Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn hoá học ở trường...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn hoá học ở trường trung học cơ sở

.PDF
31
115
132

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài: Hoá học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về các chất, sự biến đổi của các chất và ứng dụng của chúng. Ở chương trình THCS, Hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực. Là một môn học rất thiết thực với thực tế đời sống và lao động sản xuất, chuyên nghiên cứu về các chất và sự chuyển hoá của các chất, giúp ta từ các chất ban đầu tạo ra nhiều chất mới. Nhiều sản phẩm mới và quý không thể thiếu được trong cuộc sống để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và đáp ứng toàn bộ yêu cầu của xã hội. Nhưng, thực tế cho thấy kết quả học tập môn Hoá học của phần lớn học sinh còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao. Vì sao? Qua 5 năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau: Là môn học được tiếp cận sau nhất trong chương trình giáo dục phổ thông. Ban đầu mới làm quen với hàng loạt các khái niệm, định luật, học thuyết và các chất nên học sinh không khỏi bỡ ngỡ. Không ít học sinh quan niệm rằng là môn học trừu tượng, khó hiểu nên đã có thái độ mang tính tiêu cực đối với bộ môn, nản lòng trước những bài tập yêu cầu có tính suy luận cao. Có thể nói Hoá học là một môn học khó đối với học sinh THCS vì nó là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác. Cho nên sau khi học xong chương trình lớp 7 các em mới có đủ điều kiện để lĩnh hội kiến thức của môn học này. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn phụ, nhiều học sinh còn có tính ỷ lại, lười học nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Ngoài ra, theo tôi còn một nguyên nhân chủ quan nữa đó là: Phải chăng giáo viên chưa thực sự trăn trở, tâm huyết với từng tiết dạy, chưa phân loại cụ thể các đối tượng học sinh, chưa thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém trong lớp, chưa làm cho học sinh nhận thấy được tầm quan trọng của bộ môn, và chưa tạo ra được những tiết học thực sự lôi cuốn học sinh? Tôi đã trăn trở rất nhiều bởi câu hỏi đó và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của đối tượng học sinh 1 yếu kém. Vì vậy tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Hoá học ở trường Trung học cơ sở”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Mục đích: Việc thực hiện đề tài nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Hoá học ở trường THCS nói chung và trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh nói riêng. 2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu lý luận và tình hình thực tiễn về các biện pháp phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh yếu kém môn Hoá học. Đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém môn Hoá học. Thử nghiệm, kiểm tra, khảo sát tính hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất. III. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: 1. Phạm vi nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hoá học ở trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh, Huyện Lang Chánh, Tỉnh Thanh Hoá. 2. Thời gian nghiên cứu: Tháng 9/2009: Lập đề cương. Từ tháng 10/2009 đến 5/2010: Nghiên cứu và áp dụng thử đối với học sinh yếu kém khối lớp 8 trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh. Năm học 2010 - 2011: Áp dụng rộng rãi đối với học sinh yếu kém trong toàn trường. Tháng 3/2011: Cùng tập thể giáo viên trong tổ rút ra bài học kinh nghiệm và hoàn tất đề tài. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê số liệu. - Phân tích thực trạng, tham khảo các tài liệu và ý kiến đồng nghiệp. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2 B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Lênin thì quá trình nhận thức thế giới khách quan của con người là “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Vận dụng vào môn Hoá học có thể thấy là học sinh sẽ xây dựng được các định nghĩa, khái niệm, các tính chất của một chất... tốt nhất khi các em rút ra chúng từ các hiện tượng thực tế, các thí nghiệm mà chính các em được làm, được quan sát từ đó áp dụng cho các trường hợp khác tương tự và vận dụng để làm các bài tập định tính, định lượng, giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. Hoá học là khoa học tự nhiên nghiên cứu các chất có trong tự nhiên và sự chuyển hoá của chúng. Tính ứng dụng của Hoá học gần với thực tế. Đối với mỗi một vấn đề trong hoá học ta đều có thể cho học sinh liên hệ với cuộc sống, sản xuất và công nghiệp. Các lý thuyết về sự hiểu biết của học sinh như: Lý thuyết hành vi, lý thuyết nhận thức (lý thuyết của Bruner, lý thuyết phát triển của Piaget, lý thuyết tạo dựng), lý thuyết xã hội. Sau khi so sánh thì lý thuyết nào người thầy cũng phải đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và đánh giá. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở: Lứa tuổi học sinh lớp 8, 9 trường trung học cơ sở trong khoảng từ 13 đến 16 tuổi. Là khoảng thời gian trong độ tuổi dậy thì, giai đoạn này các em có những biến đổi quan trọng và phức tạp về tâm sinh lí. Tuy nhiên sự biến đổi là không hoàn toàn như nhau ở mỗi học sinh. Điều đó làm cho thái độ của các em đối với mỗi môn học cũng được phân hoá (có môn “hay”, môn “không hay, có môn “cần”, môn “không cần thiết” ...). Ở lứa tuổi này tư duy trừu tượng phát triển mạnh, nhưng thành phần của tư duy hình tượng – cụ thể vẫn tiếp tục phát triển và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Do vậy các em vẫn rất cần đến sự hỗ trợ của những biểu tượng trực quan về đối tượng để tìm hiểu những dấu hiệu bản chất, trừu tượng của đối tượng đó. Trong học tập, các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có quan điểm và lập luận riêng. Các em thường thích những gì mới lạ, thích các hoạt động phải liên hệ đến thực tiễn và có thể tạo môi trường cho các em khẳng định mình. 3 Nâng cao chất lượng học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ sung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa) để giải quyết, để giành lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp. Theo tôi học sinh muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thết kế nội dung phụ đạo sao cho có hiệu qủa nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ căn cứ, hiểu và kết hợp giải quyết được các vấn đề sau: - Tìm hiểu tại sao học sinh sợ ,chán ,học yếu kém học môn hóa học và tìm cách giải tỏa tâm lí này ở các em. - Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập. - Giáo viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho đối tượng học sinh yếu kém, để đề ra nội dung ,hình thức vàphương pháp dạy thích hợp nhất. Như vậy cần ở học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghĩ và hành động, tích cực phối hợp với giáo viên, có suy nghĩ ,cân nhắc kĩ lưỡng những thông tin nhận được để “vá lại lỗ hổng kiến thức” và phản hồi lại kiến thức một cách chính xác ,khoa học nhất. Muốn vậy giáo viên là người rất quan trọng cần phải có các hướng dẫn cụ thể để giúp học sinh. Dựa trên những cơ sở đó tôi đã sáng tạo và sử dụng được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém trong môn Hoá học. II. Thực trạng: 1. Thuận lợi: Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học cần thiết. Học sinh được xét tuyển từ khắp các trường tiểu học trong địa bàn huyện, ý thức học tập tốt. Cùng nhau ăn, ở, học tập và sinh hoạt tập trung trong khu ký túc xá của trường nên đây là điều kiện thuận lợi để các em có thể hình thành các nhóm học tập và giáo viên có thể nắm bắt tình hình học sinh. Học sinh 4 có các giờ tự học buổi chiều, buổi tối trên lớp. Đây là thời gian mà giáo viên có thể củng cố lại kiến thức, phụ đạo học sinh. Hoá học là môn học gắn liền với thí nghiệm, thực hành, có thể sử dụng triệt để các phương tiện, đồ dùng dạy học mà Nhà trường có, là bộ môn gắn liền với thực tế đời sống, giải thích được nhiều hiện tượng trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Đây là cơ sở quan trọng để học sinh tìm thấy hứng thú và sự lôi cuốn trong môn học. 2. Khó khăn: Do đặc trưng của bộ môn nên một số khái niệm, định nghĩa, định luật đối với học sinh là khá mới mẻ, trừu tượng yêu cầu phải có sự tư duy, suy luận, sáng tạo và óc tưởng tượng cao. Là một môn khoa học tổng hợp kiến thức của các môn khoa học tự nhiên và xã hội khác nên bắt buộc học sinh phải có kiến thức của các môn liên quan, đặc biệt là Toán, Vật lí, Sinh học. Sĩ số học sinh trong một lớp khá đông, mặt khác năng lực không đồng đều, do đặc thù là học sinh dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa nên một số học sinh khả năng lĩnh hội, tiếp thu kiến thức còn yếu, chậm, chưa sáng tạo, linh hoạt, khả năng tư duy thấp. Vì vậy khi soạn giáo án và tổ chức dạy học giáo viên thường bị động về thời gian, rất khó khăn để quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh. Mặt khác, học sinh do vẫn còn chịu ảnh hưởng của cách truyền thụ trước đây cho nên một số học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, trong giờ học lơ là không tập trung, không học bài và làm bài trước khi đến lớp… làm kiến thức bị thiếu hụt lâu dần tỏ ra sợ học, chán học từ đó bị hổng về kiến thức. Bên cạnh đó thêm một tồn tại là khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì lập tức học sinh cắm cúi vào sách giáo khoa, không có sự linh động, sáng tạo trong tư duy, có khi còn sợ bị gọi trả lời, làm tiết học trở nên trầm, rời rạc. Kết quả là giáo viên thường xuyên bị “cháy” giáo án, học sinh nắm bài hời hợt trở thành yếu kém làm hiệu quả tiết dạy chưa cao. Kết quả học tập môn Hoá học khối 8, 9 năm học 2008 – 2009 Khối Sĩ số Giỏi Khá T bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 8 71 9 12,7 17 23,9 34 47,9 9 12,7 2 2,8 9 67 8 11,9 15 22,4 36 53,7 7 10,4 1 1,6 5 III. Những biện pháp thực hiện 1. Soạn giáo án chi tiết, chuẩn bị kỹ cho tiết dạy. 1.1 Xác định vị trí bài học trong cấu trúc chương trình, xác định loại bài dạy: Trước hết bản thân tôi phải nắm vững cấu trúc chương trình sách giáo khoa của từng lớp học, từng cấp học và cả chương trình của bộ môn, trong khi soạn, giảng bài, tôi sẽ có các phương pháp phù hợp giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học, xây dựng kiến thức mới hoặc khi giảng xong kiến thức mới, tôi có thể xác định cho các em hướng để các em học lên các lớp trên. Xác định đúng dạng bài để dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn và đúng với phương pháp của từng loại bài dạy. Đọc kĩ bài dạy để hiểu đúng ý của người viết sách giáo khoa, về kiến thức cơ bản và cách trình bày kiến thức của tác giả, nắm được mối quan hệ giữa các kiến thức từ đó khắc sâu được kiến thức trọng tâm cho học sinh và làm cho học sinh thấy rõ con đường đi đến kiến thức rồi hướng dẫn cho các em phát hiện ra kiến thức. Ví dụ: Bài 3: “Tính chất hoá học của axit” lớp 9. Trước khi vào bài tôi cho học sinh nhắc lại định nghĩa axit ở lớp 8, lấy ví dụ. Sau đó tìm hiểu tính chất hoá học của axit qua các thí nghiệm, sau khi tìm hiểu xong tính chất hoá học của axit cho xây dựng định nghĩa về axit dựa vào tính chất hoá học, tôi cho học sinh nhắc lại định nghĩa axit ở lớp 8, từ đó hướng dẫn cho học sinh xây dựng định nghĩa axit ở lớp 9. Đến đây tôi xác định cho học sinh định nghĩa về axit không dừng lại ở đây mà lên lớp trên định nghĩa về axit còn được mở rộng hơn nữa (dung dịch axit là một hợp chất có khả năng cho proton (phân li ra H+)). Hoặc khi tìm hiểu định nghĩa về phản ứng oxi hoá - khử, định nghĩa về bazơ... cũng tương tự. 1.2 Tiến hành soạn giáo án: Trước tiên tôi xác định hướng trọng tâm của bài dạy, mục tiêu, phương pháp và sắp xếp các kiến thức của bài thành một hệ thống kiến thức lôgíc, chặt chẽ. Chuyển tiếp giữa các mục trong bài dạy phải có sự dẫn dắt theo kiểu dạy học nêu vấn đề và bằng phương pháp thầy thiết kế, trò thi công. Hệ thống câu hỏi phải lôgic theo hệ thống kiến thức của bài và ngắn 6 gọn, rõ ràng, phù hợp với 4 đối tượng học sinh để huy động nhiều học sinh làm việc trên lớp (để các em thấy chương trình mà sách giáo khoa đưa ra không có gì là quá tải, rất phù hợp). Luôn luôn xác định tạo không khí học tập thoải mái, hứng thú là một trong những mục tiêu của tiết học. Giáo viên cần chú ý chuẩn bị thật kỹ càng cho các hoạt động tạo không khí học tập, có như vậy mới không để xảy ra các tình huống ngoài dự kiến, vừa không đạt mục đích lại có thể gây hiệu ứng ngược. Ví dụ: Bài 24: “Tính chất của oxi” lớp 8, kiến thức trọng tâm của bài là phần tính chất hoá học của oxi, tôi đã làm cho học sinh thấy rõ con đường đi đến kiến thức là bằng thí nghiệm thực tế, để các em nắm được các tính chất hoá học của ôxi và để hướng dẫn cho các em phát hiện ra kiến thức qua từng thí nghiệm, tôi cho học sinh thấy rõ các chất đem tác dụng cùng với việc các em quan sát thí nghiệm và vận dụng vốn kiến thức có sẵn để có thể dự đoán sản phẩm tạo thành sau phản ứng và dẫn đến kết luận, cụ thể: Tính chất ôxi tác dụng với sắt, tôi cho học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn, học sinh sẽ xác định được các chất đem tác dụng là ôxi và sắt, học sinh quan sát thí nghiệm thấy có hạt nóng đỏ bắn ra, các em sẽ đự đoán sản phẩm là Fe3O4 (màu nâu), từ đó các em rút ra phương 0 trình : 3Fe(r) + 2O2 (k) t ⎯⎯→ Fe3O4 (r) Ngoài việc hiểu đúng ý nghĩa của người viết sách còn giúp tôi vận dụng thêm kiến thức của tài liệu tham khảo để mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh (ở những lúc cần thiết). Đồng thời tránh được tình trạng dạy sai kiến thức cho học sinh. Đối với tôi soạn bài là một hình thức giảng thử để phân bố thời gian cho phù hợp với từng phần kiến thức của bài và để bỏ bớt các ngôn ngữ thừa, các câu hỏi vụng, giúp học sinh hiểu bài một cách chắt lọc, nhẹ nhàng. Trong bài soạn, đối với các câu hỏi, tùy từng đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp lựa chọn mà quyết định số lượng, chất lượng các câu hỏi thích hợp. Tránh khuynh hướng hình thức, tránh đặt câu hỏi mà không chuẩn bị trước. Mỗi bài học có một vài câu hỏi then chốt và cần quan tâm đến tính lôgíc của câu hỏi, câu hỏi phải vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập, theo cặp hoặc theo nhóm tạo điều kiện 7 cho học sinh tự đánh giá, và đánh giá lẫn nhau, kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh. Đặc biệt với đối tượng học sinh yếu kém cần tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động bằng cách có câu hỏi gợi mở, gợi ý dẫn dắt cho học sinh trả lời giúp các em thêm tự tin và hoà nhập với lớp. Tuy nhiên để tiết học có chiều sâu về mặt kiến thức thì trong mỗi bài dạy giáo viên phải tìm được điểm nhấn của mỗi bài. Từ đó các em khắc sâu được kiến thức và hiểu sâu hơn. 1.3 Chuẩn bị đồ dùng: Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm, từ các thí nghiệm thực hành để giúp học sinh hiểu bài, vì vậy cần thiết tôi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hoá chất để làm thí nghiệm, bố trí thí nghiệm không cồng kềnh, mang tính chất thẩm mỹ khoa học thao tác thí nghiệm của giáo viên phải thành thạo, nhẹ nhàng, khéo léo, giáo viên phải làm thử trước để tránh các trường hợp do hoá chất bảo quản không tốt hoặc do bố trí thí nghiệm mà dẫn đến thí nghiệm không thành công, giáo viên phải chuẩn bị để giải thích cho học sinh các tình huống bất trắc xẩy ra khi làm thí nghiệm. Các thí nghiệm hoá chất và dụng cụ dễ kiếm tôi giao cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà và yêu cầu các em phải đọc kỹ nội dung các thí nghiệm có trong tiết học, chú ý phương pháp tiến hành, dự đoán trước hiện tượng và giải thích, học sinh phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ mà giáo viên yêu cầu. Tuy là những những thứ dễ kiếm, rất gần gũi với đời sống nhưng từ đó hình thành trách nhiệm của các em đối với tiết học, các em sẽ thêm chú ý và ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Ví dụ: Trong bài 19: “Sắt”, lớp 9: Học sinh có thể chuẩn bị một số đinh sắt mới để làm thí nghiệm thay thế cho những mẫu sắt có trong phòng thí nghiệm. Trong bài 55: “Thực hành: tính chất của gluxit”, thí nghiệm phân biệt glucozơ, sacarozơ và tinh bột học sinh có thể chuẩn bị hồ tinh bột, đường ăn. Trong bài 34: “Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ” học sinh có thể chuẩn bị bông. Trong bài 41: “Độ tan của một chất trong nước”, lớp 8: Học sinh có thể chuẩn bị đường, muối... Ngoài ra, những thí nghiệm khó thành công, chiếm nhiều thời gian, có các chất độc hại tôi đã thay thế bằng các thí nghiệm quay sẵn hay thí nghiệm ảo để học sinh quan sát trên màn hình máy chiếu. Thực tế cho 8 thấy khi tiết dạy có sự chuẩn bị kỹ về phương tiện, đồ dùng, học sinh rất hứng thú học tập, không khí sôi nổi, xây dựng kiến thức từ thực nghiệm, là cái các em được làm, được quan sát nên sẽ nắm chắc, hiểu sâu kiến thức. 1.4 Lên lớp giảng bài: Phong thái, tác phong của người thầy khi lên lớp rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thái độ, không khí học tập của học sinh. Vào lớp tôi luôn giữ tinh thần thoải mái và gần gũi với học sinh, nắm sĩ số học sinh, quan sát tổng thể lớp học để chuẩn bị cho học sinh có tư thế, tinh thần tốt nhất để bước vào tiết học. Nhất thiết phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà, đặc biệt là học sinh yếu kém. Kiểm tra bài cũ và vở ghi, vở bài tập, vở nháp. Kiểm tra bài cũ yêu cầu cần phải kiểm tra được kiến thức trọng tâm của bài, giúp cho học sinh nhớ lại, khắc sâu một lần nữa để vận dụng khi giải quyết bài mới, câu hỏi hoặc bài tập kiểm tra phải rõ ràng phù hợp với 4 đối tượng học sinh (Giỏi, khá, trung bình, yếu) để chống học sinh lười học, hay học vẹt, không kiểm tra nhiều kiến thức với một học sinh. Thực hiện tôi cho học sinh gấp sách vở lại rồi đặt câu hỏi hoặc nêu bài tập cho cả lớp, gọi một học sinh lên bảng, cả lớp làm nháp hoặc theo dõi bạn trả lời, tôi cho 1 học sinh khác nhận xét bổ sung, cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm học sinh. Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi để phục vụ cho bài học mới mà không liên quan đến kiến thức của bài học ngay trước đó. Ví dụ: Khi dạy bài “Tính chất chung của phi kim” (Tiết 30 - lớp 9) Ta có thể đưa ra các câu hỏi kiểm tra bài cũ như sau: Câu 1: Nêu tính chất hoá học của kim loại Câu 2: Nêu tính chất hoá học của ôxi mà em đã được học ở lớp 8. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Như vậy có thể thông qua 2 câu hỏi trên mà các em đã hình thành nên tính chất hoá học của phi kim là: Tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc axit và nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit 2. Xác định động cơ học tập cho học sinh 9 Khi thực hiện bất kể công việc gì đó nếu có động cơ, mục tiêu rõ ràng chúng ta sẽ thấy được ỹ nghĩa của công việc mình đang và sẽ làm. Nếu không có động cơ và mục tiêu rõ ràng sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua mọi khó khăn. Bởi vây, việc xác định động cơ, mục tiêu học tập cho học sinh là một biện pháp hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với những học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, học sinh yếu kém. Khi đó các em sẽ hình thành được ý thức học tập đúng đắn, có thái độ đúng mực với việc học, các em sẽ tập trung, chú ý hơn, dành nhiều thời gian hơn với việc học và kết quả học tập sẽ cao hơn. Bằng sự hiểu biết của bản thân, thông qua các câu chuyện so sánh về kết quả học tập, về cuộc sống của những người có động cơ học tập, đạt kết quả cao và những người không được đi học, lười học, bỏ học... Các em dần dần hình thành được câu trả lời: “Học để làm gì?”, “Học cho ai?”, “Học như thế nào?” ... Từ đó các em sẽ nỗ lực hơn trong việc học. 3. Gây hứng thú học tập, hình thành sự yêu thích bộ môn 3.1 Hình thành niềm tin cho học sinh Tôi cho rằng để làm một việc gì đó đạt kết quả tốt thì không thể thiếu yếu tố niềm tin. Cụ thể ở đây là niềm tin vào chính bản thân các em, vào người thầy và niềm tin vào khoa học. Đặc biệt là với học sinh yếu kém, các em có suy nghĩ tự ti, sợ gọi lên bảng, sợ gọi trả lời câu hỏi. Vậy sự tự tin là một trong những điều kiện để các em mạnh dạn hơn, tìm thấy hứng thú trong học tập. Trước tiên, cần phải tiến hành phân loại học lực của học sinh, nắm chắc những học sinh yếu, phát hiện học sinh giỏi. Từ đó tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, gần gũi, quan tâm sâu sắc đến đời sống sinh hoạt của các em, vì các em là những học sinh dân tộc vùng cao ở tập trung tại khu kí túc xá, xa gia đình. Người thầy không chỉ đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn có vai trò như là người cha, người mẹ. Làm cho các em cảm nhận được sự gần gũi, tình thương của người thầy. Động viên, khích lệ kịp thời khi các em có những câu trả lời, ý kiến hay bài giải hay. Làm cho các em mạnh dạn phát biểu ý kiến, trao đổi với thầy, từ đó hình thành niềm tin và cố gắng học tập, tiến tới hứng thú trong học tập. Biến kiến thức của SGK, tài liệu tham khảo thành kiến thức của mình khi truyền thụ cho 10 học sinh, từ đó tôi đã gây cho học sinh một niềm tin vững chắc về kiến thức ở người thầy, các em thấy người thầy là thiêng liêng cao cả và giữa giáo viên và học sinh phải có một khoảng cách nhất định về kiến thức nhưng rồi lại được quy tụ tại một điểm. Ngoài ra còn phải tìm hiểu nguyện vọng, ước mơ của học sinh xem sau này các em muốn làm nghề gì, ước mơ như thế nào. Từ đó qua các câu chuyện, sự hiểu biết thực tế người thầy sẽ có định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đây là một việc làm rất quan trọng, nó sẽ đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường THCS đó là định hướng nghề cho các em. Như vậy ngay từ khi học THCS các em đã có ước mơ cho tương lai sau này. 3.2 Dùng câu hỏi tạo tình huống gây hứng thú, kích thích sự tò mò cho học sinh: Trong một số bài giáo viên sử dụng những câu hỏi nhằm kích thích sự tò mò của học sinh và tạo điểm nhấn của bài, gây sự chú ý để học sinh tập trung chủ động tư duy sẽ làm khả năng ghi nhớ kiến thức của học sinh dễ dàng hơn. Ví dụ : Khi dạy bài: Tính chất hoá học của axit ( Tiết 5 - Lớp 9) Trong khi làm thí nghiệm giữa axit HCl và bazơ NaOH của các nhóm . Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được ta thấy có những trường hợp sau : * Quỳ tím vẫn màu tím * Quỳ tím chuyển sang màu xanh * Quỳ tím chuyển sang màu đỏ Vì sao? Giải thích kết quả của các nhóm như thế nào? GV cho các em thảo luận nhóm. Điều đó được giải thích là nếu axit và bazơ tham gia hết (Trường hợp 1), axit phản ứng hết, bazơ dư (Trường hợp 2), bazơ phản ứng hết, axit dư (Trường hợp 3). Trước đó các em đã biết bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Như vậy các em đã giải thích được những hiện tượng quan sát được của thí nghiệm. Nên khi làm phần bài tập có liên quan đến thiếu thừa, bài tập về lượng chất dư các em nhập cuộc rất dễ dàng. Bài 1: Đem 19,6g H2SO4 tác dụng với 12g NaOH. Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được? Theo em màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào. Giải thích? 11 Giải : H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là : n H2SO4 = 19,6/98 = 0,2 mol Số mol NaOH tham gia phản ứng là : n NaOH = 12/40 = 0,3 mol Ta có tỷ lệ : 0,2/1 > 0,3/2. Điều đó chứng tỏ H2SO4 dư. Nên ta cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thu được, giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ (như vậy ví dụ này rơi vào trường hợp 3) Bài 2 : Cho 500ml KOH 1M tác dụng với 200ml HCl 2M. Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được? Theo em màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào. Giải thích? Giải : HCl + KOH → KCl + H2O Số mol KOH tham gia phản ứng là : n KOH = 0,5.1 = 0,5mol Số mol HCl tham gia phản ứng là : n HCl = 0,2. 2 = 0,4mol Ta có tỷ lệ : 0,5/1 > 0,4/1. Điều đó chứng tỏ KOH dư . Nên ta cho giấy quỳ tím vào sản phẩm thu được, giấy quỳ sẽ chuyển sang màu đỏ (như vậy ví dụ này rơi vào trường hợp 2) Chính vì thế một lần nữa tôi muốn khẳng định việc tạo ra những điểm nhấn trong mỗi bài dạy là rất quan trọng, tạo ra ấn tượng với các em trong quá trình học và khắc sâu kiến thức cơ bản. 3.3. Sử dụng các “bài thơ”, câu văn vần giúp học sinh ghi nhớ kiến thức: Đối với học sinh yếu kém, khả năng tư duy, ghi nhớ kiến thức chậm hơn, khó khăn hơn. Vì vậy tôi đã sử dụng các bài thơ dạng văn vần như bài ca hoá trị, bài ca nguyên tử khối... để học sinh học thuộc. Ví dụ 1: Bài 5: Nguyên tố hoá học – Lớp 8 Phần nguyên tử khối Để học sinh thêm hứng thú và ghi nhớ nguyên tử khối dễ dàng giáo viên có thể cho học sinh học thuộc bài ca nguyên tử khối như sau: BÀI CA NGUYÊN TỬ KHỐI 12 Hidro (H) là 1 12 cột Các bon (C) Nitơ (N) 14 tròn Oxi (O) trăng 16. Kali (K) thích 39 Canxi (Ca) tiếp 40 (55) Mangan (Mn) cười Sắt (Fe) đây rùi: 56. Natri (Na) hay láu táu 64 Đồng (Cu) nổi cáu Nhảy tót lên 23 Bởi kém kẽm (Zn) 65 Khiến Magie (Mg) gần nhà 80 Brom (Br) nằm Ngậm ngùi nhận 24. Xa Bạc (Ag) 108. 27 Nhôm (Al) la lớn Bari (Ba) buồn chán ngán Lưu huỳnh (S) giành 32 Khác người thật là tài Clo (Cl) ba nhăm rưỡi (35,5). (137) Một ba bẩy ích chi kém người ta còn gì! Thủy ngân (Hg) hai linh mốt(201) Còn tôi..., đi sau rốt...! Ví dụ 2: Bài 10: Hoá trị – lớp 8 Sau khi học xong và giới thiệu hoá trị của các nguyên tố, giáo viên có thể cho học sinh học bài ca hoá trị như sau: BÀI CA HOÁ TRỊ Kali (K), iot (I), hidrô (H) Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài Là hoá trị I em ơi! Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân... Magiê (Mg), chì (Pb), kẽm (Zn) thuỷ ngân (Hg) Oxi (O), đồng (Cu), thiếc (Sn) cũng gần Bari (Ba) Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca) Hoá trị II đó có gì khó khăn! Bác nhôm hoá trị III lần. In sâu trí nhớ khi cần có ngay. Cacbon (C) , silic (Si) này đây Có hoá trị IV không ngày nào quên. 13 Sắt (Fe) kia rồi cũng quen tên II , III lên xuống cũng phiền lắm thôi. Nitơ (N) rắc rối nhất đời! I , II , III , IV khi thời lên V. Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm Xuống II lên VI khi nằm thứ IV. Phot pho (P) nói đến không dư Có ai hỏi đến thì ừ rằng V. Em ơi , cố gắng học chăm Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng! Ví dụ 3: Bài 37: Axit – Bazơ – Muối Phần giới thiệu bảng tính tan trong nước của các axit – bazơ – muối, sau khi giới thiệu bảng tính tan, cho học sinh tìm hiểu cách sử dụng bảng tính tan, tìm hiểu tính tan của các hợp chất, giáo viên có thể cho học sinh tham khảo bài thơ sau: TÍNH TAN CỦA MUỐI Loại muối tan tất cả Là muối nitrat (-NO3) Và muối acetat (-COOH) Bất kể kim loại nào Những muối hầu hết tan Là clorua (-Cl), sulfat (=SO4) Trừ bạc chì clorua Bari, chì sulfat Những muối không hòa tan Carbonat (=CO3), photphat (PO4) Sulfur (=S) và sulfit (=SO3) Trừ kiềm, amoni Sau đó cho học sinh đối chiếu với bản tính tan, tìm các loại hợp chất: 14 Muối nitrat (-NO3), clorua (-Cl), sunfat (=SO4), cacbonat (=CO3), photphat (PO4), sunfur (=S) và sulfit (=SO3), là dãy nào, là những muối nào trong bảng tính tan … Ví dụ 4: Bài 17 Hoá học 9 “Dãy hoạt động hoá học của kim loại” Giáo viên cho học sinh học thuộc các câu văn sau: DÃY ĐIỆN HÓA (I) K Na Li Ba Ca Mg Không Nói Li Biệt Chiều Mưa Ấy Sn Pb Mn Zn Fe Co Mắt Dõi Phương Cũ H Cu Hỏi Có Ni Al Nhớ Thương Chờ Bi Hg Ag Pt Au Biết Hay Ai Phố Vắng Chín nhớ mười thương vào tận mơ… DÃY ĐIỆN HÓA (II) K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au Khi Nào Bạn Cần May Áo Giáp Sắt Nên Sang Pháp Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu Hàng ngày yêu cầu các học sinh khá giỏi trong lớp kiểm tra và hướng dẫn cách ghi nhớ. Có tuyên dương với các bạn đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình các bạn học yếu. 3.4 Đa dạng các hoạt động của học sinh – ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy: Trong các tiết dạy tôi đã thông qua các hoạt động như tổ chức trò chơi, làm các thí nghiệm vui để giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học. Ngoài ra các hoạt động không chỉ ở những giờ học chính khoá mà còn được tổ chức hoạt động ngoại khoá thông qua các cuộc thi như “Rung chuông vàng”, “Đấu trường 30” thực hiện trong một lớp, “Đội nào mà tài thế” tổ chức thi giữa 2 lớp ... với hệ thống câu hỏi không những liên quan đến kiến thức bộ môn mà còn liên hệ giải thích các hiện tượng thường gặp trong đời sống hàng ngày, đúng với tinh thần “học mà chơi – chơi mà học”, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”... Ngày nay, khoa học hiện đại việc áp dụng các công nghệ thông tin vào những tiết học là rất cần thiết và quan trọng. Nó tạo hứng thú cho các em tiếp 15 cận thông tin và khám phá tiết học một cách say mê, nhẹ nhàng và hiệu quả cao. Đó là việc giảng dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm như powerpoint, violet, flash... VÝ dô: TiÕt 47, Bµi 38 Axetilen. Ho¸ häc 9 §Ó cñng cè bµi vµ kiÓm tra kiÕn thøc cò, t«i ®· thiÕt kÕ mét trß ch¬i « ch÷ b»ng phÇn mÒm powerpoint nh- sau: TRÒ CHƠI Ô CHỮ 1  2 3   4  5  6  7  8   9 - Hµng ngang 1: Tªn cña mét hi®rocacbon cã 1 liªn kÕt ®«i trong ph©n tö - Hµng ngang 2: Loại đơn chất mà tính chất của chúng là không dẫn điện, dẫn nhiệt hoặc dẫn điện dẫn nhiệt kém. - Hàng ngang 3: Tên của loại phễu chiết trùng với 1 loại quả (có hình ảnh quả lê) - Hàng ngang 4: Loại phản ứng đặc trưng của hợp chất hiđro cacbon có liên kết bội. 16 - Hàng ngang 5: Trạng thái của các hợp chất hiđro cacbon đã học. - Hàng ngang 6: Loại phản ứng đặc trưng của các hợp chất hiđro cacbon có toàn liên kết đơn trong cấu tạo phân tử. - Hàng ngang 7: Tên của một hiđrocacbon còn gọi là khí đá (bơm vào bóng bay). - Hàng ngang 8: Hoá trị của nguyên tố Cacbon trong các hợp chất hữu cơ. - Hàng ngang 9: Tên một loại hiđro cacbon đã học. Sau khi giải xong các ô chữ hàng ngang, học sinh sẽ tìm ra từ chìa khoá là “liên kết ba” – là loại liên kết mới học xong. Như vậy vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ, vừa củng cố bài mới và kết thúc tiết học với tinh thần rất thoải mái, vui vẻ đầy hứng thú. 3.5 Liên hệ thực tế cuộc sống và hiểu biết xã hội: Trong chương trình sách giáo khoa mới thông thường sau mỗi bài đều có phần “Em có biết” giáo viên nên cho các em đọc trong tiết dạy của mình. Đây là những thông tin rất bổ ích mà các em cần biết để có những kinh nghiệm trong cuộc sống và hiểu biết về thế giới xung quanh mình. Sau đây tôi xin trích một vài thí dụ điển hình. Ví dụ 1: Bài 36 Nước (Tiết 54 - lớp 8) Qua phần “Em có biết” học sinh thấy được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm nguồn nước, ngoài ra còn một số thông tin sau: Để có được một tấn sản phẩm, lượng nước cần tiêu thụ như sau: Than cần từ 3 - 5 tấn nước, dầu mỏ từ 30 - 50 tấn nước, giấy gừ 200 - 300 tấn nước, gạo từ 5000 - 10.000 tấn nước, thịt từ 20.000 - 30.000 tấn nước. Ví dụ 2: Bài 28 Các oxit của cacbon (Tiết 34 - Lớp 9): * Khí CO có thể gây chết người. CO được sinh ra từ các lò khí than, đặc biệt là khí ủ bếp than (do bếp không cung cấp đầy đủ khí ôxi cho than cháy). Đã có một số trường hợp tử vong do ủ than trong nhà đóng kín cửa. Đó là do nồng độ khí CO sinh ra từ bếp than ủ trong phòng kín qua mức cho phép, khí CO kết hợp với hêmôglobin trong máu ngăn không cho máu nhận ôxi và cung cấp ôxi cho các tế bào và do đó gây tử 17 vong. Cần đun than ở nơi thoáng gió. Tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi và ủ bếp trong phòng kín. * Tại sao CO2 được dùng để dập tắt đám cháy. Khí CO2 nặng hơn không khí và không tác dụng với ôxi nên nó có tác dụng ngăn không cho vật cháy tiếp xúc với không khí. Do đó khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về phần “em có biết ” rất hay, giáo viên không nên bỏ qua phần này và có thể phân tích thêm cho các em hiểu những điều điệu kỳ có ở xung quanh mình và thêm yêu môn học. 4. Dạy phụ đạo vào các buổi ngoại khoá 4.1 Tổ chức các buổi phụ đạo: Khâu chuẩn bị, soạn giáo án của giáo viên kỹ lưỡng, cẩn thận, trau chuốt. Không khí học tập trên lớp sôi nổi, phương pháp phù hợp, học sinh hoạt động tích cực. Song, với đối tượng học sinh yếu kém, các em vẫn chưa thể nắm vững trọng tâm kiến thức, chưa thể vận dụng kiến thức. Thời gian một tiết học không thể đủ để giáo viên quan tâm sâu sắc đến tất cả mọi đối tượng học sinh. Đặc biệt với những lớp có sự phân hoá khả năng, năng lực học sinh rõ rệt. Vậy, phụ đạo học sinh yếu kém ngoài các tiết dạy chính khoá là một biện pháp không thể thiếu để nâng cao kết quả học tập, giúp học sinh vá lại lỗ hổng kiến thức để các em bắt kịp những kiến thức mới, hoà nhịp cùng các bạn trong lớp. Hoạt động này được tổ chức vào những buổi các em tự học tên lớp. Thời gian từ một đến hai tuần hoặc học xong hai, ba bài sẽ tổ chức phụ đạo một buổi. Các bước thực hiện biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém là: - Lên danh sách học sinh của từng lớp, từng khối. - Yêu cầu học sinh xem lại kiến thức đã học. - Giáo viên nắm bắt những kiến thức cần bổ sung lại cho học sinh. - Giáo viên soạn bài, chuẩn bị cho buổi phụ đạo. - Tổ chức phụ đạo và kiểm tra kết quả, khả năng tiếp thu bài của học sinh cuối mỗi buổi phụ đạo. Trong mỗi buổi phụ đạo cần giải đáp ngay những nghi vấn của học sinh giúp học sinh xác định chính xác kiến thức. Giảng lại, giảng kỹ những kiến thức 18 khó, phức tạp, dễ nhầm lẫn. Chữa và hướng dẫn giải các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. Ví dụ: Sau khi học xong bài 16 (Sgk Hoá học 8) “Tiết 22, 23: Phương trình hoá học”, qua nhận xét ,đánh giá sự tiếp thu bài của học sinh, tôi thấy các em chưa nắm bắt được cách lập phương trình hóa học, chưa biết cách viết một phương trình hoá học, chưa hiểu và chưa xác định được các chất tham gia, các chất tạo thành … Tôi đã tổ chức buổi phụ đạo cho các em, giáo án như sau: ÔN TẬP: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I.MỤC TIÊU: Phải làm cho học sinh biết: 1. Kiến thức: Hiểu và phân biệt rõ ràng các chất tham gia, các chất tạo thành, phương trình hóa học, nắm được các bước lập phương trình hóa học. 2.Kĩ năng: Phân biệt, ghi nhớ KHHH, CTHH của một số chất. 3.Thái độ: Tạo cho học sinh say mê với môn học, thích khám phá. 4.Trọng tâm: Phần kiến thức trên. II.PHƯƠNG PHÁP: kết hợp các phương pháp: - Đàm thoại gợi mở - Trực quan - Thảo luận nhóm - Giảng giải nêu vấn đề - Phát vấn - Chơi trò chơi. III.CHUẨN BỊ: 1.GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu có liên quan… Phiếu học tập, bảng phụ (bảng 1) … 2.HS: Xem và nghiên cứu ,chuẩn bị trước theo yêu cầu của giáo viên. IV.TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP: 1.Ổn định tổ chức: Làm công tác tư tưởng đối với học sinh để các em không nhàm chán môn học. 2.Kiểm tra bài: kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu mục đích của buổi phụ đạo. 3.Bài mới: Sau những gì các em đã tiếp thu trên lớp thì trong giờ học này các em sẽ tự đánh giá lại những kiến thức mà mình đã học ,qua đó xác định lần nữa 19 thật chính xác kiến thức để vận dụng và làm kiến thức cơ sở cho các bài học tiếp theo. Nội dung GV HS I.Phương trình hóa HĐ1:Tìm hiểu và xác định và hiểu rõ được các ngôn học. ngữ : chất tham gia ,tạo thành, biểu diễn PTHH như thế nào. Treo bảng phụ một số phương -PTHH dùng để biểu trình chữ của phản ứng diễn ngắn gọn PƯHH. Bảng 1: a.Khí hidro + khí ôxi - -> nước - đọc nội dung bảng Các chất tham gia -> b. Canxi cacbonat các chất tạo thành. Canxioxit + cacbonđioxit nhóm: - Nêu tên được các chất c.kẽm + axít clohiđric - -> kẽm tham gia và các sản clorua + khí hidro. phẩm ,ghi CTHH của - các chất. - -> phụ và thảo luận -Hãy cho biết tên các chất tham gia ,các chất tạo thành , CTHH của các chất trên? Khi các chất được viết dưới dạng CTHH ,các chất tham gia nối với nhau bằng dấu cộng (+) -học sinh lên bảng ghi ,các chất tạo thành cũng nối với các sơ đồ phản ứng đã nhau bằng dấu cộng,các chất cho lên bảng theo tham gia nối với các chất tạo hướng dẫn. thành bằng dấu mũi tên(- ->) ,các chất tham gia viết ở bên trái còn các chất tạo thành viết ở bên phải mũi tên ta được sơ đồ của 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng