Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn “một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài tr...

Tài liệu Skkn “một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non

.DOC
23
272
119

Mô tả:

MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................02 I. Lí do chọn đề tài.............................................................................................02 II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................02 III. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................03 IV. Phương pháp nghiên cứu............................................................................03 V. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu......................................................................03 B. NỘI DUNG.....................................................................................................04 I. Cơ sở lí luận của vấn đề.................................................................................04 II. Thực trạng của vấn đề..................................................................................04 1. Thuận lợi, khó khăn.........................................................................................04 2. Mặt mạnh, mặt yếu..........................................................................................06 III. Các biện, giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.............................06 1. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp..............................06 2. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp..................................................18 3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.....................................................19 4. Kết quả đã đạt được.........................................................................................19 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................21 I. Kết luận...........................................................................................................21 II. Kiến nghị........................................................................................................21 1 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOẠ MI A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lí do chọn đề tài: Thông qua thực tế đã thực hiện tại trường tôi nhận thấy rõ ý nghĩa của hoạt động vui chơi đối với trẻ đặc biệt là hoạt đông vui chơi ngoài trời. Vui chơi đặc biệt là được tham gia vào các trò chơi ngoài trời sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển những tri thức sơ đẳng về sự vật, hiện tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới khách quan, phát triển các quá trình tâm lí nhận thức, các năng lực hoạt động trí tuệ và phát triển ngôn ngữ. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng thì việc giúp cho trẻ tìm hiểu môi trường thiên nhiên được tổ chức mang tính chất khám phá trải nghiệm theo phương thức “chơi mà học, học mà chơi” là phù hợp với trẻ. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy đa số các giáo viên và phụ huynh đều quan tâm đến việc học của trẻ thông qua các hoạt động chung mà chưa chú tâm đến việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Chính vì lí do đó ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động quan tâm nhiều đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Qua đợt khảo sát đầu năm học kết quả mà tôi thu được nằm ở mức trung bình và tôi muốn làm thế nào để nâng cao chất lượng trẻ hơn nữa.Những câu hỏi như: vì sao?, làm thế nào?… và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ đã làm tôi trăn trở rằng: “Mình phải làm gì?, và làm như thế nào? để nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời, để trẻ thoả mãn được nhu cầu tìm tòi khám phá thế giới xung quanh ”. Từ những điều đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non Hoạ Mi ”. II. Mục đích nghiên cứu: Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ có sự phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết, 2 thích khám phá, tìm tòi phát triển óc quan sát phán đoán. Từ đó giáo dục cho trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn theo tinh thần của lòng nhân ái, tình yêu với cái đẹp thái độ tôn trọng và gìn giữ môi trường, bước đầu biết sống có văn hóa III. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh lớp chồi (4 – 5 tuổi), trường mầm non Hoạ Mi. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Quan sát trực tiếp, gián tiếp, đàm thoại - Mô phỏng, bắt chước, nêu gương - Trao đổi, học hỏi các đồng nghiệp đi trước - Tham khảo sách báo, các phương tiện truyền thông. V. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu các vấn đề làm như thế nào để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời ở trẻ 4- 5 tuổi, trường mầm non Hoạ Mi. 3 B. NỘI DUNG. I. Cơ sở lý luận của vấn đề: Ở trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được khám phá thiên nhiên và những điều mới lạ xung quanh giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và gây hứng thú cho trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng xung quanh trẻ trong các tình huống. Trong năm học này tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp Chồi 5 với tổng số trẻ là 32.Trong đó có 17 cháu là nữ; 3 cháu là người đồng bào dân tộc thiểu số.Ngay từ những ngày đầu tiên của năm học tôi nhận thấy các cháu rất hứng thú mỗi khi được ra chơi ngoài trời, các cháu ham học hỏi, tìm tòi và thích khám phá môi trường xung quanh tuy nhiên về nhận thức, thể chất, thái độ và khả năng giao tiếp của các cháu còn hạn chế. Tôi đã suy nghĩ , tìm tòi, nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ và sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi chọn đề tài “một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non Hoạ Mi” II. Thực trạng: 1. Thuận lợi, khó khăn: 1.1. Thuận lợi: - Khi được ra ngoài trời, được quan sát thế giới xung quanh trẻ rất hứng thú với những gì trẻ quan sát và khám phá được. - Những bài đồng dao, những trò chơi dân gian mang lại cho trẻ cảm giác hào hứng và mới lạ. 4 - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và phụ huynh hợp tác, tin tưởng. -Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, năng động, tiếp thu kiến thức nhanh nhạy vì có sự rèn luyện và bồi dưỡng thường xuyên của cô giáo, gia đình và nhà trường. - Đồ dùng, đồ chơi đẹp, sáng tạo và hấp dẫn trẻ. Sân trường thoáng mát thích hợp cho trẻ tham gia vào các hoạt động. - Kế hoạch học tập và vui chơi khoa học. Hàng năm được tập huấn trau dồi kiến thức và tập huấn chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp, dự tiết mẫu.Tự học tập để nâng cao kiến thức và tìm tòi những điều mới lạ. 1.2. Khó khăn: - Diện tích sân trường cho trẻ chơi còn hạn chế. - Một số trẻ còn thụ động chưa có sự sáng tạo, hoạt bát trong quá trình tiếp thu và tham gia các hoạt động mà cô hướng dẫn , trẻ chưa có sự chủ động tham gia hết mình vào trò chơi vì còn cảm thấy chưa tự tin, trẻ sợ rằng mình sẽ không chơi được, không làm được. - Khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều, một số cháu còn nói ngọng nên khó khăn trong việc cháu thể hiện ý muốn của mình, - Vài cháu do tâm lý là người đông bào dân tộc thiểu số nên các cháu nhút nhát, rụt rè. - Một số cháu là học sinh mới đi học năm đầu nên chưa mạnh dạn thể hiện khả năng và hiểu biết của mình. - Qua đợt khảo nghiệm đầu năm kết quả đạt được chỉ nằm ở mức trung bình: Nội dung Nhận thức Ngôn ngữ Chưa thực hiện Tổng số trẻ đạt: 16/32 trẻ Đạt 50% Tổng số trẻ đạt : 18/32 trẻ Đạt 56 % Tổng số trẻ đạt: 20/32 trẻ Mạnh dạn trong giao tiếp Đạt 62 % Tổng số trẻ đạt: 23/32 trẻ Thể lực Đạt 72 % 2. Mặt mạnh, mặt yếu: 5 2.1. Mặt mạnh: - Trường mầm non của chúng tôi được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã hỗ trợ, đầu tư đồ dùng đồ chơi để phục vụ công tác giảng dạy và hoạt động vui chơi cuả trẻ. - Sân trường thoáng mát, sạch sẽ,có đồ chơi trên sân trường tạo điều kiện cho trẻ vui chơi khám phá. - Giáo viên được tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ để đầu tư cho tiết dạy được sinh động - Trong các buổi dạo chơi ngoài trời trẻ được hít thở không khí trong lành, được vui chơi dưới ánh nắng mặt trời nhờ vậy thể lực của trẻ được tăng cường. Cây xanh trong trường còn giúp trẻ giảm bớt căng thẳng của thị giác, làm cho tâm hồn trẻ thoải mái dễ chịu. Ở khu vườn thiên nhiên trẻ được chăm sóc cây như: tưới cây, nhổ cỏ, tỉa lá, những hoạt động đó giúp trẻ yêu lao động, cỏ cây, hoa lá, yêu cái đẹp, biết nhìn thấy cái đẹp của thiên nhiên, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ. 2.2. Mặt yếu: - Diện tích sân chơi cho trẻ còn ít. - Một số trẻ chưa chú ý vào các hoạt động nên còn khó khăn trong việc truyền tải kiến thức cho trẻ. - Trẻ còn bị chi phối vào các đồ dùng đồ chơi trên sân trường nhiều hơn là việc chú ý đến đối tượng cần quan sát . - Một số trẻ còn nhút nhát, chưa thể hiện hết mình trong việc tham gia vào các trò chơi tập thể cùng bạn. III. Các giải pháp, biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 1. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp: 1.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời. Thực tế ở trường mầm non Hoạ Mi là diện tích sân trường hẹp, sĩ số học sinh đông gây không ít khó khăn cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Nếu không lên kế hoạch cụ thể, hợp lý thì chất lượng giờ hoạt động ngoài trời sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.Vì vậy gô giáo cần phải tìm tòi, sáng tạo các trò chơi, lên kế hoạch cụ thể nội dung hoạt động, trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp với 6 chủ đề. ví dụ: chủ đề Trường mầm non của bé, tôi lên kế hoạch hoạt động ngoài trời như sau: * Nội dung - Cho trẻ dạo chơi tham quan trong sân trường, trò chuyện về thời tiết. - Trẻ dạo quanh và quan sát sân trường, vườn trường... - Trò chuyện cùng trẻ về trường mầm non Hoạ Mi, đọc thơ hát về lớp học của trẻ. * Trò chơi dân gian : “Tâ ̣p tầm vông” - Mục đích :Phát triển ngôn ngữ ,khơi dậy trí tò mò của trẻ. - Luật chơi : Đọc rõ lời ca ,nắm chặt tay có giấu vật - Cách chơi : Cho trẻ ngồi thành từng đôi ,quay mặt vào nhau ,trong mỗi đôi có một bạn được dấu kín một vật trong tay và cùng đọc: “Tập tầm vông Tay không tay có Tập tầm vó Tay có tay không Nào các bạn Đoán sao cho đúng Tập tầm vó Tay nào có, tay nào không? Có có, không không” Đến tiếng “ không” cuối cùng thì dừng lại Bạn A đưa tay giấu vật cho bạn B đoán ,nếu đoán đúng thì vật giấu sẽ chuyển lại cho bạn B và trò chơi tiếp tục . * Trò chơi vận động “ Lăn bóng” - Mục đích : rèn luyện sự khéo léo ,phát triển toàn thân - Chuẩn bị : mỗi hàng một quả bóng - Luật chơi :Trẻ phải lăn bóng thẳng hướng - Cách chơi: Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc, trẻ nọ cách trẻ kia 1m, trẻ đứng theo tư thế chân rộng hơn vai, thân người hơi cúi xuống, 2 tay chống đùi. Trẻ đứng trên cùng cầm bóng, trẻ đứng cuối hàng chuẩn bị bắt bóng, khi có hiệu lệnh của cô 7 trẻ đứng trên lăn bóng qua khe chân của các bạn, trẻ đứng cuối hàng nhận bóng rồi cầm bóng nhảy lò cò lên phía trước rồi tiếp tục lăn bóng. * Trò chơi học tập: “Tìm bạn” - Mục đích : rèn luyện phản xạ nhanh - Luật chơi: Tìm bạn có hình hoặc đồ chơi giống nhau cả về màu sắc và kích thước - Chuẩn bị : mỗi trẻ một đồ dùng có kích thước khác nhau ( băng giấy ,khối hộp …)mỗi loại có 2 cái giống nhau và bằng nhau cả về màu sắc và kích thước - Cách chơi : mỗi trẻ cầm một đồ chơi vừa đi ,vừa hát ,khi cô nói “ tìm bạn “thì trẻ phải quan sát và tìm bạn có đồ chơi giống mình và giơ cao lên ,đôi bạn nào tìm được nhanh sẽ thắng . * Chơi tự do: Trẻ chơi các đồ chơi có sẵn ngoài trời như xích đu, cầu trượt, nhà nhún...theo ý thích của trẻ. Hay vào chủ đề “Gia đình” tôi lên kế hoạch hoạt động ngoài trời cho trẻ như sau: * Nội dung: - Trẻ dạo quanh sân trường quan sát thời tiết ,nhă ̣t lá rụng trên sân trường - Trò chuyện cùng về ngôi nhà thân yêu của bé, vẽ ngôi nhà của bé trên sân trường * Trò chơi dân gian: “ Chi chi chành chành” - Cách chơi : Trong nhóm chọn 1 bạn xòe tay làm dầu trò để các bạn đặt ngón trỏ vào. Tất cả vừa đọc lời ca vừa đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay, mỗi nhịp một tiếng, đến tiếng “ập” câu cuối cùng rút ngón tay trỏ của mình ra thật nhanh, ai rút chậm bạn nắm ngón tay là thua cuộc ,làm đầu trò để các bạn chơi tiếp “Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa đứt cương Ba vương ngũ đế Bắt dế đi tìm Ù à ù ập Chi chi chành chành 8 Thi nhanh thi khéo Bạn nào múa dẻo Bạn nào hát hay Mau mau lại đây Ù à ù ập” * Trò chơi vận động : “Mèo bắt Chuột” - Mục đích :Rèn luyện phản xạ khéo léo - Chuẩn bị : Vẽ mô ̣t vòng tròn làm nhà của chuô ̣t - Luật chơi : Khi nghe tiếng mèo kêu các con chuô ̣t phải về nhanh nhà của mình - Cách chơi : Chọn mô ̣t cháu làm mèo ngồi mô ̣t góc, các cháu khác làm chuô ̣t bò trong ổ của mình (vòng tròn ).Cô nói các con chuô ̣t đi kiếm ăn,vừa bò vừa kêu “chít chít”. Khoảng 30 giây mèo xuất hiê ̣n kêu “meo , meo”.Các con chuô ̣t phải bò nhanh về nhà của mình, con nào châ ̣m bị Mèo bắt phải ra ngoài mô ̣t lần chơi . * Trò chơi học tập : “ Đi mua sắm” - Mục đích : Trẻ chọn những đồ dùng để ăn uống, đồ dùng để nấu . - Chuẩn bị : Bô ̣ đồ dùng nấu ăn - Cách chơi : + Cô và trẻ đi mua sắm những đồ dùng để ăn uống, đồ dùng để nấu + Khi nào cửa hàng reo chuông hết giờ, cô và trẻ phải về. Cô yêu cầu từng trẻ kể về những đồ dùng mua được và nói công dụng : chén, ly, chảo, xoong … * Chơi tự do: Trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, hoạt động theo ý thích. 1.2. Khi ra ngoài trời giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ quan sát thực tế và tận dụng mọi lúc mọi nơi. Khi ra ngoài trời trẻ được quan sát, khám phá về thế giới xung quanh với những điều thú vị, mới mẻ. Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình. Trước đó cô phải lên kế hoạch hoạt động ngoài trời và chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi chu đáo cho trẻ tham gia. Cùng với việc thực hiện đúng kế hoạch, cô cần chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ và hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia một cách hứng thú. 9 Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô cho trẻ nhặt lá và cùng trò chuyện , xếp lá thành các hình khác nhau . Hình 1: Trẻ nhặt lá và xếp hình bông hoa - Đố con đó là lá của cây gì? Tại sao con biết? - Tại sao lá rụng?, quan sát trên cây lúc này như thế nào? - Cây cần gì để sống?, trường chúng ta trồng cây để là gì? - Theo con mình bảo vệ cây bằng cách nào? - Lá có thể xếp thành những hình gì? Hoạt dộng quan sát là một hình thức cho trẻ làm quen với những kiến thức tự nhiên, xã hội xung quanh trẻ, kích thích óc tìm tòi khám phá của trẻ. Nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của từng trẻ để tuỳ từng trường hợp quan sát mà tôi có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu. Để cho trẻ quan sát được tốt hơn, tôi đã hướng trẻ cùng chuẩn bị trước khi quan sát với tôi, chẳng hạn với chủ đề “cây xanh xung quanh bé” tôi hướng trẻ quan sát và tìm hiều về 1 số loại cây khi ở nhà và mang hoa tới lớp cho cô và các bạn cùng xem, hay vận động sự hỗ trợ của phụ huynh trò chuyện cùng trẻ hay dẫn trẻ tham quan vườn hoa ở hoa viên, ngoài ra cô cần có câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ… Với cách này tôi nhận thấy trẻ hoạt động rất hứng thú và nhận được sự phối hợp rất nhiệt tình từ phụ huynh. 10 Để đạt được kết quả tốt trong quá trình quan sát cô cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Có thể kết hợp liên ý giữa hoạt động chung và hoạt động ngoài trời tạo hứng thú để trẻ hoạt động. Khích lệ trẻ khám phá, hướng sự quan tâm chú ý của trẻ tới đối tượng quan sát, tạo thói quen tìm hiểu thế giới xung quanh ở trẻ bằng cách tạo ra những tình huống bất ngờ mang tính ngẫu nhiên để lôi cuốn trẻ vào hoạt động khám phá. Hãy để cho trẻ có thời gian, không gian và tự do để khám phá. Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá , thể hiện cảm xúc của mình với thiên nhiên. Tuy nhiên chúng ta không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực. Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ. Có thể gợi hứng thú cho trẻ quan sát bằng cách cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ như: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi “ai tinh mắt”, “đoán cây qua lá”, “đoán vật bằng tay”, “ai thính tai”, “đoán xem tiếng động gì”. Những trò chơi này giúp phát triển các giác quan của trẻ. Hình 2: Trẻ khám phá cây hoa bằng giác quan 1.3. Tận dụng môi trường ngoài trời, khai thác triệt để lợi thế sân vườn để tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. 11 Sân vườn là nơi lý tưởng để tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh đặt biệt là chủ đề thế giới động vật, thế giới thực vật, nước và các hiện tượng thiên nhiên… Ví dụ: Ta có thể cho trẻ ra ngoài trời quan sát vườn thiên nhiên. Đàm thoại với trẻ về tên gọi, đặc điểm của những loại cây mà trẻ quan sát được. Hình 3: Trẻ dạo chơi quan sát cây, hoa trong vườn thiên nhiên Hình 4: Trẻ thích thú khi nhìn thấy chú Bướm hút mật ở nhuỵ hoa. 12 Khi học môn làm quen với toán. Để so sánh phân biệt to nhỏ, cao thấp, màu sắc, đếm … chúng ta cũng có thể sử dụng đồ dùng dạy học từ thiên nhiên và tổ chức dạy trẻ ở ngoài trời Trong các hoạt động tạo hình chúng ta vẫn có thể tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên nhiên như dùng lá cây để xé dán, làm giàu vốn biểu tượng về thế giới xung quanh, tích lũy kinh nghiệm và hình thành các tiền đề để trẻ thực hiện hoạt động tạo hình sáng tạo. Hình 5: Trẻ làm tranh sáng tạo từ thiên nhiên 1.4. Đa dạng hoá các trò chơi khi trẻ hoạt động ngoài trời Cô giáo cần tìm tòi, sưu tầm, sáng tạo các trò chơi giúp phát triển giác quan, trò chơi tăng cường nhận thức, các hoạt động giúp trẻ phát triển vận động. Thực trạng trường tôi là một trường có diện tích sân chơi nhỏ, sĩ số học sinh đông nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời phải theo lịch cụ thể của từng nhóm lớp để thuận tiện việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động, tôi còn chủ động sưu tầm, tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời , những trò chơi vận động, trò chơi dân gian giúp phát triển giác quan, nhận thức cho trẻ. * Các trò chơi vận động được lựa chọn cho trẻ chơi là những trò chơi mới lạ và phù hợp với trẻ. Ví dụ cũng là trò chơi “cướp cờ” nhưng ở chủ điểm thực vật tôi 13 có thể đổi “cờ” thành các loại quả bằng nhựa để thu hút trẻ tham gia và tăng phần hứng thú cho trẻ. * Tôi sưu tầm nhiều bài hát, bài đồng dao và những trò chơi dân gian để khi ra ngoài trời trẻ được chơi, đọc, được trải nghiệm và tham gia những trò chơi quay về với nguồn cội của mình như đồng dao: “ Dung dăng dung dẻ”, “đi cầu đi quán”, “Chi chi chành chành”, “thả đỉa ba ba”, “lộn cầu vồng” Hình 6: Trẻ chơi trò chơi dân gian “lộn cầu vồng” Qua những bài vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động , trẻ vừa đọc vừa nhặt lá rơi, vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát âm chuẩn hơn, nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp ở mọi nơi, phát triển tính sáng tạovà thẩm mỹ cho trẻ. Ngoài ra vào các dịp lễ hội như Tết nguyên đán, giỗ tổ hùng Vương chúng ta có thể tích hợp chủ đề khi cho trẻ hoạt động ngoài trời như thi kéo co giữa các tổ 14 với nhau, thi ném còn, “bịt mắt bắt dê”. Được tham gia các trò chơi với tính cách thi đua sẽ làm cho trẻ hăng say hơn, nhanh nhẹn và tự tin hơn. 1.5. Khi ra ngoài trời trẻ phải được chơi tự do với cát, nước, lá cây và những dồ chơi có sẵn trong trường Trẻ chơi với cát, sỏi, đất đá để nắm được tính chất của chúng. Chơi với lá cây như : xếp lá thành các con vật, bông hoa...Vẽ phấn thành hình các con vật trẻ yêu thích... Hình 7: Trẻ chơi với đá, sỏi trên sân trường. Trẻ tham gia chăm sóc cây, hoa trong vườn thiên nhiên của trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh ,phân loại cây, hoa. * Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường Thông qua hoạt động leo trèo, chạy, nhảy , chơi, trượt...các đồ chơi ngoài trời và các trò chơi phát triển vận động rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm và dạy trẻ các hành vi văn minh khi tham gia chơi tập thể.Trẻ được thoải mái chơi các đồ chơi theo ý thích của mình như xích đu, cầu quay, cầu trượt, nhà nhún, đá banh... 15 Hình 8: Trẻ chơi trò chơi ngoài trời Hình 9: Trẻ chơi cầu trượt ngoài trời 16 Phấn vẽ cũng có thể dùng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động,tạo hình cho trẻ. * Ngoài ra cô cùng trẻ làm thêm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo như máy bay bằng lá dừa, chong chóng, đồng hồ …để phong phú thêm những loại đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Hình 10: Trẻ cùng cô gấp lá dừa thành đồng hồ 1.6. Lấy trẻ làm trung tâm Trong giờ hoạt động ngoài trời cô luôn lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được tự mình cảm nhận bằng giác quan(sờ, nắn, nhử nhìn...)và nhận xét, đánh giá và nói lên ý thích của mình, từ đó trẻ được cung cấp kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh. Cô luôn lấy trẻ làm trung tâm bằng cách cho trẻ được thực hành nhiều, cô tạo tình huống để trẻ xử lý tình huống. Trong giờ chơi cô luôn tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thoải mái và để trẻ hoà mình vào thiên nhiên từ đó gây hứng thú cho trẻ. Khi chơi ngoài trời trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên chính là trẻ được khám phá, học hỏi. Đó là điều kiện để trẻ phát triển những cảm xúc tích cực để trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên. 17 Hình 11: Bé đang ngửi mùi thơm của hoa 2. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: Việc thiết kế môi trường ngoài trời thuận lợi có ý nghĩa rất lớn, là cơ sở giúp trẻ có hứng thú khám phá tìm hiểu, giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Trường có vườn thiên nhiên với nhiều loại cây, hoa khác nhau.Thiết kế cầu treo ở trên giúp trẻ quan sát được dễ dàng và bao quát khung cảnh trong vườn thiên nhiên. Có vườn cây ăn quả và vườn rau sạch. - Sân trường được trồng hai hàng cây Bàng để lấy bóng mát, xung quanh gốc cây đặt ghế tròn cho trẻ ngồi chơi. - Một số đồ dùng đồ chơi có sẵn trong sân trường được bố trí hợp lí và phù hợp với trẻ: Cầu trượt, xích đu, bập bênh, nhà nhún... - Có khu phát triển thể chất cho trẻ: khu trượt cát, sân bóng, các đồ dùng phát triển vận động... 18 Hình 12: Trẻ chơi đồ chơi phát triển vận động 3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: Những giải pháp biện pháp được chọn trên đều có mối liên hệ mật thiết với nhau, có phối hợp với nhau thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Chẳng hạn khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời “quan sát các phương tiện giao thông” cô cho trẻ quan sát trực tiếp, tự mình khám phá các bộ phận cũng như công dụng của từng loại xe. Sau đó có thể cho trẻ chơi trò chơi “ xe về đúng bến”. Đồng thời cho trẻ chơi trò chơi dân gian, chơi với những đồ chơi có sẵn trong sân trường để trẻ được tiếp xúc, khám phá thiên nhiên xung quanh, hít thở không khí trong lành. Từ đó đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục. Những giải pháp, biện pháp trên đều hết sức quan trọng. Chúng ta phải biết phối hợp chúng với nhau để giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. 4. Kết quả đạt được: Sau khi sử dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê khám phá thế giới xung quanh 19 Mặt khác, tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các môn học khác. - Với sự cố gắng nỗ lực của cô và trẻ, kết quả đạt được rất đáng khả quan, trẻ đã tập trung chú ý, rất hào hứng, mạnh dạn thể hiện mình, có nhiều sáng tạo và tỏ ra rất phấn khởi, trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời một cách nhiệt tình, hăng say khám phá thế giới xung quanh - Đối với một số trẻ còn thụ động khi được cô khuyến thích, động viên đã trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin hơn so với lúc trước. - Kết quả khảo nghiệm cho thấy : Nội dung Nhận thức Ngôn ngữ Mạnh dạn trong giao tiếp Thể lực Đã thực hiện Tổng số trẻ đạt: 30/32 trẻ Đạt 94% Tổng số trẻ đạt : 30/32 trẻ Đạt 94 % Tổng số trẻ đạt: 28/32 trẻ Đạt 88 % Tổng số trẻ đạt: 27/32 trẻ Đạt 84 % C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng