Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trường mầm non

.DOC
21
1265
76

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tư do – Hạnh phúc TRƯỜNG MẦM NON MỸ HƯNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2013-2014 I. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Ngô Thị Tân Ngày sinh: 02/07/1961 Năm vào ngành: 01/1979 Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Đơn vị công tác:Trường Mầm Non Mỹ Hưng- Thanh Oai. Trình độ chuyên môn: Dại Học Sư phạm Bộ môn giảng dạy: Quản lý phụ trách dinh dưỡng Trình độ chính trị: Sơ cấp Khen thưởng (ghi hình thức cao nhất): Chiến sĩ thi đua cấp cơ Sở Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 1 MỤC LỤC Trang bìa phụ Sơ yếu lí lịch.................................................................................................. 1 Mục lục ......................................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 3 2. Nội dung.................................................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................... 4 2.2. Thực trạng vấn đề.................................................................................. 4 3.Các biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu..........................................7 Biện pháp 1:Nâng cao nhận thức cán bộ cho giáo viên, phụ huynh những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm....................7 Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non dưới nhiều hình thức gây hứng thú cho trẻ học tập................................................10 Biện pháp 3: Chỉ đạo tốt các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng.........11 Biện pháp 4:Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non........................................................................12 Biện pháp 5: làm tốt công tác thanh kiểm tra và công thi đua khen thưởng ....................................................................................................................... 15 Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa, công tác tuyên truyền để có cơ sở vật chất tốt phục vụ cho chương trình chăm sóc giáo dục trẻ................................................................................... 16 4.Kết quả thực hiện...................................................................................... 17 * Kết luận..................................................................................................... 18 Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 2 5.Một số khuyến nghị và đề nghị................................................................19 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sức khỏe là vốn quí nhất của con người,muốn tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ em lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng vì giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần dần được hoàn thiện.Trẻ có khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như:hoạt động học tập, hoạt động góc, hoạt động lao động. Muốn cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi các bậc cha mẹ ,các thầy cô giáo và toàn Xã Hội phải quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường Mầm Non. Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển năm mặt nhận thức, thể chất ngôn ngữ, tình cảm-Xã Hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện, thì ta cần kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của Xã Hội trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được các gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mức cơ thể trẻ khỏe mạnh học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay vấn đề về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn Xã Hội,đặc biệt là trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Mầm Non, vì trường Mầm Non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề có ý nghĩa thực tế. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: ''Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 3 toàn thực phẩm cho trẻ Trường Mầm Non Mỹ Hưng'' 2. NỘI DUNG 2.1. cơ sở lý luận: Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi Mầm Non nhu cầu dinh dưỡng là nhu cầu về hoạt động của trẻ rất cao. Hơn thế nữa cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển. nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ phải đảm bảo đầy đủ các chất phải cân đối phối hợp, hợp lý đủ các nhóm thực phẩm trong một ngày. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt là hoạt động vui chơi đóng vai trò rất cao nó là hoạt động chủ đạo của trẻ Mầm Non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng ngay từ khi rất nhỏ, trẻ mới vào trường Mầm Non thì trẻ luôn khỏe mạnh thông minh hiếu học. Do đó khi dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh cũng là giúp cô lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thưc phẩm cho trẻ. Việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ Mầm Non là phải thường xuyên và liên tục, thế nhưng ở mỗi địa phương thì việc quan tâm vệ sinh dinh dưỡng cho các cháu có sự khác nhau. Đối với trường Mầm Non Mỹ Hưng nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được xác định và xúc tiến ngay từ những năm học trước, tuy nhiên đến năm 2012-2013 kết quả giáo dục chưa được cao. Vì vậy là người cán bộ quản lý Trường Mầm Non thì việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ là nhiệm vụ nóng bỏng, không chỉ riêng cán bộ quản lý mà còn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của giáo viên đang trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ * Thời gian và phạm vi thực hiện đề tài Thực hiện tại Trường Mầm Non Mỹ Hưng năm học 2013-2014 2.1.Thực trạng của vấn đề Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 4 a. Đặc điểm chung của trường: Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên trong trường là: 51 Trình độ Đại học và Cao Đẳng là :21 đồng chí Trình độ Trung cấp là: 29 đồng chí Trình độ chứng chỉ là: 01 đồng chí Mặc dù trong những năm gần đây Trường Mầm Non Mỹ Hưng không xảy ra trường hợp ngộ độc thức ăn nào, việc tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng đã được chú ý, chất lượng bữa ăn của trẻ được cải thiện. Tuy nhiên trẻ Mẫu Giáo dược ăn ở lớp tỉ lệ đạt chưa cao, kiến thức, đặc biệt kĩ năng thực hành về dinh dưỡng an toàn thực phẩm vẫn hạn chế,một số phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, việc đầu tư cơ sở vật chất phục cho chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn. 2.2 Thuận lợi Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Oai, của các cấp chính quyền và sự phối hợp đồng bộ của Ban Giám Hiệu đã đầu tư mua đủ đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng chuẩn về trình độ, có nghiệp vụ chăm sóc giáo dục trẻ rất tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. Bản thân luôn học hỏi trong sách báo phương tiện thông tin, trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tình hình ăn uống và sức khỏe của trẻ để chỉ đạo thêm đội ngũ nhân viên thường xuyên thay đổi thực đơn. Chế biến món ăn phù hợp với trẻ với mức đóng góp của phụ huynh. 2.3 Khó khăn Bếp ăn chưa được xây dựng qui trình bếp một chiều Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhận thức tầm quan trọng của dinh dưỡng Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 5 và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, trình độ chuyên môn không đồng đều, tiếp thu kiến thức còn chậm, ở một số đồng chí nên ảnh hưởng đến việc thực hiện tuyên truyền kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng. Đồ dùng đồ chơi phục vụ còn ít chưa đáp ứng với yêu cầu giáo dục trẻ một số trẻ chưa hứng thú hoạt động Trường có 5 khu 12 nhóm lớp nằm rải rác khắp xã, phụ huynh sống bằng nghề làm ruộng, mức thu nhập còn thấp, trình độ văn hóa còn hạn chế nên việc quan tâm đến con cái học tập và đóng góp tiền ăn cho trẻ trong ngày còn thấp sự thông hiểu về chế độ vệ sinh dinh dưỡng còn nhiều hạn chế. Để thực hiện tốt kế hoạch do phòng giáo dục triển khai đồng thời cho việc nghiên cứu đề tài. Tôi đã tiến hành khảo sát ở 3 đối tượng vào đầu năn học, kết quả khảo sát ở 3 đối tượng là: Số thứ tự 1 Đối tượng được khảo sát Số lượng Tỉ lệ % - Đối với phụ huynh -Phụ huynh nhận thức đầy đủ về 380 người dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 171 45 - Đối với giáo viên, nhân viên 51 cô. - Giáo viên nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm,biết lồng ghép tích hợp dinh dưỡng với hoạt động khác. 30 67 + trẻ nhà trẻ ăn bán trú 60 100 +Trẻ Mẫu giáo ăn bán trú tại lớp 232 73 - Trẻ biết tên các loại thực phẩm - Trẻ biết phân loại thực phẩm theo nhóm - Trẻ có thói quen vệ sinh cá 190 50 190 225 50 60 nhân -Trẻ thích hoạt động học tập về 247 65 2 - Đối trẻ + Trẻ nhà trẻ 60 cháu + Mẫu giáo 320 3 Nội dung - Tổng toàn trường 380. Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 6 dinh dưỡng. 3. Các biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu Sau khi được đi tiếp thu chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, về trường tôi đã triển khai thực hiện tại trường hướng dẫn cụ thể phương pháp nội dung giáo dục dinh dưỡng và một số biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm tới tất cả giáo viên và nhân viên. Nhưng kết quả đạt được chưa cao vì trong thực tế giáo viên thực hiện vệ sinh dinh dưỡng còn nhiều hạn chế. Đó là một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng, việc lồng ghép tích hợp dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm với các hoạt động khác còn lúng túng. Một số trẻ chưa hứng thú hoạt động học tập về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Để khắc phục những hạn chế trên nên năm học 2013-2014 tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên,nhân viên, phụ huynh những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Như chúng ta biết, tư tưởng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, nhận thức tư tưởng đúng thì hành động sẽ đúng, nếu tư tưởng không thông, nhận thức không đúng thì thực hiện việc gì cũng khó. Đặc điểm của giáo dục Mầm Non, phụ huynh nông thôn là không thích nói nhiều, thích cụ thể, ngắn gọn, mắt thấy tai nghe. Vậy muốn để họ nhận thức đúng tiếp thu nhanh những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tôi đã lên kế hoạch nội dung cụ thể từng đối tượng. Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 7 Đối với phụ huynh công tác: tuyên truyền là chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau, đầu năm học tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu tổ chức cho họp phụ huynh và dành một nửa thời gian họp để báo cáo tọa đàm về dinh dưỡng giá trị kiến thức dinh dưỡng cho trẻ Mầm Non “dinh dưỡng hợp lý và cân đối, lựa chọn thực phẩm an toàn “...Tổ chức cho phụ huynh thăm quan bếp ăn, dự giờ ăn của trẻ, xem cách chế biến món ăn của cô nuôi.Ngoài ra nhà trường còn tổ chức hội thi: ''nhân viên nuôi dưỡng giỏi'' có mời phụ huynh đến dự được họ ủng hộ nhiệt tình. Trong hội thi đã có 9 đồng chí tham dự, xây dựng thực đơn chế biến món ăn cho trẻ, thực đơn của 9 đồng chí đều xây dựng phù hợp với thực tế của địa phương đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, khi chế biến cho trẻ ăn rất ngon miệng. Với kết quả của hội thi “Nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp trường chúng tôi đã chọn được một đồng chí có điểm cao nhất đi tham dư “nhân viên nuôi dưỡng giỏi' cấp cơ sở đó là đồng chí Nguyễn Thị Liêm. Thực đơn cụ thể của đồng chí Liêm +Bữa sáng: Trứng kho thịt, canh Su hào Cà rốt Súp lơ Khoai tây nấu Xương +Bữa chiều: Xôi vò đậu xanh, hạt sen Díi ®©y lµ h×nh ¶nh ®îc chôp l¹i tõ mãn ¨n cña ®ång chÝ Liªm ®¹t gi¶i nhÊt Héi thi cÊp trêng. Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 8 Món ăn hội thi cấp trường Các thực đơn khác của 8 đồng chí còn lại cũng đều xây dựng phong phú chế biến ngon hấp dẫn. Qua việc tuyên truyền trên kết quả nhận thức của phụ huynh được nâng lên rõ rệt, phụ huynh đã biết quan tâm và chăm sóc sức khỏe trẻ, nhận thức đầy đủ hơn về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mọi người và đặc biệt là đối với trẻ Mầm Non. Đối với giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng, sau khi được bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng do phòng giáo dục tổ chức về trường tôi đã triển khai cho 100% giáo viên và nhân viên nắm được một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức cho giáo viên dự giờ tại khu điểm sau đó triển khai dự giờ chéo nhau, sau mỗi lần được tập huấn và bồi dưỡng, dự giờ thảo luận rút kinh nghiệm, cán bộ giáo viên nhân viên nuôi dưỡng trong trường đã nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm là sự cần thiết cho công tác giáo dục trẻ. Do đó mà kết quả đạt được là giáo viên đã biết lồng ghép giáo dục vào các môn học như: Làm Quen Với Văn Học, Môi Trường Xung Quanh, Nhận Biết Tập Nói Ví dụ: Tiết Nhận Biết Tập Nói quả Cam quả Đu Đủ của đồng chí Ngọc đã giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh môi trường cho trẻ: Ăn Cam cung cấp chất gì? ( vitamin) Trước khi ăn phải lam gì?(rửa tay) Khi ăn Cam phải làm gì? (gọt vỏ bỏ hạt) Bỏ vào đâu? (Thùng giác). Để trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng ngoài các hoạt động chung mà cô đã lồng ghép thì trong hoạt động góc của trẻ được thể hiện đặc biệt là góc phân vai với vai trò ''bé tập làm nội trợ '' ở góc này trẻ đã được tự Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 9 do trao đổi nghĩ ra các món ăn, cách chế biến thể hiện một cách nhẹ nhàng đạt hiệu quả cao. Đối với nhân viên nuôi dưỡng biết cách chế biến thức ăn, thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn, biết lên thực đơn theo mùa, qua đó giáo viên đã được nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm biết lồng ghép nhẹ nhàng và tích hợp. Biện pháp 2: tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho trẻ Mầm Non dưới nhiều hình thức gây hứng thú cho trẻ học tập. Sau khi đã được bồi dưỡng kiến thức, nhận thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm nhà trường tổ chức các hoạt động dinh dưỡng cho trẻ dưới nhiều hình thức thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ, trên tiết học, qua hoạt động vui chơi bằng những kiến thức hiểu biết của mình các cô giáo lựa chọn các chủ đề để đưa vào nội dung giáo dục cho phù hợp đồng thời tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động. Trẻ được thực hành nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện ý thức vệ sinh ăn uống, và phòng bệnh như hàng ngày trẻ được nhắc nhở rửa tay trước khi ăn sau khi đi vệ sinh. Ví dụ: với hoạt động '' bé tập làm nội trợ ''thông qua chơi trẻ đã được thể hiện tài năng của mình để chế biến một số món ăn rất sáng tạo như pha nước chanh, tập làm quen các loại bánh, trẻ biết tên các loại thực phẩm và biết ăn các loại thực phẩm đó thì cung cấp chất gì? Cho cơ thể. Dưới đây là hình ảnh 1 nhóm cháu lớp A1 đang hoạt động tại góc “bé tập làm nội trợ”, Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 10 Trẻ pha nước tranh và làm bánh Qua các hoạt động thực hành trẻ đã dần thích nghi với chế độ sinh hoạt hàng ngày, môi trường sống và có nề nếp thói quen tốt trong ăn, ngủ, vệ sinh cơ thể phát triển hài hòa, hứng thú học tập. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng Việc xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý đã được nhà trường rất coi trọng,cụ thể lên thực đơn phải ngon, chọn thực phẩm phải dễ tìm theo mùa, thực phẩm được sử dụng nhiều loại thực phẩm trong ngày, và cân đối hợp lý, thực đơn được xây dựng phù hợp với từng độ tuổi, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, sử dụng thực phẩm có chất lượng giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu tốt để phát triển. Nhà trường còn phát động tuần dinh dưỡng, tháng dinh dưỡng được phụ huynh ủng hộ trứng Gà, hoa quả, sữa... Tổ chức trồng rau sạch tại khu trường có điều kiện đất rộng như khu Thạch Nham, Đan Thầm tôi cùng giáo viên trồng rau Muống, rau Ngót... làm được việc này đối với trẻ dược làm quen với thiên nhiên đồng thời cũng cải thiện bữa ăn cho trẻ. Để tổ chức tốt phòng chống suy dinh dưỡng tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu Trưởng mua sắm 1 số tranh ảnh, tư liệu, tài liệu có liên quan đến “giáo dục dinh dưỡng cho trẻ” phát cho các lớp để xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ.Díi ®©y lµ h×nh ¶nh Th¸p dinh dìng ®îc treo ë n¬i trung t©m nhÊt. Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 11 Th¸p dinh dìng Tổ chức tốt cuộc vận đông tuyên truyền cho trẻ ăn bán trú ở trường đông. Quan tâm đến việc chăm sóc tinh thần, tạo bầu không khí cho trẻ như ở gia đình. Biện pháp 4: Thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm Non Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được xem như là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, vì vậy tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu Trưởng để chỉ đạo thực nghiêm túc một số vấn đề sau: Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 12 + Ngay từ đầu tháng 9 tôi đã mời các khách hàng về kí hợp đồng như thịt, rau, trứng, gạo... nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện: cung cấp thường xuyên và phải có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm hợp đồng phải tươi sống như rau thịt được nhận vào buổi sáng và được kiểm tra đảm bảo về chất lượng. Nếu thực phẩm không đảm bảo như ẩm mốc, ôi thiu, dập nát kém chất lượng. Không nhận và cắt hợp đồng.Để đảm bảo việc giao nhận thực phẩm theo yêu cầu tôi đã chỉ đạo lên kế hoạch cho từng ngày và có đầy đủ bốn bên giao nhận và ký.Cụ thể như: ¶nh giao nhËn thùc phÈm Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 13 + Măc dù khu bếp Quảng Minh không có bếp một chiều để đảm bảo khoa học tôi đã chỉ đạo giáo viên sắp xếp qui trình theo một chiều, thường xuyên quét dọn sạch sẽ ngăn nắp, thùng rác và xô nước phải có nắp đậy và đổ đi hàng ngày. Nội qui nhà bếp được ghi rõ trách nhiệm, nguồn nước sạch phải được cung cấp đủ nước sạch dùng cho chế biến và sinh hoạt, dụng cụ chế biến và sinh hoạt, dụng cụ chứa nước luôn được vệ sinh và cọ rủa. Sơ chế thực phẩm trên bàn rau phải rửa từ ba nước trở lên, thực phẩm sau khi nhận sơ chế xong phải đưa vào bếp ngay, chế biến món ăn phải phù hợp với lứa tuổi, đảm bảo đun kĩ. Cô bếp trưởng phải sắp xếp bếp ăn hợp lý để sau khi nấu xong thức ăn cho các cháu ăn ngay, cho trẻ ăn đúng giờ, thức ăn ấm nóng, dụng cụ ăn sạch sẽ để phòng chống nhiễm khuẩn Đảm bảo thực phẩm trong dụng cụ có nắp đậy, Bát phải tráng nước sôi trước khi ăn, lưu mẫu thức ăn 24 giờ. Vì vậy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đã tham mưu với đồng chí hiệu trưởng đầu tư kinh phí mua thêm một số đồ dùng phục vụ cho công tác an toàn thực phẩm trong nhà trường cụ thể đã trang bị Chạn ylốc, tủ cơm ga, tủ lạnh ấm điện,bếp ga công nghiệp. Cô nuôi được trang bị đầy đủ trang phục, như tạp rề, mũ, khẩu trang... được khám sức khỏe định kì, móng tay cắt ngắn và có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến... rửa tay ngay sau khi mỗi lần gián đoạn. Do làm tốt công tác trên nên năm học vừa rồi nhà trường không xảy ra một trường hợp ngộ độc thực phẩm nào, đã gây được lòng tin cho nhân dân. Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 14 Biện pháp 5: làm tốt công tác thanh kiểm tra và công tác thi đua khen thưởng. Kiểm tra là một việc làm thường xuyên của nhà trường nhằm đánh giá việc thực hiện của cô và kết quả trên trẻ. Việc kiểm tra thực phẩm được thực hiện hàng ngày đã có bảng phân công một ngày ít nhất 3 người kiểm tra nhận thực phẩm ngoài ra còn có. Ban Giám Hiệu và thanh tra đột xuất, khi thực phẩm được kiểm tra đủ số lượng và chất lượng thì nhân viên kế toán vào sổ, có chữ kí của người giao người nhận, các thực phẩm không đúng yêu cầu về chất lượng (dập, ôi, úa...)hoặc thừa thiếu về số lượng được giải quyết ngay, tuyệt đối không mua thực phẩm chế biến sẵn. Tất cả thực phẩm mua đều có nhãn hiệu, bao bì, hạn sử dụng đầy đủ. Tổ chức kiểm tra tay nghề cho nhân viên: +Kiểm tra về vệ sinh cá nhân trẻ và giữ gìn vệ sinh chung trong hoạt động hàng ngày. +Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe trẻ qua biểu đồ tăng trưởng để đánh giá sự phát triển của trẻ, +Dự giờ đột suất, dự giờ ăn để đánh giá chất lượng và thói quen trong ăn uống của trẻ. - Về công tác thi đua khen thưởng: + Đối với những đồng chí cô nuôi làm tốt không xảy ra ngộ độc thực phẩm, chế biến ngon được xếp loại khá, tốt hàng tháng +Đối với cô dạy huy động được số trẻ ăn đông, làm tốt công tác chăm sóc dạy dỗ được xếp loại khá, tốt. Cuối học kỳ tổng kết, sơ kết đồng chí nào có nhiều tháng xếp loại tốt được thưởng từ 100.000 - 200.000 đồng' mặc dù số tiền còn ít ỏi xong phần nào đã động viên khích lệ các đồng chí, làm hạn chế những tiêu cực trong quản lý trẻ ăn của lớp. Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 15 Biện pháp 6: Làm tốt công tác tham mưu, công tác Xã Hội hóa, công tác tuyên truyền để có cơ sở vật chất tốt phục vụ cho chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất là một trong những yếu tồ quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã thường xuyên tham mưu với các đồng chí lãnh đạo địa phương đồng thời luôn giữ mối liên quan chặt chẽ với các ngành, các cấp ủng hộ cơ cở vật chất hỗ trợ kinh phí đồng thời giúp nhà trường tuyên truyền trong các buổi họp về sự cần thiết cho trẻ ăn bán trú tại lớp, tổ chức tuần dinh dưỡng, tháng dinh dưỡng bằng cách vận động nhân dân ủng hộ trứng Gà, Gạo Nếp, vận động các ban ngành ủng hộ kinh phí góp phần tăng thêm bữa ăn. Liên hệ với trạm y tế khám sức khỏe định kì cho trẻ nhằm phát hiện các bệnh trẻ mắc kịp thời thông báo cho gia đình điều trị sớm cho trẻ để có hiệu quả. Từ việc làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục, mà trong năm học qua nhà trường đã mua sắm đủ đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sửa sang lại phòng học, nâng cấp bếp tạm khu Thiªn §«ng thành bếp một chiều thay bếp Than bằng bếp Ga công nghiệp,xây nhà vệ sinh máng rửa tay, mua Bảng dạy học, Đồ chơi. Vì vậy số trẻ ra lớp ngày một đông, số trẻ ăn bán trú tại lớp tăng lên rõ rệt, hạ thấp tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng từ 12% nay còn 6%. Tóm lại: thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là một việc làm quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy để thực hiện tốt được vấn đề này thì yêu cầu đối với giáo viên, nhân viên phải được chuẩn hóa, có trình độ chuyên môn vững, nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 16 và vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời phải linh hoạt, sáng tạo, biết lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục có như vậy mới thu hút được sự tập chung chú ý của trẻ, ý thức trách nhiệm của cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 4. kết quả thực hiện có so sánh đối trứng Trong một năn thực hiện đề tài. Bằng sự nỗ lực nghiêm túc và hướng dẫn thực hiện của bản thân và được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện Thanh Oai, của các cấp chính quyền, các đồng chí trong Ban Giám Hiệu tôi đã đạt được những kết quả sau: + Giáo viên đã áp dụng công thức giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Trẻ hứng thú học tích cực tham gia các hoạt động đã hiểu và biết được tầm quan trọng của vệ sinh dinh dưỡng đối với đời sống con người, thông qua giờ học trên lớp ở mọi lúc mọi nơi. + Phụ huynh, giáo viên và nhân viên đã nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đã cùng nhau phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. + Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. + Tỉ lệ trẻ ăn bán trú tăng cơ sở vật chất được xây dựng củng cố và sửa chữa, các lớp học khang trang và đủ điều kiện tối thiểu phục vụ vệ sinh ăn ngủ cho trẻ. + Nhận thức của lãnh đạo, nhân dân địa phương về giáo dục Mầm Non đã tiến bộ rất nhiều họ tin tưởng vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục của nhà trường đặc biệt là phụ huynh đã thấy được sự cần thiết phải đưa con đến trường Mầm Non và phải cho con ăn bán trú tại trường. Sau đây là chất lượng đánh giá cuối năm học: Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 17 Tổng số trẻ được đánh giá là: 380. Riêng trẻ Mẫu giáo là:320 Tổng số phụ huynh được đánh giá là: 380. Giáo viên, nhân viên được đánh giá là: 51 Bảng so sánh kết quả có đối chứng Trước khi thực hiện Số thứ tự Nội dung Sau khi thực hiện Số lần Tỉ lệ % Số lần Tỉ lệ % 1 Phụ huynh nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm 171 45 369 97 2 Giáo viên và nhân viên nhận thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm biết lồng ghép tích hợp vào các hoạt động khác 30 67 51 100 3 Trẻ Mẫu Giáo ăn bán trú tại lớp 232 73 287 99 4 Trẻ biết tên các loại thực phẩm biết phân nhóm 190 50 361 95 5 Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân 225 60 380 100 247 65 380 100 Trẻ thích hoạt động học tập về dinh dưỡng *Kết luận 6 + Từ những kết quả ở trên tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: + Là người quản lý phải nhiệt tình năng động, linh hoạt, biết tìm nhiều biện pháp tích cực để áp dụng phù hợp vào địa phương nơi mình công tác, thì có khó khăn mấy cũng có thể vượt qua tốt. + Làm tốt công tác nhận thức trách nhiệm và bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. + Nâng cao nhận thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 18 các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền. + Thực hiện có hiệu quả về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những biện pháp huy động trẻ đến lớp là làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục trẻ Mầm Non + Làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền để có được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương ủng hộ về kinh phí xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. + Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường. + Thực hiện đúng qui chế dân chủ của nhà trường thống nhất trong nội bộ, thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần của giáo viên để họ yên tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao 5. Một số khuyến nghị và đề nghị Để giúp trường chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi có những kiến nghị với các cấp các ban ngành như sau: Đề nghị các cấp tăng cường hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Mở lớp bồi dưỡng thêm kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý. Tổ chức cho cán bộ giáo viên đi thăm quan học tập ở các trường tiên tiến. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã đề ra và thực hiện trong năm học 2013 – 2014 rất mong được sự góp ý giúp đỡ của hội đồng khoa học cấp trên đẻ bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và làm tốt Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 19 hơn nữa trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mỹ Hưng,ngày 24 tháng 03 năm 2014 Tác giả kí tên Ngô Thị Tân Trường Mầm Non Mỹ Hưng - Ngô Thị Tân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan