Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp luyện phản xạ linh hoạt và trí nhớ thông qua một số trò ch...

Tài liệu Skkn một số biện pháp luyện phản xạ linh hoạt và trí nhớ thông qua một số trò chơi âm nhạc

.DOC
10
281
84

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN PHẢN XẠ LINH HOẠT VÀ TRÍ NHỚ THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI ÂM NHẠC I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Âm nhạc được xem là một dạng ngôn ngữ quốc tế. Tất cả mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được âm nhạc, cho dù bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làm nghề gì. Âm nhạc đem đến cho các em niềm vui vô tận và góp phần tích cực phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, bồi dưỡng thị hiếu trong sáng, khuyến khích ở trẻ cảm nhận và sáng tạo cái đẹp. Ở trường mẫu giáo trẻ được được ca hát, nghe nhạc, được vận động theo nhạc. Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người. Âm nhạc tác động lên nhiều vùng não bộ, giúp trẻ thông minh hơn, khỏe hơn, sức đề kháng cũng tốt hơn, nó còn giúp nâng cao kỹ năng vận động, cải thiện kỹ năng giao tiếp, hình thành sự tự tin, rèn luyện tính kiên nhẫn và đồng thời giúp cho trẻ có một suy nghĩ tích cực. Trên tất cả, âm nhạc khuyến khích trẻ phát huy tính sáng tạo. Sự sáng tạo rất tốt cho tâm trí, cơ thể và cả cho tâm hồn trẻ. Đặc biệt là trò chơi âm nhạc luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất bởi tính chất vui vẻ, rộn ràng, hấp hẫn, làm thoả mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi chiếm một vị trí quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển của trẻ mẫu giáo. Không vui chơi thì trẻ không phát triển dược. Trò chơi âm nhạc cũng vậy, mỗi trò chơi âm nhạc đều có tác dụng giúp trẻ củng cố, tiếp thu và khắc sâu hơn những kiến thức âm nhạc đã học một cách nhẹ nhàng thoải mái thông qua việc ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học để giải quyết các nhiệm vụ trong trò chơi. Đồng thời giúp trẻ tự tin, có phản xạ nhanh nhạy cũng như có kỹ năng hoạt động tập thể góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Tổ chức trò chơi âm nhạc không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, tạo sự hứng thú, gần gũi với những người xung quanh, trẻ sẽ tạm quên đi cái rụt rè, nhút nhát, sự khô khan của những giờ học ban đầu, dần dần trẻ sẽ mạnh dạn và chín chắn, trưởng thành hơn trong giao tiếp. Điều này hiển nhiên sẽ thúc đẩy phát triển các quá trình ngôn ngữ, tư duy, nhận thức, thẩm mỹ, thể chất ở trẻ. Chính vì điều đó mà tôi đã suy nghĩ và sưu tầm, lựa chọn 1 số trò chơi âm nhạc và chỉnh sửa phù hợp để đưa vào dạy cho các cháu II/ NỘI DUNG: 1. Thực trạng của vấn đề: * Thuận lợi: - Phòng chức năng (âm nhạc) luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm, trang bị thêm nhiều dụng cụ âm nhạc cũng như các đồ dùng hoá trang âm nhạc mới mỗi năm cho trẻ, tạo điều kiện cho cô có thể sử dụng đa dạng các loại đồ dùng, nhạc cụ âm nhạc khác nhau cho trẻ học dưới hình thức học mà chơi nhằm tránh sự nhàm chán, đơn điệu ở trẻ. - Lớp được trang bị máy vi tính có kết nối mạng tạo cơ hội cho giáo viên tìm kiếm trên mạng các bài hát trong lứa tuổi trẻ hay những bài nhạc không lời để dạy trẻ hay cho trẻ chơi. - Trường tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Vào các dịp hè, giáo viên được đi học bồi dưỡng chuyên môn hay được Ban giám hiệu trực tiếp bồi dưỡng lại các kỹ năng dạy giáo dục âm nhạc cho trẻ, hay được Hiệu phó chuyên môn bồi dưỡng nếu có thay đổi theo hướng mới. - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau khi cần. - Dự các buổi chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp tạo điều kiện giáo viên được học tập, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. * Khó khăn: - Số trẻ tương đối đông gây khó khăn cho việc phân nhóm hoạt động. - Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều, có 1 số bé còn nhút nhát, chưa tự tin hoạt động cũng như khả năng cảm thụ âm nhạc chậm nên giáo viên phải cần thời gian nhiều để dạy và rèn trẻ. - Thời gian cho một hoạt động thì còn ít, trẻ ít có cơ hội được rèn luyện. - Hiện nay, trong các tiết dạy rèn luyện kỹ năng âm nhạc, vận động giáo viên thường kết hợp nghe hát hay trò chơi âm nhạc nhưng đa số chọn nghe hát nhiều hơn vì: + Các trò chơi âm nhạc ít, chưa đa dạng, chưa lôi cuốn trẻ tham gia chơi. + Các trò chơi âm nhạc cũ, chơi chưa nâng cao yêu cầu đối với trẻ. + Các trò chơi âm nhạc chơi lặp đi lặp lại, chưa gây hứng thú và sự mới mẻ đối với trẻ. + Giáo viên ít có thời gian để tích cực, linh hoạt trong cải biên và nghiên cứu đổi mới các trò chơi âm nhạc. + Tài liệu tham khảo về các trò chơi âm nhạc ít, chưa phong phú. Đối với bản thân tôi cũng vậy, đôi khi bị rơi vào các trường hợp tương tự. Năm học vừa qua, trường tôi có bồi dưỡng và động viên các cô thực hiện lại các giờ học rèn luyện kỹ năng âm nhạc, bản thân tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều về các trò chơi âm nhạc đơn giản mà trẻ lại thích và hứng thú, tích cực khi tham gia. Vì tôi nghĩ với 1 tiết học rèn luyện kỹ năng ca hát, trẻ đã hát quá nhiều, sau đó cô lại hát trẻ nghe nữa thì khoảng thời gian tĩnh của trẻ chiếm thời gian hơi dài, đồng thời khả năng tư duy của trẻ lại không tập trung và phát huy cao độ sẽ dễ làm cho trẻ cảm thấy chán, mất dần khả năng chú ý. Vì thế tôi quyết tâm tìm thêm các tài liệu để tìm tòi, học hỏi thêm và lựa chọn 1 số trò chơi mà tôi cảm thấy vừa đơn giản, vừa dễ chơi, mới mà lại vừa thu hút trẻ tham gia cùng lúc. 2. Biện pháp tổ chức thực hiện: * Biện pháp 1: Sưu tầm các trò chơi âm nhạc a) Những nốt nhạc xinh: * Chuẩn bị: - Cô cho trẻ làm quen trước với 1 số tư thế của bàn tay tương ứng với 7 nốt nhạc: đo, re, mi, fa, sol, la, si để trẻ nhớ. Đô Rê Mi Fa Sol La Si * Cách chơi: - Khi trẻ đã nhớ, cô có thể cho trẻ chơi thi đua giữ 2 đội xem đội nào biểu diễn và nói đúng, nhanh tên các nốt nhạc tương ứng với các thế tay. Đối với tôi từ 1 trò chơi có thể chơi theo nhiều cách và nâng yêu cầu dần lên: ♪ Những buổi học đầu, cô có thể chỉ cho trẻ chơi với khoảng 4 nốt nhạc, sau từ từ tăng lên 6-7 nốt theo thứ tự đô, re, mi, fa, sol, la, si cho trẻ nhớ. ♪ Những buổi sau, cô nâng yêu cầu 1: cũng thi đua giữa 2 đội nhưng cô đưa tư thế tay tương ứng nốt nhạc sẽ dần nhanh hơn, bất ngờ hơn và không theo thứ tự nốt nhạc để trẻ có thể chú ý và phản xạ nhanh hơn. Để không khí vui hơn, cô có thể lúc thì chậm lúc thì nhanh chắc chắn trẻ sẽ rất vui và hào hứng mỗi khi trả lời đúng. VD: Cô làm tư thế tay tương ứng nốt: mi, sol, đô,… ♪ Nâng yêu cầu 2: Cô cho trẻ chơi giống như vậy nhưng cô giới thiệu thêm 3 hình thức: tay cô để cao, để vừa và để dưới thấp tương ứng trẻ hát 3 cao độ: cao, vừa và thấp, có thể cô kéo dài ra trẻ sẽ ngân dài ra theo tay điều khiển của cô. VD: Cô làm tư thế của nốt mi tương ứng 3 cao độ trẻ sẽ xướng âm mí, mi, mì. ♪ Nâng yêu cầu 3: cô lựa chọn 1 bài hát ngắn và dễ nhớ, thuộc cách xướng âm các nốt nhạc của bài hát và điều khiển cho 2 đội cùng nhau xướng âm bài hát đó. Kết thúc trẻ sẽ đoán tên bài hát, nếu đúng, đội đó sẽ được 1 bông hoa điểm thưởng và cùng biểu diễn lại bài hát đó. ♪ Có thể cho trẻ xướng âm với nhiều câu hát của nhiều bài hát cho trẻ đoán, đội nào đoán được nhiều bài sẽ thắng cuộc. ( Mỗi 1 câu cho 1 bài hát) b) Hãy gõ đúng tiết tấu: * Chuẩn bị: - Chuẩn bị 1 số nhạc cụ gõ: trống lắc, phách tre, gáo dừa, trống… - Một số bài hát trẻ đã được học và có nhiều cách vỗ tay khác nhau: • Sáng thứ hai, hoa trường em  Gõ theo nhịp. • Càng lớn càng ngoan, lớn lên cháu lái máy cày  Tiết tấu nhanh. • Thiên đàng búp bê, Yêu Hà Nội  Tiết tấu chậm. • Ông cháu, cái mũi  Tiết tấu phối hợp. * Cách chơi: - Cô mời 2-3 trẻ đứng lên cầm nhạc cụ gõ. Khi cô bắt nhịp cho các bạn còn lại hát, trẻ cầm nhạc cụ gõ đệm theo tiết tấu của bài hát. - Nâng yêu cầu: Chia 2 đội thi đua đứng đối diện nhau (1 đội hát, 1 đội vận động gõ). Đội nào có nhiều bạn hát hay vận động gõ không theo kịp đội bạn hay bị khựng lại sẽ thua 1 lần chơi, đội thắng ghi 10 điểm. Mỗi đội hát 3-4 bài, đổi sang đội kia hát. Cô qui định những bài hát có những hình vẽ tương ứng. Cô đưa hình vẽ nào và đếm 1…2…3 thì tất cả sẽ cùng nhau thực hiện. VD: Bài hát “Sáng thứ hai”  Hình vẽ ông mặt trời, mẹ dẫn bé đi học. “Hoa trường em”  Hình vẽ bông hoa có mắt mũi miệng. “Càng lớn càng ngoan”  Hình vẽ 1 em bé nhỏ, 1 em bé lớn hơn. Tuỳ theo hình vẽ cô linh hoạt trò chuyện với trẻ để biết tên của bài hát. - Nâng yêu cầu: Cô chơi giống như trên nhưng viết ra 4 băng giấy nhỏ sao cho trẻ thấy rõ biểu tượng của 4 loại tiết tấu để trẻ gõ. Lần chơi này không qui định hát bài nào phải gõ đúng loại tiết tấu đã qui định như trên mà cô sẽ cho trẻ gõ theo sự điều khiển của cô vì tất cả những bài hát ở trên có thể gõ với nhiều loại tiết tấu. VD: Viết băng giấy 1 1 1 1 (Theo nhịp) 2 5 5 5 (Theo tiết tấu nhanh) 3 3 3 3 (Theo tiết tấu chậm) 4 1 3 1 (Theo tiết tấu phối hợp) + Cô giơ hình vẽ bông hoa và băng giấy 1 3 1  1 đội hát bài “Hoa trường em”, đội kia sẽ gõ theo tiết tấu phối hợp. Lưu ý cô phải giơ sau đó đếm 1… 2 … 3 để trẻ có thời gian chuẩn bị, tuỳ khả năng của trẻ mà cô có thể đếm nhanh hay lâu hơn 1 chút (Chơi theo cách này yêu cầu cao vì vậy nên cho trẻ chơi ở giai đoạn gần cuối năm) + Cô nên có hình thức ghi điểm thưởng hay cho bông hoa điểm thưởng,…để động viên khuyến khích trẻ. c) Thỏ nhảy vào chuồng: * Chuẩn bị: - Trống lắc. - Đặt 6 hình tròn (hay vuông) dưới sàn (qui định mỗi ô vuông là nhà có 3 chú thỏ mà thôi, số nhà chứa thỏ phải ít hơn số trẻ tham gia chơi)  chơi khoảng 20 bé. * Cách chơi: - Khi cô vỗ tay bài hát theo tiết tấu chậm, trẻ (đóng vai các chú thỏ) sẽ rời khỏi nhà (Là các vòng tròn hay vuông) nhảy đi kiếm thức ăn. Khi cô vỗ tay theo tiết tấu nhanh, các chú Thỏ phải nhanh chóng chạy trở về nhà sao cho mỗi nhà chỉ có 3 chú thỏ. Chú thỏ nào về nhà chậm sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp hay làm theo yêu cầu của các bạn. - Khi trẻ đã chơi thành thục, cô có thể cho trẻ chơi với các loại tiết tấu khác hoặc bớt số vòng tròn/ vuông đi để trò chơi sôi nổi hơn. + Với những trò chơi trên, khi cho trẻ chơi tôi lại nghĩ ra những cách chơi mới nhằm gây hứng thú và sự mới lạ, thích khám phá, thích chơi ở trẻ. Đồng thời, với sự góp ý của Ban Giám Hiệu nhà trường cũng giúp cho tôi nhận ra nhiều cách chơi hay khác nữa mà đôi khi tôi chưa nghĩ ra (Trò chơi 1) và nó thực sự là cách chơi hay, có hiệu quả mà tôi rất thích. *Biện pháp 2: Giải thích ngắn gọn, dễ hiểu trò chơi. - Cô cần chuẩn bị trước phần giải thích cách chơi, luật chơi với việc sử dụng ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu và cách diễn đạt vừa phải, biết ngừng nghỉ đúng chỗ giúp trẻ tiếp thu trọn vẹn, nhanh chóng, dễ dàng trò chơi từ đó trẻ mới có thể tham gia trò chơi có phản xạ linh hoạt và cũng để rèn luyện trí nhớ cho trẻ. * Biện pháp 3: Chơi cùng trẻ - Nếu cần thiết, giáo viên có thể chơi cùng trẻ để trẻ nhanh nắm rõ hơn cách chơi, luật chơi (nếu trò chơi mang tính vận động). Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hứng thú để tất cả trẻ đều say mê, ham thích được tham gia chơi. Vì vậy trước khi cho trẻ tham gia trò chơi âm nhạc cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và trẻ cảm thấy vui hơn, hứng thú hơn khi được chơi cùng cô. Cô phải hoà mình cùng trẻ, không phân biệt cô trò, phải làm sao để trẻ xem cô thật gần gũi, thân thiện như người bạn từ đó trẻ mới bộc lộ hết khả năng của mình mà phát huy hết các tố chất tư duy:phản xạ linh hoạt, nhanh nhẹn cũng như trí nhớ trong trò chơi. * Biện pháp 4: Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ: - Giáo viên cần tận dụng diện tích phòng học, phòng chức năng (Âm nhạc) và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường chơi mà học và thoải mái cho trẻ. Ví dụ: Khi thực hiện trò chơi âm nhạc mang tính vận động (trò chơi âm nhạc: thả đỉa ba ba) trẻ được chạy nhiều thì nên tổ chức ở lớp học rộng rãi hơn để trẻ có thể thoải mái, tự do vừa đọc (hát) vừa chạy cho bạn bắt sẽ kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn, chơi vui hơn, không sợ chạy đụng vào gương trong phòng âm nhạc không an toàn. - Trẻ mầm non phát âm còn chưa chuẩn vì thế giáo viên cần chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ. - Để có một tiết học sôi nổi và hào hứng ngay từ đầu, người dạy trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, học thuộc cách chơi và luật chơi…để giúp trẻ chơi và sửa sai một cách chính xác, linh hoạt. Ví dụ: Trò chơi "Những nốt nhạc xinh" cô cần học thuộc các tư thế bàn tay để sửa sai và thay đổi kịp thời để điều khiển trò chơi cho trẻ. Nếu cô không nhớ sẽ không sửa sai chính xác cho trẻ và trò chơi sẽ thực sự thất bại. *Biện pháp 5: Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ: - Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hàng và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹn và linh hoạt khi tham gia trò chơi. - Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau . * Biện pháp 6: Tạo cơ hội cho trẻ chơi thường xuyên ở hoạt động chiều - Cô có th tổ chức cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc theo ý muốn, cô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. - Lựa chọn các trò chơi nhằm luyện phản xạ linh hoạt và trí nhớ để trẻ được chơi nhiều lần có nâng yêu cầu hay thay đổi về cách chơi 1 chút cũng sẽ làm trẻ thực sự thích thú tham gia chơi. - Khuyến khích trẻ tự tổ chức chơi cùng nhau. Cô quan sát và giúp đỡ khi cần. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác trong khi chơi. Việc trẻ được luyện trí nhớ và phản xạ linh hoạt sẽ giúp trẻ rất nhiều trong tất cả các hoạt động mang tính tư duy, nó giúp trẻ phát triển đồng bộ và nhanh hơn các thao tác tư duy. III/ KẾT QUẢ: Sau khi áp dụng các biện pháp trên, với những cách chơi khác nhau trong cùng 1 trò chơi, mặc dù trẻ được chơi lặp đi lặp lại nhưng khi trẻ tham gia chơi với yêu cầu và mức độ khó được nâng dần lên, trẻ vẫn cảm thấy rất thích thú và tò mò khi được chơi.Đồng thời cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với sự điều khiển khéo léo và linh hoạt của cô, trẻ được phát huy hết khả năng của mình. Kết quả tôi nhận thấy trẻ mạnh dạn, tự tin, hoà đồng hơn, trẻ vui vẻ trong khi phối hợp cùng các bạn trong đội, nhất là những bé nhút nhát, thiếu tự tin, đặc biệt thông qua trò chơi trẻ được luyện phản xạ linh hoạt và trí nhớ. Chính điều đó làm tôi cảm thấy yêu trẻ hơn, gần gũi hơn với chúng mặc dù đôi lúc bị áp lực công việc hay làm việc mệt mỏi. Tôi nghĩ đây chính là sự thành công đối với bản thân rồi và nó chính là động lực giúp tôi quyết định sẽ cố gắng tìm tòi, học hỏi thêm để tìm cách dạy và chơi cùng trẻ đạt hiệu quả cao nhất. IV/ KẾT LUẬN: - Qua kết quả thực hiện nêu trên tôi đã rút ra được một số kinh nhgiệm sau: ♪ Khi dạy trẻ cô xem mình là 1 người bạn nhỏ giống trẻ cùng hoà đồng chung với trẻ trong không khí vui chơi đó. ♪ Linh hoạt, đưa ra những lời động viên và khen ngợi kịp thời để khuyến khích trẻ có tâm thế khi tham gia hoạt động. ♪ Thường xuyên sưu tầm, tìm tòi thêm những trò chơi mới, hấp dẫn xung quanh để vận dụng, sáng tạo trong các chủ đề khác nhau để trẻ được tham gia chơi 1 cách thoải mái vì trẻ mầm non chủ yếu “học mà chơi, chơi mà học” ♪ Nghiên cứu, tìm hiểu để các trò chơi đảm bảo vừa mang tính giải trí vừa mang tính phát triển cho trẻ. ♪ Tổ chức mỗi trò chơi, giáo viên nên chọn một nội dung nhỏ làm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1- 2 nội dung là cùng, tránh ôm đồm dễ dẫn đến việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dùtrẻ được tham gia hoạt động đủ thứ. ♪ Luôn có sự chuẩn bị thật hoàn hảo để khi chơi trò chơi sẽ liên tục và đạt hiệu quả cao nhất. ♪ Tạo cơ hội trẻ được chơi nhiều lần để củng cố và ôn luyện, cô cần thay đổi nhiều trò chơi khác nhau để gây hứng thú và không làm trẻ nhàm chán. Gò Vấp, ngày 12 tháng 01 năm 2014 Người thực hiện
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng