyền động viên phụ huynh đưa trẻ đến trường .gặp gỡ trao đổi với phụ huynh thông qua các hoạt động ngày hội, ngày lễ, như: 8/3; 20/10/; 20/11liên lạc qua điện thoại. Triển khai cho cán bộ giáo viên về công tác tuyên truyền, vận động, phối kết hợp, từ đó đề xuất tham gia các ý kiến trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình để huy động trẻ đến trường một cách hiệu quả . 14 8. Vận động phụ huynh trong việc ủng hộ nâng cao đời sống cho giáo viên ngoài biên chế . Trong điều kiện hiện nay, kinh phí của ngân sách tỉnh( 960.000 đ), trừ đóng bảo hiểm xã hội, y tế, công đoàn mỗi giáo viên còn hưởng trên 552.000 đ/ tháng, với số tiền phụ cấp ít ỏi này không đảm bảo đời sống giáo viên ngoài biên chế được. Để giáo viên yên tâm công tác, nhà trường đã họp phụ huynh đầu năm, nói lên những khó khăn của ngành học, thực tế công việc và cuộc sống của giáo viên ngoài biên chế, vận động phụ huynh quan tâm ủng hộ thêm về chế độ đời sống giáo viên, thấu hiểu nỗi khó khăn, vất vả của chị em, phụ huynh đã hưởng ứng nhiệt tình, ngoài mức thu học phí theo quy định, phụ huynh đã hổ trợ giáo viên tiền tăng giờ, tiền trực trưa, chăm sóc, mặt khác nhà trường tạo điều kiện cho phụ huynh dạy thêm vào các thứ 7 trong tuần , nhờ vậy mà ngoài mức hưởng phụ cấp từ huyện, mỗi tháng giáo viên còn được hưởng thêm từ nguồn ở trường từ 550.000 - 650.000 đ/tháng/cô, hàng năm nhà trường kêu gọi sự ủng hộ từ phụ huynh hổ trợ thêm đời sống giáo viên 66.700.000 đ/ năm . Bởi vậy mọi giáo viên đều phấn khởi, nhiệt tình, say xưa với công việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và yên tâm công tác tốt. 9. Xây dựng thiết lập mối quan hệ liên kết giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Muốn làm tốt công tác XHHGD trước hết quản lý nhà trường phải xây dựng được các mối quan hệ với nhiều hình thức khác nhau như : - Xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả , hàng kỳ tổ chức cho ban đại diện cha mẹ học sinh, và cán bộ, giáo viên được tập huấn chương trình “Nâng cao năng lực của ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục” theo chương trình Dự án CRS/Việt Nam (Tổ chức phi Chính phủ của Mỹ) tài trợ, nhằm nâng cao kỹ năng cho các bậc cha mẹ .Từ đó cha mẹ học sinh và giáo viên đề xuất những sáng kiến hay về công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu đề xuất việc lựa chọn những sáng kiến tiêu biểu có tính khả thi trình hội đồng giáo dục địa phương xin ý kiến lãnh đạo trước khi triển khai các sáng kiến đó, tạo ra sự đồng thuận trong việc phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương, thống nhất mọi quan điểm, chủ trương mà nhà trường cùng với ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra. 15 Qua việc triển khai sáng kiến, kết quả đã cho thấy rõ rệt, nhà trường đã được Cha mẹ học sinh và địa phương quan tâm hổ trợ thêm được rất nhiều về cơ sở vật chất còn thiếu như mua sắm bàn ghế cho cô và trẻ, bàn ghế văn phòng, đồ dùng phục vụ bán trú, hổ trợ sửa sang các công trình vệ sinh, đổ đất trồng rau vườn trường, trồng cây xanh, cây cảnh. Xã hội hoá giáo dục là phải dân chủ hoá giáo dục, đa phương hoá nguồn lực, đa dạng hoá loại hình, cộng đồng hoá trách nhiệm và nhà nước quản lý . Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tôi tích cực làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp ở địa phương, dự kiến kế hoạch, đưa ra cấp ủy chi bộ, ban giám hiệu, hội đồng nhà trường tiến hành tổ chức họp phụ huynh học sinh bàn bạc và đi đến thống nhất, xin ý kiến chỉ đạo của địa phương về kế hoạch triển khai công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực của hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp, cá nhân ở địa phương và trong tỉnh ủng hộ nhà trường. Nhờ vậy mà trong 2 năm qua , công tác xã hội hóa giáo dục ở trường Mầm non Thiệu Khánh đã đạt được kết quả tốt, làm thay đổi hẳn về diện mạo của nhà trường, được lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh phấn khởi tin tưởng . C. KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu : Qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm kết quả công tác XHHGD ở trường mầm non Thiệu Khánh đã đạt được như sau : - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường và nhóm lớp : Năm học 2009-2010 Cơ sở vật chất, trang thiết bị Số lượng - Phòng học kiên cố 7 - Phòng học tạm 2 - Bàn ghế quy cách 45 bộ - Bàn ghế vừa tầm 60 bộ - Công trình vệ sinh khép kín 7 - Bếp 1 chiều 1 - Nhà bảo vệ 1 16 2010-2011 - Tủ lạnh 1 - Máy vi tính 1 - Phòng học kiên cố 7 - Phòng học tạm 2 - Bàn ghế quy cách 120 bộ - Giá góc đồ chơi 21 bộ - Bếp 1 chiều 1 - Công trình vệ sinh khép kín 7 - Nhà bảo vệ 1 - Nhà xe 1 - Nhà kho 2 - Bàn ghế tiếp khách văn phòng 1 bộ - Bàn ghế làm việc văn phòng 1 bộ - Bàn ghế giáo viên 8 bộ - Tủ văn phòng 2 - Máy vi tính 1 bộ - Ti vi 29 in 1 - Đàn ooc gan 1 - Đầu đĩa VCD 1 - Đài catssec 1 - Bộ tăng âm 1 - Tủ lạnh 1 - Bếp ga 1 - Máy xay công nghiệp 1 Tổng kinh phí xã hội hoá giáo dục cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho nhà trường là : - Kinh phí xây dựng trường : 3.000.000.000 đồng (Trong đó nguồn kinh phí từ Dự án trái phiếu Chính phủ: 1.260.000.000 đ ; Ngân sách của địa phương: 1.740.000.000 đ ) - Năm 2009-2010: nhà trường đã vận động ủng hộ của cha mẹ học sinh và các công ty, doanh nghiệp với tổng kinh phí gần 80.000.000 đ 17 (Trong đó Công ty Đầu tư và xây dựng HUD4 Thanh Hóa ủng hộ mua giá góc, bàn ghế văn phòng : 50.000.000 đ) Ngoài ra các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương đã ủng hộ bằng tiền và hiện vật như : Ti vi, đầu VCD và các quà tặng giá trị khác. - Năm học 2010-2011 nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với dự án CRS/Việt Nam( Tổ chức phi Chính phủ của Mỹ) đã xây dựng thành công dự án “Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất , mua sắm bàn ghế học sinh, thiết bị văn phòng, tổ chức hội thi cho trẻ” cùng với các phong trào ủng hộ khác với tổng kinh phí : 64.044.000 đ. Trong đó : Dự án CRS/Việt Nam : 41.044.000 đ (Chi cho hoạt động phần cứng mua sắm bàn ghế cho cô và trẻ và phần mềm để luyện thi và tổ chức hội thi “Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường” nhằm tuyên truyền kiến thức cho cha mẹ học sinh và cộng đồng ) + Kinh phí CRS : 32.044.000 đ + Kinh phí Địa phương : 5 .000.000 đ + Phụ huynh ủng hộ : 4.000.000 đ. Với nguồn kinh phí trên nhà trường đã mua sắm được 50 bộ bàn ghế quy cách cho học sinh , 8 bộ bàn ghế giáo viên, bàn ghế, tủ văn phòng làm việc, luyện thi và tổ chức hội thi cho trẻ . - Ngoài ra phụ huynh còn ủng hộ làm mái tôn hai bên hiên trường, trồng cây xanh, cây cảnh, đồ dùng nhà bếp trên 25.000.000 đ - Về số lượng huy động trẻ đến trường và số trẻ bán trú Số trẻ điều tra Năm học 2010-2011 Nhà trẻ MG 141 269 Số trẻ huy động MG Trẻ bán trú NT Tỷ lệ Tỷ lệ 42 29,7% 245 91,1% Số trẻ Tỷ lệ 245 85,3% Chất lượng nhà trường đã có những tiến bộ rõ rệt, số trẻ huy động đến trường đảm bảo so với kế hoạch đề ra, 100% số nhóm lớp ở bán trú tại trường, số trẻ bán trú tăng từ 156 trẻ năm 2008 -2009 đến nay đã tăng lên trên 245 cháu, phụ huynh tin tưởng gửi con tại trường . - Chế độ đời sống giáo viên ngoài biên chế. Trợ cấp Trực trưa, 18 Làm thêm Nămhọc của tỉnh Học phí 2010-2011 960 000đ 260.000 đ Tăng giờ 186.000 Chăm sóc 96.000đ Thứ 7 160.000đ Tổng 1. 662.000 đ Mức hỗ trợ trên, phần nào đã được cải thiện, đảm bảo cho giáo viên yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao . - Tổng kinh phí hỗ trợ lương cho giáo viên ngoài biên chế là : 66.700.000 đ Thực hiện công tác XHHGD ở trường mầm non Thiệu Khánh trong những năm qua có những bước phát triển vượt bậc, đảm bảo cơ bản về các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị , cảnh quan môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục Mầm non. 2. Bài học kinh nghiệm : Để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng. Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non để tạo uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh và cộng đồng. Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên . Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, phối kết hợp với các tổ chức, ban ngành đoàn thể và phụ huynh để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ giáo viên mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ . Trong quản lý trường Mầm non cần linh hoạt, sáng tạo trong việc tham mưu với lãnh đạo UBND xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo, phối hợp các ban ngành đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, các cá nhân, hội cha mẹ học sinh và đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ năm học. 3. Ý kiến đề xuất : - Đối với Sở GD&ĐT : + Quan tâm cho các trường cận chuẩn một số đồ chơi ngoài trời, bộ học vui để đáp ứng được nhu cầu vui chơi cho trẻ . 19 +Tham mưu cho UBND tỉnh chuyển đổi loại hình trường mầm non, quan tâm đến chế độ đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non. - Đối với UBND huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo : + Quan tâm hợp đồng thêm số giáo viên cho các trường còn thiếu + Hỗ trợ thêm máy vi tính, đèn chiếu để đưa công nghệ tin học vào nhà trường đến tận giáo viên, soạn giáo án điện tử và trình chiếu giảng dạy trên trẻ . 4. Lời cảm ơn : Trên đây là một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác XHHGD ở trường mầm non Thiệu Khánh, tôi xin chân thành cám ơn đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương, nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng ở nhà trường, đáp ứngvới yêu cầu ngày càng cao của ngành học và lòng mong mỏi của nhân dân ./. Thiệu Khánh, ngày 24 tháng 3 năm 2011 Hội đồng SKKN Người thực hiện Trường mầm non Thiệu Khánh ...................................................... ...................................................... ...................................................... Nguyễn Thị Thuỷ ...................................................... ...................................................... 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng