Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học s...

Tài liệu Skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 trường tiểu học

.DOC
22
68
96

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I- SƠ YẾU LÍ LỊCH - Họ và tên: - Ngày tháng năm sinh: - Năm vào ngành: - Chức vụ: - Công tác khác: - Trình độ chuyên môn: - Hệ đào tạo: - Nhiệm vụ được giao: - Trình độ chính trị: - Khen thưởng: Lê Thị Dung 25/2/1968 1989 Giáo viên Cao đẳng Tiểu học GVCN lớp 5A Chiến sĩ thi đua cơ sở II- NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài: S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Kim An hiện nay 2. Lý do chọn đề tài: -Trong bối cảnh việc dạy và học lịch sử của các nhà trường đang tồn tại nhiều bất cập như hiện nay, việc đưa lịch sử địa phương vào giảng dạy trong các nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về các danh nhân, các di tích lịch sử văn hóa, anh hùng dân tộc của quê hương, qua đó giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước trong các em học sinh. Việc giáo dục lịch sử địa phương cũng góp phần tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn lịch sử. - Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên, giúp cho học sinh yêu thích môn Lịch sử, hiểu biết về lịch sử địa phương. - Nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh về lịch sử địa phương, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh hiểu biết nhiều hơn nữa về di tích lịch sử, di tích nghệ thuật, văn hóa....ở xã Kim An như: Đình Tràng cát, chùa Tràng Cát, lễ hội Tràng Cát, hoạt động sản xuất của con người xã Kim An. -Bên cạnh đó tăng cường khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong việc giảng dạy phân môn Lịch sử, nhất là các tiết Lịch sử địa phương. - Hơn nữa năm học 2013-2014 cả nước đang tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngành Giáo dục và Đào Tạo Thành phố Hà Nội “Tiếp tục đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học”. Thực hiện “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Tôi thấy từ lứa tuổi Tiểu học và nhất là học sinh trường Tiểu học Kim An cần nâng cao chất lượng học tập lịch sử địa phương hơn nữa. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một 2 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Kim An hiện nay” 3. Phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện đề tài: - Thời gian:Tôi thực hiện đề tài này từ tháng 9- 2013 đến tháng 5- 2014. - Đối tượng: Học sinh khối 4-5 trường Tiểu học Kim An- xã Kim An Thanh Oai- Hà Nội. - Nội dung: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Kim An hiện nay” III- QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: - Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành tìm hiểu và khảo sát thực tế 82 em học sinh khối 4-5 trường Tiểu học Kim An. Tôi nhận thấy: Học sinh trường tôi hầu hết bố mẹ làm nghề nông, chiếm tới 88%. Một số ít bố mẹ buôn bán và đi làm ăn xa, chiếm 12%. Nên việc giúp đỡ, nhắc nhở kèm cặp cho các em trong học tập là rất hạn chế. Nhất là việc tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương chưa được gia đình và các em quan tâm tìm hiểu. - Hơn nữa với đặc điểm tâm lí lứa tuổi Tiểu học, các em còn nhỏ, nói trước quên sau, suy nghĩ còn non nớt, hay bắt trước và rất hiếu động. Cha mẹ học sinh rất hạn chế cho con em đến thăm các công trình công cộng, đình, chùa ở địa phương. - Chất lượng khảo sát khối 4- 5 như sau: Bài Số HS Lịch sử ĐP 93 Điểm Điểm 1+2 Điểm 3+4 Điểm 5+6 Điểm 7+8 T/S % T/S % T/S % T/S % T/S % 20 21,5 23 24,8 40 43 10 10,7 0 0 9+10 - Trong những tiết học chuyên đề Lịch sử địa phương, tôi thấy 100% các em tập trung, hứng thú, ham thích học tập. Các em thấy bất ngờ, ngạc nhiên khi chính quê hương các em đã có những công trình, những di tích lịch sử từ lâu đời. Thông qua các hình ảnh, thông tin các em rất hứng thú, nên dạy Lịch sử địa 3 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm phương được ứng dụng công nghệ thông tin đối với học sinh tiểu học là rất thích hợp và cần thiết chắc chắn sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng cho học sinh. Từ cơ sở khoa học và thực tế trên tôi thấy rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục Lịch sử địa phương trong nhà trường cần phải tiến hành nhiều biện pháp trước mắt.Tôi đã mạnh dạn tiến hành một số biện pháp cụ thể với học sinh trường tiểu học Kim An như sau: 2. Những biện pháp chính: Biện pháp 1: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và tư liệu - Hiện tại, nhà trường cần đầu tư một số máy tính, một máy chiếu để phục vụ dạy và học đạt hiệu quả cao hơn. Khuyến khích giáo viên nghiên cứu, sưu tầm các hình ảnh để nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử địa phương trong nhà trường. - Những hình ảnh, tư liệu minh họa thực tế sinh động chính là đồ dùng dạy học vô cùng quý giá. Giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Giáo viên cần ghi chép các kiến thức, số liệu cụ thể làm minh chứng đối với các di tích, công trình ở địa phương để cung cấp cho học sinh trong tiết Lịch sử địa phương. Ví dụ: + Chùa Tràng Cát là công trình kiến trúc tôn giáo thờ phật theo phái Đại thừa, được xây dựng vào thế kỷ XVII, căn cứ vào tấm bia hậu đặt sau chùa có niên Đại Cảnh Trị thứ 6 (1668). Trong các thế kỷ XVIII,XIX chùa có được tu sửa nhiều lần và dấu tích còn lại có ghi ở quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ … (1793), trên cột cái hàng thứ hai từ trong ra ở Hậu cung có ghi nguyên niên đại sửa là năm Quý Dậu triều vua Gia Long 13 (1814). + Đình tràng Cát hiện nay có kiến trúc kiểu chữ đinh gồm một tòa Đại bái, một tòa hậu cung. Căn cứ niên biểu ghi trên thượng hương ngôi đình thì đình làng được xây dựng từ năm Quý Mão, niên hiệu Cảnh Trị nguyên niên ( 1663). Đình đã được tu sửa nhiều lần vào các năm 1761, 1842, 1901, 1927, năm 19881989 các phụ lão làng Tràng Cát lại xây dựng tường bao quanh, công trình cổng 4 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm đình, sửa lại mái lợp. Toàn bộ tòa Đại bái có chiều dài 21m, rộng 9m, cao 6,4m. Tòa Hậu cung dài 12m, rộng 6,1m, chiều cao 4,35m. Bốn cột chính của hai bộ vì giữa cao 4,6m. Chu vi thân cột là 1,35m. Đình Tràng Cát xã Kim An Cổng đình Tràng Cát xã Kim An - Nhà trường đầu tư máy chiếu Projector, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, đây là điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để giảng dạy Lịch sử địa 5 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm phương. Việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học của nhà trường càng đầy đủ thì việc dạy Lịch sử Địa phương cho học sinh càng thuận lợi. - Giáo viên tích cực sưu tầm các tài liệu, minh chứng phục vụ các kiến thức Lịch sử địa phương ở khối lớp mình dạy. Tìm hiểu các câu chuyện, các nhân vật lịch sử, di tích lịch sử, di tích nghệ thuật, văn hóa… Tự học hỏi, tìm tòi, khám phá những thông tin, nội dung cần cung cấp cho học sinh về Lịch sử địa phương. Ví dụ tìm hiểu về chùa Tràng Cát: Trong lòng tòa Bái đường có hai bức cốn có chạm khắc và 5 bức đại tự, có bức kèm theo y môn. Bức cốn phía trên giữa cột cái và cột quân ở phía ngoài miêu tả cảnh rùa vàng bơi trên hồ sen, trên lưng đội một lá sen, hai bông sen khác nở mãn khai đỡ lấy đuôi một con nghê và bên vó chân con long mã. Cốn phía trong có rồng, cá chép, long mã và rùa. Đặc biệt chùa Tràng Cát còn có những bài thơ khắc trên những thành tố hiện vật kiến trúc. Bài thứ nhất: Phiên âm: Quán phổ dương dương thịnh Thuyền môn sở thánh hiền Khánh khiết đa thiểu niên Dương chỉ nguyệt truyền duyên. Dịch thơ: Chùa cổ đông đúc từ xưa Đây đôi đứng đầu của phật Cửa ít nhưng lòng thành thật Thì phúc hưởng mãi về sau Bài thứ hai: Phiên âm: Phương phiêu chí khí Nhiễu đài thượng lúc Hữu giao văn biên Chung phương ác uyển Hào quang lai ứng Hiệu mê tâm khổ 6 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Độ phái từ thuyền Dịch thơ: Khói hương tỏa xa Thơm tho quanh chùa Giữa mùa kinh kệ Cảnh chùa lưu giữ Chứng khám Phật về Người qua bến mê Độ thuyền bát nhã Bài thứ ba: Bài minh văn trên quả chuông Hưng khánh ngọn chùa Bản xã Tràng Cát Dựng lên nguy nga Tiếng Ngân vọng xa Vang như tiếng sấm Thời gian đổi mùa Ba tòa vẫn vững Chúng dân đến nhà Tự nhiên nghiêm cẩn Lẽ đời bể dâu Khi ẩn khi hiện Việc đời phi thường Đất này Tràng Cát Muôn thủa vững bền. * Như vậy việc đầu tư cơ sở vât chất của nhà trường và của giáo viên càng đầy đủ thì việc giảng dạy Lịch sử địa phương cho học sinh càng có hiệu quả cao hơn. Biện pháp 2: Dạy Lịch sử địa phương gắn với thực tế ở địa phương. - Ngoài những tiết giảng lý thuyết trong môn Lịch sử, chương trình học Sử có 7 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm các tiết dành cho địa phương. Thực tế tại các di tích lịch sử hoặc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử của địa phương tạo thêm niềm đam mê về môn học Lịch sử trong mỗi học sinh. - Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi Tiểu học, suy nghĩ của các em còn bồng bột, kinh nghiệm sống của các em còn ít. Học sinh Tiểu học tư duy cụ thể chiếm vai trò quan trọng, có tính bắt chước, nên cung cấp cho các em những chuẩn mực đạo đức là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách con người, là người chủ của xã hội tương lai. Mặt khác, nó giúp các em hình thành cơ sở ban đầu, như một "sức đề kháng "chống lại sự xâm nhập của những cái xấu từ bên ngoài và gột rửa những cái xấu đã bị tiêm nhiễm, những cái đã đi ngược với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định. Để việc học Lịch sử địa phương của các em đạt hiệu quả cao, trở thành bài học bình thường như các bài học khác hằng ngày của các em thì đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức tốt tiết ngoài giờ lên lớp, Hoạt động tập thể. Vì qua tiết học đó giúp các em hình thành được thao tác, hành động phù hợp với kiến thức rút ra từ tiết học trước. Chính vì vậy tôi đã tuân theo phương hướng và mục đích sau trong các tiết dạy thực tế về Lịch sử địa phương: - Tiết học thực tế phải nhằm mục đích, yêu cầu phù hợp với nội dung bài học đó. - Học sinh phải nắm vững kiến thức Lịch sử địa phương. - Học sinh phải được mắt thấy, tai nghe về các số liệu, hình ảnh, chi tiết lịch sử ở địa phương. - Khi dạy Lịch sử địa phương giáo viên cần nêu rõ vị trí, đặc điểm, những yêu cầu cần đạt trong trong từng nội dung kiến thức bài Lịch sử địa phương. - Học sinh được đi thực tế dưới sự chỉ đạo của giáo viên và quy định của di tích đó. Ví dụ: Khi dẫn các em học sinh thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ cần giáo dục cho các em lòng biết ơn, tính trang nghiêm, ý thức trách nhiệm của các em khi đến nơi đây. Các em được tận mắt quan sát, chứng kiến sự trang nghiêm đó. Từ đó khơi dậy lòng biết ơn, niềm tự hào đối với những người con của quê hương. 8 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ xã kim An Học sinh lớp 5A chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ xã Kim An 9 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Ngoài ra giáo viên còn chủ động đề nghị với Ban giám hiệu cho học sinh khối lớp 5 được đi tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử ở địa phương. Hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em mình đi tham quan những nơi đó trong những ngày nghỉ hay những thời gian thích hợp trong ngày. Biện pháp 3: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lịch sử địa phương. -Trong môn Lịch sử kênh hình vô cùng quan trọng đối với học sinh. Tôi cũng tập trung nghiên cứu và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Lịch sử địa phương. Dạy học bằng bài giảng điện tử, trực tiếp đưa vào bài giảng những hình ảnh, tư liệu minh họa thực tế sinh động. - Nhà trường có máy chiếu Projector, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, hệ thống máy vi tính được nối mạng Internet. Đây là điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhà trường đã quan tâm tới bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Tập chung vào thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học. Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong giảng dạy. Mở chuyên đề : “Ứng dụng công nghệ thông tin” cho giáo viên toàn trường. Giáo viên tích cực học tin học ứng dụng vào giảng dạy. Ban giám hiệu đó không ngừng thúc đẩy các biện pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường. Ngay từ đầu năm học hàng năm đồng chí hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn đó chủ động triển khai chuyên đề đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Ban giám hiệu trực tiếp giảng dạy cho toàn thể giáo viên xây dựng, thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm PowerPoint tại phũng máy của nhà trường. Chúng tôi hướng dẫn đến đâu, giáo viên thực hành ngay trên máy đến đó. Chỉ trong một tuần chúng tôi cho giáo viên lần lượt đăng ký tiết dạy cho cả trường dự giờ, góp ý. Kết quả 100% giáo viên trong độ tuổi đó tự thiết kế được bài giảng điện tử. Những đồng chí nào đó biết cơ bản thì ban giám hiệu sẵn sàng giúp đỡ dạy nâng cao hơn. Sự gương 10 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm mẫu, nhiệt tình của ban giám hiệu đã khích lệ giáo viên tự học, nâng cao trình độ nhằm đổi mới phương pháp dạy học. - Bên cạnh đó chuyên môn thực hiện tốt 100% các chuyên đề của Phòng giáo dục triển khai. 100% giáo viên được dự giờ, đóng góp ý kiến xây dựng chuyên đề ở Lịch sử địa phương. - Tôi rất coi trọng việc tự học. Trong sổ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng tuần, hàng tháng tôi đã ghi chép phần tự học: Trên sách, báo, truyền hình, học kinh nghiệm của đồng nghiệp. Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tôi đã tích cực soạn bài bằng giáo án điện tử, thiết kế được bài giảng điện tử thực hiện dạy trong các đợt thao giảng, thi giáo viên giỏi. Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục bổ ích và lý thú. Học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân. Các em hứng thú, say mê hợc tập hơn. - Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao trên những lĩnh vực khác nhau. Những thông tin, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về những kiến thức mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh trong việc dạy Lịch sử địa phương. * Từ những suy nghĩ trên tôi cố gắng biến các tiết Lịch sử địa phương thành một hoạt động sinh động của trò, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuỳ theo nôi dung từng bài mà học sinh được quan sát, theo dõi, nắm bắt thông tin đầy đủ. Trước hoặc sau khi đưa ra nội dung , kiến thức Lịch sử nào tôi thường 11 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm cho các em quan sát hình ảnh hoặc xem các đoạn video trên màn hình do tôi xây dựng được ở từng bài: Ví dụ: Cổ xưa ngôi nhà Đại bái có bốn mái lợp ngói lợp vẩy rồng với những đầu đao uốn cong qua các lần tu sửa. Hiện nay đình Tràng Cát có hai mái với hai đầu hồi bít đốc. Các đầu dư, đầu bẩy, các đầu hồi đỡ con rường đều được chạm trổ chi tiết các đề tài tứ linh hết sức sinh động hấp dẫn. Đình còn nhiều hiện vật có giá trị, sắc phong, ngọc phả, nhiều đồ tế tự quý hiếm. Mái đình Tràng Cát Bộ tế lễ trong đình Tràng Cát 12 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm -Việc hướng dẫn học sinh cách học bộ môn lịch sử theo từng loại bài: việc thầy và trò chuẩn bị sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, tư liệu lịch sử tất cả đều nhằm phục vụ cho việc dạy học ở trên lớp với mục đích qua bài học học sinh phát huy được tính tích cực của mình thông qua phân môn lịch sử. Trước kia chúng ta thường quan niệm học Lịch sử là phải học thuộc, nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thày đọc, trò chép, học thuộc loàng theo thầy, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu. Nhưng học tập Lịch sử theo quan niệm hiện nay không phải là theo cách trên mà là: học sinh thông qua làm việc với sử liệu mà tái hiện ra hình ảnh lịch sử, tự xậy dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra. Cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thày trò...) mà học sinh xây dựng sự nhận thức đúng đắn về môn Lịch sử và nhất là Lịch sử địa phương. Biện pháp 4: Tuyên truyền các phương pháp giáo dục cho học sinh tự học. - Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn lịch sử lớp5 thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới dự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển nhưng phải được điều khiển. - Hướng dẫn học sinh cách tự học bộ môn lịch sử theo từng loại bài Lịch sử địa phương: Với dạng bài nói về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc tài liệu trước ở nhà để nắm được nội dung của bài đó về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, học sinh có thể tự đóng vai để diễn lại. 13 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Với dạng bài nói về sự kiện lịch sử: Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh từ ở nhà, đọc trước tài liệu kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài. Học sinh được trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình. Ví dụ: Nói đến Thành hoàng làng Tràng Cát thì học sinh cần tự đọc tài liệu mà giáo viên cung cấp: “Đình Tràng Cát thờ Nhị vị đại vương vốn là công thần của nhà Lê: Trình Nhã và con trai là Trình Mục. Hai cha con cùng theo Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh. Ngọc phả của đình có ghi, ông Trình nhã vốn người ở trang Tang Thầm, huyện An Định, Châu Ái, lúc nhỏ rất thông minh, càng lớn càng tài giỏi. Năm 21 tuổi, ông dự khóa thi đỗ Giám sinh. Ông biết là cơ nghiệp nhà Trần đã hết, nên không làm quan xin về quê mở trường dạy học rồi lấy vợ người trong làng, nhưng bà vợ mất sớm. Ông lấy bà hai Trần Thị Chỉnh ở phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, thôn Tràng Cát và sinh được một người con trai rất dị thường đặt ten là Mục. Lớn lên Trình Mục là người văn võ song toàn. Sau khi bà hai mất, cha con đến đạo Sơn Nam, phủ Ứng Thiên, huyện Thanh Oai, thôn Tràng Cát là nơi quê vợ để dạy học. Đến khi nhà Hồ (Hồ Quý Ly) mất, quân Minh xâm lược, cha con ông mộ được hơn 1000 dũng sĩ, trong đó có đến 123 người là quân nội đạo. Cha con ông Trình Nhã, Trình Mục lập căn cứ chống lại quân Minh. Khi Lê Lợi đem quân ra vùng Thanh Oai, cha con ông Trình Nhã đem quân bản bộ ra giúp lập nhiều công to. Đuổi xong giặc, nhà vua xét công khen thưởng, cha con ông Trình Nhã mang số tiền thưởng về Tràng Cát đưa cho dân làng. Khi hai cha con ông mất đi, địa phương tôn vinh các vị làm thành hoàng làng và thờ ở đình làng”. Như vậy việc tự học của học sinh nhằm phát huy tính tích cực của các em. Kích thích tính hiếu học, ham hiểu biết về Lịch sử cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh trường tiểu học Kim An nói riêng. IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG Từ một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Kim An hiện nay, tôi thấy các em thể hiện 14 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm rõ qua các mặt sau: - Biết tự hào về truyền thống, thể hiện tình yêu quê hương đất nước. - Tăng sự hấp dẫn, thu hút các em học sinh đối với việc học môn lịch sử và nhất là Lịch sử địa phương. - Các em thích đến tham quan, học tập tại thực địa ở địa phương và hứng thú với việc học hơn. - Biết giữ gìn, chăm sóc, bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương. - Học sinh đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, đi dép, đội mũ đầy đủ. - Biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đến lớp không khí học tập vui tươi, thoải mái, tự tin hơn. - Biết giữ gìn và bảo vệ trường lớp xanh- sạch- đẹp. Cụ thể như em: + Phạm Vũ Hải lớp 5A, con ông Phạm Vũ Quyền ở thôn Tràng Cát. + Phạm Thế Huy: Lớp 5A, con ông Phạm Thế Dương ở thôn Tràng Cát. + Lê Thị Nhàn : Lớp 5A, con ông Lê Đình Thành ở thôn Ngọc Liên. + Nguyễn Thị Linh Chi: Lớp 4A, con ông Nguyễn Xuân Quyền ở thôn Tràng Cát. + Ng Thị Huyền Trang: Lớp 4A, con bà Trần Thị Liễu ở thôn Tràng Cát. Ngoài ra còn nhiều em khác còn thường xuyên đến đình Tràng Cát, chùa Tràng Cát là di tích lịch sử để quét dọn, chăm sóc như: + Nguyễn Hoàng Hiệp : Lớp 5A, con ông Nguyễn Văn Mạnh ở thôn Tràng Cát xã Kim An. + Nguyễn Tiến Cường: Lớp 5A, con ông Nguyễn Tiến Phương ở thôn Tràng Cát xã Kim An. + Đặng Thành Long : Lớp 5A, con ông Đặng Thành Sâm ở thôn Ngọc Liên xã Kim An. + Nguyễn Thị Linh Chi: Lớp 4A, con ông Nguyễn Xuân Quyền ở thôn Tràng Cát xã Kim An. 15 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm + Ng Thị Huyền Trang: Lớp 4A, con bà Trần Thị Liễu ở thôn Tràng Cát xã Kim An. Phụ huynh các em này đến trường chia sẻ, cảm ơn thầy cô giáo đã dạy bảo các em tiến bộ, ngoan ngoãn, chăm học hơn hẳn đầu năm học. Qua môn Lịch sử và các tiết Lịch sử địa phương, các em được mắt thấy tai nghe, được quan sát thực tế để lĩnh hội kiến thức lịch sử của chính quê hương các em. Từ đó các em hứng thú học tập các môn học khác, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt môn Lịch sử các em hứng thú học tập hơn những năm học trước rất nhiều. Giờ học Lịch sử địa phương hiện nay các em học thật sự nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái và hiệu quả. Chính vì thế mà kết quả học tập Lịch sử địa phương của 82 học sinh khối 4,5 trường tôi khảo sát năm học 20132014 như sau: * Học kì I: Tổng số: 93 em Bài Số HS Lịch sử ĐP 93 Điểm Điểm 1+2 Điểm 3+4 Điểm 5+6 Điểm 7+8 T/S % T/S % T/S % T/S % T/S % 10 10,7 18 19,3 12 12,9 41 44,2 12 12,9 9+10 * Cuối năm học: Tổng số: 93 em Bài Số HS Lịch sử ĐP 93 Điểm 1+2 Điểm 3+4 Điểm 5+6 Điểm 7+8 Điểm 9+10 T/S % T/S % T/S % T/S % T/S % 0 0 0 0 15 16,1 17 18,2 61 65,7 Cũng nhờ đó mà chất lượng học tập của các em lớp 5A được nâng lên đáng kể. Tổng số 22 em trong đó: HSG : 15 em đạt 68,2% HSTT: 5 em đạt 22,8% TB : 2 em đạt 9,0 % 16 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm So với năm học trước tăng 6 HSG Trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, lớp 5A đã đạt rất nhiều học sinh giỏi đạt giải khuyến khích. Cụ thể: + Giao lưu học sinh giỏi lớp 5 đạt: 6 em + Chữ đẹp: 5 em + Giải tón qua mạng Internet: 3 em + Tiếng Anh Internet : 3 em + Olimpic Tiếng Anh : 4 em Như vậy nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5 được thực hiện tốt đã có hiệu quả rõ rệt, giờ học Lịch sử địa phương thật sự nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, không còn khô khan cứng nhắc nữa. Nội dung giáo dục mà giáo viên muốn truyền đạt với học sinh sẽ được các em tiếp thu nhanh hơn, hấp dẫn hơn. Qua tiết dạy thực tế và hình ảnh sinh động, mắt thấy tai nghe, không những cung cấp kiến thức về lịch sử mà còn củng cố niềm tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước cho các em. Nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh trong thời đại mới. Tôi tin tưởng rằng lớn lên các em sẽ trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội. V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 1, Đối với giáo viên : - Giáo viên thường xuyên nghiên cứu trau dồi vốn kiến thức về Lịch sử lớp 4-5, nghiên cứu sách giáo khoa, sách hướng dẫn. Tìm hiểu và đọc thêm sách tham khảo phục vụ môn Lịch sử và Lịch sử địa phương. Sưu tầm các tư liệu, câu chuyện, bài thơ, sự tích về lịch sử địa phương. Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo máy tính, điện thoại di động hoặc máy ảnh( nếu có). Tham khảo hình ảnh động, đoạn video tiểu phẩm phục vụ cho tiết Lịch sử đại phương trong môn Lịch sử ở lớp 4-5. - Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhất là tiết Lịch sử địa phương, để chuyển tải những giá trị lịch sử, những nội dung, kiến thức lịch sử cho học sinh. Gây 17 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm hứng thú, tích cực, chủ động trong quá trình dạy và học. Tạo cơ hội cho học sinh được tự học, tự tìm hiểu về Lịch sử địa phương. - Người giáo viên luôn luôn gương mẫu, chuẩn mực, trong sáng trước học sinh, là tấm gương sáng trong việc tìm hiểu di tích lịch sử ở địa phương cho học sinh noi theo. - Mỗi tiết Lịch sử đại phương, giáo viên cần phải lựa chọn, sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với nội dung, tính chất từng bài và điều kiện thực tế cho phép. Tạo không khí thoải mái để mỗi tiết học Lịch sử địa phương của các em thực sự nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. 2, Đối với học sinh : - Học sinh cần phát huy khả năng tư duy, quan sát, phán đoán trong đoạn video, tranh ảnh trên màn hình. Biết bày tỏ ý kiến của mình đối với các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử… các được xem, được quan sát. - Khơi dậy niềm tự hào về di tích lịch sử ở địa phương. Biết giới thiệu, quảng bá di tích lịch sử của địa phương với bạn bè. - Học sinh cần đọc thêm sách báo, truyện kể có nội dung lịch sử của quê hương, đất nước. Từ đó trang bị vốn kiến thức lịch sử cho bản thân các em. - Qua các bài học về Lịch sử địa phương, các em biết giữ gìn, bảo vệ công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa ở ngay chính địa phương, nơi các em đang học tập và sinh sống. VI- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ - Các cấp cần tổ chức các chương trình hội thảo hướng đến những nội dung quan trọng trong phong trào “Học sinh tích cực, trường học thân thiện”, trong đó nhà trường tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản của địa phương; tăng cường việc học đi đôi với hành... - Nhà trường cần tăng cường tuyên dương, khen thưởng cho các giáo viên và học sinh đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua tìm hiểu lịch sử địa phương. * Đề tài này được áp dụng với học sinh Tiểu học, nhất là với học sinh lớp 4, lớp 5. Đề nghị các bậc phụ huynh hãy quan tâm, phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh tiểu học ý thức bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc công trình công cộng, di 18 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm tích lịch sử ngay tại thôn, xóm mình. Hãy dành thời gian đưa con em thường xuyên được đến thăm di tích lịch sử tại địa phương. - Đề nghị các thầy cô giáo hãy tận tâm tận lực và chủ động dạy dỗ các em ở lớp theo đúng các tiết Lịch sử địa phương. Ngoài ra cần ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn nữa, có hiệu quả hơn nữa. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức , tự học và sngs tạo để các em noi theo. - Đề tài này không chỉ thực hiện trong năm học này, mà còn tiêp tục bổ sung hoàn chỉnh trong những năm học tiếp theo để đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh lớp 5. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của Ban giám hiệu và của các cấp lãnh đạo để tiết dạy Lịch sử địa phương cho học sinh được hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất. Xin cảm ơn! Kim An, ngày 20 tháng 5 năm 2014 TÁC GIẢ Lê Thị Dung 19 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung S¸ng kiÕn kinh nghiÖm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 4. 2. Sách giáo viên Lịch sử lớp 4. 3. Bài tập Lịch sử lớp 4. 4. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 5 5. Sách giáo viên Lịch sử lớp 5. 6. Bài tập Lịch sử lớp 5. 7.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học lớp 4- Nhà xuất bản giáo dục. 7.Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học lớp 5- Nhà xuất bản giáo dục. 8. Di tích Hà Tây – năm 1995 của Đặng Văn Tu-Giám đốc sở văn hóa Thông tin Hà Tây. 20 T¸c gi¶: Lª ThÞ Dung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan