Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lí phòng thí nghiệm hóa ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lí phòng thí nghiệm hóa học

.DOC
11
119
66

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………………………… 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lí phòng thí nghiệm hóa học .” (Nguyễn Văn Vinh, Cao Thị Viên, @THPT Ca Văn Thỉnh) 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí phòng thiết bị phục vụ giảng dạy . 3.Mô tả bản chất của sáng kiến 1.Tình trạng giải pháp đã biết Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh – với sự bùng nổ thông tin, khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển như vũ bão – thì không thể nhồi nhét vào đầu học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm đến phương pháp học càng phải được chú trọng .Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người , kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội . Vì vậy ngày nay, người ta nhấn mạnh mọi hoạt động học trong quá trình dạy – học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài học trên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy . Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. 1 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định hiện trạng học và điều chỉnh hoạt động dạy của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng học và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây thường quan niệm giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh . Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau – tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là một năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường cần phải trang bị cho học sinh. Theo xu hướng đào tạo và giáo dục của nước ta hiện nay thì hạn chế gò ép học sinh học thuộc lòng và chỉ hướng dẫn học sinh biết cách đọc, hiểu và sử dụng đồ dùng dạy học để vận dụng vào làm bài tập, hiểu một số kiến thức cơ bản trong cuộc sống thực tiễn. Nên công tác quản lí thiết bị - thực hành cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác giảng dạy, giúp học sinh quan sát những dụng cụ, mô hình bằng phương pháp trực quan . Chính vì vậy với phương pháp đổi mới giáo dục thì chất lượng học tập của các em đạt hiệu quả khả quan hơn. Những năm gần đây Nhà nước ta đã đầu tư khá nhiều những dụng cụ và đồ dùng dạy học về số lượng và chất lượng cao, sát với chương trình giảng dạy .Nên đòi hỏi người quản lý phòng thí nghiệm phải biết giữ gìn, bảo dưỡng hợp lý sao cho mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa theo quan điểm dạy học hiện nay: Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận thức một số kiến thức kỹ năng cụ thể, mà bằng cách dạy nào đó giúp các em phát huy tính tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo. Để làm tốt được điều này thì sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học là không thể thiếu được. Xuất phát từ yêu cầu đó mà vấn đề quản lý - sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học được nhiều giáo viên quan tâm. 2 Vậy làm thế nào để việc quản lý - sử dụng thiết bị dạy học môn hóa có hiệu quả nhất trong các giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ? Đó là câu hỏi mà người từng làm công tác kiêm nhiệm như tôi luôn trăn trở và thực sự lưu tâm chú trọng. Với nhiệm vụ trên luôn đè nặng trên đôi vai của tôi, lúc chưa áp dụng giải pháp mới thì tôi lúc nào cũng bận bịu với công việc của mình nào là soạn dụng cụ cho giáo viên thực hành hoặc soạn dụng cụ cho các tiết thực hành … công việc của tôi làm cho tôi rối bù lên. Nhưng lúc nào tôi cũng tự nhắc nhở tôi phải làm tốt hơn nữa trong công việc kiêm nhiệm phòng thí nghiệm hóa của mình, để đóng góp một phần sức lực của mình với toàn thể giáo viên trong tổ, để đưa tổ, trường ngày càng một tiến bộ hơn. Chính vì vậy tôi mới có những suy nghĩ làm cho công việc quản lý phòng thí nghiệm hóa của tôi cũng có một số ưu điểm như sau: - Luôn được sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, của Ban giám hiệu nhà trường - Các thiết bị luôn được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, dể lấy, có khoa học.. - Giáo viên bộ môn đến lớp đều có sử dụng đồ dùng dạy học. - Giáo viên luôn quan tâm đến các bài thí nghiệm cũng như thực hành. - Giáo viên có ý thức trong việc sử dụng các thiết bị dạy học ,có sự đầu tư, nghiên cứu trước khi tiến hành làm các thí nghiệm trước các giờ lên lớp . - - Giáo viên có lập kế hoạch mượn đồ dùng dạy học và kế hoạch thực hành, khi sử dụng có bảo quản cẩn thận. Chính vì vậy mà việc quản lý tốt thiết bị đồ dùng dạy học rất cần thiết sẽ góp phần nào làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn. Nhưng để quản lí tốt thiết bị dạy học là một vấn đề nan giải hiện nay vì vẫn còn một bộ phận nhỏ, giáo viên giảng dạy bộ môn cứ lập đại kế hoạch mượn đồ dùng dạy học và kế hoạch thực hành, khi giáo viên đó sử dụng lại không bảo quản cẩn thận nên đòi hỏi người quản lí phòng thực hành phải biết sắp xếp các thiết bị một cách logic, có 3 khoa học dễ lấy , dễ nhìn thì mới có thể đáp ứng kịp thời một khối lượng thiết bị dạy cho giáo viên bộ môn sử dụng . Vậy làm thế nào để việc quản lý thiết bị dạy học và thực hành có hiệu quả nhất trong các giờ lên lớp để phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ? Đó là câu hỏi mà người làm công tác quản lý phòng thí nghiệm như tôi luôn trăn trở và thực sự lưu tâm chú trọng, nên tôi mạnh dạn nêu ra : “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lí phòng thí nghiệm hóa học “ . 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến Với vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong nhà trường, khi tôi được nhận nhiệm vụ quản lí phòng thí nghiệm hóa, quản lí phòng thí nghiệm bộ môn bản thân tôi rất lo sợ mình sẽ không hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Chính vì vậy mà tôi luôn cố gắn tìm tòi, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm. Với nhiều năm làm công tác này tôi đã rút ra một vài kinh nghiệm nhằm mục đích : - Quản lí thiết bị phòng thí nghiệm có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. - Giúp giáo viên tạo thành thói quen mượn và sử dụng thiết bị dạy học bộ môn. - Soạn các thiết bị dạy học cho giáo viên mượn nhanh chóng ít mất thời gian. - Phòng có chứa thiết bị dạy học tối thiểu, phòng thực hành bộ môn sắp xếp có khoa học, logic. - Nắm bắt được tiết học nào giáo viên lên lớp bắt buộc phải chuẩn bị thiết bị dạy học. - Lãnh đạo nhà trường dể dàng kiểm tra việc quản lý thiết bị dạy học và việc mượn thiết bị dạy học của giáo viên bộ môn. Qua thực tế cho thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học đóng một vai trò hết sức quan trọng trong giảng dạy là giúp học sinh biết vận dụng kiến thức của thí nghiệm, thực hành của bài học vào đời sống thực tiễn, đó là một hình thức tốt nhất để giáo viên đánh giá khả năng tự học, tự rèn của học sinh. 4 - Bên cạnh đó đòi hỏi người giáo viên quản lý thiết bị thực hành phải biết linh hoạt, khéo léo giúp giáo viên triển khai hết tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học, phải nắm bắt kịp thời những thiết bị thiếu cần bổ sung cho giáo viên thí nghiệm giảng dạy - Cần phải biết sắp xếp soạn lục nhịp nhàng, đồng bộ hạn chế giáo viên lên lớp không có đồ dùng dạy học. - Khuyến khích giáo viên nên sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học để dạy học sinh bằng phương pháp trực quan, giúp các em dễ tiếp cận với kiến thức, có giá trị thật sự bổ ích cho học tập và trong cuộc sống hằng ngày. - Cùng với giáo viên bộ môn có thể rà soát lại các danh mục đồ dùng được cấp từ những năm bắt đầu thay sách nhằm xác định lại tính năng, tác dụng, hiệu quả của từng loại đồ dùng thí nghiệm . - Làm tốt công tác trao đổi thông tin thường xuyên với các giáo viên để nắm tình hình về chất lượng , số lượng và kịp thời xin cấp phát bổ xung để đảm bảo được có đủ đồ dùng, thiết bị để sử dụng thường xuyên nhất là đối với những loại hóa chất có hao hụt . - Nhắc nhở giáo viên thường xuyên cho học sinh lau, rửa các thiết bị đã được sử dụng song để bảo quản được lâu dài . -Thường xuyên kiểm tra cụ thể thiết bị dạy học và nhắc nhở giáo viên trong việc ghi chép đầy đủ trong sổ mượn trả đồ dùng thiết bị của bộ môn. - Lập kế hoạch sử dụng đồ dùng thiết bị theo năm học – tháng – tuần của của giáo viên quản lí thiết bị theo thống kê kế hoạch mượn của giáo viên. - Chuẩn bị sẵn các thiết bị đồ dùng thí nghiệm theo kế hoạch tại phòng đồ dùng. - Cung cấp thiết bị thí nghiệm cho giáo viên sử dụng đúng lịch theo kế hoạch và nhập thông tin vào sổ sử dụng thiết bị. Qua thực tiễn làm công tác quản lý phòng thí nghiệm hóa ở trường trung học phổ thông tôi thấy rằng vấn đề quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở các trường là 5 vấn đề nan giải. Đặc biệt là với những trường lớn thì vấn đề này càng nan giải hơn vì số lượng giáo viên đông, số thiết bị dạy học nhiều gấp 2 lần các trường nhỏ, kệ và các loại tủ đựng thiết bị lại ít so với khối thiết bị lớn, giáo viên quản lí thiết bị phòng thí nghiệm lại không quan tâm dẫn đến kho đựng thiết bị trở nên lộn xộn, sắp xếp không ngăn nắp, không khoa học, không logic, làm ảnh hưởng đến việc soạn, lục kịp thời cho giáo viên lên lớp . Từ bức xúc đó tôi đề ra các biện pháp quản lý sử dụng thiết bị phòng thí nghiệm hóa một cách thiết thực để đạt hiệu quả cao nhất. - Khi các thiết bị và hóa chất mới nhận về do được cấp phát hoặc bổ sung tôi điều tiến hành phân theo mục đích sử dụng: +Nhóm1:Các loại mô hình, hình mẫu, tranh ảnh, thiết bị thí nghiệm… + Nhóm 2: Các loại thiết bị nghe nhìn gồm hai loại: Các thiết bị thông tin như băng, đĩa, … + Nhóm 3: hóa chất - Tiếp theo tôi nghiên cứu tỉ lệ số lượng thiết bị bộ môn để dễ sắp xếp do với số lượng thiết bị và hóa chất ở các khối lớp không như nhau, không đồng đều. Sau đây tôi xin nêu vài ví dụ sau: Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc hóa 10, hóa 11, hóa 12 vừa để trưng bày vừa tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và mang tính khoa học của việc sắp xếp .Tủ đựng hóa chất cần xếp riêng hóa vô cơ và hóa hữu cơ , theo dãy hoạt động hóa học từ kim loại mạnh đến kim loại yếu, từ muối mạnh đến muối yếu, lọ đựng hóa chất lớn xếp ở trong, lọ nhỏ xếp ở phía ngoài, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy. Mặc khác hoá chất độc hại, hoá chất dễ gây cháy nổ đều để ở ngăn dưới, đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi an toàn, nhất là an toàn về điện và chống cháy. Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ tím .. - Sắp xếp các hồ sơ ngăn nắp theo mục riêng, có các loại hồ sơ sau: 1) Hóa đơn, chứng từ (là nơi lưu trữ các hóa đơn chứng từ khi cấp phát thiết bị và các hóa 6 đơn mua bổ sung thiết bị hàng năm). 2) Các loại sổ ( Sổ tài sản phòng thí nghiệm, sổ danh mục thiết bị, sổ kế hoạch cá nhân, sổ theo dõi sử dụng đồ dùng dạy học, sổ nhật kí thực hành, sổ mua bổ sung đồ dùng dạy học của nhà trường qua từng năm học, sổ kế hoạch mượn đồ dùng dạy học ). - Lập phiếu đăng kí mượn đồ dùng dạy học gởi đến giáo viên bộ môn để giáo viên đăng kí mượn đồ dùng dạy học trước ba ngày. Kế hoạch cho mượn và thu nhận thiết bị trả. Hàng tuần giáo viên sẽ ghi các thiết bị cần sử dụng vào phiếu mượn và gắn phiếu mượn vào vị trí đã qui định hạn chót là chiều thứ bảy của tuần (để mượn thiết bị cho các ngày thứ 2, 3, 4 của tuần sau). Nếu giáo viên mượn các ngày thứ 5, 6, 7 của tuần sau thì có thể đăng ký mượn trước đó 1 ngày- ví dụ thứ 6 mượn thì chiều thứ 4 phải gắn phiếu mượn. Trong phiếu mượn phải điền đầy đủ các thông tin như ngày mượn, ngày trả, tên thiết bị sử dụng, tiết dạy, các lớp dạy, tên bài dạy… Ví dụ: Phiếu mượn như sau: Họ và tên giáo viên: Cao Thanh Thảo Dạy môn: hóa, Số phiếu: 28 TT Thiết bị mượn sử dụng 1 1 lá nhôm Dd HCl, Ngày mượ n 01/01/2017 Ngày trả 3/1/2017 Dạy tiết 1,2 Dạy lớp 12T1, 12C3 dd H2SO4loãng ,HNO3 đặc, 2 HNO3 loãng……. 12 ống nghiệm, 2 cốc thùy tinh 450ml… =>Giúp chúng ta dễ dàng quản lí thiết bị dạy học. - Sổ theo dõi mượn đồ dùng dạy học của GV: Dùng để ghi lại các thiết bị mà giáo viên đó mượn và sử dụng. Phụ trách thiết bị phải cập nhật hàng tuần vào sổ này để cuối tháng thống kê lượt mượn và số lần sử dụng thiết bị của từng giáo viên. Mặc khác kiểm tra xem những thiết bị nào chưa được sử dụng hoặc có sử dụng nhưng kém hiệu quả . 7 - Đầu năm căn cứ vào đăng ký của giáo viên bộ môn, lập đề nghị tham mưu với ban giám hiệu để mua bổ sung kịp thời các dụng cụ bị hao mòn và hư hỏng. Ví dụ: T T Tên thiết bị Môn ĐV SL T Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) 1 2 DD Iot lít DD Axitaxetic lít lit 0,5 0,5 3000 000 228 000 1 500 000 114 000 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cồn đốt Ben zen Nước cất Phenolphtalein Giấy quì tím Giấy lộc Chổi rửa ống nghiệm Bình rửa khí 125ml Cốc đốt 100ml Hóa Hóa Hóa,Lí, Sinh Hóa Hóa Hóa Hóa Hóa Hóa Hóa Hóa lít lít lít lít hộp hộp cái bình cái 3 0,5 4 0,25 4 4 12 2 12 150 000 600 000 37 000 599 500 97 000 275 000 22 000 396 000 93 500 450 000 300 000 148 000 149 875 388 000 340 000 264 000 792 000 1 122 000 - Đề xuất với Ban giám hiệu mua sắm thêm tủ, kệ giá - Kiểm kê thiết bị theo định kỳ: chuẩn bị sẵn danh mục thiết bị của bộ môn tiến hành kiểm kê thực tế tài sản thiết bị của đơn vị xem có tài sản nào bị mất mát, hư hỏng hay hao mòn, sau đó cùng kế toán sẽ kiểm tra lại lập biên bản chính thức (Cụ thể : có đề nghị thanh lý một số thiết bị nếu cần) báo cáo cho hiệu trưởng. Công việc trên được tôi tiến hành trong khoảng 1 đến 2 giờ. - Làm tốt công tác trao đổi thông tin thường xuyên với các giáo viên để nắm tình hình về chất lượng , số lượng và kịp thời xin cấp bổ xung để đảm bảo được có đủ đồ dùng, thiết bị để sử dụng thường xuyên nhất là đối với những loại thiết bị có hao hụt . - Khi giáo viên thực hành đều có sổ giao mượn dụng cụ trong đó ghi rõ thời gian người nhận, tên dụng cụ, số lượng, chất lượng, ngày mượn, ngày trả và kí nhận. 8 - Giáo viên bộ môn phải đăng kí thực hành trước ba ngày : + Để giáo viên quản lí phòng thực hành nắm được số tiết thực hành mà sắp xếp phòng để tránh trường hợp học sinh, học tiết thực hành mà không có phòng để thí nghiệm hoặc thực hành. Tuy nhiên nếu có tiết nào mà giáo viên không thực hành được phải báo cho giáo viên quản lí phòng thực hành nắm để có kế hoạch báo lên Ban giám hiệu ngay từ đầu năm để có hướng giải quyết kịp thời ( Ví dụ :Thiếu dụng cụ, thiếu băng hình…). + Người quản lí thiết bị thực hành phải thường xuyên tham khảo SGK hoặc sách hướng dẫn thực hành để nghiên cứu các tiết thực hành, lắp ráp trước dụng cụ thực hành, để hạn chế việc thực hành không thành công. - Sau mỗi năm học phải có kế hoạch kiểm kê toàn bộ số thiết bị dạy học hiện có, đánh giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án bổ sung, thay thế cho các năm học tiếp theo. Trên đây là một vài giải pháp nhỏ về quản lý thiết bị dạy học phòng thí nghiệm hóa để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường . Trước hết người làm công tác quản lý thiết bị phải thực sự nhiệt tình, trách nhiệm và tâm huyết với công việc, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở giáo viên thực hiện quy định đã đề ra. Sẵn sàng giúp đỡ các giáo viên sắp xếp, chuẩn bị dụng cụ, thí nghiệm chu đáo trước khi lên lớp để đảm bảo các giờ thực hành thí nghiệm có hiệu qủa thiết thực . Bản thân tôi rất mong được sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp đóng góp những kinh nghiệm hay, những biện pháp tốt để bản thân tôi vững vàng tay nghề trong việc quản lý thiết bị dạy học phòng thí nghiệm hóa ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa để góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy có sử dụng thiết bị thí nghiệm thường xuyên. 3.Khả năng áp dụng giải pháp: Hình thức tổ chức này có thể áp dụng rộng rãi trong phạm vi nhà trường 9 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Giáo viên bộ môn không ngại mượn thiết bị dạy học vì qui trình mượn đơn giản, không mất nhiều thời gian. Tiết học tiếp theo mượn thiết bị dạy học nào? Giáo viên bộ môn học, tập và sử dụng thành thạo thiết bị có sẵn có trong nhà trường. - Đối với bản thân tôi mặt dù tôi được phân công dạy nhiều tiết và kiêm nhiệm phòng thực hành hóa, nhưng tôi vẫn không vất vả khi cho giáo viên mượn thiết bị dạy học và đáp ứng kịp thời giáo viên lên lớp điều có thiết bị dạy học để sử dụng hoặc phát hiện kịp thời thiết bị dạy học đã bị mất là thiết bị dạy học có tên gọi là gì? Mất lúc nào? Tại sao? Tất cả đã có sẵn thông tin của thiết bị dạy học. - Thiết bị dạy học đã dược sắp xếp vào vị trí cố định, theo từng khối lớp, theo số thứ tự của thiết bị, hằng ngày giáo viên quản lí thiết bị dạy học dễ dàng phát hiện thiết bị dạy học nào bị mất. - Qua quá trình tự kiểm tra thấy rõ các ưu điểm, các tiêu chuẩn đều đạt mức cao. Sau khi áp dụng nguyên tắc xắp sếp khoa học vào quản lý phòng thiết bị, bản thân tôi tự thấy khi tìm đồ dùng thiết bị dễ dàng hơn, nhanh và hiệu quả hơn trước.Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của học sinh, rèn cho học sinh ý thức mạnh dạn và kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Qua ứng dụng thực tế một số biện pháp giải pháp đã nêu trên. Trong những năm học trước tình hình sử dụng đồ dùng, thiết bị của giáo viên đã được cải thiện rất rõ rệt , thời gian chuẩn bị thiết bị cho các tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học đã được rút ngắn đáng kể, ý thức bảo quản đồ dùng của giáo viên cũng đã được nâng lên một bước mới. Hoạt động thiết bị của nhà trường ngày càng được củng cố và đi vào ổn định, hoạt động có hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 10 * Tính mới của sáng kiến đó là : -Giáo viên đến để sử dụng đồ dùng dạy học và thiết bị nhiều hơn. Bảng thống kê cho thấy hiệu quả của sáng kiến . Năm Số 2013 lần 30 2014 48 2015 60 2016 213 2017 318 mượn -Hiệu quả tiết dạy tăng lên ,tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng kéo giảm học sinh yếu kém . - Qua một năm học cho thấy tỉ lệ thiết bị thí nghiệm thực hành hư hỏng hao hụt giảm , tiết kiệm một khoảng tài chính cho nhà trường . -Tiết kiệm thời gian sắp xếp lại sau khi giáo viên mượn, trả . Tuy là kết quả không đáng kể nhưng cũng góp phần nào, giải quyết và hạn chế giáo viên lên lớp không có đồ dùng dạy học để sử dụng. Sau khi áp dụng nguyên tắc xắp sếp khoa học vào quản lý phòng thí nghiệm bộ môn bản thân tôi tự thấy khi tìm đồ dùng thiết bị dễ dàng hơn, nhanh và hiệu quả hơn trước. Bến tre, ngày 20 tháng 03 năm 2018 Nhóm thực hiện 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan