Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng đá mini học sinh tiểu học

.DOC
16
1182
149

Mô tả:

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ MINI HỌC SINH TIỂU HỌC Môn: Thể dục Năm học: 2017 – 2018 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy huấn luyện đội tuyển Bóng đá mi ni học sinh Tiểu học 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Huấn luyện bóng đá 3. Tác giả: Họ và tên: Cao Văn Cường Nam Ngày tháng/năm sinh: 09/04/1988 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường tiểu học Chu Văn An Điện thoại: 0936 992 303 4. Đồng tác giả (nếu có) Họ và tên; Ngày tháng/năm sinh; Trình độ chuyên môn: Chức vụ, đơn vị công tác; Điện thoại: 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường tiểu học Chu Văn An. Khu dân cư Thái Học 2 – Sao Đỏ - Chí Linh - Hải Dương 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trang thiết bị, cơ sở vật chất, kinh phí, học sinh nam 4-5. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2017 – 2018.. TÁC GIẢ (ký, ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN Trong nhà trường Tiểu học môn thể dục là môn học đóng vai trò quan trọng góp phần vào sự hình thành Đức – Trí – Thể - Mĩ cho các em. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên góp phần nâng cao sức khỏe của mỗi người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Các bài tập thể dục đều đặn và thường xuyên nâng cao sức miễn dịch của cơ thể và giúp ngăn ngừa một số bệnh, nó còn nâng cao sức khỏe tinh thần,giúp các e học sinh cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn sau mỗi giờ học căng thẳng. Ngoài các bài tập thể dục còn có các môn thể thao như: bóng rổ,bóng chuyền,cầu lông,bóng bàn… Và đặc biệt một môn thể thao được mọi người và các em học sinh yêu thích đó là bóng đá. Năm học 2017-2018 tôi là một giáo viên dạy thể dục. Để đẩy mạnh phong trào tập luyên thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và đặc biệt là để nâng cao chất lượng cho đội tuyển bóng đá trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini học sinh tiểu học”. Có thể nói, Bóng đá là một phương tiện giáo dục thanh thiếu niên có hiệu quả cao, nhất là trong môi trường giáo dục nhà trường. Trong công tác Đoàn, Đội, Bóng đá luôn là một nội dung hoạt đông tích cực được lựa chọn với nhiều mục đích, trong đó mục đích giáo dục được coi trọng. Bản thân Bóng đá là một hoạt động thể thao mang lại lợi ích về sức khoẻ, phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần cho người tập như phần lớn các môn thể thao khác. Nhưng bóng đá còn có một số ưu thế đặc biệt, đó là tính hấp dẫn rất cao của nó đối với tuổi trẻ. Đây là điều kiện rất thuận lợi để tập trung lớp trẻ vào các hoạt động lành mạnh, có ích mà đoàn thể cần sử dụng vào mục đích giáo dục của mình. Trước đây do không được quan tâm thường xuyên và đúng mức, thường các giáo viên chỉ dành cho học sinh một, hai quả bóng rồi để các em tự tập, tự chơi với nhau, nhưng hiện nay giáo viên luôn hướng dẫn và theo dõi các em một cách sát sao nên chất lượng của đội bóng nhà trường đã có những tiến bộ rõ rệt. Để thực hiện được sáng kiến này cần có một số giải pháp như: tăng cường trau dồi chuyên môn của giáo viên giảng dạy,giúp học sinh hiểu và yêu thích bộ môn bóng đá,phối hợp cùng với phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất cho các em tập luyện,tăng cường cơ sở vật chất cho giảng dạy và tập luyện. Qua điều tra nghiên cứu muốn đạt được hiệu quả nâng cao chất lượng giảng dạy huấn luyện đội Bóng đá mi ni cho học sinh Tiểu học cần chú ý một số điểm sau: *.Đối với giáo viên. - Biết tranh thủ sự đồng tình của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tối đa cho việc thực hiện giảng dạy và huấn luyện. - Quan tâm đến tối tượng học sinh, biết khơi gợi những hứng thú, khích lệ, động viên kịp thời tới học sinh. - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững đặc trưng môn học. - Xác định và xây dựng đúng đắn mục tiêu cần thiết cho mùa giải. - Giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp, có ý thức tìm tòi sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp. - Thực hiên tốt việc chuẩn bị bài dạy, bài soạn,phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học. Luyện tập các động tác để làm mẫu cho học sinh, bài tập kĩ, chiến thuật để giảng giải cho các em. *. Đối với học sinh. - Phải giáo dục cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn, có ý thức tự giác tích cực chủ động sáng tạo, lòng say mê trong quá trình tập luyện. - Các em học sinh tuổi còn nhỏ nên việc tiếp thu bài học là rất chậm chỉ có kiên trì học hỏi và rèn luyện, các em mới có thể thành công được. - Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, giải đấu trong và ngoài nhà trường. Sáng kiến của tôi trong quá trình áp dụng không tránh khỏi những hạn chế vậy tôi đề nghị các tổ, khối chuyên môn trong nhà trường cùng các đồng nghiệp góp ý kiến để tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng vào việc giảng dạy và huấn luyện trong trường đạt kết quả cao. Đề nghị phòng giáo dục, nhà trường tạo điều kiện quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, thường xuyên tổ chức tập huấn để chúng tôi có điều kiện học hỏi lẫn nhau và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm hay vào giảng dạy. Phụ huynh học sinh cần nhắc nhở động viên quan tâm sâu sát đến việc học tập của con em mình đồng thời khuyến khích động viên các em tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, tránh xa các tệ nạn xã hội. MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 1.1. Cơ sở lý luận. Xuất phát từ một trò chơi điều khiển quả bóng tròn trên sân bãi bằng cả chân và tay, đến giữa thế kỉ XIX Bóng đá trở thành môn thể thao hiện đại và tới nay đã phát triển rộng khắp toàn thế giới. Bóng đá là môn thể thao chiếm một vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống xã hội. So với các môn thể thao khác như điền kinh , bơi lội, thể dục ... Bóng đá cũng là môn thể thao có từ lâu đời, và bóng đá đã nhanh chóng được tôn vinh là môn thể thao vua. Hiếm có môn thể thao nào lại được đông đảo công chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội, mọi độ tuổi, giới tính say mê cuồng nhiệt như môn bóng đá đặc biệt là giới trẻ. Đối với mọi người, Bóng đá là trò chơi của tất cả mọi người chơi. ở Bóng đá có một cái gì đó rất tự nhiên, đơn giản mà lại truyền cảm, lôi cuốn con người. Bóng đá có khả năng làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, là thứ ngôn ngữ chung của mọi dân tộc trên hành tinh này. Bậc tiểu học là bậc học cơ bản, là nền tảng cung cấp cơ sở ban đầu về tri thức, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách cho học sinh, chính vì vậy chúng ta cần phải giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong đó Bóng đá là phân môn trong giáo dục thể chất của nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu về giáo dục, đào tạo học sinh phát triển toàn diện. Bóng đá là một hoạt động thể thao mang lại hiệu quả cao trong nhiệm vụ tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất cho thế hệ trẻ. Đây là phương tiện giáo dục thể chất và giải trí có giá trị rất lớn trong môi trường hoạt động của lứa tuổi học sinh đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học Giáo dục thể chất nói riêng và các hoạt động TDTT trong trường học nói chung là một trong những nhân tố cơ bản góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh nó thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất cho học sinh, phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Trong những năm gần đây nhận thấy tầm quan trọng và tác dụng của Bóng đá đối với việc phát triển thể chất và sức khoẻ con người, ngành giáo dục Hải Dương và sở TDTT Hải Dương đã thường xuyên tổ chức giải Bóng đá học sinh Tiểu học nhằm tạo ra cho trẻ một sân chơi bổ ích thiết thực. Nằm trong hệ thống các phương tiện giáo dục thể chất, cũng như nhiều môn thể thao khác, Bóng đá được coi là môn thể thao có giá trị rất lớn để phát triển thể chất và sức khoẻ con người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Tập luyện Bóng đá một cách khoa học, đúng phương pháp sẽ giúp cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối. Có thể tập, nói đúng hơn là chơi Bóng đá từ rất sớm, từ tuổi mẫu giáo, tiểu học, với mục đích làm cho trẻ em nhanh nhẹn, cứng cáp. Nhưng tập Bóng đá một cách có hệ thống thì nên bắt đầu ở lứa tuổi từ 8- 10, đó là lúc cơ thể trẻ có thể thích ứng với hoạt động Bóng đá và tiếp nhận một cách có hiệu quả những tác động tích cực mà hoạt động bóng đá mang lại. Tập luyện Bóng đá có hệ thống sẽ làm cho trẻ em khoẻ mạnh, đặc biệt phát triển về khả năng nhanh nhẹn, khoé léo, linh hoạt và mạnh mẽ. Những kĩ năng điều khiển bóng nhờ tập luyện rất công phu mới có được sẽ giúp trẻ em tăng khả năng về phản xạ thần kinh, về tính linh hoạt vận động, là những yếu tố rất quan trọng trong tất cả mọi công việc đòi hỏi sự tinh tế của con người. Với hoạt động ngoài trời là chủ yếu, Bóng đá còn giúp con người gần gũi, gắn bó hơn với môi trường thiên nhiên, làm tăng khả năng dưỡng dục cả về tâm lực lẫn trí lực. Trong nhiệm vụ giáo dục thể chất cho thanh thiếu niên, Bóng đá luôn phát huy được hiệu quả cao bởi nó được tuổi trẻ ham thích và tập luyện một cách chủ động, tự giác và thường xuyên. Mặt khác, để có thể tập luyện, chơi, thi đấu, Bóng đá không đòi hỏi những điều kiện phức tạp, tốn kém. Chỉ một trái bóng và một khoảng trống, một bãi đất, thậm chí một đoạn đường vắng cũng có thể có một trận thi đấu Bóng đá sôi nổi. Tuổi trẻ nói chung và trẻ em nói riêng thích chơi Bóng đá là để thoả mãn niềm đam mê, ham thích vận động, là để được chứng tỏ tài năng làm chủ quả bóng tròn của mình và cũng là để so tài với bạn bè. Nhưng trên tất cả là được tăng cường sức khoẻ, sảng khoái tinh thần do cuộc chơi, do môi trường thiên nhiên khoáng đạt mang lại. Tập luyện và thi đấu Bóng đá là hoạt động có cường độ cao, là hoạt động đòi hỏi sự chuẩn mực cuả các kĩ năng điều khiển quả bóng tròn..., do đó cần một sự tập luyện chuyên cần ở tuổi trẻ. Để thành tài thì khổ luyện luôn chiếm phần nhiều hơn so với năng khiếu bẩm sinh. Đó là đặc điểm của Bóng đá. Vì vậy, để trở thành cầu thủ giỏi cần phải trải qua một quá trình tập luyện có hệ thống, lâu dài, với lỗ lực rất cao trong một công việc vất vả. Quá trình đó tự nó là một yếu tố quan trọng tạo nên đặc tính tâm lí tích cực của con người, mà trước hết là ý chí, nghị lực vượt khó, là tính kiên nhẫn trong nỗ lực duy trì tập luyện có hệ thống, tích luỹ kinh nghiệm thi đấu qua năm tháng với các điều kiện, môi trường rất khác nhau... Bóng đá là môn thể thao với luật chơi cho phép dùng sức manh “thân chống thân” và diễn ra với tốc độ cao, trong không gian rộng lớn, đòi hỏi cầu thủ không chỉ đáp ứng tốt về sức mạnh, tốc độ hay kĩ thuật cá nhân điêu luyện, mà còn phải có tính chiến đấu, lòng dũng cảm cao hơn bình thường. Bóng đá là môn thể thao dành cho những người dũng cảm và bản thân hoạt động đá bóng đã giúp cầu thủ rèn luyện, phát triển một cách hữu hiệu các tố chất tâm lí này. Như vậy, tập luyên Bóng đá làm thay đổi theo hướng tích cực các khả năng tâm lí của tuổi trẻ. Có thể nói, Bóng đá là một phương tiện giáo dục thanh thiếu niên có hiệu quả cao, nhất là trong môi trường giáo dục nhà trường. Trong công tác Đoàn, Đội, Bóng đá luôn là một nội dung hoạt đông tích cực được lựa chọn với nhiều mục đích, trong đó mục đích giáo dục được coi trọng. Bản thân Bóng đá là một hoạt động thể thao mang lại lợi ích về sức khoẻ, phát triển hài hoà về thể chất, tinh thần cho người tập như phần lớn các môn thể thao khác. Nhưng bóng đá còn có một số ưu thế đặc biệt, đó là tính hấp dẫn rất cao của nó đối với tuổi trẻ. Đây là điều kiện rất thuận lợi để tập trung lớp trẻ vào các hoạt động lành mạnh, có ích mà đoàn thể cần sử dụng vào mục đích giáo dục của mình. Bóng đá là môn thể thao tập thể, ở đó mọi cá nhân cùng phối hợp, đóng góp tài năng của bản thân làm cho đội bóng trở nên mạnh, để có thể giành chiến thắng. Mọi cá nhân trong đội bóng muốn phát huy tốt khả năng của mình đều phải dựa vào sự hỗ trợ của đồng đội. Không một tài năng nào, dù kiệt xuất tới đâu có thể một mình làm nên chiến thắng. Ngược lại một cá nhân có thể chưa mạnh nhưng sẽ trở nên mạnh khi được tập thể cả đội hỗ trợ, chia sẻ. Như vậy, Bóng đá là một phương tiện giáo dục tính cộng đồng tập thể cho tuổi trẻ rất có giá trị. 1.2. Cơ sở thực tiễn. Qua quá trình học tập và tham gia huấn luyện đội bóng của Trường TH tôi đã gặp một số vấn đề khó khăn đó là. 1.2.1. Khi xác định mục tiêu giảng dạy và huấn luyện của mùa giải. Xác định chưa thật chính xác mục tiêu trong mùa giải Chưa tìm hiểu kĩ một số tiêu đề giảng dạy tổng quát cho học sinh. 1.2.2. Chương trình giảng dạy và huấn luyện. Đối với học sinh tiểu học Bóng đá chỉ là hoạt động ngoại khoá, công tác phong trào hàng năm do huyện, tỉnh tổ chức do vậy nó chưa được xếp vào nội dung chương trình giáo dục thể chất chính khoá ở nhà trường tiểu học 1.2.3. Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên dạy chuyên Thể dục ở các trường Tiểu học còn thiếu. Nhận thức của một số giáo viên chưa thật đúng về tác dụng của Bóng đá và coi nó là công tác phong trào. Các giáo viên hay huấn luyện viên thường nói quá nhiều mà trẻ thì chưa thể hiểu hết những lời hướng dẫn mang tính trìu tượng này. Đầu tư nghiên cứu chưa sâu dẫn đến truyền thụ kiến thức chưa chính xác đến học sinh khiến cho các em không còn hứng thú và không thích chơi nữa. 1.2.4. Về phía học sinh: Khả năng của các cầu thủ “nhí” còn rất yếu kém hoặc hạn chế. Ý thức tự giác tập luyện không cao còn ham chơi, thích nô đùa. 1.2.5. Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa thực sự muốn con em mình tham gia vào môn thể thao này mặc dù họ rất thích xem Bóng đá. Còn phó mặc cho nhà trường và các thầy cô hay huấn luyện viên. 1.2.6 Về cơ sở vật chất: Trường Tiểu học Thị trấn Gia Lộc tuy đã có sân tập giành cho học sinh tập luyện bóng đá tuy nhiên chất lượng sân tập chưa đáp ứng được yêu cầu tập luyện, kinh phí dành cho tập luyện còn thiếu do đó dẫn đến việc chưa thường xuyên tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khoá và giải thi đấu Bóng đá thực sự có chất lượng. Qua thực tế tham gia giảng dạy và huấn luyện đội tuyển tôi nhận thấy chất lượng đội bóng của các trường tiểu học chưa cao. Bên cạnh các mặt mạnh về lòng nhiệt tình của giáo viên, sự hăng say tập luyện của học sinh và thành tích của đội tuyển còn có một số hạn chế bị ảnh hưởng đến công tác giảng dạy đội tuyển bóng đá mi ni đó là : Đội ngũ giáo viên chuyên trách còn thiếu, cơ sở vật chất còn hạn chế, nhận thức của phụ huynh và học sinh chưa cao, chưa duy trì tốt kỉ luật tập thể độ bóng, các hoạt động ngoại khoá, giải đấu của nhà trường chưa được tổ chức thường xuyên và có chất lượng. Đứng trước vấn đề tôi thiết nghĩ để có những giải pháp thoả đáng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đội tuyển bóng đá học sinh tiểu học, điều trước tiên phải xây dựng được những biện pháp giảng dạy và huấn luyện mang tính chuyên nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học , đó là lý do tôi đi sâu nghiên cứu sáng kiến; “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini học sinh tiểu học”. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Đội tuyển Bóng đá học sinh Tiểu học Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu thực hiện sáng kiến tôi đã sử dụng các phương pháp sau: A/ phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu tham khảo B/ phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra. Phương pháp toạ đàm. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực nghiệm. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Thực trạng về môn bóng đá học sinh tiểu học và việc tổ chức giảng dạy, huán luyện dội tuyển bóng đá mini học sinh tiểu học. Trong quá trình nghiên cứu thông qua việc tiếp xúc, quan sát,trao đổivới giáo viên (huấn luyên viên) và học sinh tôi rút ra một số nhận xét thể hiện rõ nét thực trạng về Bóng đá học sinh tiểu học và việc tổ chức giảng dạy huấn luyện đội tuyển Bóng đá mi ni cho các em. 2.1.1. Nhận thức của giáo viên, phụ huynh và học sinh: * Về phía giáo viên. Hầu hết các trường tiểu học đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục còn thiếu, giáo viên dạy văn hoá là người trực tiếp giảng dạy do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục thể chất nói chung và giảng dạy huấn luyện đội bóng nói riêng. Hơn nữa các giáo viên được giao nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện thì coi đây là công tác phong trào, bởi mỗi năm giải được tổ chức một lần do đó thời gian tập trung đội tuyển để tập luyện là rất ngắn các em chưa lĩnh hội được kiến thức kĩ năng đã vội mang các cầu thủ đi thi đấu do vậy chất lượng đội bóng của các trường là rất hạn chế phần lớn phụ thuộc vào các cá nhân xuất sắc có sẵn phẩm chất hơn là quá trình tập luyện lâu dài. Do không phải là giáo viên dậy chuyên nên thời gian giành cho công tác giảng dạy và huấn luyện này là rất ít, đa phần là các giáo viên tranh thủ giờ ra chơi và thời gian còn lại cuối buổi học để giảng dạy và huấn luyện như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đội tuyển. Mặt khác do không được đào tạo chuyên sâu nên các giáo viên nắm bắt kiến thức, phương pháp chưa thực sự chuẩn xác để truyền đạt cho học sinh, chưa tạo ra hứng thú học tập và rèn luyện cho học sinh. - Một lỗi thường thấy ở các huấn luyện viên là việc họ nói quá nhiều. trẻ nhỏ chưa thể hiểu hết những lời hướng dẫn mang tính trừu tượng này. Mô tả động tác chỉ bằng lời chúng sẽ không hiểu và tất nhiên sẽ không còn hứng thú và không thích chơi nữa. Lời giảng chưa thực sự chính xác: ví dụ: khi giáo viên yêu cầu “ Đưa cho thầy quả bóng” thì chắc chắn sẽ có rất nhiều bóng đưa đến cho thầy mà không phải là 1 quả. Bạn phải nói chính xác là em nào đưa cho thầy quả bóng. Các giáo viên thường ít làm mẫu hoặc không làm mẫu được do đó làm giảm hưng phấn của các em. Các giáo viên thường xác định mục tiêu cho mùa giải không chính xác, ngay từ đầu đã quá nhấn mạnh đến kết quả hay thành tích. Đối với trường TH Thị trấn Gia Lộc, bản thân tôi là giáo viên trẻ mới về trương nên chưa thực sự nắm bắt được hết thực lực của học sinh. * Về phía học sinh. Học sinh Tiểu học ( chủ yếu là học sinh lớp 4 và lớp 5). Đây là lứa tuổi đang có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý, nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, các em dễ thích nhưng cũng rất dễ chán, học theo sở thích, thích được hoạt động, tham gia tìm tòi nhưng vẫn còn ham chơi. Chúng ta có thể ngạc nhiên về những kĩ năng chúng có được cũng như sự nhiệt tình của các em giành cho môn thể thao tuyệt vời này nhưng cũng có trường hợp, khả năng và kiến thức của các cầu thủ còn yếu kém hoặc rất hạn chế. Đây là hoạt động ngoài trời do vậy các em không thực sự tập trung còn nô đùa rất nhiều và không chú ý đến kỉ luật đội bóng đây chính là vấn đề mà các giáo viên, huấn luyện viên cần chú ý. * Về phía phụ huynh. Nhận thức của phụ huynh cá trường TH nói chung và phụ huynh học sinh trường TH Thị trấn Gia Lộc nói riêng chỉ quan tâm đến kết quả các môn như: Toán, Tiếng Việt. Coi thể dục nói chung và tập luyện bóng đá nói riêng là phần phụ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của con em mình. Mặc dù có rất nhiều phụ huynh thích xem bóng đá nhưng họ lại không thích con em mình tham gia vào tập luyện vì sợ sẽ ảnh hưởng không tốt dến học tập của các em. Do các em phần lớn xuất phát từ nhà nông do vậy các bậc phụ huynh muốn con em mình đỡ đần công việc nhà sau khi tan học. * Cơ sở vật chất: Sau một mùa giải tham gia huấn luyện đội bóng trường TH Thị trấn Gia Lộc tôi nhận thấy cơ sở vật chất nhà trường chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất nói chung và công tác giảng dạy huấn luyện đội tuyển Bóng đá nói riêng. + Trang phục, giầy, bóng, các thiết bị cần thiết cho môn học chưa đủ do vậy gây ra một số khó khăn trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng như học tập của học sinh, không tạo được sự thoải mái, hứng thú cho học sinh dẫn đến kết quả đạt được không cao. 2.1.2. Về chương trình và thời gian tập luyện: * Về chương trình. Đối với môn Bóng đá học sinh Tiểu học là chưa có, hầu hết chương trình là do giáo viên tự tìm tòi biên soạn, do xuất phát từ đặc điểm của từng địa phương, vùng miền cho nên nó không nằm trong hệ thống giáo dục bắt buộc đối với bậc Tiểu học do đó cũng gây ra nhiều khó khăn cho công tác giảng dạy và huấn luyện. Nếu như nó là hoạt động nằm trong chương trình học bắt buộc không kể là phần cứng hay phần mềm thì chắc chắn chất lượng đội tuyển bóng đá của trường TH Thị trấn Gia Lộc sẽ là rất tốt. Vì năm nào cũng vậy, cứ đến mùa giải thì mới là lúc bắt đầu tập trung đội tuyển và mới bắt tay vào huấn luyện do vậy đòi hỏi để có một đội tuyển tốt và đạt thành tích cao là rất khó khăn. * Về thời gian tập luyện. Chính vì Bóng đá không nằm trong chương trình học bắt buộc cho nên thời gian giành cho tập luyện là rất ít chỉ có giờ ra chơi các em tự tập luyện với nhau và lúc tan học về, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành thói quen, kĩ năng, kĩ xảo, động tác của các em. 2.1.3. Về hoạt động ngoại khoá và tổ chức giải đấu: Do điều kiện về thời gian, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí có hạn cho nên việc tổ chức hoạt động ngoại khoá và tổ chức giải đấu cho học sinh chưa thường xuyên và có chất lượng. Thường thì các hoạt động bóng đá chỉ được PGD phát động vài tháng rùi tổ chức thi đấu nên nhà trường chỉ tận dụng những học sinh sẵn có mà không đi sâu vào đào tạo lâu dài. Ngày thi đấu thì được tổ chức ngắn gọn trong một vài ngày khi thi đấu Cụm và một ngày thi đấu cấp thị xã do đó chưa thực sự phát triển toàn diện cho các em học sinh. 3. Các giải pháp- Biện pháp thực hiện Trên cơ sở khảo sát đánh giá về thực trạng Bóng đá học sinh tiểu học và công tác giảng dạy huấn luyện Bóng đá mini cho học sinh Tiểu học tôi đã áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Bóng đá cho học sinh trường Tiểu học như sau : 3.1. Nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên, phụ huynh và học sinh: Tôi đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu để sắp xếp, xây dựng chương trình thời khoá biểu cho môn học và bố trí các hoạt động ngoài giờ phù hợp cho học sinh phát triển khả năng bóng đá của mình Tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, các hoạt động tập thể, chủ động cho các em học sinh toàn trường tiếp xúc thật nhiều với bóng ngay từ đầu năm học chủ yếu vào các giờ ra chơi, có như vậy kĩ năng của các em sẽ được hình thành rất nhanh, bên cạnh đó tôi cho các em xem băng hình các trận đấu, các cầu thủ giỏi, qua đó các em sẽ thích thú bắt chước và làm theo các cầu thủ giỏi từ đó khuyến khích tính tích cự tự giác, kích thích niềm say mê của các em đối với Bóng đá Chủ động gặp gỡ phụ huynh trước khi mùa giải bắt đầu bằng cách mời họp phụ huynh, đây là việc rất quan trọng. Đầu tiên, họ muốn biết một chút về vị huấn luyện viên của đứa con mình và những gì liên quan đến bóng đá như vậy họ sẽ hiểu nhiều hơn về bộ môn mà con em mình tham gia. Có được sự đồng tình ủng hộ rồi thì với những phụ huynh nhiệt tình, tôi chủ động giao phó trách nhiệm đảm nhận một số công việc nhằm giúp đội bóng hoạt động tốt hơn như: Lo nước uống trong giờ giải lao, sắp xếp phương tiện đưa đón, làm thư kí trò chơi, đánh dấu trên sân.... Đa số các phụ huynh đều thấy rất hài lòng. Khi dạy Bóng đá cho các em nhỏ, chỉ một số ít có thể thực hiện được các bài giảng. Số còn lại khi quan sát thì rất hiểu nhưng dến khi thực hành lại tỏ ra lúng túng vì chúng không biết bắt đầu như thế nào. Lúc này sự hỗ trợ của các phụ huynh là vô cùng cần thiết. Họ sẽ giúp tôi hướng dẫn từng nhóm nhỏ theo những điểm mà tôi đã nhấn mạnh khi mô tả. - Thông qua nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh xã, các tổ chức Đoàn, Đội tuyên truyền cho toàn thể phụ huynh và học sinh thấy được sự thiết thực của thể dục thể thao nói chung và môn Bóng đá nói riêng. Từ đó nâng cao trình độ nhân thức cho toàn thể giáo viên, phụ huynh và học sinh. 3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên: Đội tuyển Bóng đá có thứ hạng và đạt thành tích cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng đá mi ni là giáo viên chuyên ngoài những kiến thức kĩ năng cần có tôi thường xuyên học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, tham gia các chuyên đề các lớp tập huấn, huấn luyện dành cho giáo viên thể dục. Từ đó tôi có được những kiến thức kĩ năng cơ bản cần thiết cho công tác giảng dạy và huấn luyện. Phải xác định và đưa ra được mục tiêu đúng đắn, tiên quyết của mùa giải là “ Mọi người đều vui vẻ” bên cạnh đó là các mục tiêu như: + Cải thiện kĩ năng cá nhân, khuyến khích các cầu thủ chơi hay hơn + Đảm bảo phong độ ổn định + Phát triển tinh thần thể thao tích cực theo hướng cạnh tranh lành mạnh và cuối cùng mới là thành tích thứ hạng của đội tuyển Tinh thần thể thao được khuyến khích là tính đồng đội, tinh thần hợp tác, quyết tâm, fairplay và niềm tự hào về đội bóng. - Nói về “chiến thắng” cho các em - Tôi muốn khắc sâu khát khao chiến thắng vào tư tưởng của các em. Tôi nói với các em rằng: “Hãy chơi bóng đá bằn niềm đam mê, chỉ cần chúng cố gắng hết sức, chơi hết khả năng, cho dù tỷ số chung cuộc có như thế nào đi nữa thì tất cả đều là người chiến thắng. Chúng ta chỉ thua cuộc khi chúng ta từ bỏ” Theo cách này mỗi em cảm nhận mình luôn chiến thắng mỗi khi chơi bóng. Là giáo viên tham gia giảng dạy tôi luôn đưa ra lời giảng thật chính xác ngắn gọn. Tôi cũng thường xuyên tự làm mẫu cho các em quan sát, trường hợp không làm mẫu được hãy yêu cầu một thành viên trong đội làm theo hướng dẫn hoặc có thể nhờ các cầu thủ lớp lớn hơn minh hoạ giúp vì trẻ em thường bắt chước rất nhanh. Khi đang tập chơi tôi luôn cố gắng khuyến khích các em bằng những lời khen ngợi hay những dấu hiệu biểu hiện sự đồng ý. Tập trung vào những động tác mà các em thực hiện tốt chứ không phải lỗi mà chúng mắc phải. Đưa ra các bài tập ở mức độ trung bình không dễ mà cũng không quá khó. Bài quá dễ sẽ khiến các em mau chán, còn bài quá khó sẽ làm các em mau nản. Sử dụng các bài tập tạo điều kịên cho các em có nhiều cơ hội tiếp xúc với bóng như đá, đội đầu, rê và sút bóng. Kết hợp nội dung học tập với trò chơi: áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu làm tăng hứng thú cho học sinh. Chủ động hướng dẫn các em tự quản trong tập luyện. Tạo ra mục đích của bài tập cũng chính là mục tiêu mà các em cần đạt được. Thỉnh thoảng nên chọn một vài em chơi tốt trong đội để minh họa cho các em còn lại xem. Luôn điều chỉnh bài tập phù hợp với khả năng của từng em. Cho các em khá hơn các bài tập khó hơn nhằm duy trì động cơ phát triển của các em. Tính kỉ luật đội bóng là rất quan trọng. + Tôi đã cho các em làm quen với tiếng còi ngay từ lần tập đầu tiên. Tiếng còi vang lên có nghĩa là phải dừng lại. Không làm cho các em lúng túng bởi những tiếng còi huýt sai mục đích. + Tuân thủ nguyên tắc về an toàn: Không bao giờ cho phép các em thực hành hay chơi trong khi đang nhai kẹo. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì dễ bị nghẹn. Nhắc nhở các em không đeo bất cứ vật gì trên người vì chúng dễ gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác. + Thống nhất với toàn đội ngay từ đầu rằng khi bạn hô to “tập hợp” thì các em phải tập trung lại, những em có bóng phải giữ chặt bằng cách đặt chân lên bóng hoặc kẹp bóng giữa hai chân. Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài dạy, phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học, luyện tập các động tác để làm mẫu cho học sinh. Đảm bảo an toàn, đề phòng chấn thương cho học sinh học tập rèn luyện, hướng dẫn học sinh biết tự bảo hiểm cho mìmh và cho bạn. 3.3. Cơ sở vật chất: Ban giám hiệu tạo điều kiện tu sửa sân bãi, dụng cụ phục vụ cho việc học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Các em đã có sân đảm bảo yêu cầu để tập luyện, hạn chế được tối đa chấn thương, tạo cho các em có cảm giác an toàn thoải mái khi tập luyện. Trường đã đầu tư đủ số bóng và các thiết bị đồ dùng cần thiết cho mỗi buổi tập thực hành. Khi tập bóng thì mỗi người một bóng là lý tưởng nhất. Thông qua nhà trường để có sự phối kết hợp với hội phụ huynh , các ban ngành tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất như: Nước uống, giầy, tất thậm chí cả nẹp ống chân và miếng lót trong giầy... 3.4. Chương trình và thời gian tập luyện: 3.4.1. Chương trình. Tôi tự tìm tòi nghiên cứu các tài liệu về bóng đá: Các giáo trình, các tài liệu huấn luyện bóng đá thiếu nhi.... học hỏi anh chị, bạn bè đồng nghiệp ở trong huyện cũng như ngoài huyện về kinh nghiệm giảng dạy và huấn luyện .Từ đó tôi đã có những kiến thức cần thiết để huấn luyện các em. Tôi đã chủ động tham mưu với Ban giám hiệu về việc xây dựng tủ sách thư viên chuyên về Bóng đá giúp tôi cũng như học sinh có thêm nhiều tài liệu để học tập và nghiên cứu. 3.4.2.Thời gian. Tôi chủ động lập kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu về việc triệu tập và tổ chức tập luyện cho đội tuyển ngay từ đầu năm học không để đến khi bắt đầu mùa giải mới triệu tập và huấn luyện sẽ gây ra rất nhiều khó khăn. Giai đoạn bắt đầu mỗi tuần 4 buổi vào cuối buổi học chiều và chủ yếu hướng dẫn các em tự tập luyện vào các giờ ra chơi và thời gian rỗi khi ở nhà 3.5. Hoạt động ngoại khoá và tổ chức giải đấu: Qua việc tham mưu và được sự nhất trí của Ban giám hiệu, tận dụng sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm tôi đã tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khoá mỗi tuần một tiết cuối buổi chiều và thời gian còn lại ở tất cả các khối lớp theo hình thức phân nhóm theo sở thích và khả năng. Ví dụ: Em thích bóng đá vào một nhóm, đá cầu vào một nhóm, cờ vua vào một nhóm, những em cần rèn kĩ năng cơ bản vào một nhóm dưới sự dẫn dắt và điều khiển của giáo viên chủ nhiệm. Như vậy làm tăng hứng thú và lôi cuốn các em vào các hoạt động. Qua đó tôi có thể phát hiện được rất nhiều các học sinh năng khiếu để chọn vào đội tuyển và như vậy đội tuyển của tôi lại có thêm thời gian tập luyện. Tổ chức các giải thi đấu cho các em nhân các ngày lễ lớn như: 22/12, 26/3....qua đó kích thích được hưng phấn của các em đối với môn học và tạo cơ hội cho các em cọ sát thi đấu giúp các em tự tin hơn khi tham gia mùa giải. 4. Kết quả đạt được Áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini học sinh Tiểu học ngay từ đầu năm học đến hết mùa giải so với kết quả khảo sát ban đầu tôi thấy kết quả sau khi áp dụng “ Sáng kiến” có chuyển biến một cách rõ rệt. Nhận thức của học sinh về Bóng đá được nâng cao thể hiện ở ý thức tập luyện của các em trong các buổi học thực hành, các giờ ngoại khoá, các giờ ra chơi, các em thấy thích thú với môn học không chỉ các em trong đội tuyển mà cả các em khác, bởi lẽ khi được xem các bạn tập luyện và thi đấu các em cũng rất muốn mình có cơ hội được tham gia thi đấu như các bạn Chấp hành kỉ luật tự giác tích cực tập luyện phát huy tối đa tính tự quản đặc biệt là tính đồng đội, tính fairplay được áp dụng trực tiếp vào cuộc sống của các em. Các em biết tự tổ chức tập luyện vui chơi trong các giờ ra chơi làm cho không khí nhà trường thêm sôi nổi Thể chất của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt thể hiện rõ nét ở trong và sau giải đấu đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục “toàn diện” + Các em đã có được sức khoẻ tốt, thể lực chuyên môn dồi dào phục vụ cho bộ môn và các môn học khác. + Ngày càng có nhiều học sinh biểu hiện rất tốt về năng khiếu * Bài học kinh nghiệm: Qua điều tra nghiên cứu muốn đạt được hiệu quả nâng cao chất lượng giảng dạy huấn luyện đọi Tuyển Bóng đá mi ni cho học sinh Tiểu học cần chú ý các điểm sau: 4.1. Đối với giáo viên. Biết tranh thủ sự đồng tình của Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh để tạo điều kiện tối đa cho việc thực hiện giảng dạy và huấn luyện. Quan tâm đến tối tượng học sinh, biết khơi gợi những hứng thú, khích lệ, động viên kịp thời tới học sinh. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững đặc trưng môn học. Xác định và xây dựng đúng đắn mục tiêu cần thiết cho mùa giải. Giáo viên phải có lòng say mê nghề nghiệp, có ý thức tìm tòi sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp. Thực hiên tốt việc chuẩn bị bài dạy, bài soạn,phương tiện thiết bị đồ dùng dạy học. Luyện tập các động tác để làm mẫu cho học sinh, bài tập kĩ, chiến thuật để giảng giải cho các em. 4.2. Đối với học sinh. Phải giáo dục cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn, có ý thức tự giác tích cực chủ động sáng tạo, lòng say mê trong quá trình tập luyện. Các em học sinh tuổi còn nhỏ nên việc tiếp thu bài học là rất chậm chỉ có kiên trì học hỏi và rèn luyện, các em mới có thể thành công được Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, giải đấu trong và ngoài nhà trường. Áp dụng SKKN “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy huấn luyện đội tuyển Bóng đá mi ni học sinh Tiểu học” tôi tin rằng nó sẽ góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục thể chất nói riêng và giáo dục phát triển toàn diện nói chung đáp ứng yêu cầu nhiêm vụ ngày càng cao của giáo dục giai đoạn hiện nay. * Những mặt còn hạn chế: Mặc dù biện pháp của tôi đưa vào áp dụng đã góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển Bóng đá nói riêng và chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh song vẫn còn những mặt hạn chế. Khả năng và kiến thức của một số học sinh còn yếu kém hoặc rất hạn chế do đó việc áp dụng còn nhiều vướng mắc. Còn số ít học sinh chưa chú trọng còn lơ là trong việc tập luyện, còn học và chơi Bóng đá theo sở thích, đúng với đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học. Không phải là chương trình học chính khoá chính vì lẽ đó thời gian giành cho môn học không có nhiều 5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng Quá trình nghiên cứu đi sâu vào dạy thực nghiệm bằng các biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini trường tiểu học tôi thấy nó có thể áp dụng cho tất cả các đồng chí giáo viên trong các nhà trường Tiểu học. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng các biên pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá học sinh tiểu học tôi nhận thấy thành tích và chất lượng thể chất của học sinh tiến bộ nhanh chóng, cùng với nó là sự ham mê tích cực chủ động trong quá trình học tập không chỉ là bộ môn mà còn cả ở các bộ môn khác. Song khi nghiên cứu và áp dụng không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến kinh nghiệm này ngày một hoàn thiện hơn. 2. Khuyến nghị - Sáng kiến của tôi trong quá trình áp dụng không tránh khỏi những hạn chế vậy tôi đề nghị các tổ, khối chuyên môn trong nhà trường cùng các đồng nghiệp góp ý kiến để tôi tiếp tục nghiên cứu và áp dụng vào việc giảng dạy và huấn luyện trong trường đạt kết quả cao. - Đề nghị phòng giáo dục, nhà trường tạo điều kiện quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, thường xuyên tổ chức hội giảng, hội thảo cấp trường và liên trường để chúng tôi có điều kiện học hỏi lẫn nhau và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm hay vào giảng dạy. - Đề nghị cấp trên xem xét về tác dụng tối ưu của môn bóng đá đối với sự phát triển toàn diện của học sinh và đưa nó vào chương trình chính khoá để chúng tôi có điều kiện giảng dạy và tham khảo. - Phòng giáo dục bố trí phân công lực lượng chuyên viên chuyên trách về trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. - Phụ huynh học sinh cần nhắc nhở động viên quan tâm sâu sát đến việc học tập của con em mình đồng thời khuyến khích động viên các em tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, tránh xa các tệ nạn xã hội./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng