Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4

.PDF
11
1996
63

Mô tả:

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 MỤC LỤC A. TÊN ĐỀ TÀI ……………………………...………………………………….2 B. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………...…………………..………… 2 I. Lí do chọn đề tài………………………………………………....……..……...2 II. Mục đích nghiên cứu…….……………………………....……….…………...2 III. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………….2 IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm …………………………………………....2 V. Phương pháp nghiên cứu……………………...…………….……….…….....2 VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...…….……...………………..…………....3 C. PHẦN NỘI DUNG………………………...…………………..…………….3 I. Cơ sở lí luận ......……………………...…………………………..…………..3 II. Hiện trạng………………………………….......………..……….....................4 III. Giải pháp ………………………………….......………..………....................4 IIV. Kết quả………….………………………………………….…………….....8 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......………...………………………………..9 Tài liệu tham khảo .……………………………………...….…..…………...11 Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 A. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 4. B. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận Trong cuộc sống xã hội hoạt động đọc được tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc. Đọc thư từ, báo chí, sách vở, đọc tên đường phố, đọc tên nhà, tên cửa hiệu... Tùy theo địa điểm, nghề nghiệp, hành động đọc ở mỗi người cũng có những mục đích khác nhau. Đối với người được đi học là hành động học tập, đối với các nhà khoa học đọc là một hoạt động nghiên cứu. Đối với các phát thanh viên (trên đài phát thanh truyền hình) đọc là một hoạt động tuyên truyền thông tin đến hàng triệu người nghe. Đối với những người lúc nhàn rỗi đọc là nhu cầu giải trí. Thông qua hoạt động đọc con người tiếp thu được những kinh nghiệm. Tích lũy được những người đi trước, tiếp nhận được những sản phẩm văn hóa tinh thần của người xưa để lại, cập nhật những kiến thức, những thành tựu khoa học và những tiến bộ của xã hội loài người. Ở trong nhà trường hoạt động đọc càng phổ biến, từ các cháu mẫu giáo đọc các chữ cái, đến lớp một, đọc âm vần, câu ứng dụng, hơn nửa chương trình đã thay sách từ lớp 1 đến lớp 5 nên chương trình dạy học có nhiều thay đổi. Chính vì vậy, người giáo viên phải quan tâm rèn luyện cho học sinh đọc, viết có yêu cầu cụ thể, có kiến thức kỹ năng nhất định mới đáp ứng nhu cầu mà tất cả giáo viên hiện nay cần quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Để góp phần nâng cao chất lượng đọc cho học sinh tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về đề tài: ”Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4” II. Mục đích nghiên cứu Theo dõi và kiểm nghiệm kết quả học tập phân môn Tập đọc của học sinh qua những phương pháp mà giáo viên thực hiện và tìm ra những giải pháp, phương pháp mới giúp học sinh học tốt hơn phân môn Tập đọc lớp 4. III. Đối tượng nghiên cứu Hiện trạng học tập phân môn Tập đọc của học sinh. Các phương pháp dạy giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 4. IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Hướng Phùng. V. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành tìm hiểu nội dung của đề tài bản thân tôi đã kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể là: Phương pháp trò chuyện -Trò chuyện tìm hiểu nguyện Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 vọng, sở thích, thói quen, tâm lý của học sinh ; nghiên cứu tài liệu lí thuyết; phương pháp điều tra, thống kê phân loại- điều tra thực trạng đọc, viết của học sinh, điều tra hoàn cảnh gia đình của từng học sinh và thống kê kết quả học tập của các em theo từng tháng; phương pháp thử nghiệm sư phạm, thực hành luyện tập- thực hành các phương pháp dạy học mới trên đối tượng khảo sát; phương pháp quan sát; phương pháp đối chứng... VI. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu 5.1. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của tôi tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau: Hoàn cảnh, tâm lí của học sinh lớp 4. Năng lực học tập của học sinh vùng Bản. Phương pháp dạy học Tập đọc lớp 4. 5.2. Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch này được tiến hành từ tháng 9/2016 đến hết tháng 3/2017. C. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận: Tập đọc là phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Nếu không biết đọc con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện nay. Biết đọc con người đã nhận ra khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây học biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên – xã hội. Đọc là phương tiện văn hóa cơ bản giúp con người giao tiếp với thế giới bên trong của người khác qua các tác phẩm văn chương. Con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, ước mơ tốt đẹp, sức sáng tạo, cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Trong khi đó ở trường tiểu học việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế nhất là các trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa học sinh của chúng ta chưa đạt hiệu quả như mong muốn trong phân môn tập đọc. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản chưa có kỹ năng về giọng đọc, cách phát âm. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn tập đọc nói chung và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong giờ tập đọc, để có kết quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ và có phương pháp giảng dạy phù hợp. Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 II. Hiện trạng Thuận lợi: Trường tiểu học Hướng Phùng nằm ở một xã vùng cao của huyện Hướng Hóa. Tuy vậy vị trí địa lý và giao thông đi lại khá thuận lợi so với các trường trong huyện. Phương tiện thông tin đại chúng khá phổ biến, nên cập nhật các thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của huyện, tỉnh, Trung ương kịp thời và liên tục. An ninh quốc phòng khá đảm bảo, dân trí ngày càng phát triển. Lớp học luôn được sự quan tâm sát sao của ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên nắm vững quy trình dạy phân môn Tập đọc, phát huy được tính chủ động sáng tạo và linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp dạy học. Chuyên môn của trường đã tích cực chủ động trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề dạy học Tập đọc cho giáo viên. Khó khăn: Là một đơn vị thuộc vùng dân tộc thiểu số nên mức độ tiếp thu bài của học sinh còn nhiều hạn chế. Kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm của học sinh chưa cao. Giáo viên chưa chủ động trong việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Mặc dù đã đảm bảo kế hoạch chương trình cộng với sự nổ lực, cố gắng của cô và trò song kết quả của phân môn tập đọc chưa cao. Chính vì vậy mà việc tìm ra một giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn Tập đọc là một việc làm cần thiết. Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đều thấy số lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít. Cụ thể điều tra chất lượng đọc của học sinh lớp 4A đầu năm học 2016 -2017 này, tôi có số liệu cụ thể như sau: *Tổng số học sinh toàn lớp: 29 em (trong đó có 7 em là học sinh dân tộc Vân Kiều, 2 em là học sinh khuyết tật hòa nhập) Tổng số học sinh Đọc nhỏ, ấp úng 29 8 – 27,6 % Đọc to, rõ, lưu loát 18– 62,1 % Đọc diễn cảm 3 – 10,3 % III. Giải pháp thực hiện 1. Các giải pháp: Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp tổng quát. Phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm. Từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh lớp 4, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 trọng, yêu cầu của bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm để đáp ứng với yêu cầu đề ra. Trong giảng dạy phân môn tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt là việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết trong mọi giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng đắn, có ý thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm. Trong phương pháp dạy học những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện đồng thời và chi phối lẫn nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn. Nếu không hiểu cái đang đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được. 1.1. Phân loại học sinh Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định chung tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo ba đối tượng: Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát. Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, ngọng. Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc yếu ngồi cạnh những em đọc khá, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được các chủ đề chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ đề. Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ thuật. 1.2. Quá trình dạy học: Tổ chức tiết học hoạt động sôi nổi gây hứng thú học tập cho học sinh. Đối với học sinh Tiểu học điều này vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định thành công giờ học. Lứa tuổi 6 đến 10 tuổi là lứa tuổi năng động, khả năng chú ý đúng mức chỉ trong vòng 20 đến 25 phút (cho nên tiết học hiện nay chỉ còn 35 – 40 phút). Đối với các em phải ngồi yên một chỗ không được nói chuyện, nghịch ngợm là một việc làm thật khó. Vì vậy người giáo viên cần hướng tính năng động đó vào mục đích, thì giờ học mới có kết quả. Đối với tiết Tập đọc giáo viên nên tổ chức hoạt động theo nhóm đôi, nhóm lớn - học sinh theo dõi bạn mình đọc – phát hiện bạn đọc sai lỗi chính tả để sửa lỗi chính tả cho bạn, đồng thời bản thân cũng được rèn giũa hoặc đối với những từ khó, đoạn khó; thi đọc, đọc nhanh tạo không khí thoải mái, vui vẻ mà vẫn đạt hiệu quả. Phải làm sao dạy đúng đặc trưng của môn học mà vẫn hướng cho các em học mà chơi, chơi mà học. Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 5 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Từ những việc làm trên giúp các em tập trung vào giờ học một cách hăng say, thích tiết học, môn học. 1.3. Nâng cao chất lượng đọc mẫu của giáo viên. Làm mẫu là một trong những biện pháp dạy học có tác dụng tốt ở Tiểu học nói chung trong giảng dạy tập đọc giáo viên thường sử dụng biện pháp đọc mẫu nhằm tác động đến quá trình tìm hiểu bài và luyện đọc của học sinh để sử dụng biện pháp này có hiệu quả giáo viên cần xác định rõ mục đích. Đọc mẫu toàn bài nhằm giới thiệu gây xúc cảm tạo hứng thú vào tâm thế học tập, khiến học sinh chú ý tập trung làm việc với văn bản. Yêu cầu đọc mẫu phải đảm bảo chất lượng đọc đúng, chuẩn: Đọc đúng rõ ràng trôi chảy, đọc đủ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Khi đọc mẫu giáo viên cầm sách đúng theo quy cách. Muốn vậy, trước khi lên lớp giáo viên phải đọc kỹ bài nhiều lần, có sự chuẩn bị bài chu đáo. 1.4. Hướng dẫn học sinh đọc đúng: Cuối học kỳ I học sinh đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút (Đối với học sinh khá, giỏi đọc trên 80 tiếng / 1 phút) Cuối học kỳ II học sinh đọc khoảng 90 tiếng / phút (Đối với học sinh khá, giỏi đọc trên 90 tiếng / 1 phút) Đọc đúng các âm dễ lẫn: đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (Không đọc theo cách phát âm của địa phương mà cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng Tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt, để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài tập đọc và trong giao tiếp. Ví dụ: Khi chúng ta dạy bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” - Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Là bài học đầu tiên của chương trình, tôi đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các phụ âm đầu, thanh hay đọc lẫn như sau: (Các tiếng có phụ âm đầu “s/x”, “tr/ch”, các tiếng có dấu) học sinh đọc bài một lượt toàn lớp đọc thầm. Học sinh đưa ra các từ hay đọc lẫn ở trong bài đó. Gọi một học sinh đọc các từ đó. Cho học sinh khác nhận xét xem bạn bạn đọc đúng, sai. Nếu học sinh đọc vẫn sai – Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc lại. Mặt khác, cho học sinh có thể so sánh phân biệt để đọc cho đúng. Ví dụ: Phải đọc là “ Nhà Trò”, chứ không đọc là “Nha Tro” hay “Nhà Chò”. Như vậy chúng ta cần chỉ rõ cho học sinh khi nào phát âm là “s/x”, “tr/ch”, khi nào đến tiếng có thanh hỏi, sắc, nặng… thì phải chú ý đọc đúng không để mất dấu sẽ dẫn đến hiểu sai ý nghĩa của từ. Không những yêu cầu học sinh đọc đúng phụ âm đầu s/x, ch/tr, thanh như trên mà cần rèn luyện cho các em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các em hay phát âm sai tôi đã hướng dẫn như sau: Ví dụ: Tôi cho các em lớp tôi đọc từ con “cừu”, mua “rượu”, đêm “khuya”, nếu học sinh đọc sai tôi ghi lên bảng và sửa cho học sinh. Không đọc là “cìu”, “riêu”, “khua”…. Gọi học sinh đọc lại các từ cô vừa ghi lên bảng. Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh. Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, dấu như trên. Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 6 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng tiếng, dấu trong các bài tập đọc ở bậc tiểu học. 1.5. Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu: Đọc đúng ngữ điệu gồm có lên giọng, xuống giọng, nhấn giong, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ và cả trường độ của giọng đọc. Như vậy đọc đúng ngữ điệu là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn….Đúng phong cách và chức năng của văn bản. Các em đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung và nhẹ thuật của từng bài tập đọc. Đọc đúng ngữ điệu là thể hiện hài hòa về âm hưởng của bài tập đọc. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc, vì vậy đọc đúng ngữ điệu rất quan trọng, giúp học sinh bước đầu thâm nhập vào văn bản, làm việc với văn bản. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh đọc đúng ngữ điệu. Chẳng hạn khi học sinh đọc giáo viên hướng dẫn cụ thể, từng thể loại như sau: Hướng dẫn đọc các câu đối thoại, lời nhân vật. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Những hạt thóc giống” - Tiếng Việt 4 tập 1. Tôi hướng dẫn cụ thể để học sinh biết đọc lời của nhân vật, cho học sinh đọc thầm một lượt. Giáo viên hỏi: Bài này có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào? Lời của từng nhân vật được đọc như thế nào? Giáo viên đọc mẫu đúng lời của các nhân vật. Lời của Chôm: ngây thơ, lo lắng: “Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho hạt thóc của Người nảy mầm được.” Lời của nhà vua: Khiêm tốn “Lúc giải thích thóc giống đã được luộc” Khi dõng dạc, lúc ca ngợi chú bé Chôm. “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này” Sau khi hướng dẫn và đọc mẫu, giáo viên cho học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, nhà Vua, chú bé). Hướng dẫn đọc các từ ngữ, hình ảnh quan trọng. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Đôi giày ba ta màu xanh” - Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài tập đọc này có 2 đoạn: Đoạn 1: Giọng đọc hồi tưởng, nhẹ nhàng, nhấn giọng một số từ….Chao ôi!/ Đôi giày mới đẹp làm sao! /Cổ giày ôm sát chân. /Thân giày làm bằng vải cứng, / dáng thon thả,/màu vải như màu da trời….. Đoạn 2: Nhấn giọng những từ ngữ tả sự xúc động, niềm vui sướng của cậu bé. Hôm nhận giày, tay Lái run run,/ môi cậu mấp máy,/ mắt hết nhìn đôi giày,/lại nhìn xuống đôi chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. / Lúc ra khỏi lớp,/ Lái cột hai chiếc giày vào nhau,/ đeo vào cổ,/nhảy tưng tưng. Như vậy, để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, chúng ta ngoài việc rèn đọc đúng âm, dấu, tiếng cần đọc đúng ngữ điệu của bài văn, bài thơ. Bên cạnh đó chúng ta cần rèn cho học sinh biết đọc hiểu. 1.6. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu: Đọc hiểu là thông qua đọc, người đọc hiểu được nội dung tư tưởng chủ đề đơn giản của bài. Nhận biết được đề tài, chủ đề đơn giản của bài. Nắm được dàn ý sơ lược, tóm tắt được nội dung chính của bài, của đoạn, phát hiện được giá trị của tác phẩm trong việc biểu đạt nội dung. Hiểu được ý nghĩa của bài. Hình thành kỹ năng đọc nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Biết ghi các thông tin Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 7 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 cần thiết. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu. · Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu nội dung của đoạn, bài: Tôi đã cho học sinh dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu như: Ví dụ 1: Khi dạy bài tập đọc: “Trung thu độc lập” (Tác giả: Thép Mới - Tiếng Việt 4 - Tập 1) Học sinh đọc đoạn 1 và các em thấy được cảnh đẹp của đất nước qua các câu văn miêu tả Trung thu đọc lập đầu tiên của đất nước “…Trăng ngàn và gió núi bao la và khiến lòng anh…” . Học sinh đọc đoạn 2: Đây chính là mơ tưởng của anh chiến sĩ – Mơ ước của anh rất đẹp và ước mơ đó đã thành hiện thực. “… Mươi mười lăm năm… dòng thác nước chảy xuống làm chạy máy phát điện”. Đoạn 3: Học sinh đọc và thấy được niềm tin của anh chiến sĩ về những tết Trung thu sau là niềm tin vào tương lai. “Anh mừng cho các em….Tết trung thu sau còn tươi đẹp hơn” Ví dụ 2: Khi dạy bài tập đọc “Người tìm đường lên các vì sao” - Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Để học hiểu được nhà khoa học vĩ đại người Nga, Xi-ôn-cốp-xki. Nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. Tôi đã cho học sinh đọc đoạn, đọc bài, và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để cho học sinh tìm hiểu nội dung như: Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì? (Xi-ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời). Đoạn 1 cho em biết điều gì? (Đoạn 1 nói lên ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki) Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì? (Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần…) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? (Do ông có ước mơ đẹp: Chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó) -Đó cũng chính là nội dung chính của đoạn 2,3. Ý chính của đoạn 4 là gì? (Đoạn 4 nói lên sự thành công của Xi-ôn-cốpxki). Như vậy thông qua đọc học sinh không những thấy được, hiểu được, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Đây là những giải pháp để hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm tốt. Tôi thấy vô cùng cần thiết, để góp phần không nhỏ vào việc cảm thụ văn học của mình. Đọc diễn cảm tốt là truyền được nội dung, cảm xúc của bài văn, thơ tới người nghe và chưa cần phải giảng. IV. Kết quả thực hiện: Thực hiện tốt sự kết hợp của các giải pháp trên, cũng như sự tích cực rèn luyện, dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong thời gian qua của lớp tôi - trường Tiểu học Hướng Phùng tôi thấy về chất lượng đọc đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Thể hiện rõ trong bảng so sánh kết quả đầu năm cho đến giữa học kỳ II như sau: Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 8 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 ĐẦU NĂM XẾP LOẠI CUỐI HỌC KỲ I GIỮA HỌC KỲ II So sánh kết quả (giữa học kì II và đầu năm) Số lượng % Số lượng % Số lượng % Hoàn thành tốt 8 27.6 13 44.8 17 58.6 Tăng 31 % Hoàn thành 21 72.4 16 55.2 12 41.4 Giảm 31 % Chưa hoàn thành 0 0 0 0 0 0 Không thay đổi Tổng số 29 100 29 100 29 100 Như vậy, nhìn vào bảng so sánh kết quả trên ta thấy đầu năm học sinh đọc còn yếu và giữa học kỳ II chất lượng và kết quả đọc của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Qua đó ta thấy được việc thực hiện các giải pháp trên trong học kỳ vừa qua bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Ngoài số liệu trên tôi còn nhận thấy rõ kết quả cụ thể của bản thân và học sinh: Bản thân tôi biết vận dụng khéo léo và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. Tìm hiểu rõ được nguyên nhân và hoàn cảnh của các em, tôi chủ động bàn bạc với Ban giám hiệu nhà trường với các thành viên trong tổ khối tìm giải pháp hợp lí, sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ các em. Học sinh có sự chuyển biến tích cực trong học tập, tự giác học và có rất nhiều cố gắng nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt, các em có bệnh lí đồng thời các em còn cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương của thầy cô, biết hoà đồng cùng các bạn, biết chia sẻ những vui, buồn, khó khăn với bạn bè, thầy cô. Các em tự tin trong học tập và thực sự thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Làm nền móng tốt cho các em học lên lớp trên, tạo đà để chất lượng học tập ngày một tốt hơn. Một số phụ huynh nhận thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục con em mình, nhiệt tình chỉ bảo, quan tâm tới các em nhiều hơn, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà trường, hiểu được tầm quan trọng của sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình. D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Để học sinh đọc đúng, đọc hay thì người giáo viên phải rèn đọc cho học sinh mọi nơi, mọi lúc, mọi bài học phải đọc đúng tốc độ, lưu loát, đúng âm, từ , câu, đoạn thơ, đoạn văn, đọc đúng, đọc hay và hiểu văn bản. Đặc biệt giáo viên phải chú ý lỗi đọc sai của mỗi học sinh để sửa chữa cho học sinh kịp thời, uốn nắn cách đọc của các em. Đọc đúng, để sách đọc vừa tầm, đủ ánh sáng cũng là một yếu tố giúp học sinh nhìn rõ chữ để đọc tốt hơn. Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 9 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Chất lượng dạy và học chính là thước đo giá trị của nhà trường, để mục đích cuối cùng tạo một nguồn nhân lực bao gồm những con người có đức có tài, ham học hỏi, thông minh sáng tạo, được chuẩn bị tốt về văn hoá. Để hoàn thành nhiệm vụ này người đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi và có biện pháp phù hợp trong quá trình dạy học, luôn luôn tìm ra giải pháp hợp lí, vận dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, tạo tiền đề tốt cho các em học lên các lớp trên. II. Kiến nghị Để kinh nghiệm trên của tôi đưa ra có thể triển khai tới nhiều đồng chí giáo viên trong nhà trường, nhất là trong khối. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Tôi đề xuất nhỏ như sau: Tổ khối tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ trao đổi chuyên đề về hướng dẫn luyện đọc. Giáo viên thường xuyên chức cho học sinh ngoại khóa. Để học sinh đọc đúng, đọc hay các em phải có sách giáo khoa đầy đủ. Nhà trường cần có các biện pháp: Động viên kịp thời sự cố gắng vươn lên của các em, tạo cho các em có niềm tự hào làm gương cho những em khác noi theo; duy trì chuyên đề về dạy môn Tập đọc cho giáo viên học tập kinh nghiệm. Trên đây là một số giải pháp tôi đưa ra. Rất mong các đồng chí, đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường, ban giám khảo bổ sung ý kiến tích cực. Để có sáng kiến kinh nghiệm thêm hoàn hảo và nhất là phát huy được tác dụng. Nhất là nâng cao chất lượng đọc cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Có được những kết quả trên là nhờ sự giúp đỡ rất lớn của Ban giám hiệu nhà trường và Tổ khối trưởng cùng với các thầy giáo, cô giáo trong khối với sự cố gắng của cô và trò lớp 4A. Đó cũng là nguồn động viên rất lớn đối với tôi. Tuy nhiên do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài này còn nhiều điều chưa khai thác hết, không tránh khỏi những khuyết điểm, sai sót, những biện pháp tôi đưa ra vẫn chưa phải là phương pháp giảng dạy hoàn chỉnh, rất mong được sự góp ý, bổ sung của các bạn đồng nghiệp để tôi phấn đấu ngày càng dạy tốt hơn trong những năm tiếp theo, góp phần bé nhỏ của mình vào công tác trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn! Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 10 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 Hướng Phùng, ngày 25 tháng 3 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Lệ Trinh Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Nhà xuất bản Giáo Dục. 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 - Nhà xuất bản Giáo Dục. 3.Các trang web: http://www.123doc.vn ; http://www.TaiLieu.vn ; http://www.elib.vn/ Giáo viên: Nguyễn Lệ Trinh Trường Tiểu học Hướng Phùng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan